16/12/2012 09:33 (GMT+7)
Số lượt xem: 29705
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Thơ có 2 loại: Hữu đề thi và Vô đề thi.                                                   
Hữu đề thi là thơ có đề trước có thơ sau. Tình ý trong bài thơ phải đi sát với đề.


Vô đề thi là thơ không đề, nghĩa là có thơ trước có đề sau Đề ấy hoặc là theo đại ý trong bài mà đặt ra, hoặc lấy vài ba chữ trong bài hay trong một câu trong bài mà đặt ra. Có nhiều khi không đề gì hết  hoặc để 2 chữ Vô Đề cho có chừng.

 Những bài thơ xưa còn truyền lại, phần nhiều đều không có đề. Người sau chép lại, mới đặt cho một cái tên theo ý mình. Do đó mà có nhiều bài mang phải thi đề không mấy thích đáng. Có những bài ở sách này thì mang thi đề này ở sách khác thì mang thi đề khác. Xin lấy bài danh tác của bà Huyện Thanh Quan sau đây làm tỷ dụ:

 5  Có người hỏi: Như vậy thì bóng hoàng hôn đối với tranh thủy mạc trong thơ Hoàng Cảnh Tuân thì sao? Thưa rằng: Rất chỉnh. Bởi bóng hoàng hôn là một và tranh thủy mạc cũng là một. Không có trọng khinh.

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn

Tiếng ốc xa đưa lẫn trống đồn Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn           

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn Kẻ chốn chương đài người lữ thứ Lấy ai mà giải nỗi hàn ôn.

Học giả Nguyễn Văn Ngọc đặt là Cảnh Chiều Hôm, giáo sư Dương Quảng Hàm lại gọi là Trời Hôm Nhớ Nhà. Cả 2 tên đều chưa ổn bởi không nêu đủ 2 ý quan trọng nhất là “giữa đường xa” và “ngày gần hết" của bài thơ. Cho nên ông Hư Chu, tác giả tập Để Hiểu Thơ  Đường Luật, đề nghị nên lấy tên là Đường Chiều.

 

Tên Đường Chiều thật thích đáng.


Còn đầu đề Trời Hôm Nhớ Nhà thì để cho bài sau đây, cũng của bà Thanh Quan:

Vàng tỏa non tây bóng ác tà

Đằm đằm ngọn cỏ tuyết phun hoa

Ngàn mai lác đác chim về tổ

Dặm liễu bâng khuâng khách nhớ nhà Còi mục thét trăng miền khoáng đã Chài ngư tung gió bãi bình sa

Lòng quê một bước dường ngao ngán

Ai kẻ tình chung có thấu là.

Gọi bài này là “Trời hôm nhớ nhà” là coi mặt đặt tên, tức là có thơ rồi mới có đề. Chớ nếu đề có trước thơ có sau thì bài nầy bị đánh hỏng. Bởi theo thể lệ lưu hành trong làng thơ Đường luật thì cặp  trạng không được dùng chữ của đầu đề, dù chỉ một chữ. Không theo đúng là bị lỗi “Phạm Đề”. Trong bài này câu thứ tư phạm đến 2 chữ Nhớ Nhà.

Và câu đó chỉ lập lại đầu đề chớ không trạng, tức không thích thực  đầu đề, không hình dung cho độc giả thấy rõ những ý gói ghém trong đầu đề, tức ý “nhớ nhà”.

Thơ hữu đề bó buộc hơn thơ vô đề. Cho nên cổ nhân thích làm thơ vô đề.

Viên Mai, tác giả Tùy Viên Thi Thoại nói: “Thơ vô đề là thiên lại,  tức bộng trời, thơ hữu đề là nhân lại, tức bộng người” Tôi nhận thấy: Thơ vô đề dễ làm mà khó hay, thơ hữu đề khó làm mà dễ hay. Một bên dễ là nhờ ít bó buộc mà khó  là  bị  nguồn  hứng  lôi  cuốn  đi  ra ngoài đường hướng nhắm định lúc ban đầu. Một bên khó là vì phải giải thích cho rõ và đầy đủ ý nghĩa của đầu đề, giải thích mà không sát là lạc đề, thiếu ý sót nghĩa là lậu đề, lại phải tránh cho khỏi phạm đề. Tức là khó vì bó buộc. Nhưng lại dễ vì nhờ khuôn  phép đã có sẵn, chủ đích đã đặt sẵn, người làm thơ chỉ có việc theo cho đúng là thành công.

Mới học thì nên tập làm thơ có đề. Khi thuần thục rồi thì sẽ làm thơ  vô đề. Bởi nhỏ có từng khắc kỷ, thì lớn mới tránh khỏi tánh buông lung. Và nghệ thuật sanh nhờ cưỡng bách, chết vì tự do (L’art  nait de contrainte et mort de liberté).

http://hoangphap.info/Page.aspx?ArticleID=4468&SubID=2&ID=4

Âm lịch

Ảnh đẹp