Người Tây Tạng nghĩ về cái chết


Tác giả: Nguyên Châu - Nguyễn Minh Tiến dịch
24/08/2011 21:03 (GMT+7)
Số lượt xem: 122606
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

LUẬN VÃNG SANH

Nam mô Thập phương thường trú Tam bảo

Nam mô A-di-đà Phật

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát

Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

 

Luận vãng sanh này gồm ba phần: phần dẫn nhập, phần chính văn và phần kết luận.

Trong phần dẫn nhập, luận này sẽ đưa ra những lời khai thị, các thần thức thượng căn sẽ được giải thoát. Với những ai không được giải thoát, luận này sẽ dạy cách từ bỏ ý thức, giúp các thần thức trung căn giải thoát ngay trước khi chết. Với những ai vẫn chưa được giải thoát, thần thức cần lắng nghe những lời khai thị tiếp tục để được giải thoát trong giai đoạn còn trong pháp thân thường trụ.

Thần thức cần theo dõi diễn biến của cái chết. Ngay sau khi chấm dứt mọi liên hệ với thế giới vật chất, thần thức cần nhớ tới “bản chất của thức là không” và từ bỏ các thức, lập tức giải thoát. Nếu không thực hiện được, người sống cần đọc luận này một cách rõ ràng bên cạnh người chết.

Nếu vì lý do nào đó, thi thể người chết ở một nơi xa, chủ lễ có thể ngồi bên cạnh giường ngủ thường ngày của người chết, dùng nguyện lực tưởng nhớ tới người chết và đọc luận này, xem như người chết đang ngồi bên cạnh. Lúc này không nên kể lể than khóc. Những người thân không kiềm chế được sự than khóc thì không nên có mặt. Nếu cầu nguyện bên cạnh người sắp chết, chủ lễ cần đọc luận này giữa lúc chấm dứt hơi thở và chấm dứt mạch tim.

Nếu có phương tiện, nên cúng dường Tam bảo. Nếu không, cần dùng nguyện lực để cúng dường. Niệm danh hiệu Phật và Bồ Tát cầu cứu độ bảy lần hoặc ba lần,[11] niệm bài Kệ vãng sanh cho thân trung ấm,[12] rồi niệm bài Kệ vô thường.[13] Sau đó tụng Luận vãng sanh này bảy lần hoặc ba lần.

Luận này có ba ý chính: Hướng dẫn thần thức trong hào quang của chân tâm ngay trước khi chết, lưu ý thần thức trong giai đoạn chuyển tiếp của pháp thân, và nhắc nhở thần thức tránh nhập mẫu thai trong cõi Ta-bà.


Âm lịch

Ảnh đẹp