Vấn đề này, thật là dễ hiểu. Đó là Phật
Giáo Việt Nam đã từng bị những người Việt theo Đạo Thiên Chúa đàn áp
nhằm tiêu diệt để độc tôn Đạo Chúa họ từ thời Bảo Đại. Dữ kiện này, được
thấy bà Nam Phương Hoàng Hậu, có văn phòng tại Sài Gòn, chỉ thị cho Thủ
tướng Nguyễn văn Tâm ra Huế, đến chùa Từ Đàm, gỡ bảng Tổng Hội Phật
Giáo Việt Nam xuống, không cho treo vào năm 1951. Buộc Ngài Hội Chủ
Thích Tịnh Khiết nạp khuôn dấu, nhân viên quản trị Trung ương, người bị
bắt vào nhà tù, người lánh nạn.
Đến thời Ngô Đình Diệm làm Tổng
Thống Đệ I VNCH. Phật Giáo VN càng tiếp tục bị chính quyền Thiên Chúa
Ngô Đình Diệm đàn áp bằng nhiều cách thật tàn ác đối với Phật tử tại
miền Trung, Cao nguyên sau khi lên ngôi Tổng Thống 1955. Hành động đàn
áp trắng trợn hơn hết, đó là ban hành công điện triệt hạ cờ Phật giáo
quốc tế. Công điện mang số 5159, do Ngô Đình Diệm ký ngày 6-5-1963, gởi
đi ra lệnh cho các thuộc hạ chính quyền địa phương trên toàn miền Nam
thi hành triệt hạ, không cho treo vào ngày Phật Đản 15-4-âm lịch, năm
Quý Mão, Phật lịch 2507, nhằm ngày 8-5-1963.
Trước vô số hành
động tàn ác, bạo ngược của chính quyền Thiên Chúa giáo Ngô Đình Diệm
đối với Phật giáo VN, trong đó hành động triệt hạ Cờ Phật Giáo quốc tế,
được xem là tội lớn nhất đối với Phật Giáo trên thế giới. Tội ác đó
không thể tha được, phải đứng lên tranh đấu, dù bị máu đổ, sẵn sàng đổ
máu. Do đó chư Tăng tại Huế khai nguồn và phát động tranh đấu. Lịch
trình công cuộc tranh đấu, được diễn tiến hằng trăm bước, nhưng người
viết, chỉ ghi lại một vài nét cơ bản sau đây:
I- Diễn tiến 1-Điện
văn gởi đến Phật Giáo quốc tế, yêu cầu can thiệp. 2- Điện văn gởi TT
Ngô Đình Diệm, nói lên niềm xúc động và hỏi lý do tại sao cấm Phật giáo
VN treo cờ PG quốc tế. 3-Điện văn gởi các tập đoàn PGVN, cho biết cờ PG
QT bị NGô Đ Diệm triệt hạ. 4- Mở cuộc mít tin thật nóng bỏng tại chùa Từ
Đàm sáng ngày 17 -4 Quý Mão (10-5-1963). Trong buổi mít tin, T Tọa Trí
Quang nói lên cái chết của các em thiếu nhi tại đài phát thanh Huế. Số
Phật tử tham dự trên 10 ngàn, hơn 2 lần sáng Rằm tháng 4 Quý Mão. 5-Một
bức tâm thư và bản tuyên ngôn của Tổng HPGVN nói lên quan điểm, được HT
Hội Chủ,Thích Tịnh Khiết ấn ký ngày 10-5-1963.
II- Năm nguyện
vọng: 1- yêu cầu chính phủ VNCH thu hồi vĩnh viễn công điện triệt hạ
giáo kỳ của Phật giáo. 2-Yêu cầu để cho PGVN phải được hưởng một chế độ
đặc biệt như các hội truyền giáo Thiên Chúa đã được ghi trong đạo dụ số
10. 3- Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ
Phật giáo VN. 4-Yêu cầu cho Tăng,Tín đồ PGVN được tự do truyền đạo và
hành đạo. 5-Yêu cầu chính phủ bồi thường một cách xứng đáng cho những kẻ
chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền bồi đúng mức. Huế
23-5-63. Hội Chủ THPGVN, ký tên HT Thích Tịnh Khiết; Hội Trưởng Tổng Trị
Sự HPGVN Trung Phần, ký tên Thượng Tọa Thích Trí Quang. Nhiều bản
Nguyện vọng,Tuyên ngôn, Tâm Thư, hằng trăm tài liệu khác , được tiếp tục
hiện hữu, và gởi chính quyền NGô Đình Diệm từ lúc phát động tại Huế, và
Sài Gòn, nhưng anh em ông Diệm gác qua, không thực thi.
