Cảm nhận đó đã được các nhà đương cuộc xác nhận qua báo cáo
của các cấp lãnh đạo Tổng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về kết quả
công tác bảo đảm an ninh quốc gia sáu tháng đầu năm 2011 , rằng “ Tội
phạm giết người gia tăng , đặc biệt là giết người nguyên nhân xã hội ;
hành vi phạm tội dã man , tàn bạo , gây bức xúc dư luận ; số vụ giết hại
người thân chiếm đa số” .
Trên trang mạng của báo Pháp Luật Việt Nam có thể hiện một bài viết ,
trong đó dẫn báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự nêu điển hình một số vụ
giết người trong phạm vi gia đình , như trường hợp phụ nữ 38 tuổi , ở
thôn 2 , xã Tân Sơn , TP.Pleiku , tỉnh Gia Lai can tội giết chồng khi
cãi vã với chồng , mà nguyên nhân là người này ngoại tình và đã nhiều
lần đánh đập chồng , hoặc trường hợp khác xảy ra ở Kim Bôi , Hòa Bình ,
khi người con trai 33 tuổi chỉ vì mâu thuẩn nhỏ nhặt mà nghi ngờ và tra
tấn đến chết người chính người cha ruột đã 86 tuổi của mình .
Trong vòng vài ngày cuối tháng 6 đầu tháng 7 vừa qua , cũng mới xảy
thêm những vụ giết người vì những nguyên nhân không đáng : Ngày 28 tháng
Sáu , một thanh niên 28 tuổi ở TP.HCM hẹn bạn là sĩ quan cảnh sát đi
uống cà phê , sau một lúc trò chuyện , đã rút dao dấu sẵn trong người
đâm chết bạn rồi bỏ trốn , một thời gian sau mới ra đầu thú : nguyên
nhân được ghi nhận là do mâu thuẩn về tình ái vì cả hai người đều quen
một cô gái . Ngày 29 tháng Sáu , một thiếu niên 18 tuổi đến thăm nhà anh
rể chơi đùa với cháu , nhưng có lẽ đùa nhả khiến đứa cháu khóc , bị anh
rể mắng liến chạy sang nhà hàng xóm mượn một cây kéo mang về đâm vào
ngực anh rể chết , đương sự ra thú tội . Ngày 2 tháng Bày , một thanh
niên 26 tuổi quê ở Lạng Sơn đến nhà trọ của người yêu cũ ở quận Hoàng
Mai , thủ đô Hà Nội hỏi thăm , sau đó cãi vã rồi dùng dao sát hại và bỏ
trốn lên Tuyên Quang , đến ngày 7 thì bị bắt . Ngày 5 tháng Bảy một
thanh niên 22 tuổi ở quận Đống Đa , Hà Nội quyết tâm giết chết người bố
dượng vì trong giấc ngũ thường thấy người thân về nói chính người bố
dượng ấy giết chết bố ruột mình . Cùng ngày , một cán bộ thủy lợi 28
tuổi , quê ở Nghệ An tìm cách thuyết phục vợ bỏ ý định ly hôn , khi vợ
không nghe liền vung dao giết vợ .
Đọc những thông tin trên , người ta có thể hình dung những phạm nhân
giết người đó đã bị sự căm tức , giận dữ , hận thù làm cho mất lý trí .
Có trường hợp những cảm xúc xấu đó đã nung nấu chờ dịp bùng phát , có
trường hợp cảm xúc chỉ là bộc phát bất ngờ , có khi là sự lạnh lùng nhẫn
tâm không có tính người . Nhưng tất cả đều có một điểm chung mà các
phạm nhân nói trên chỉ nghĩ về mình mà chưa hề đặt mình vào hoàn cảnh
của người khác , nói rõ hơn , họ hoàn toàn không có một chút xíu lòng
khoan dung nào .
Đối nghịch hoàn toàn với những cảm xúc hết sức xấu xa đó ở các phạm
nhân , người ta vẫn thấy lấp lánh những tấm lòng tha thứ . Vẫn có những
trường hợp khi ra trước tòa , chính nạn nhân hoặc người thân của nạn
nhân đã lên tiếng xin tòa nương tay với thủ phạm . Chẳng hạn trường hợp
vị giảng viên Đặng Hữu Dũng bị học trò mình tạt atxit chỉ vì ông chấp
nhận đế nghị tiêu cực của học trò mà đòi hỏi sự nghiêm túc trong học tập
và thi cử ; trên giường bệnh , ông nhắn nhủ : “ Hãy cho cậu ấy một cơ hội nếu cậu ấy biết ăn năn hối hận”
. Hoặc trường hợp vụ đắm đò ở Quảng Bình khiến 42 người chết . Ra trước
tòa , gia đình các nạn nhân đã khóc thương không chỉ vì đau xót cho
người thân đã khuất của mình , mà còn vì thương cảm cho hai bị can .
