Ngài gọi đệ tử dặn: “Nay ta lên núi Nhẫm chơi, nếu 7 ngày không thấy về thì cá ngươi tìm chỗ nào có mùi thơm, thì ta ở đấy”.
Có
một ngôi chùa với hệ thống hang động ở Hải Dương, chứa những kho báu
thực sự. Đó không chỉ là kho báu khảo cổ, kho báu truyền thuyết, kho báu
tinh thần, mà còn là kho báu cổ vật có giá trị.
Kính mời độc giả cùng PV thâm
nhập ngôi chùa kỳ lạ, nổi tiếng, với màu sắc huyền thoại lung linh, đó
là chùa Thánh Quang (còn gọi là chùa Nhẫm Dương, thuộc làng Nhẫm Dương,
Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương).Kỳ 1: Xác chết tỏa hương lạNhà
báo Phạm Chức (Đài PTTH Hải Dương), dẫn tôi đi vòng vèo quanh các rông
núi nham nhở để tìm chùa Thánh Quang. Đứng từ xa nhìn lại, những dãy núi
một màu trắng xóa, mù mịt. Hàng chục doanh nghiệp đua nhau phá núi đào
đá đem nghiền xi măng. Chỉ còn mộc hốc núi, như một nhúm màu xanh, thuộc
thôn Nhẫm Dương, ấy là chùa Thánh Quang. |
Chùa Thánh Quang |
Gặp
lại nhà báo Phạm Chức, sư thầy Thích Đàm Mơ vui vẻ, tiếp đón nhiệt
tình. Nhà báo Phạm Chức là người từng bỏ nhiều công sức cùng với thầy Mơ
giữ lại được rông núi này, bảo vệ ngôi chùa là di tích cấp quốc gia.
Nếu không có sự nhiệt tình của hai con người ấy, có lẽ cả ngôi chùa đã chui vào lò nấu xi măng.Thầy
Mơ là trụ trì của chùa Nhẫm Dương, đồng thời là Trưởng ban đại diện
Giáo hội Phật giáo huyện Kim Môn. Gắn bó với ngôi chùa từ ngày còn nhỏ xíu, nên sư thầy là một pho sách về ngôi cổ tự này. Huyền thoại về Thánh Quang sư thầy kể cả ngày không hết. |
Sư thầy Thích Đàm Mơ nổi tiếng là người nhân từ khi bà bỏ tiền mua lại những chú khỉ từ bọn buôn bán, chăm sóc, thả chúng về núi |
Sư
thầy Thích Đàm mơ dẫn chúng tôi vòng ra phía sau chính điện mới dựng
lại, trèo nên dốc núi quanh co. Ngay sườn núi, lộ ra một hang động. Cửa
hang được xây dựng bằng gạch, như một cái cổng nhỏ. Trên cổng ghi: Hang
Thánh Hóa.Sở dĩ, hang động có tên lạ như thế, là vì trong hang động này, một vị sư tổ, được tôn là Thánh, đã hóa về cõi niết bàn. Dấu tích vị thánh này hóa vẫn còn đến ngày hôm nay. Chuyện sư hóa có nhiều tình tiết ly kỳ, liêu trai, mà đến nay, các cụ già trong vùng vẫn kể.Thánh
Quang vốn là ngôi chùa lớn, được xây dựng từ thời Trần. Tuy nhiên, nhà
Trần sụp đổ, ngôi chùa cũng đổ nát theo. Chỉ đến thế kỷ 17, phái Tào
Động của sư tổ Thủy Nguyệt phục dựng, ngôi chùa mới lại hưng thịnh. |
Góc núi còn chút màu xanh do thầy Mơ đấu tranh giữ được |
Theo văn bia ghi lại trong chùa,
để nhất tổ sư Thủy Nguyệt vốn người họ Đặng, quê Sơn Nam, sinh năm
1637, đời vua Lê Thần Tông. Sau nhiều năm xuất gia, bôn ba khắp nước học
đạo, sư vẫn chưa tìm được con đường giác ngộ. Năm 30 tuổi, sư cùng vài
đệ tử quyết tâm du hành phương Bắc. Ngài đã nhận hòa thượng Thượng Đức tu hành trên núi Phượng Hoàng làm thầy.Sau
thời gian học đạo, ngài đã giác ngộ. Ngài được thầy ban pháp hiệu Thông
Giác Đạo Nam thiền sư. Ngài trở về nước giáo hóa muôn dân, phát triển
Phật pháp. Tông Tào Động ở Việt Nam bắt đầu thịnh hành. Phật tử đến nghe
ngài giáo hóa năm ba câu mà phát tâm quy y. Có người chỉ nghe 10 pháp mà bỏ tục xuất gia, hóa độ tùy duyên. |
