dựa vào núi đá
hoặc tận dụng hẳn núi đá mà thành các động chùa độc đáo. Các động chùa
tiêu biểu ở ở kinh kỳ cổ này bao gồm: Hoa Sơn, Thiên Tôn, Bích Động,
Địch Lộng, Bái Đính, Linh Cốc…
Chùa Hoa Sơn
Hoa Sơn động nằm ở Áng Ngũ, xã Ninh Hòa, ở
độ cao gần 70 m. Tương truyền động Hoa Sơn là nơi nuôi Ấu chúa thời
vua Đinh. Tên trước của động là chùa Bà Đẻ, sau vua Tự Đức đến thăm đã
đặt lại tên động là Hoa Sơn.
Trước cửa động, ở bên phải có hai pho tượng bằng đá được đánh bóng
nhẵn thờ hai ông bà có công tu sửa chùa, tên là Nguyễn Hữu Non và Lê
Thị Sánh. Văn bia khắc ở vách núi phía bên trái cho biết ông bà sửa
chùa năm 1815.
Vào thời Nguyễn, vua Tự Ðức trong chuyến
tuần du ra Bắc Hà, nghe đồn ở đây có "chùa" đẹp đã ghé thăm. Nhà vua
vào động lễ Phật, thấy động kỳ ảo nên đã đổi tên động thành "Hoa Sơn
Ðộng". Từ đấy động được gọi là "Ðộng Hoa Sơn" hay "Chùa Hoa Sơn". Nhà
vua còn lệnh cho quan sở tại tập hợp lại các ngôi mộ thuộc Hoàng tộc nhà
Ðinh và những người có công với triều Ðinh, cho xây lăng Nghĩa Chủng ở
khu đất rộng chừng 3 mẫu. Hiện nay, lăng Nghĩa Chủng xây bằng đá vẫn
còn, nằm ở phía đông nam, cách động Hoa Sơn chừng 150m. Nhà vua cũng
truyền cho quan sở tại cấp 2 mẫu ruộng ở phía đông bắc động, giao cho
nhân dân địa phương trồng cấy hằng năm, lấy lương thực để cúng tế trong
chùa, gọi là ruộng Phù Tự.
|
Hoa Sơn động nằm ở Áng Ngũ, xã Ninh Hòa, ở độ cao gần 70 m giữa bốn bề núi đá. (Ảnh chụp từ trê |
Cửa động Hoa Sơn có mây vờn, sương phủ
linh thiêng, nước rơi tí tách quanh năm từ các nhũ đá. Cửa tiền của
động, chiều ngang 12m, chiều cao khoảng 20m, có cây Ða Bà rễ thả trước
cửa động. Bên trái cửa tiền có chiếc khánh đá to, gõ vào nghe trầm bổng
âm u như tiếng chiêng. Chiều dài của động bằng chiều ngang của núi,
khoảng 100m, xuyên qua núi, có ba hang liền nhau, tam cấp, từ thấp lên
cao là: Hang Hạ, hang Trung và hang Thượng.
Chùa Linh Cốc
|
Chùa có từ năm Mậu Ngọ, triều vua Trần Thánh Tông, niên hiệu Thiệu Long thứ nhất, tức là năm 1258. |
Chùa Linh Cốc thuộc thôn Gôi Khê, xã Ninh hải, cách chùa Bích
Động khoảng 500m về phía Đông Nam, nằm trong núi chùa Móc (nay gọi là
chùa Linh Cốc). Chùa quay hướng Tây, phía trước là một cánh đồng nước,
nơi đây đúng là cảnh cao sơn lưu thuỷ khoáng đạt linh thiêng....
Chùa có từ năm Mậu Ngọ, triều vua Trần
Thánh Tông, niên hiệu Thiệu Long thứ nhất, tức là năm 1258. Đến triều
Lê Anh Tông, niên hiệu chính trị năm thứ 9, tức là năm 1556 chùa được
tôn tạo. Năm 1996, nhân dân thôn Gôi Khê tu sửa lại.