III- Làn sóng tranh đấu của PGVN được lan rộng vào Sài Gòn.
Sau
chuyến công tác Đại lễ Phật Đản tại chùa tỉnh hội PG Pleiku, tôi đáp
máy bay AIR VN về Nha Trang sáng ngày 16- 4-Quý Mão, 9-5-1963. Còn thầy
Hoa Tiên (Trần Công Ngộ) đi về Già Lam cùng ngày bằng AIR VN. Tôi về đến
chùa Long Sơn lúc 11.30. Tại chùa Long Sơn, tỉnh hội PG Khánh hòa Nha
Trang, tôi nghe băng cassette lễ Phật Đản và mít tin tại chùa Từ Đàm
15-4-âm lịch (8 -5-63). Tại đây, tôi được Đại Đức Thích Chí Tín trụ trì
chùa Long Sơn giao cho nhiệm vụ mang băng cassette về Già lam Sài Gòn.
Để kịp cho công việc đại sự ấy, tôi qua Phật Học Viện Hải Đức , gặp Đại
đức Trừng San, Giám Sự PHV, trình bày công việc khẩn ấy, Thầy liền cho
tiền đi máy bay. Tuy nhiên phải nghỉ lại Viện, sáng mai 10-5-1963
(17-4-âm lịch) tôi mới đến lấy vé ở đường Độc lập, rồi ra phi trường
bằng xe bus Air VN. Máy bay cất cánh lúc 10.45 , đến Sai Gòn 11.50. Về
Già lam, sau những giây phút hầu chuyện với TT Thích Trí Thủ về công tác
hành lễ và thuyết giảng Phật Đản tại chùa Bửu Thắng, Tp Pleiku rất vui
và thành công.
Tôi không đưa băng cassette cho TT Giám Viện, tôi
đưa cho mấy huynh Hạnh Cơ, Tuệ Sỹ, Nguyên Thuận ( Lê văn Hòa, hiện đang
ở Kentucky) và Thầy trụ trì Già lam Thích Huy Hoàng cùng nghe, bởi vì
thầy trụ trì mới có máy cassette. Nghe xong, huynh Hạnh Cơ đề nghị đem
xuống cho TT Thích Tâm Châu tại chùa Từ Quang. Sáng mai 11-5-63, ba
chúng tôi: Đức Hạnh, Hạnh Cơ, Nguyên Thuận xuống Từ Quang, gặp TT Tâm
Châu trình băng Cassette cho Ngài. Qua vài phút nghe, TT nói lời quyết
tâm, ra Tâm Thư gởi đồng bào Phật tử, kêu gọi tranh đấu để bảo vệ Phât
Giáo.
IV- Bức Tâm Thư Đầu Tiên Tại Sài Gòn.
Ngày 12-5-63,
chúng tôi Đức Hạnh, Hạnh Cơ, Nguyên Thuận và Tuệ Sỹ cùng đến Từ Quang,
đã thấy Bức Tâm Thư mang nội dung tranh đấu bất bạo động, do TT Tâm Châu
viết và ấn ký, sẵn sàng đến tay đồng bào Sài Gòn. Thế là mỗi người
chúng tôi lấy một ít, rồi mỗi đứa đi mỗi nẻo đường. Thầy Tuệ Sỹ phát
Tâm Thư tại bến xe Bus Sai Gòn. Phát hết chỉ còn 1 tờ để dành xem. Chẳng
may bị Cảnh Sát bắt đem về Bót. Cuối cùng họ thả Thầy về sau mươi phút
họ nghe Thầy lý luận nội dung Tâm Thư.
V- Nhiều Chùa Sài Gòn Hành lễ Cầu Siêu.
Nhiều
Lễ Cầu Siêu cho những Phật tử bị chết oan tại đài Phát thanh Huế, được
các chùa ở Sài Gòn tổ chức trong ngày 15-5-1963 rất trọng thể, do bức
Tâm thư của TT Tâm Châu tác động. Mặc dù có Công An đứng canh gác trước
chùa, nhưng chùa nào cũng có cả ngàn Phật tử đến dự lễ. Như tại Ấn
Quang, số Tăng, Ni trên 4 trăm, Phật tử cỡ hai ngàn người.
VI- Một Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo Ra Đời Tại Chùa Xá Lợi.