Chẳng những họ không đòi bồi thường mà còn đồng loạt xin giảm án cho hai
người lái đò . Họ biết những người lái đò cũng nghèo như họ , cũng là
người chân chất không hại ai bao giờ , chẳng qua tai nạn xảy ra là sự
không may của cả làng . Đến khi nghe tòa tuyên án , họ còn khuyên nhủ
các phạm nhân cố gắng chấp hành đúng kỷ luật trại giam để còn sớm được
trở vế với cuộc sống tự do bên cạnh tình làng nghĩa xóm .
Thái d0o65 của những nạn nhân trực tiếp chịu đựng những đau thương
mất mát do các phạm nhân gây ra , cho thấy họ là những người biết nghĩ
đến người khác , chấp nhận sự thiệt hại về mình , không đòi hỏi trả thù .
Đó chính là biểu hiện của lòng khoan dung , kết quả của tính nhận chịu ,
tâm buông xả ; xuất phát từ niềm tin thiện căn thiện tính của con người
.
Lòng khoan dung khởi đầu từ đâu ?
Như trên đã nói , lòng khoan dung là kết quả của tính nhẫn nhục trong
nhẫn nhục bà-la-mật và tâm buông xả trong vô lượng tâm ; lòng khoan
dung xuất phát từ niềm tin vào thiện căn , thiện tính của con người .
Tài liệu huấn luyện thanh thiếu niên của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (
UNICEP) có đưa ra một định nghĩa về lòng khoan dung rằng : “ Khoan
dung là sự hiểu biết và độ lượng với người khác và thế giới xung quanh
mình ; biết bỏ qua và tha thứ những lỗi lầm của người khác để duy trì sự
hòa bình , hợp tác và thân thiện . Khoan dung còn là biết chấp nhận và
tôn trọng sự khác biệt , đa dạng của người khác , những dân tộc và đất nước khác”
. Nói khác hơn , khoan dung là biết lắng nghe và coi trọng những sự
khác biệt ở những người khác , đánh giá được những đường lối khác biệt
về nhận thức , hiểu biết và quan điểm trong cuộc sống , miễn là những
đường lối ấy không vi phạm những quyền căn bản của con người và không
xâm hại môi trường sống của loài người . Chẳng hạn , ta có thể coi trọng
những lối sống khác biệt và chấp nhận cách sống khác ấy nơi người khác ,
nhưng chắc chắn ngày nay con người không thể chấp nhận hình thức dùng
người sống đế hiến tế thần linh hoặc không đồng ý với những kẻ phá rừng
một cách tham lam và vô ý thức .
Sở dĩ người ta biết lắng nghe và chấp nhận những điều khác biệt vì
người ta hiểu rằng mỗi người đếu là một cá thể độc đáo , mỗi cộng đồng
đều có những thành tự độc đáo ; mặc dù vậy , con người đếu giống nhau ở
chỗ không muốn khổ đau , chỉ mong ước được hạnh phúc . Như vậy tuy mỗi
người có thể có những ý kiến riêng , ý thích riêng , lối sống riêng ,
nhưng mọi người đầu hướng đến một điểm chung là sống như thế nào và mang
lại hạnh phúc tối đa cho chính mình ; và thất bất công nếu vì hạnh phúc
của mình mà làm đau khổ người khác . Vì suy nghĩ đúng như vậy , con
người có lòng khoan dung , tôn trọng mọi khác biệt . Lòng khoan dung có
thể được biểu hiện dưới các góc độ ngôn ngữ , văn hóa , phong tục , dẳng
cấp và nhất là tôn giáo .
Trong lãnh vực tôn giáo , Phật giáo vẫn coi là một tôn giáo khoan
dung nhất . Đôi khi người ta vẫn nói rằng , chưa hế có một giọt máu nào
đổ ra nhân danh Phật giáo . Điều này có thể không hoàn toàn đúng nhưng
nếu so sánh với mọi tôn giáo khác thì đó chính là một sự thật . Được
biết dưới thời vua A-Dục , Phật giáo được tuyên bố là quốc giáo trên đất
Ấn Độ . Và mặc dù là người hết sức sùng mộ Phật giáo , vua A-dục đã
tuyên bố với thần dân của mình , “ Mọi tôn giáo nên có mặt ở khắp
mọi nơi , vì tất cả mọi tôn giáo đều mong muốn sự tự chủ và sự trong
sạch của con tim” ( Trụ đá A-dục số 7 ) ; Khắp trong vương quốc của ta ,
không nên để một sinh vật nào bị giết mổ hay bị hiến tế” ( Trụ đá A-dục
số 1 ) ; và “ Sự tiếp xúc giữa các tôn giáo là điều tốt . Tôn giáo này
nên lắng nghe và tôn trọng giáo pháp được tuyên bố bới tôn giáo khác.