Sân chùa rộng ở ngay chân núi, hai bên
sân có nhà thờ tổ. 3 gian quay hướng tây bắc, đặt tượng thờ thánh tăng
là đức A Nam Đà và đức tổ tây, mũi cao, tóc quăn, râu quai nón là người
Ấn Độ. Nhà trai 5 gian, quay hướng đông nam. Điện Mẫu quay lưng vào
sườn núi, hướng tây nam, xây dựng theo kiểu chữ “ Tam” (Hán tự). Hậu
cung là một gian thờ Tam Toà Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải,
Mẫu Liễu Hạnh. Thiêu hương gồm 3 gian thờ Công Đồng Thánh Mẫu, Tiền
Đường 5 gian, gian cuối bên tay trái có treo quả chuông.Lên chùa Linh
Cốc du khách phải qua hồi hướng nam của Điện Mẫu, leo lên 83 bậc đá ở
sườn núi mới tới. Chùa ở lưng chừng núi, cao hơn so với sân gạch khoảng
30 mét.Con người đã lấy động núi làm chùa. Buồng ngoài cao đến 20 mét,
nền bằng phẳng và rộng, dùng làm Tìên đường của chùa, đặt hai tượng Hộ
Pháp, vách đá bên tay phải có treo một quả chuông. Buồng trong thấp là
một động nhỏ ăn sâu vào núi ôm lấy thượng điện của chùa.
Chùa Thiên Tôn
|
Chùa - động Thiên Tôn là di tích lịch sử văn hóa thuộc khu di tích cố đô Hoa Lư |
Chùa - động Thiên Tôn là di tích lịch sử văn hóa thuộc khu di
tích cố đô Hoa Lư. Chùa nằm ở thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình,
Việt Nam. Nếu như núi chùa Bái Đính thờ thần Cao Sơn là vị thần núi
trấn ngự ở cửa ngõ phía tây vào thành trong, hang động Tràng An thờ
thần Quý Minh là vị thổ thần trấn ngự ở cửa ngõ phía Nam vào thành nam
thì động chùa Thiên Tôn là di tích thờ thần Thiên Tôn, là vị thiên thần
trấn ngự ở cửa ngõ phía đông vào thành ngoài của khu di tích cố đô Hoa
Lư.
Động thờ thần Thiên Tôn, vị thần trong
truyền thuyết ở kinh đô Hoa Lư thế kỷ 10 Tương truyền, trước khi đem
quân đi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã mang lễ vật vào tế lễ
trong động để mong được thần giúp đỡ đánh tan các sứ quân khác. Sau khi
lên ngôi vua, Đinh Tiên Hoàng Đế đóng đô ở Hoa Lư, ông đã cho xây cất
nhà Tiền Tế và Kính Thiên Đài là nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài
trước khi vào kinh đô.
Chùa Bích Động
|
Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ được xây dựng trên dãy núi đá vôi Trường Yên. |
Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ được xây dựng trên dãy núi đá
vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đây là
một di tích lịch sử văn hóa thuộc khu du lịch quốc gia là Tam Cốc -
Bích Động. Chùa nguyên có tên "Bạch Ngọc Thanh Sơn Đồng"- ngôi chùa
bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc. Đây là
một kiểu động làm chùa phổ biến ở Ninh Bình, động Bích Động là một
trong những thắng cảnh nổi tiếng được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị
động", có nghĩa là động đẹp thứ nhì của trời Nam sau động Hương Tích.
Năm Giáp Ngọ 1774, chúa Trịnh Sâm đã đến
thăm chùa, nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồng ruộng, cây cối đều
xanh tươi, chùa như hội tụ nền xanh chùa nên đã đặt tên cho chùa là
Bạch ngọc thanh sơn động.
Chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu
chữ "Tam" Hán tự, ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi,
dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung
và Thượng. Điều độc đáo của chùa Bích Động là núi, động và chùa bổ
sung cho nhau, lại ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc, làm cho
chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên ngoại mục. Toàn cảnh như một bức
tranh núi rừng hùng tráng, dát lên một phù điêu gồm 3 ngôi chùa cổ
kính, mái ngói rêu phong, có đủ 8 cảnh đẹp mà người xưa đã gọi là Bích
sơn bát cảnh, ba chùa lại được xây trên sườn núi cao, dưới gầm lại có
động Xuyên Thuỷ.
