11/10/2011 19:57 (GMT+7)
Số lượt xem: 117726
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Kính gởi thầy Quảng Tánh
Bài này, nếu không đăng được trên báo giấy, xin thầy đừng đăng Online.
Vì ban đầu, anh Minh Thạnh định gửi bài này để dùng như một đề xuất trong Hội thảo 

“30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Nhưng con, Thanh Phong, đề nghị gửi đăng báo Giác Ngộ giấy thử. Nếu đăng được, thì con giục anh Minh Thạnh viết bài khác thế vào. Trong bản gốc có một đoạn nêu trách nhiệm của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, nhưng con cắt đi khi gửi thầy, thành ra bài hơi ngắn.
Còn nếu không đăng được báo giấy, thì bài này sẽ gửi qua cho một thầy ở Văn phòng 2, vì bên đó đặt bài đã lâu.
Cho nên, xin thầy báo lại, nếu không đăng được báo giấy, và xin không đăng báo mạng nếu không đăng báo giấy để dùng như trên. Con xin cảm ơn thầy.
Kính
Nguyễn Thanh Phong

Phật giáo Việt Nam cần một bộ sử mới
Minh Thạnh
Đây là một vấn đề quan trọng và cấp thiết, không chỉ là về mặt học thuật, mà còn có tác động đối với nhiều mặt khác, như tổng kết lịch sử, rút ra những bài học, giáo dục truyền thống cho các thế hệ tiếp nối, quảng bá các giá trị tinh thần của Phật giáo Việt Nam…
Quyển Việt Nam Phật giáo sử lược của ngài Thích Mật Thể là một cống hiến lớn đối với việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Từ bối cảnh đầu thế kỷ XX, quyển sách đã bước đầu hệ thống những sự kiện lớn trong tiến trình phát triển của Phật giáo Việt Nam, trình bày cho bạn đọc một cái nhìn khái quát về sự gắn bó giữa Phật giáo Việt Nam với dân tộc trong tiến trình gần 2.000 năm.
Tuy nhiên, như tên gọi của quyển sách, “Việt Nam Phật giáo sử lược”, quyển giáo sử Phật giáo Việt Nam đầu tiên trong thời hiện đại, cũng mới chỉ là những cố gắng ban đầu, phần nào có tính chất sơ lược.
Có thể nói, Việt Nam Phật giáo sử lược, về mặt học thuật, chỉ mới dừng lại ở cấp độ quyển Việt Nam sử lược của Lệ thần Trần Trọng Kim.
Sau Việt Nam sử lược, ngành sử học Việt Nam, trước đây ở cả 2 miền, và sau khi thống nhất đất nước, đã có những cố gắng lớn, hoàn tất những bộ lịch sử Việt Nam mới. Miền Nam trước 1975 có Việt sử tân biên của Phạm Văn Sơn, là một sử nhiều tập dày khá đồ sộ. Ở miền Bắc có bộ Lịch sử Việt Nam do Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức biên soạn, cũng là công trình đồ sộ với hàng ngàn trang khổ lớn.
Sau đó, nhiều tập thể trường đại học, viện nghiên cứu và cá nhân cũng tiếp nhau cho ra đời nhiều bộ lịch sử Việt Nam khác nhau, có cùng quy mô. Phía Phật giáo Việt Nam cũng có cố gắng nhất định, mà tiêu biểu hơn cả là bộ Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang, được tái bản nhiều lần, và thường được trích dẫn như là một tài liệu cơ bản về lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, về phía Phật giáo còn có những công trình nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam ở từng giai đoạn cụ thể của tác giả Lê Mạnh Thát, và một bộ sử của tác giả ký tên là Vân Thanh, nay rất khó tìm (không kể những công trình nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam do các tác giả ngoài Phật giáo biên soạn).
Vì vậy, bộ Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang vẫn là công trình cơ bản nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ khởi nguyên đến hiện đại.
Điều đó, có nghĩa là, muốn tìm hiểu về lịch sử Phật giáo Việt Nam một cách toàn diện, từ khởi nguyên đến hiện đại, quyển sách mà người đọc cần tìm đọc trước tiên là Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang.
Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang là một bộ sách có nhiều ưu điểm, với những phát hiện mới rất đáng quý.
Tuy nhiên, quyển sách vẫn còn nhiều hạn chế, không thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Không nhằm mục tiêu phê bình quyển sử nói trên, mà chúng tôi cho rằng vẫn rất có ích và chưa không thể thay thế được, chúng tôi chỉ xin sơ lược điểm qua một số điều mà quyển sách nói trên chưa thể thỏa mãn đối với nhu cầu nghiên cứu lịch sử Phật giáo hiện nay. Mục tiêu của chúng tôi chỉ là, cùng với thời gian, với sự phát triển học thuật, cần xác định Phật giáo Việt Nam cần có một bộ sử mới, phù hợp với sự phát triển của thời đại, với nhu cầu nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam ngày càng nâng cao. Từ đó xúc tiến việc tổ chức biên soạn một bộ lịch sử Phật giáo Việt Nam mới.
Chúng ta có thể lược qua nhựng hạn chế của bộ Việt Nam Phật giáo sử luận:
- Tác phẩm viết trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, do đó, việc đồng thời tham khảo  tài liệu tàng trữ ở cả hai miền khi đó là điều không thể làm. Với một quyển sử mới, khuyết điểm kể trên có thể được khắc phục.
- Đúng như tên gọi “sử luận”, tác phẩm còn thêm quá nhiều về yếu tố luận, từ đó, có quá nhiều yếu tố chủ quan, điều mà trong một tác phẩm nghiên cứu sử học cần hạn chế.

