16/02/2013 14:22 (GMT+7)
Số lượt xem: 87959
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Nên thay đổi tư duy và cách nghĩ;  thay vì gửi cho nhiều trang cùng lúc nên tập trung chọn trang nào phù hợp đề tài và gửi cho một trang. Trang khai thác đăng lại phải trích nguồn rõ ràng thì hiệu quả truyền thông sẽ tăng lên hơn rất nhiều.




 

Truyền thông Phật giáo đang đứng ở đâu?

Với các báo điện tử hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, bình quân mỗi ngày có từ 2 – 3 triệu IP truy cập/một site. Như vậy, tổng số truy cập 250 trang web Phật giáo cộng lại mới chỉ chưa bằng 1/60 chỉ số truy cập của một trang báo điện tử.

Khảo sát trang web của các tôn giáo bạn, chỉ số truy cập cũng không khả quan hơn, ngoại trừ một số trang đi vào các vấn đề lẫn lỗn giữa tôn giáo và các diễn đàn chính trị.

Tuy nhiên, so với các tôn giáo khác lĩnh vực thông tin của Phật giáo sinh động hơn, đa dạng hơn. Có thể khai thác nội dung ở nhiều góc độ khác nhau từ vấn đề đối chiếu so sánh với khoa học, ứng dụng Thiền trong cuộc sống, văn hóa, lịch sử Phật giáo...Tuy nhiên, cách thức đưa tin còn nặng về hình thức, chưa đi sâu vào thực tiễn và các ứng dụng của Phật học và đời sống, khai thác những góc cạnh nhân sinh, đạo đức xã hội, các vấn đề tín ngưỡng, tâm linh truyền thống trong đời sống dân gian và lăng kính Phật giáo,...

Sau đây, theo chúng tôi là những nguyên nhân chính, dẫn đến các trang web Phật giáo chưa thu hút được số truy cập cao.

Thứ nhất, chưa có ấn phẩm truyền thông chuyên nghiệp. Ngoài báo Giác Ngộ, và một số tạp chí, như: Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Phật học Nguyên thủy, Khuông Việt…và Nội san do các Ban, Ngành, Viện, Ban Trị sự các tỉnh, thành thực hiện. Truyền thông Phật giáo chưa có một tờ báo chính thống (cả báo in, báo điện tử) để xây dựng nội dung mang tính Phật học ứng dụng, Phật học đời sống, và mở rộng các vấn đề mà đông đảo bạn đọc quan tâm như sức khỏe, đời sống an lạc, kinh nghiệm tu tập, ứng dụng Phật học trong cuộc sống hàng ngày vào mọi lĩnh vực.

Thứ hai, đa số nhân sự làm truyền thông Phật giáo là “tùy duyên”. Kiểu đưa tin, chụp ảnh cũng mang tính ‘tùy duyên’. Đọc hầu hết các tin Phật sự, tin tức sự kiện Phật giáo, ngoại trừ tin ảnh, còn lại nhiều tin không có nội dung, chỉ mang tính hình thức. Do người đưa tin chưa đi sâu khai thác khía cạnh nội dung. Mô phạm của tin tức Phật giáo, thường là: Đến dự và chứng minh có……+ về phía chính quyền có…+ ảnh.

Thứ ba, tính bản quyền và tôn trọng bản quyền của các trang web Phật giáo chưa có.

Với các báo điện tử thì tình trạng khai thác tin, bài của nhau cũng là phổ biến, song qua khâu biên tập, xử lý của Phóng viên, Biên Tập viên, hoặc được khai thác để làm sâu thêm thông tin đó, hoặc tiếp cận và khai thác ở góc nhìn của bản báo. Đối với tin, bài sưu tầm, tổng hợp thường có trích dẫn nguồn cụ thể. Đó là nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp (tất nhiên không loại trừ hiện tượng xào bài, đạo văn…vẫn xảy ra, mà báo chí đã có bài viết lên án và phê phán)

Gần như các trang Phật giáo có những tin, bài, ảnh đồng loạt giống nhau từ 99% đến 100%. Có các nguyên nhân:

<!--[if !supportLists]-->-          <!--[endif]-->Tác giả gửi đồng loạt nhiều trang cùng lúc

<!--[if !supportLists]-->-          <!--[endif]-->Các trang sao chép lại không trích nguồn

