Trong
bài viết có tựa đề “Khám phá giá trị hạnh phúc ở Bhutan” (In search of
happiness in Bhutan), đăng trên chuyên mục bình luận và phân tích của
nhật báo Today, nhà báo kỳ cựu Pang Cheng Lian cho rằng Bhutan đã có
những hướng đi tiên phong và khác biệt với phần còn lại của thế giới
trong sứ mệnh xây dựng hạnh phúc của người dân.
Các nhà sư trẻ tại một tu viện của Bhutan - Ảnh: BEL
“Từ những năm 1970, quốc vương thứ tư của Bhutan Jigme
Singye Wangchuck đề xuất thay vì nhìn vào tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
thì nên nhìn vào tổng hạnh phúc của quốc gia (GNH). Nói cách khác, sự
thành công của một chính phủ và chính sách dựa trên mức độ hạnh phúc của
người dân.”
Theo nhà báo Pang Cheng Lian, sau hơn 40 năm kiên trì và nỗ lực,
Bhutan đã có những thành công theo cách của họ. “Theo cuộc Điều tra tiêu
chuẩn cuộc sống ống 2012 được thực hiện bởi Cục thống kê quốc gia thì
hạnh phúc đó là còn sống và sống tốt. Qua đó cho thấy 85% các gia đình
cho thấy rằng họ hạnh phúc và chỉ có một trong 100 cá nhân cho biết rất
hài lòng"., tác giả viết.
Từ đó tác giả cũng nêu lên các yếu tố tại nên giá trị hạnh phúc của
người dân Bhutan sau những cuộc trò chuyện với người dân địa phương, bao
gồm: một chính phủ tốt, sự phát triển cân bằng kinh tế và xã hôi, phát
triển văn hóa và bảo tồn môi trường tự nhiên. Và thực hiện được 4 yếu tố
này, người dân Bhutan dựa vào hai nên tản quan trọng là Phật giáo và
truyền thống gia đình hoàng tộc.
“Bhutan thực sự là một đất nước có niềm tin tâm linh sâu sắc. Phật
giáo Đại thừa (chủ yếu là truyền thống Kim Cương thừa) được xem là quốc
giáo, là là lẽ sống. Theo một tài liệu hướng dẫn về du lịch, cả nước
Bhutan có khoảng 10.000 ngôi bảo tháp và khoảng 2.000 tu viện, chùa
chiền. Hàng tuần đều xuất bản ấn phẩm chỉ dẫn những điều tốt lành cho
các hoạt động khác nhau. Trong khi học sinh trên đường từ trường về nhà
đều luôn dừng lại kính lễ mỗi khi ngang qua một ngôi chùa.”
Cuối bài bình luận, nhà báo Pang Cheng Lian cũng khó đưa ra một kết
luận đánh giá về mức hạnh phục của Bhutan khi chỉ ở đó có 10 ngày. Và
lúc rời gót, Pang Cheng Lian vẫn còn những băn khoăn về khả năng kiến
tạo hạnh phúc của vùng đất này bằng những chính sách thiên về chính trị.
Và rồi, chính vị ký giả này cho rằng nếu như các chính sách về mặt
chính trị không đảm bảo cho hạnh phúc của dân chúng mãi mãi thì cần quay
lại nhìn theo quan điểm của Phật giáo: “Mọi người đều cho tằng, yếu tố
bên ngoài mang lại cho họ hành phúc nhưng thực sự hạnh phúc chính là
cách thức mà chúng ta đón nhận mọi thứ như thế nào, nó nằm trong tự thân
của chúng ta."
Dịp này vị ký giả này cũng đưa ra câu hỏi liệu Singapore có nên học
tập theo Bhutan. Bài bình luận sau đó cũng được đăng lại trên một số
nhật báo khác của Singapore và Malaysia.