1. Thiếu vận động
Theo khảo sát, 2/3 số người không đạt tiêu chuẩn vận động mỗi tuần 3
lần, mỗi lần 30 phút. Các chuyên gia y tế cho rằng, tập thể thao không
đủ sẽ gây ra hàng loạt bệnh tật như béo phì, cao huyết áp, xơ vữa động
mạch, bệnh mạch vành tim, đau lưng... Mọi người nên duy trì ít nhất mỗi
tuần vận động 3 – 5 lần, mỗi lần 30 phút.
“Vận động nhẹ” hiện được giới trí thức chú trọng, vì nó có hiệu quả giữ
eo, giảm áp lực, làm đẹp và chữa bệnh. Đối với những trí thức có áp lực
lớn, đặc biệt là phụ nữ, tập nhẹ sẽ thích hợp hơn. Làm thêm giờ, một
ngày bận rộn, nếu lại tiếp tục đến Gym hay công viên hì hục chạy bộ 40
phút hoặc 1 tiếng, rất có thể gây tác dụng ngược, hại sức khỏe. Nhưng
dùng thời gian đó cho vận động nhẹ như yoga, thái cực quyền, đi bộ thì
tinh thần có thể sẽ từ lo lắng trở nên yên ổn.
2. Vắt chéo chân
Động tác nhỏ này tưởng là thoải mái, nhưng nó cản trở lưu thông máu ở
chân, dễ gây tắc tĩnh mạch, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm. Các chuyên
gia cho rằng, người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim, nếu
vắt chéo chân lâu dài thì bệnh sẽ thêm trầm trọng:
- Giãn tĩnh mạch hoặc tắc động mạch ở chân: Khi vắt chéo chân, đầu gối
sẽ bị oằn xuống, dễ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở chi dưới. Hai chân duy
trì một tư thế lâu không động đậy sẽ dễ tê liệt, nếu tuần hoàn máu bị
cản trở, rất có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch và tắc động mạch ở chân. Đặc
biệt là những người già cao huyết áp, bị tiểu đường, bị bệnh tim, vắt
chéo chân thời gian dài sẽ làm bệnh nặng hơn.
- Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản ở nam giới: Khi vắt chéo chân, hai chân
thường bị kẹp quá, làm tăng nhiệt độ ở bên bắp đùi và bộ phận sinh dục.
Nhiệt độ nóng lên sẽ gây hại cho tinh trùng, để lâu có thể ảnh hưởng đến
sinh con. Vì vậy, vắt chéo tốt nhất là đừng quá 10 phút, nếu thấy có mồ
hôi chảy ra, tốt nhất là đi lại nhẹ nhàng ở nơi thoáng gió để tản nhiệt
nhanh.
- Gây tổn thương xương cốt hay căng cơ: Khi vắt chéo chân, xương chậu và
khớp háng dễ đau mỏi do áp lực kéo dài, sau một thời gian dài có thể bị
tổn thương xương hay căng cơ. Khi ngồi trên xe, nếu xe dừng gấp, hai
chân đan chéo không kịp thả thăng bằng, dễ gây đau cho khớp xương và bắp
thịt, dẫn đến trật khớp.
3. Ngồi trong nhà vệ sinh xem báo
Ngồi trên bồn cầu đọc sách xem báo, chắc chắn sẽ kéo dài thời gian đại tiện, làm cho hậu môn ứ máu và bệnh trĩ phát tác.
Y học hiện đại nghiên cứu cho biết, ngồi nhà vệ sinh quá 3 phút sẽ có
thể trực tiếp dẫn đến tụ huyết giãn tĩnh mạch trực tràng, dễ gây bệnh
trĩ, và bệnh nặng hay nhẹ có liên quan đến thời gian dài hay ngắn.
Thời gian ngồi bồn cầu càng dài, tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Bởi vì ngồi
lâu sẽ làm tăng áp lực lên bụng, làm cho máu trong tĩnh mạch chảy ngược
không xuôi, dẫn đến giãn tĩnh mạch ở trực tràng, làm cho nhóm tĩnh mạch
đóng mở lỏng lẻo, thành tĩnh mạch sẽ mỏng và phồng lên. Để lâu như vậy
sẽ hình thành bệnh trĩ.
