Hai mươi năm trở về trước,
thời
sinh viên, điện
thoại
di động ít người
có, internet cũng chưa bùng nổ như bây giờ, đi xa nếu
có nhớ gia đình, cha mẹ, anh chị
em thì
đón
xe đò về
thăm.
Còn bây giờ,
công nghệ phát triển
như vũ bão,
dường
như tình cảm dành cho đấng
sinh thành cũng thể hiện khác đi, cốt sao cho tiện lợi.
Tôi có anh bạn,
quê Tiền Giang, hiện đang là giám
đốc một công ty gốm
sứ xuất khẩu tại thành phố. Hồi còn sinh viên,
bữa đói bữa no, mì tôm “trường kỳ kháng chiến”, vậy mà hầu như
tháng nào cũng khăn gói quẩy ba lô về
quê thăm nhà. Đến kỳ thi học
kỳ, bận lắm mới ở lại ký túc
xá, còn
không
cũng ráng thu xếp
vì nếu không về nhà thì “nhớ
không chịu được”. Tụi sinh
viên ở quê lên là vậy,
tình cảm lắm, không kể là con trai hay con gái. Tiền còn không đủ trang trải, về hoài lấy
đâu ra tiền xe,
thế là vay tạm của
bạn bè cùng phòng, mỗi
đứa một ít. Vậy mà
thằng bạn nào cũng sẵn
lòng vì theo tụi bạn nói vui
là “thấy thằng bạn có hiếu mà
thương”. Vài bữa
lãnh lương dạy thêm về, nó lại
trả, lo gì.
Chuyện kiểu này,
thực ra đâu phải gì to tát. Cha mẹ sinh
con, nuôi nấng cho lớn lên,
to xác là thế nhưng mỗi bước ra đường đều lo ngay ngáy. Huống hồ chi đằng
này đi học triền miên năm tháng,
ở xa nên đâu phải hễ muốn gặp là được.
Nhiều khi nhớ con quá, mà thằng con không về, lại viết thư lên thăm
hỏi sức khỏe hay chạy lên bưu điện
xã “đánh dây thép” chỉ
để dặn dò: “Giữ sức khỏe, học thì học
nhưng đừng quá sức nghen
con!”.
Ngày trước, thật hạnh phúc cho ông bà,
cha mẹ lúc ốm đau con cháu tề tựu
về trông nom, đứa thuốc thang, đứa cơm cháo. Còn bây giờ, cuộc sống bận rộn cuốn người ta đi tới,
nhiều khi muốn dừng lại cũng không được.
Phần
lớn thời gian dành hết
cho công việc, kiếm tiền, thăng tiến, còn đâu ra thời
gian mà
về
quê thăm cha mẹ, ông bà.
Thời
sinh viên khác, bây giờ
khác.
Không phải họ
quên mất đấng sinh thành. Nhớ, nhưng không
có thời gian. Vậy thì nhờ đến công nghệ, đến dịch vụ để báo hiếu thay.
Đôi khi, giữa bộn bề cuộc sống, chợt nhớ ra là lâu
lắm rồi chưa về quê thăm cha mẹ, vậy là nhấc điện
thoại lên bấm. Hỏi han vài câu, dặn dò vài thứ
xong rồi cúp máy, lại
vùi đầu vào mớ công
việc. Tiền thì hàng tháng gửi về đều đặn qua cái thẻ ATM của thằng cháu ở quê, để nó đi rút
về đưa cho ông bà.
Lâu lâu thì mua
quà gửi dịch vụ chuyển phát nhanh về biếu, hay thậm chí ngày sinh
nhật của cha mẹ, nếu không về được thì nhờ dịch vụ. Có người sang hơn, lên mạng đặt mua cả tour du lịch nghỉ dưỡng dài ngày cho
cha mẹ đi đổi gió.
Báo hiếu cho cha mẹ vậy đâu có gì
là sai
trái.
Nhiều người
quan niệm: quan tâm đến
đấng sinh thành, đâu nhất thiết là phải ở cạnh bên. Kiếm được nhiều tiền, họ sẽ lo cho cha mẹ mọi thứ, không để cha mẹ thiếu thốn. Thậm chí, điện thoại di động mà theo quảng cáo là dành cho
người già cũng trang bị sẵn, tài khoản đầy ắp tiền, chỉ việc nghe, gọi khi cần
cho nó
tiện.
Điều này, là do con cái
nghĩ
thế, chứ mấy khi người
già ở quê xài điện thoại di động, vì có phải lúc
nào cũng kè kè điện
thoại như tụi trẻ bây giờ đâu.
Tai nghe không
rõ, sóng điện thoại nhiều khi chập chờn, câu được câu mất. Thôi cất vô tủ
cho xong. Lại thêm cái máy vi
tính con cái trang bị cho cha mẹ giờ vẫn nằm “trùm mền” ở góc nhà. Lý do có
cái máy vi
tính là
để
cho ông
bà
khi nào
nhớ
cháu thì bật máy lên,
trò chuyện với chúng qua internet phone,
nhìn thấy chúng qua webcam. Hiện đại quá,
nhưng người
già ở quê, mấy cái này
đâu có rành, chỉ đó rồi quên đó, ích
chi đâu.
Con cái cứ nghĩ, sắm cho cha mẹ cái này, mua
cho cha mẹ cái kia,
báo hiếu thế là đủ.
Họ quên rằng, điều mà bậc làm cha mẹ, ông bà
mong muốn ở các con chính
là
tấm lòng. Tuổi già, vui cùng
niềm vui của con cái, không tính toán
so đo. Thấy
con thành đạt, gia đình hạnh
phúc đề huề, vậy là mãn nguyện
lắm rồi. Không mong con cái đền đáp cái nọ
cái kia.
Nhớ con, nhưng không nỡ trách sao lâu
quá nó
không
về thăm. Nó bận “tối
mắt tối mũi” thế kia, thôi
mình đừng làm nó bận
tâm thêm. Tuổi già sống cuộc sống của người già, có bà
con chòm xóm xung quanh, tối
lửa tắt đèn có nhau.
Ngẫm lại mới thấy, việc quá lệ thuộc vào công nghệ,
vào các
dịch
vụ hiện đại đã làm giảm đi tình cảm
gia đình, cha mẹ và con cái, ảnh hưởng không nhỏ đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Bậc làm cha mẹ, cần sự quan tâm
xuất phát từ trái tim chân thành của con cái. Sự quan tâm, chăm sóc dành
cho cha mẹ, dù là những
việc nhỏ, nhưng nó thể
hiện bằng sự chân thành,
sự hiếu kính cũng đủ khiến cho cha mẹ vui lòng. Những điều như vậy, tiền bạc nào mua được!
Cây khô
đâu
dễ mọc cành,
Cha mẹ đâu dễ sống đời với con!
·
Khánh Phong
(Theo e-CHÍP Xuân Nhâm Thìn 2012)