Đức Vua đối xử với mọi người bằng lòng thương mến và là Đấng dược thần
linh tôn trọng . mong muốn mọi tôn giáo đều có kiến thức đầy đủ về
những giáo lý tốt đẹp của những tôn giáo khác” ( Trụ đá A-dục số 12 ). Có thể nói , người ta nên tìm trong Phật giáo những cach hành trì để phát triển lòng khoan dung .
Hãy hướng về nhẫn Ba-la-mật và xả vô lượng tâm
Để giáo dục lòng khoan dung , cơ quan UNICEP có tổ chức những khóa
huấn luyện mà ở đó thanh thiếu niên thuộc nhiều sắc tộc , cùng sinh hoạt
, cùng trải qua những kinh nghiệm đối phó với những tình huống xung đột
về tư duy , hành động . Họ phải vượt qua sự khác biệt về văn hóa , tập
quán của người khác để chung sống hòa bình .
Đối với người chấp nhận quan điểm Phật học , lòng khoan dung dẫn xuất
từ sự hiểu biết sâu sắc về tính vô thường và sự tái sinh . Do vô thường
, mọi người hôm qua có hành vi sai xấu , hôm nay có thể đã biết sửa đổi
. Vì có sự tái sinh , ngay cả chúng sinh bị đọa địa ngục cũng có lúc
trở lại cõi người nhờ nghiệp lực tốt của dòng sống . Vì thế không có gì
khiến phải chấp chặt vào quan điểm của mình mà đố kỵ mọi suy nghĩ khác .
Tuy nhiên khoan dung không có nghĩa là có thể từ bỏ nhận thức của mình
để đồng hóa với nhận thức của người khác . Khi đã biết nhận thức của
mình là đúng , người có lòng khoan dung không chấp trách những người có
nhận thức sai , và nếu có thể được , thì giúp họ điều chỉnh nhận thức
của họ , không áp đặt ; nhưng vẫn không thể xuê xoa , cho rằng nhận thức
sai hay nhận thức đúng cũng có giá trị như nhau .
Về phương diện thực hành , để có lòng khoan dung , người ta cần tập
tánh nhẫn nhục , chịu đựng , không phản ứng trước thái độ sai trái của
người khác ; mặt khác , người ta cần rèn luyện tâm xả , nghĩa là cái tâm
không bám chấp vào bất cứ điều gì dù tốt hay xấu , dù vui hay buồn .
Khi Thánh Ghandi quyết tâm đòi quyền lợi cho dân Ấn , ngài vẫn có lòng
khoan dung trước những hành vi quá quắt của thực dân Anh . Ngài nói : “ Vì điều xấu ác chỉ có thể duy trì bằng bạo lực, điều quan trong là mỗi hoạt động của bạo lực đều
phải từ bỏ” hoặc “ nếu chúng ta đáp trả bạo lực bằng bạo lực thì những
nhà lảnh đạo tương lai của chúng ta chẳng qua là cũng được đào tạo trong
một môi trường bạo lực” và “ nếu cứ ăn miếng trả miếng thì đất nước mà
chúng ta giành lại chỉ là xứ sở mù lòa”. Có thể nói Thánh Gandhi đã
thực hành đúng lời Phật dạy , “ Lấy oán báo oán thì oán chập chùng , chỉ
có lấy tình thương báo oán thì oán mới tiêu tan” .
Chúng ta đang sống trong một môi trường có rất nhiều khác biệt . Nếu
có lòng khoan dung thì xã hội loài người luôn luôn có tranh chấp , luôn
luôn chìm tropng bạo lực và hận thù .
Vì thế , hơn lúc nào hết , lòng khoan dung phải được đề cao , phải
được thực tập bằng những phương pháp thích hợp sao cho giữa những khác
biệt , con người vẫn nhìn nhau là anh em . Trong xã hội ta , có lẽ việc
dạy dỗ về lòng khoan dung cần được đặt ra từ rất sớm , ngay từ cấp học
thấp nhất của nền giáo dục , để con người khi vào đời luôn biết tôn
trọng sự khác biệt , không vì người ta khác mình mà đối xử với họ bằng
sự coi thường hay dùng bạo lực để buộc người khác phải giống mình . Khi
đó , mọi người Việt đã nuôi dưỡng sự an lạc của xã hội ta ngay trong tâm
mình . Rộng ra , nếu mọi người trên thế giới đếu có lòng khoan dung ,
chắc chắn nhân loại sẽ được hưởng hòa bình và chúng sanh luôn an lạc .
NGUYÊN CẨN | Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo 134