ảnh minh họa
Tết Trung Quốc, Việt Nam (Tết Nguyên
Đán) và Hàn Quốc (Sol-Nal) đều có những điểm tương đồng nhất định về
phong tục, xuất phát từ hàng ngàn năm trước, từ việc tôn vinh tổ tiên
cho đến dọn dẹp nhà cửa và những buổi diễu hành đầy màu sắc.
Âm lịch dựa trên sự di chuyển của mặt trăng, với mỗi tháng được bắt đầu tính với 1 vòng trăng mới. Tết
âm lịch bắt đầu từ ngày trăng mọc đầu tiên, thường là giữa 21 tháng 1
và 19 tháng 2. Ngày 26 tháng 1 2009 là ngày đầu tiên của năm con trâu.
Tết ở Trung Quốc
Cũng như ở
gia đình
Hàn Quốc và Việt Nam, các gia đình Trung Quốc cũng vui mừng đón chào
năm mới trong nhiều ngày với những đồ ăn độc đáo, trang hoàng nhà cửa,
và những phong tục truyền thống khác để đón chào may mắn cho năm mới.
Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ, mua sắm quần áo mới, nợ nần được thanh
toán, và gia đình, bạn bè tụ tập để cùng mừng Năm mới với một khởi đầu
mới.
Một điều quan trọng nữa là hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp,
nhưng lời tốt đẹp với mọi người xung quanh, để năm mới đến trong một
không khí hân hoan. Trước ngày lớn này, người dân Trung Quốc thường dán
những cuộn giấy đỏ với những lời chúc may mắn như “Thái Bình” và “An
khang” xung quanh nhà.
Trong ngày chào đón năm
mới, trẻ em nhận những phong bì lì xì. Trẻ nhỏ cũng sẽ bày tỏ lòng tôn
kính với ông bà của mình sau đó, thăm hỏi bạn bè và nhận những món quà
như kẹo, cam, bưởi và những thức ăn may mắn khác để cầu ước cho tương
lai phồn thịnh sau này.
Pháo được đốt để xua đi
linh hồn ma quỷ với những tiếng nổ lớn và để chào mừng cho những cuộc
diễu hành. Những ông chủ thường mời các đoàn múa lân đến để múa chào
mừng cho năm mới từ đầu phố đến cuối phố, nhưng múa rồng là điểm nhấn
của lễ hội. Một con rồng lớn được làm từ giấy và vẽ màu bằng sơn đỏ,
vàng và xanh. Nó sẽ được coi như sống động thật khi một người thợ vẽ cho
nó đôi mắt.
Lễ hội chào đón năm mới kết thúc vào
ngày thứ 15 khi mọi người treo lên những chiếc đèn lồng bằng giấy, thắp
bằng nến và gắn với những câu đối, tất cả là dành cho Lễ hội đèn
lồng(ngày 9 tháng 2 năm 2009).
Tết ở Việt Nam
Ngày
lễ mừng năm mới ở Việt Nam được gọi là Tết, kéo dài 3 ngày đến 1 tuần
và bao gồm nhiều hoạt động tương tự như đón tết ở Trung Quốc, cũng bao
gồm cả múa rồng. Việt Nam còn có tục xông đất, đó là một đứa trẻ hoặc
một người họ hàng sẽ được cử ra ngoài trước khi nửa đêm và được mời vào
nhà một vài phút sau khi năm mới đã bắt đầu, người ta coi đó như vị
khách mang lại may mắn cho cả năm tiếp theo.
Tết ở Hàn Quốc
Sol-Nal,
năm mới của người Hàn Quốc, kéo dài trong 3 ngày, cũng được coi như Lễ
báo hiếu, để bày tỏ lòng tôn kính đối với cha mẹ. Trẻ em thường thực
hiện những nghi lễ cúi chào theo nghi thức gọi là “se-bae” đối với cha
mẹ để chứng tỏ lòng biết ơn với cha mẹ.
Những đứa
trẻ sẽ được trao “se-bae-ton”, tiền mà chúng được giữ trong một cái gọi
là “bok-ju-mo-ni”, hoặc gọi là “túi may mắn”. Những trò chơi như Yut và
thả diều là một phần của lễ hội, lễ hội sẽ kéo dài đến Tae-Bo-Rum, ngày
trăng tròn đầu tiên vào ngày 9/2/2009.
Cho
dù bạn chào mừng năm mới như thế nào thì đó cũng là một dịp đặc biệt
tràn đầy niềm vui và sự ấm áp. Quan trọng hơn cả, gia đình và bạn bè, dù
ở nền văn hoá nào, cũng có thể khơi dậy phong tục tụ họp và cùng chia
sẻ niềm vui, hy vọng đón chào một khởi đầu mới với những điều tốt đẹp.
aFamily