Ngoài ra, trong nhà vệ sinh thường không đủ ánh sáng, đọc sách báo cũng
dễ hại mắt. Lời khuyên của bác sĩ là, khi đại tiểu tiện trong nhà vệ
sinh, cần nhanh chóng kết thúc trong vòng 5 phút, đồng thời không ngừng
tập nâng mông, như vậy mới có thể phòng bệnh như bệnh trĩ có hiệu quả.
4. Vừa tỉnh dậy lập tức ra khỏi giường
Jim Horne, giáo sư Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ, Đại học Loughborough
cho biết, vừa tỉnh dậy đã lập tức ra khỏi giường rất có thể làm thay đổi
đột ngột huyết áp, gây ra các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ. Cần nằm 5
phút để vận động tứ chi và não bộ rồi mới đứng dậy ra khỏi giường.
Sau khi tỉnh dậy không được lập tức đứng dậy, mà trước hết cần nằm trên giường nửa phút.
Để làm giảm tổn thương cho huyết quản gây ra bởi sự thay đổi áp lực lên
huyết quản trước và sau khi ngủ, các chuyên gia cho biết:
Một là, sau khi tỉnh dậy không được lập tức đứng dậy, mà trước hết cần nằm trên giường nửa phút.
Hai là, sau khi ngồi dậy thì ngồi cạnh giường nửa phút.
Ba là, dựa vào cạnh giường đứng dậy nửa phút rồi mới ra khỏi giường hoạt
động. Mọi hoạt động diễn ra từ từ như vậy sẽ làm cho các cơ quan của cơ
thể thích ứng với sự thay đổi, giảm nguy cơ ngã vật xuống do áp lực lên
mạch máu từ việc đứng dậy đột ngột gây ra.
5. Liên tục sử dụng máy tính 3 tiếng trở lên
Sử dụng máy tính kéo dài sẽ gây mỏi mắt, đau lưng mỏi vai, hơn nữa còn gây ra các vấn đề như đau đầu, mất ngủ, chán ăn.
Tia X yếu và bức xạ điện từ tần suất thấp của máy tính có thể gây mất
thăng bằng trung khu thần kinh của con người. Một nghiên cứu của Anh cho
biết, từ trường và bức xạ tần số thấp phát ra từ màn hình máy tính sẽ
gây ra 7 – 19 chứng bệnh, bao gồm chảy nước mũi, ngứa mắt, đau cổ, mất
trí nhớ ngắn hạn, cáu kỉnh và trầm cảm.
Đối với phụ nữ, còn có các triệu chứng bị đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo
dài, một vài bà mẹ còn bị sinh non hoặc phải phá thai. Ngoài ra, làm
việc với máy tính lâu dài, sẽ căng thẳng tinh thần, áp lực tâm lý lớn,
dễ mệt mỏi toàn thân, cộng với bức xạ điện từ, tỷ lệ ung thư vú của
những người này sẽ cao hơn bình thường khoa ̉ng 30%. Có nghiên cứu cho
biết, bức xạ điện từ của máy tính còn có thể gây ung thư.
- Gây hại đến tầm nhìn: Mắt dán vào một chỗ lâu, số lần chớp mắt chỉ
bằng 1/3 so với bình thường, từ đó đã làm giảm tiết ra chất bôi trơn
mắt. Làm như thế lâu dài, không những gây mỏi mắt, hoa mắt, mắt mờ, mà
còn gây ra các phản ứng khác không thích hợp. Phương pháp hiệu quả nhất
là nghỉ ngơi hợp lý, ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A, bổ sung
rhodopsin cho võng mạc, chẳng hạn cà rốt, bắp cải, giá đỗ, đậu phụ, táo
đỏ, cam, sữa, trứng gà, gan động vật, thịt nạc.