Chùa Bái Đính
|
Đây là một siêu chùa nằm trên núi Bái Đính, thuộc huyện Gia Viễn. |
Chùa là một quần thể chùa gồm một khu chùa cổ và một khu chùa
mới được xây dựng năm 2003. Đây là một siêu chùa nằm trên núi Bái Đính,
thuộc huyện Gia Viễn. Chùa nhận bằng “Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa” năm
1997. Chùa nằm cách khu di tích Cố đô Hoa Lư 5km về phía tây. Đây là
ngôi chùa gắn với nhiều danh nhân Việt Nam như Lý Quốc Sư, Đinh Bộ Lĩnh
và Quang Trung.
Chùa Bái Đính cổ nằm cách Điện tam thế
của khu chùa mới khoảng 800m. Lên thăm hang động ở núi Bái Đính, bước
trên 300 bậc đá, hết dốc là tới ngã ba: bên phải là động thờ Phật, bên
trái là động thờ Tiên. Phía trên cửa động Phật có 4 chữ đại tự khắc
trên đá có nghĩa là: “Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp”. Động dài 25m, rộng 15m,
cao trung bình là 2m, nền và trần của động bằng phẳng.
Tương truyền rằng nơi đây, Ông Nguyễn
Minh Không đi tìm cây thuốc đã phát hiện ra hang động này đã dựng chùa
thờ phật. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối động sẽ dẫn tới một cửa
hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Trở lại ngã ba đầu dốc,
theo đường rẽ trái khoảng 50m là tới Động Tiên (Hang Tối). Động Tiên
lớn hơn động Phật nhiều lần, gồm 7 “buồng” tức là 7 hang, có hang trên
cao, có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá, có
hang nền bằng phẳng, có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang
trần bằng, có hang được tạo hoá ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống
muôn hình vạn trạng... Bà Chúa Thượng Ngàn được đặt thờ giữa hang chính
với các tượng bằng đá được sơn son thiếp vàng.
Chùa Địch Lộng
|
Chùa nằm trên núi Kẽm Trốngcó độ cao so với chân núi khoảng 80m. |
Chùa nằm trên núi Kẽm Trống, thuộc xã Gia Thanh, Gia Viễn. Chùa ở
lưng chừng núi Địch Lộng, có độ cao so với chân núi khoảng 80m.
Trước cửa chùa có các khối đá giống hình
voi chầu, hổ phục, sư tử chầu như đang canh giữ bảo vệ cửa Phật. Ở đây
còn có rất nhiều nhũ đá đẹp lấp lánh như cái dù che, rủ xuống như
chuông treo. Trong chùa có bầy nhiều tượng Phật, các pho tượng phật uy
nghiêm, nhân từ do con người tạo dựng hoà nhập với các nhũ đá của thiên
nhiên. Tất cả hiện lên linh nghiêm trong ánh đuốc bập bùng và những
loé đỏ của hương trầm phảng phất mùi thơm cõi thiền.
Hang Tối nằm ở phía trái, vào hang du
khách sẽ thấy ngay khối nhũ đá to, tròn, nhẵn lì mọc từ nền hang nhô
lên. Đó là bầu sữa mẹ của tạo hoá, có nhiều nhũ đá từ trên nóc động
chẩy xuống trông giống như những cột chống trời. Mỗi không gian của
vách động, trần động là một bức tranh nghệ thuật, những nét trạm khắc
tuyệt vời của thiên nhiên, đạt đến mức tinh xảo. Đi hết hang Tối là đến
hang Sáng, vì ở trên cao cửa hang Sáng thắt hẹp lại, có khoảng lộ
thiên, khi có gió thổi mạn vào trong động phát ra âm thanh của đá nghe
như tiếng sáo. Vì vậy động mang tên là Địch Lộng (Địch nghĩa là sáo,
Lộng nghĩa là gió).
Điều độc đáo ở hang Tối và Hang Sáng là
các thạch nhũ, lấy đá gõ vào thì lanh lảnh như tiếng chuông. Đó là
những thạch cầm của thiên nhiên. Đặc biệt hơn nữa là những rải nhũ đá
trong hang lấp lánh bảy sắc cầu vồng và mầu sắc thay đổi theo ánh sáng
mặt trời. Chùa Địch Lộng hàng năm đều tổ chức lễ hội vào thời gian từ
ngày 6 đến 10 tháng giêng Âm lịch, kéo dài đến hết tháng 3.
Theo Vân Nhi - ĐV