Để
chuẩn bị thành lập một UBLPBVPG, quý Thượng Tọa Thiện Hoa, Thiện Hòa,
Trí Thủ, Pháp Tri, Đ Đ Từ Hạnh,… gặp nhau ở Ấn Quang. Ngài Thiện Hoa
nói: “Nhân sự trong UBLPBVPG, là chư Tăng trong các giáo phái PG, và
cũng có một vài Cư sĩ. Vai trò của UBLPBVPG, là điều hành, chỉ đạo một
số phật sự tranh đấu, cũng như đi gặp các cấp lãnh đạo chính quyền do họ
mời, hay mình muốn gặp qua văn thư. Có nghĩa là cuộc tranh đấu của mình
phải có tổ chức, tập thể lãnh đạo. Thế nào chúng ta cũng phải đến gặp
chính quyền. Chừng đó phái đoàn của mình tùy lúc mà có Tăng 6 hay 7, rồi
đề cử vị nào đó làm trưởng đoàn”. Thế là một Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ
Phật Giáo được thành lập tại chùa Xá Lợi vào ngày 25-5-63. Trước khi
thành lập UBLPBVPG, đã có một phái đoàn chư Tăng gồm có quý Thượng Tọa:
Thích Tâm Châu, Thiện Hoa, Thiện Thái, Lâm Em, Dũng Chí, ông Mai Thọ
Truyền đến xin gặp Tổng Thống Diệm tại Dinh Gia Long vào ngày 15-5-63,
để trình bày nỗi niềm xúc động về Đạo kỳ PGQT bị T Thống triệt hạ…
VII –TẤT CẢ TĂNG TÀI CÁC NƠI VỀ CHÙA XÁ LỢI SÀI GÒN.
Sau
khi thành lập xong UBLPBVPG trong ngày 25-5, đến những ngày 26,27,28-
5-63, nhiều vị Tăng tài các nơi, tụ hội về chùa Xá Lợi, như T T Thích
Huyền Quang từ Nguyên Thiều Bình Định vào,TT Thích Trí Quang ở Huế vô,
Đức Hội Chủ THPGVN,Thích Tịnh Khiết ở Huế vào Xá Lợi. Riêng Đại Đức
Thích Giác Đức, được tôi Đức Hạnh tuân lệnh Tăng sai, đem thư TT Thích
Trí Thủ, Giám Viện Tu Viện Già Lam, lên chùa Phước Huệ Bảo Lộc trong
ngày 1-6-63, để mời Thầy G Đ về, sau đó cùng về Sài Gòn với Đ Đ Thích
Giác Đức, không để Thầy đi một mình. Bởi vì Thầy Giác Đức trực thuộc
Tăng đoàn Nam Trung Phần, được TT Trí Thủ bổ nhiệm Trụ Trì kiêm giảng sư
chùa tỉnh hội Phật giáo Bảo Lộc. Tôi ở tại chùa tỉnh hội Bảo Lộc , mãi
đến sáng 3-6-63 mới về Sai Gòn với Thầy Giác Đức. Lưu lại chùa Bảo Lộc 2
đêm. Đêm nào cũng vào chánh điện chùa để nghe Thầy Giác Đức nói chuyện
trước hằng trăm Phật tử, về chuyện Phật tử VN trên Cao Nguyên bị anh em
nhà Ngô đàn áp, bắt bớ giam cầm, tù đày, nay triệt hạ Cờ Phật PG. Thầy
nói thật hùng hồn mà không sợ Công An, Mật vụ của Diệm.
VIII- NHỮNG BAN, PHÒNG ĐƯỢC THÀNH LÂP TẠI CHÙA XÁ LỢI.
Những
ban, phòng trên được các Đại Đức sau đây phụ trách: Như Ban biểu tình
tuyệt thực, do 3 Đại Đức Thích Đức Nghiệp, Đại Đức Thích Chánh Lạc, Đại
Đức Thích Thanh Nhân phụ trách. Ban thuyết giảng, họp báo giải thích mọi
việc đấu tranh do 2 Đại Đức Thích Hộ Giác, Thích Giác Đức phụ trách.
Ban An ninh Tháp chuông, nơi nghỉ ngơi và làm việc của 3 vị T Tọa Thích
Trí Quang, Huyền Quang, Thiện Minh, do các Tăng sinh Tu viện Già Lam:
Hạnh Cơ, Tuệ Sỹ, Đức Hạnh, Nguyên Thuận, Nguyên Phương, Hoa Tiên đảm
trách. Phòng tài liệu, báo chí: Hình như do Đại Đức Thích Thắng Hoan và
một số sư cô Chùa Từ Nghiêm, Dược Sư…phụ trách. Ban an ninh ngoại vi, do
các thanh niên GĐPT Chánh Đạo Sài Gòn, mặc sắc phục dân sự, phụ trách.