- Gây hại các tổ chức cơ thể: Làm việc với máy vi tính lặp đi lặp lại,
căng thẳng sẽ gây hại cho các tổ chức của cơ thể như các cơ, dây thần
kinh, khớp, gân. Ngoài đau lưng, còn có thể bị đau, thậm chí tê liệt cổ
tay, những chứng này mở rộng ra lòng bàn tay và các ngón tay.
- Gây hại cho hệ hô hấp: Hơi bay ra từ máy tính sẽ gây hại cho hệ hô
hấp. Các nhà nghiên cứu của Quỹ Bệnh mẫn cảm Anh gần đây đưa ra một báo
cáo cho biết, thiết bị văn phòng sẽ phát ra khí ozone có hại cho sức
khỏe con người, thủ phạm chính là máy tính, máy in laser. Các khí ozone
này không chỉ độc hại, mà còn có thể gây khó thở cho một số người. Ngoài
ra, đợi lâu ở nơi có nồng độ khí ozone cao sẽ gây ra bệnh phổi.
6. Khom lưng di chuyển vật nặng
Các chuyên gia cho rằng, khom lưng di chuyển vật nặng có thể gây hại cho
các cơ lưng và đĩa đệm thắt lưng. Tốt nhất là ngồi xổm xuống, lấy cơ
thể dựa vào trước, làm cho trọng lực được chia đều cho các cơ bắp của
chân.
Tư thế đúng: Trước tiên cơ thể cố gắng áp sát vật nặng, sau đó khom gối,
khom xương hông, dùng hai tay giữ vật, duỗi gối duỗi xương hông, vật
nặng sẽ di chuyển. Như vậy, sẽ tránh phải sử dụng cơ ở lưng, giảm tổn
thương thắt lưng. Ngoài ra, khi di chuyển vật nặng, cần chú ý để hai đầu
gối bán gập, để cho đồ vật sát với cơ thể, như vậy sẽ giảm gánh nặng
cho cơ thắt lưng, giảm nguy cơ chấn thương.
7. Dừng sức quá nhiều khi đại tiện
Đại tiện quá dùng sức dễ làm tim phải co bóp nhiều, huyết áp sẽ tăng lên
đột ngột, gây chảy máu não. Khi người già quá dùng sức để đại tiện có
thể dẫn đến thay đổi lưu lượng máu ở động mạch vành và não, do lưu lượng
máu ở não giảm xuống, khi đại tiện có thể xảy ra ngất xỉu (bất tỉnh),
người suy mạch vành có thể bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, người bị
cao huyết áp có thể bị xuất huyết não ngoài ý muốn, hơn nữa có thể gây
chứng phình động mạch hoặc vỡ thành mạch, tắc động mạch, loạn nhịp tim
và thậm chí đột tử.
8. Uống nước quá ít
Các chuyên gia về y tế cho biết, mỗi người tốt nhất là uống đủ 2 lít
nước/ngày, từ sáng sớm cho đến cả 3 bữa ăn hàng ngày đều cần bổ sung
nước thích hợp.
Rất nhiều phụ nữ thức dậy là uống nước coi như một bài tập hàng ngày,
mong nó làm nhuận tràng, giảm độ nhớt máu. Nhưng bổ sung nước vào sáng
sớm như thế nào sẽ khỏe mạnh hơn? Thực ra, không có quy tắc nhất định,
bổ sung nước vào sáng sớm mỗi người có sự khác nhau.
Người gầy ốm, da nhợt nhạt, sáng sớm không nên uống sữa, nước hoa quả,
nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn cơ thể, có thể đổi những thứ đó bằng
canh, cháo nóng.
Nước trái cây tươi không thích hợp với cái dạ dày trống rỗng vào sáng
sớm, dù là mùa hè cũng phải kết hợp với bữa sáng. Sáng sớm tránh uống
nước mặn, ăn canh thịt hay canh vằn thắn mặn, nó sẽ chỉ làm ta có cảm
giác đói thêm.