Ngày nào thầy Mơ cũng tuần dọc núi để trông nom đàn khỉ, xua đuổi những người phá núi |
Ngài đi giảng đạo ở khắp nơi, từ Côn Sơn nước biếc đến Yên Tử tọa thiền. Ngài giảng luật ở Quỳnh Lâm
và cuối cùng là trụ trì ở một ngôi chùa dưới Hạ Long. Không chỉ giảng
đạo ở chùa, ngài đến các vùng thôn dã, núi non để giảng đạo, thấm nhuần
ân đức cho muôn dân. Những nơi ngài qua đều đầm ấm vui tươi, như cỏ gặp
mùa xuân, tiếng pháp nhiệm màu.Một hôm, sư tổ đang ngồi tựa ghế, trông thấy chim xanh bay tới, liền giác ngộ ngâm
bài thơ: “Hoa xuân nở hết lại sương thu/ Mây nổi cuộc đời phải chắc đâu/
Ra thẳng ngoài trời cho thỏa chí/ Càn khôn, đây phó mặc người sau”. Ngâm
thơ xong, ngài nói với thiện hữu rằng: “Tuổi tôi nay đã già cả, năm
tháng kéo dài, nay chính là lúc thanh bình yên ổn, tôi muốn cùng Ngài
lên trên núi Niết Bàn”. |
Bức tượng sư tổ Thủy Nguyệt mới tìm thấy trong hang |
|
Bảo tháp cất giữ xá lị của sư tổ Thủy Nguyệt |
Sau đó, ngài gọi đệ tử dặn: “Nay ta lên núi Nhẫm chơi, nếu 7 ngày không thấy về thì cá ngươi tìm chỗ nào có mùi thơm, thì ta ở đấy”.Đám đệ tử biết ngài sắp hóa, nhưng không dám khóc, cũng không dám ngước mắt nhìn theo, sợ làm trở ngại việc lớn của tổ. 7 ngày
sau, không thấy sư tổ về, các đệ tử mới cùng nhau tới núi Nhẫm. Bỗng gió
thổi ào ào, mùi thơm lạ như hương trầm xộc thẳng vào mũi. Các đệ tử
cùng vạch rừng lên núi tìm tông tích. Cứ theo hướng mùi thơm đi, thì dẫn
đến một hang động. Thấy tổ ngồi kiết già trên một tảng đá. |
Hang Thánh Hóa |
Các
đệ tử cùng nhau xoa, day khắp từ đầu đến chân. Thân thể sư tổ vẫn còn
ấm, mềm mại như người sống, nhưng xét tới hơi thở thì đã tịch hẳn rồi. Ngài hóa vào năm Chính Hòa thứ 20, nên hiệu Hy Tông, tức ngày 6-3 năm Giáp Thân (1704), thọ 68 tuổi.Học
trò tắm thi thể sư tổ xong, để vào khám rước về, chiên trống vang trời,
chàng phan bảo cái rợp đất. Khắp nơi cúng tiến gỗ thơm làm đàn thiêu.
Tuy nhiên, bao nhiêu lực sĩ không thể nào khiêng được khám lên đàn đốt.
Hương thơm khắp nơi quyện về, mọi người không biết làm sao, nên cứ ngồi
quanh khám.Nhiều người tò mò, mở khám ra xem, nhiều ngày mà sư tổ vẫn ngồi trong thế tọa thiền, sắc tướng như vẫn sống. |
Những pho tượng lạ trong hang Thánh Hóa |
Thấy
chuyện kỳ lạ, nghĩ là hoang đường lòe bịp dân chúng, nên triều đình nhà
Lê sai quan quân gươm giáo rợp trời đi dẹp. Nhưng khi đến gần khám,
thấy trên khám có khí thiêng lẫm liệt, hương thơm sực mũi, thì không dám
xâm phạm. Bấy giờ, có ông Bình quản dâng thơ rằng: “Đạo đức cao tăng
khác hẳn phàm/ Trải qua ba tháng vẫn còn thơm/ Oai thiêng xin giúp cho
toàn cõi/ Giặc hết dân yên cả bốn phương”.Ngâm thơ xong, lễ tạ, sai người đến đất Chí Linh đặt mua cỗ khám bằng sành, đặt trong một cây tháp ở Nhẫm Dương, cách hang Thánh Hóa không xa lắm. Sư
thầy Thích Đàm Mơ dẫn chúng tôi vào hang Thánh Hóa, chỉ nơi tổ Thủy
Nguyệt ngồi kiết già và hóa. Phía trần hang có một vệt lõm vào núi, đúng
kích thước đầu người. Phía đáy hang có một vết lõm hình bàn chân người.
Huyền thoại kể rằng, khi sư Thủy Nguyệt đắc đạo, ngài đã thúc đầu, đạp
chân vào núi đá khiến cả quả núi rung chuyển.Còn tiếp… Theo Phong Nguyệt (VTC News)