Có trang Online không có lấy một tin, bài mới; copy 100%. Do vậy, đã góp phần làm bạn đọc chán nản khi đọc các trang Phật giáo vì tình trạng “tam sao, thất bản”. Có trang đăng nguyên xi nội dung tác giả gửi tới, có trang biên tập lại (rất ít trang làm được việc này), mỗi trang sửa một kiểu, có khi một bài gốc được gửi đi đã trở thành nhiều phụ bản khác nhau xuất hiện trên các trang mạng Phật giáo, để lại những rắc rối cho bạn đọc và cho chính tác giả, chưa kể trường hợp kẻ xấu cài đặt, thêm - bớt và xuyên tạc nội dung – điều đó đã từng xảy ra.

Thứ tư, đa số những người làm truyền thông kiểu "tùy duyên” - là những người tâm đạo, luôn mong muốn truyền thông Phật giáo được nhiều người biết đến, nhiều người đọc, nhưng vô tình với cách gửi đến nhiều trang cùng lúc đã làm cho truyền thông Phật giáo giảm đi tính hiệu quả.

                Chung tay ươm những mầm xanh

Nên thay đổi tư duy và cách nghĩ;  thay vì gửi cho nhiều trang cùng lúc nên tập trung chọn trang nào phù hợp đề tài và gửi cho một trang. Trang khai thác đăng lại phải trích nguồn rõ ràng thì hiệu quả truyền thông sẽ tăng lên hơn rất nhiều.

Tuy chưa có trang nào nổi trội để so sánh và ghi điểm được về tính chuyên nghiệp, nhưng thực tế đã chứng minh, trang Online nào cố gắng làm việc nghiêm túc, tôn trọng bản quyền, đưa thông tin nhanh, tạo ra bản sắc riêng sẽ được bạn đọc quan tâm, như các trang: www.daophatngaynay.com;www.giacngo.vnwww.phattuvietnam.netwww.thuvienhoasen.org; và gần đây là trang www.phatgiao.org.vn ...được nhiều truy cập hơn cả là vì lý đo đó.

Một số trang tuy chỉ số truy cập không cao, nhưng tạo được bản sắc và tính chuyên biệt cao, cũng được đánh giá cao về tính nghiêm túc, hoặc đi chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định như Kinh - Sách, hay chuyên về Pháp Thoại, chuyên về Phật học và các vấn đề nghiên cứu - học thuật.

Bên cạnh đó, có nhiều trang web của các Ban của Giáo hội, Ban Trị sự các tỉnh, thành thay vì làm trang web tĩnh thông tin về đơn vị mình; chuyển sang định hướng theo góc nhìn truyền thông, nhưng do không đầu tư sản xuất hoặc thu hút tin, bài mới, mà chỉ sao chép copy, nên chỉ số truy cập rất kém, có tháng chỉ có vài IP truy cập.

Thứ năm, có một thực tế, so với các báo điện tử thì khi tác giả gửi bài, chỉ gửi một báo và tác phẩm đó nếu được đăng, sẽ được trả nhuận bút. Hiện nay, gần như tất cả các trang Phật giáo chưa làm được điều này (ngoại trừ một số bài của báo Giác Ngộ hay Tạp chí NCPH,…). Với đa số cây viết truyền thông Phật giáo luôn có cái Tâm không đòi hỏi kinh phí hay nhuận bút, luôn lao động vì tinh thần đạo Phật, có lẽ điều này như hiện tượng viết tin, bài trên mạng truyền thông xã hội, khi có "nhiều chục triệu blogs viết báo vì niềm say mê truyền thông mà không vì mục đích "kinh tế". 

Khai thác khía cạnh này - đó là thuận lợi cho lĩnh vực truyền thông Phật giáo nhưng đồng thời cũng là thách thức về vấn đề bản quyền, tác quyền. 

Thực tế đó đang diễn ra, nhiều khi ý thức tốt đẹp là truyền thông vô vị lợi đã 'vô tình" trở thành một trong những lực cản của truyền thông chuyên nghiệp, có hiệu quả.
 

Source : http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201302/Vi-sao-cac-trang-Phat-giao-it-nguoi-truy-cap-9640/

Link: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=7286

 

Âm lịch

Ảnh đẹp