16/12/2012 18:54 (GMT+7)
Số lượt xem: 39976
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Khi được tìm thấy vào ngày 27/4/1937, tại làng Lợi Mỹ, Phong Mỹ (Đồng Tháp) các chuyên gia đến từ trường Viễn Đông Bác cổ đã đánh giá tượng Phật Lợi Mỹ là bảo vật độc đáo vô cùng quý giá, cần nhanh chóng đưa về Bảo tàng Blanchard de la Brosse (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia tại thành phố Hồ Chí Minh).




Tượng Phật nặng 100kg, được tạc bằng một thân cây gỗ Trai nguyên khối, là tác phẩm điển hình của điêu khắc Phật giáo Đông Nam Á, thời kỳ đầu công nguyên thuộc Văn hóa Óc Eo (thế kỷ I - VI). Tượng có kích thước lớn, có giá trị thẩm mỹ cao, đặc biệt còn được lưu giữ nguyên vẹn đến ngày nay, là tác phẩm nổi tiếng, được nhiều nước trên thế giới mượn để giới thiệu về Văn hóa Óc Eo. 

Pho tượng Phật được các nghệ sĩ Óc Eo tạo tác có hình dạng nhỏ nhắn khiêm tốn nhưng vẫn đầy pháp lực với dáng vẻ đứng trên tòa sen nhiều lớp, dáng thanh mảnh, đầu đội mũ miện tròn đỉnh có chóp nhọn, tai dài chấm vai, vai xuôi, hai tay giơ ngang ngực, trong tư thế bắt ấn, mặc áo choàng dài phủ đến chân tạo thành hình vòng cung… 

Tượng Phật được phát hiện.
Trên pho tượng, nét đặc biệt là một mắt Phật mở, còn mắt kia thì nhắm với ẩn ý khi Phật nhắm mắt biểu hiện ngài an trú vào đại định và khi Phật mở mắt (nhưng khép lại quá nửa) với hướng nhìn xuống, là biểu thị sức quán chiếu nội tâm để tự mình giác ngộ.
 
Ngụ ý của những nghệ nhân Óc Eo xưa kia muốn nhắc nhở người đời phải xoay cái nhìn vào chính bản thân mình để soi xét, đấy mới là việc bổn phận, chứ không để mắt phóng ra ngoài, trông đợi người ngoài giải thoát được. Bàn tay phải của Phật được tạc theo thế thủ ấn đưa ra phía trước, với ngón trỏ và ngón cái chạm vào nhau, ba ngón còn lại để thẳng, thong thả. Hiện tượng Phật Lợi Mỹ đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia - thành phố Hồ Chí Minh.

Theo ANTĐ


Âm lịch

Ảnh đẹp