IX-
Sở dĩ quý Thượng Tọa trong ban lãnh đạo đấu tranh, lập ra UBLPBVPG và
các Ban, Phòng như vậy là nhằm vào mục tiêu tranh đấu nhiều tháng ở cao
độ tới cùng, vì xét thấy rõ anh em Ngô Đình Diệm không thực thi những
điều Phật giáo yêu cầu. Họ hứa lèo, nói quanh co, cuối cùng không thực
thi một điều nào cả. Do vậy Bồ Tát Thích Quảng Đức tình nguyện tự thiêu
đầu tiên, may ra làm cho họ thức tỉnh mà đáp ứng 5 nguyện vọng của Phật
giáo yêu cầu. Sau đó 7 vị Bồ Tát Tăng Ni trên toàn miền Nam, lần lượt tự
thiêu.
X- Những Cây Đuốc BỒ TÁT Bùng Cháy khắp nơi trên quê hương VN giữa 6 tháng tranh đấu 63.
Trong
6 tháng Phật Giáo Việt Nam tranh đấu chống bạo quyền Thiên Chúa NGÔ
ĐÌNH DIỆM, có 8 vị Bồ Tát Tăng tự nguyện thiêu thân, làm ngọn đuốc để
soi lòng u tối của anh em Ngô Đình Diệm sáng lên, mà thấy được tội ác
của mình qua những hành động đàn áp, sát hại lương dân vô tội, mau quây
về khối dân tộc, ăn năn sám hối. Tám vị Bồ Tát tự thiêu sau đây:
1-Bồ
Tát Thích Quảng Đức, 2-Bồ Tát Thích Nguyên Hương, 3-Bồ Tát Thích Thanh
Tuệ, 4-Bồ tát Thích Tiêu Diêu, 5-Tát Bồ Thích Nữ Diệu Quang, 6-Bồ Tát
Thích Nữ Diệu Huệ, 7-Bồ tát Thích Quảng Hương, 8-Bồ Tát Thích Thiện Mỹ, (
8 vị-Bát Chánh Đạo) và một nam Bồ Tát tại gia, Phật tử Nguyễn Thìn, pd
Hồng Thể-thương phế binh tại Phước Lâm Vũng Tàu.
Bảy vị Bồ Tát
trên, cùng một sở nguyện tự thiêu thân như vậy, là do thấy được tâm địa
của anh em Ngô Đình Diệm đang lừa dối, xảo quyệt, mưu mô những chiêu ác
độc, chuẩn bị tiêu diệt lực lượng tranh đấu của Phật Giáo VN. Cho nên
thời gian, nơi chốn tự thiêu của mỗi vị, đều khác nhau.
1-Bồ Tát
Thích Quảng Đức tự thiêu vào sáng ngày 11-6-63, tại ngã tư Phan Đình
Phùng, Lê văn Duyệt, do sau khi biết được T T Ngô Đình Diệm lúc đầu chịu
thực thi 5 nguyện vọng của Phật giáo, mà phái đoàn UBLP đã tiếp xúc
15- 5-63 tại Dinh Gia Long. Sau đó bác bỏ và gia tăng khủng bố Phật
giáo.
2-Bồ Tát Thích Nguyên Hương tự thiêu trưa ngày 4-8-63 trước
Tòa Hành Chánh Phan Thiết, sau khi biết được Bản Thông Cáo Chung, đã
được hai phái đoàn Ủy Ban Liên Bộ và Ủy Ban Liên Phái BVPG ( gồm có TT
Thích Thiện Minh trưởng pđ, TT Tâm Châu, TT Huyền Quang thư ký, Đ Đ Đức
Nghiệp phó tk), đã thỏa hiệp ký kết vào ngày 16- 6 (sau 2 ngày thảo luận
14,15-6-63) về 5 nguyện vọng của PGVN. Đến khi đưa BảnThông Cáo Chung
vào TT Diệm. Ông Diệm đọc tới, đọc lui nhiều lần, với thời gian nửa
ngày, cuối cùng không ký. Chính sách đàn áp PG vẫn tiếp tục khủng bố
khắp nơi. Sau đó vài hôm, cho xe Thông Tin chạy khắp đường phố Sài Gòn,
loan báo rằng: Tổng Thống đã ký BTCC, do hai UB Liên Bộ và UBLP của Phật
Giáo đã thỏa thuận những điều PGVN đề nghị.