- Tác phẩm dừng việc ghi nhận sự kiện, nghiên cứu, bình luận lại ở thời điểm cách đây đã khoảng 50 năm. Vì vậy tiến trình phát triển Phật giáo Việt Nam trong khoảng 50 năm trở lại đây đã không được đề cập đến. Đây là một thiếu sót về mặt nghiên cứu cần được bù đắp.

- Tác phẩm đề cập chủ yếu đến Phật giáo Bắc Tông, trong khi các tông phái khác góp phần hình thành diện mạo Phật giáo Việt Nam hiện đại chưa được nghiên cứu đầy đủ.

- Nhiều sự kiện được tác phẩm nhắc đến, nhưng chưa nghiên cứu tìm hiểu sâu… Từ thực tế hoàn cảnh như thế, việc các học giả Phật giáo, hoặc cơ quan nghiên cứu Phật giáo sớm đầu tư cho một bộ lịch sử Phật giáo Việt Nam mới là điều hết sức cần thiết.

Điều còn cần thiết hơn nữa, là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau 30 năm thành lập, hoạt động với nhiều thành tích rạng rỡ, đóng góp tích cực cho dân tộc và đạo pháp rất cần đến một bộ sử cho riêng mình.

Nếu so sánh nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam với việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo của một tôn giáo khác ở Việt Nam, cụ thể là đạo Thiên Chúa thì chúng ta cũng thấy có những vấn đề nhất định.

Tuy chỉ có mặt thực sự ở Việt Nam trong hơn 500 năm, nhưng việc nghiên cứu quá trình truyền bá, phát triển của Công giáo Việt Nam được đầu tư đáng kể, chủ yếu từ các cá nhân. Sau nhiều bộ sử có tầm vóc xấp xỉ Việt Nam Phật giáo sử luận, công trình mới đây của nhà sử học, linh  mục Trương Bá Cần chủ biên: Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, hai tập, nhà xuất bản Tôn giáo xuất bản năm 2009, với khoảng 1000 trang khổ lớn, là tác phẩm sử học tôn giáo đáng lưu ý. 

Trong bối cảnh chung đối với việc nghiên cứu lịch sử tôn giáo tại Việt Nam như thế, Phật giáo Việt Nam cần những nỗ lực học thuật tương xứng. Nỗ lực đó không chỉ nhằm để Phật giáo Việt Nam hiểu về truyền thống của chính mình hơn, mà còn là sự thể hiện truyền thống của Phật giáo Việt Nam xứng đáng với tôn giáo có lịch sử truyền bá và phát triển lâu đời nhất ở Việt Nam và là tôn giáo gắn bó mật thiết hơn hết với truyền thống dân tộc.
MT


Âm lịch

Ảnh đẹp