Tiết mục múa mở đầu
Chương trình thu hút hàng ngàn khán giả là chư tôn đức Tăng
Ni, Phật tử, bạn trẻ dự khán. Các ca sĩ, nghệ sĩ Nguyễn Đức, Thùy Trang, Vân
Khánh, Quốc Đại, Đông Quân, Thanh Thúy, Cẩm Ly, Hiền Thục, Quang Hà, Quách Tuấn
Du, Hồng Tơ, Kim Tử Long, Phượng Hằng, các nhóm nhạc, nhóm múa… đã tham gia
chương trình.
Với chủ đề này, toàn bộ chương trình đã được biên tập viên -
ca sĩ Nguyễn Đức và ca sĩ Thùy Trang chuyển tại dưới nhiều góc độ của cuộc
sống.
Cửa Phật từ bi với
hình ảnh Đức Thế Tôn đản sinh, mang lại ánh sáng Phật pháp cho nhân loại và
chúng sinh trong 6 đường luân hồi sanh tử (Sáng
tỏa hoa Đàm - Quốc Đại, Vân Khánh, Nhịp
vui Khánh đản - Hiền Thục…). Đó còn là hình ảnh mẹ hiền Quán Thế Âm với
hạnh nguyện lắng nghe, cứu khổ, khi chúng sinh quay về nương tựa cửa Phật thì
sẽ được giải thoát, an lạc, đoạn trừ phiền não, nghiệp chướng… (Thành tâm sám hối - Nguyễn Đức).
Cửa Phật từ bi nên
có cả những ca khúc, tiết mục hướng người xem tới những loài chúng sinh trong
đường súc sinh, hình ảnh mẫu tử thiêng liêng của loài gà, loài khỉ, của sự
hướng thượng, hướng tới từ-bi trong từng bữa ăn (ăn chay) với Lời gà mái (Trung Hậu). Đó, cũng là xốc
dậy định luật nhân quả trong đời sống, trong tam nghiệp ý-khẩu-thân; tất cả đều
sẽ được biểu hiện nhưng nếu biết “phóng hạ đầu đao” thì sẽ luôn luôn được ánh
từ quang của Phật, Bồ-tát soi sáng, từ đó vượt thoát khổ đau… (kịch Nhân quả công bằng).
Cửa Phật từ bi đã
đưa người xem qua những miền tâm thức sâu sắc nhất, trí tuệ nhất, căn bản nhất
của Phật giáo như Bát Nhã Tâm Kinh, Đại Bi thần chú… (Kim Tử Long, Phượng Hằng
và nhóm Mặt Trời Đỏ thể hiện) để từ đó nhận diện chơn tâm cũng như chơn như của
cuộc sống vốn vô thường, sanh-diệt vốn là đương nhiên, có trong nhau…
Cửa Phật từ bi còn
hướng tới một giá trị rất cao thượng trong cuộc sống mà tất cả những ai muốn
“lớn nỗi thành người” đều phải trân trọng, gìn giữ. Đó chính là chữ hiếu (Nỗi buồn mẹ tôi do Cẩm Ly thể hiện)…
Cửa Phật từ bi… ở
một khía cạnh nào đó cũng là tâm lượng của Ban Tổ chức, như lời bộc bạch của
TT.Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp rằng, tổ chức chương trình quy mô,
hoành tráng như Diệu Âm Hoằng Pháp nhà chùa có gặp khó khăn nhưng vì mong ước
đem âm nhạc Phật giáo phổ quát đến quần chúng nên Hoằng Pháp sẽ tiếp tục duy
trì, phát triển chương trình này.
Theo TT.Thích Chân Tính, sắp tới, trong tinh thần cộng tác
với các nghệ sĩ sẽ thành lập CLB Diệu Âm Hoằng Pháp để biến chương trình này
thành món ăn tinh thần cho Phật tử cũng như công chúng khắp nơi, đó cũng là một
trong những phương cách hoằng pháp lợi sanh…
Dự kiến, Diệu Âm Hoằng Pháp 4 sẽ diễn ra ở Hà Nội.
Chùm ảnh Diệu Âm Hoằng Pháp 3: