Nguồn gốc chính xác của pho tương quý
đến nay vẫn còn là bí ẩn chưa được làm sáng tỏ.
Có
ý kiến cho rằng, giống các tượng Phật của Amaradhapura (Sri Lanka),
tượng Phật Đồng Dương có niên đại vào khoảng thế kỷ 3-4 và đã được mang
về từ Ấn Độ hoặc Sri Lanka.Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhà khảo cổ
nghiêng về khả năng là tượng do người Chăm xưa làm nên. Bởi cùng trong
những năm đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ đã khai quật các di tích từ
Quảng Bình cho đến vùng đất Nam Panturangar (Ninh Thuận, Bình Thuận)
phát hiện hàng chục di tích và hàng trăm hiện vật mang dấu ấn Phật giáo.Ly kỳ chuyện tượng Phật phát quangChùa
Linh Ứng Bãi Bụt là ngôi chùa đẹp nhất, lớn nhất và… trẻ nhất trong 3
ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng. Linh Ứng Bãi Bụt nằm ở lưng chừng núi Sơn
Trà, án ngữ một góc biển trời Đà Nẵng, với khuôn mặt của Phật Bà cao 70m
nhìn ra biển.Tương truyền, vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven
biển nơi đây đã phát hiện một tượng Phật trên bãi cát, dân chài mới lập
am thờ tự. Và rồi, Ngài Quan Thế Âm cứu khổ cứu nạn xuất hiện cứu người
đi biển. Từ ấy ngư dân chài cho rằng Quan Thế Âm đã độ trì cho sóng yên
biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn.
Chùa Linh Ứng đã chứng kiến 13 lần hào quang 7
sắc xuất hiện trên núi Sơn Trà, nơi có tượng Phật Bà.
Năm
2008, nhà điêu khắc Thụy Lam được mời về để chỉnh sửa lại tượng Quan
Thế Âm Bồ Tát. Trưa ngày 16/9/2008, khi Thụy Lam cho mở mặt Phật ra lộ
thiên để chỉnh sửa thì bất ngờ đúng thời điểm gần giờ Ngọ này trên bầu
trời trong xanh xuất hiện quầng hào quang 7 sắc rất lạ quanh mặt trời.
Hào quang này có độ co giãn nhỏ to che kín cả mặt trời kéo dài suốt một
giờ đồng hồ khiến cả thành phố ai cũng được nhìn thấy. Hiện tượng tương
tự còn xảy ra nhiều lần sau đó.Cho đến nay, chùa Linh Ứng đã
chứng kiến 13 lần hào quang 7 sắc xuất hiện trên núi Sơn Trà, nơi có
tượng Phật Bà. Đó có phải là hào quang như tín ngưỡng tâm linh của người
dân biển hay không, không ai giải thích được. Còn nếu là hiện tượng
khúc xạ ánh sáng mặt trời, mà có đến 12 lần xuất hiện như thế quả làm
một hiện tượng hiếm có.Pho tượng Phật triệu đô nơi địa đầu Tổ quốcCâu
chuyện về hành trình của pho tượng Phật Thích ca Mâu ni Thiền định an
tọa tại chùa Thành (Lạng Sơn), cũng như những sự kiện xảy ra hàng chục
năm về trước, khi đem xâu chuỗi lại có nhiều điều trùng lặp đến kỳ lạ mà
không thể lý giải.Tượng Phật Thích ca Mâu ni Thiền định được
chế tác bằng đá saphire tự nhiên nguyên khối, có màu xám phớt lục chứa
một số gân mạch màu lam đến lam phớt xám. Độ cứng của bức tượng Phật này
chỉ thua kim cương, nếu kim cương có độ cứng là 10 thì loại đá saphire
này là 9. Pho tượng nặng 8,6 tấn, cao 2,8m, bề rộng 1,56m, dày 0,9m.Trước
khi tượng Phật ngọc Thích ca Mâu ni Thiền định an tọa tại chùa Thành,
pho tượng này đã trải qua nhiều lần ngã giá đến cả triệu đô la Mỹ và
thậm chí có người đặt cọc trước nhưng vẫn bất thành. Chủ nhân của bức
tượng là nghệ nhân Nguyễn Văn Cam (tên thường gọi là Ba Cam - PV) không
đồng ý việc “buôn thần bán thánh” nên đã từ chối nhiều doanh nghiệp ngỏ ý
muốn có được pho tượng quý này. Chỉ đến khi ông Phạm Xuân Phương, một
đại gia đất Hà thành biết đến bức tượng, bày tỏ nguyện vọng muốn mua bức
tượng để đưa về chùa Thành, trấn ải nơi địa đầu Tổ quốc thì ông Ba Cam
mới đồng ý.
Xung quanh pho tượng Phật Thích ca Mâu ni
Thiền định có nhiều câu chuyện khá kỳ lạ.
Xung
quanh pho tượng Phật kỳ lạ này còn có một câu chuyện kỳ lạ về vị trụ
trì chùa Thành, Đại đức Thích Quảng Truyền, người đồng ý nhận pho tượng
quý này.Chuyện xảy ra cách đây đã hơn chục năm, một đoàn Việt
Nam cả trăm người đến Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) vãn cảnh, thắp hương và
khấn Phật. Điều bất ngờ, vị sư thầy ở một đất nước xa xôi, khác về ngôn
ngữ, văn hóa, đứng hầu dưới chân tượng Phật Tổ giữa biển người nhận ra
có hai phật tử người Việt. Ông vẫy hai phật tử lại gần và nhờ một thông
dịch viên giúp đỡ. Sư thầy nước Ấn mới hỏi hai con là người Việt Nam và
đến từ vùng địa đầu Tổ quốc phải không? Hai vị phật tử gật đầu và vô
cùng kinh ngạc bởi sao vị sư thầy lại biết rõ như thế.Biết đã
tìm đúng người, sư thầy cởi chiếc áo cà sa trên bức tượng Phật Tổ, gấp
gọn cho vào một bọc vải để mọi người không nhìn thấy và nhờ hai phật tử
về Việt Nam trao lại cho một vị trụ trì trẻ tuổi. Hai vị phật tử nhận áo
nhưng đáp, chùa ở quê nhà con chưa có sư, chúng con biết trao cho ai?
Vị sư thầy đáp cứ cầm về đi rồi sẽ có sư thầy đến làm trụ trì.Ngày
Đại đức Thích Quảng Truyền về làm trụ trì chùa Thành, tuổi còn rất trẻ,
mới tròn 30. Nhận chiếc áo cà sa mà sư thầy tưởng mình đang mơ, vô cùng
bất ngờ và lấy làm kinh ngạc. Bản thân sư thầy có lúc không dám tin bởi
ở một đất nước xa xôi mà vị sư thầy Ấn Độ như biết trước điều gì sẽ đến
và sẽ có một vị sư trẻ tuổi về trụ trì ở một tỉnh mà Phật giáo còn non
trẻ, chưa phát triển. Từ ngày nhận được chiếc áo quý, sư thầy Thích
Quảng Truyền cất giữ rất cẩn thận và chưa bao giờ mở ra xem lại.
Theo Kiến Thức