Trước khi ăn, uống nước sẽ tốt cho dạ dày: Món khai vị của phương Tây
chính là món canh để ăn ngon miệng hơn, bôi trơn thực quản, chuẩn bị tốt
cho bữa ăn. Như vậy, trước khi ăn cơm, bổ sung nước cũng có ý nghĩa
tương tự. Trước khi ăn thức ăn thể rắn, nên uống nửa cốc nước (100 ml),
có thể là nước hoa quả, sữa chua ấm, cũng có thể là nước hoa cúc đường
viên hay nước trà nhạt ấm, hoặc một bát canh khai vị đặc nhỏ, đều là
cách rất tốt cho dạ dày.
9. Thích ăn đồ nóng
Ăn quá nóng sẽ có hại cho đường ruột và các chức năng của cơ thể, bình
thường ăn nhiều thức ăn có nhiệt độ gần với cơ thể, có thể trì hoãn sự
lão hóa của dạ dày, giúp ta sống lâu hơn.
Thức ăn nóng tiếp xúc vào đường tiêu hóa, niêm mạc khoang miệng sẽ làm
cho mô ở đây bị tổn thương, loét, chảy máu. Nếu liên tục bị kích thích
có hại như thế có thể gây ung thư. Vì vậy, người có thói quen ăn uống đồ
nóng sẽ có nguy cơ rất cao về ung thư khoang miệng và thực quản.
Các chuyên gia cho rằng, sau 40 tuổi nên ít ăn đồ cay, nóng, tê. Những
đốm trắng ở khoang miệng do thích ăn đồ nóng, cay, tê gây ra không tách
rời việc mắc bệnh ung thư khoang miệng. Nó chuyển hóa thành ung thư, chủ
yếu và một phần bị kích thích bởi vật lý, hóa học. Đây cũng là điều mấu
chốt để sau 40 tuổi tốt nhất ít ăn thức ăn cay, nóng, tê, nếu không
những thức ăn khẩu vị nặng này sẽ liên tục kích thích khoang miệng, tiếp
theo trực tiếp gây ra ung thư miệng.
Vì vậy, người qua 40 tuổi cần chú ý khi khoang miệng có những mảng đốm
sần sùi không thể tiêu trừ, nếu niêm mạc sần sùi, có cảm giác dị vật
hoặc vị giác thay đổi, cần hết sức chữa trị. Nếu có đốm trắng, cần
thường chú ý sự thay đổi của nó, như xung quanh đốm trắng có xuất hiện
đốm đỏ không, mảng đốm cứng lại, kèm theo các hiện tượng như chảy máu,
loét thì cần đặc biệt cảnh giác.
10. Uống quá nhiều cà phê hoặc trà
Uống cà phê và trà với số lượng thích hợp sẽ có lợi cho sức khỏe, uống quá nhiều sẽ kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Đừng nghĩ là đem đổi cốc cà phê nhỏ thay bằng cốc to và bạn sẽ khỏe mạnh
hơn. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng, hoàn toàn không có đủ
bằng chứng cho thấy lợi ích của cà phê.
Phản ứng với cà phê có sự khác nhau ở mỗi người: một tách cà phê nhỏ có
thể làm cho một người trở nên lo lắng căng thẳng, nhưng có một số người
uống đến 10 tách cà phê vẫn có thể ngủ ngon cả đêm. Mối quan hệ giữa cà
phê và sức khỏe hiện còn chưa có luận chứng chặt chẽ, các chuyên gia cho
rằng uống cà phê tốt hay xấu là tùy thuộc vào mỗi người.
Trên thực tế, trà phân làm nhiều loại, trong đó có trà xanh, trà đen
(hồng trà), trà Ô long. Các loại trà này có tính nóng, lạnh khác nhau,
có tốt cho sức khỏe hay không thì phải xem thể chất của bạn thế nào. Trà
xanh có tính lạnh, trà đen có tính nóng, trà Ô long có tính chất trung
tính giữa trà xanh và trà đen, tức là tính bình.
Uống trà phải phù hợp, uống trà nhiều cũng như ăn nhiều hơn một loại
thức ăn nào đó. Rất nhiều người có thể chất dương suy uống nhiều trà
xanh lâu sẽ mắc hội chứng suy giảm. Nếu đã có thói quen uống trà, thì
bạn nên uống trà Ô long, vì nó có tính bình.
Đức Trọng