3-Bồ Tát Thích Thanh
Tuệ tự thiêu tại chùa Phước Duyên Huế vào đêm ngày 13-8-63, để yểm trợ
tinh thần văn thư số 112 của UBLPBVPG, gởi UBLB 30-7-63, yêu cầu giải
quyết 3 điểm, trong đó phóng thích tất cả tín đồ PG đang bị giam giữ
khắp nơi, mà T T Diệm nói “Tổng Thống đặc biệt khoan hồng” đã ghi trong
TCC.
4-Bồ Tát Thích Nữ Diệu Quang tự thiêu tại chùa Hội Phật Học ngày 15-8-63, cũng không ngoài để yểm trợ tinh thần 3 điểm trên.
5-Bồ
Tát Thích Thiện Huệ ( Tiêu Diêu), tự thiêu tại chùa Từ Đàm lúc 4 giờ
sáng ngày 16-8-63, để cầu nguyện cho Công điện của UBLPBVPG gởi: Tổng
Thống Mỹ Kennedy,TTKLHQ U Than, HPG Tích Lan, THPG Nhật Bổn, HPG Thái
Lan, HPG Đài Loan, HPG Đại Hàn, THPG Tân Gia Ba, HPG Thế giới, HĐBĐ
Calcutta…được thành công.
6-Bồ Tát Thích Nữ Diệu Huệ tự thiêu ở
Huế sau 20-8-63 để cầu nguyện (thời điểm chư Tăng,Ni,Phật tử tại hai
chùa Xá Lợi, Từ Đàm nói riêng, toàn quốc nói chung, đã bị Ngô Đình Nhu
đem quân đội, Cảnh sát tấn công đêm 20-8-63 ,bắt đi, giam cầm trong các
nhà tù, xà lim…TT Thiện Minh bị giam Xà Lim ở Huế, bị bóng đèn 100 w
chiếu vào mặt cả ngày lẫn đêm).
7-Bồ Tát Thích Quảng Hương tự
thiêu lúc 12.30 tại Bùng Binh Sài Gòn, ngày 5-10-63, để cầu nguyện chư
Tăng, Ni, Phật tử trên toàn quốc đang bị giam cầm trong nhà tù, luôn
được bình an, mau thoát khỏi cảnh tối tăm.
Một vài nét về Đại Đức
Thích Quảng Hương. Thầy QH, Tăng sinh PHV Hải Đức Nha Trang, đang là
giảng sư, kiêm trụ trì Tỉnh hội PG Ban Mê Thuộc từ 1959. Thình lìnhThầy
về chùa Già Lam đầu tháng 9-63. Cũng là lúc Thầy Phước Thành (Nguyên
Lượng ) ở PHV HĐ Nha Trang vô. Sau đó Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát từ Đà
Lạt về. Riêng tôi, Đức Hạnh đã có mặt tại Già Lam đầu 9-63, sau những
ngày lẫn trốn tại nhà chị Trung (người Bắc) ở đường Pasteur, đệ tử Thầy
Giác Đức. Sở dĩ tôi không bị bắt vào Rạch Cát đêm 20-8-63, là do Thầy
Giác Đức nhờ tôi đến chị Trung lấy lọ Vitamine C vào lúc 7 giờ tối. Tôi
được chị Trung bảo đừng về Xá Lợi, vì nghe đâu, chùa Xá Lợi sẽ bị Cảnh
Sát tấn công trong đêm nay, 20-8-63. Nhiều Phật tử nghe tin ấy, nhưng
không ai tin cả.
Tại Già Lam, Thầy Quảng Hương chỉ nói với 3
chúng tôi ĐH, NL và LMT, Thầy sẽ tự thiêu để cầu nguyện Chư Tăng mau
thoát khỏi trại Rạch cát và các nhà tù của Diệm, Nhu, vì đã phát nguyện
lên chư Phật rồi, phải thực hiện sở nguyện ấy càng sớm càng tốt. Thế là
Nguyên Lượng lo hết phương tiện thiêu thân cho Thầy QH. Nhớ một hôm nọ,
NL quẹt que diêm, châm vào nách Thầy QH, mà Thầy cứ ngồi im không nhúc
nhích. Còn Thầy Lê Mạnh Thát, đi gặp các hãng Thông Tấn xã ngoại quốc
về địa điểm và giờ thiêu. Đến ngày 5-10-63, sau bữa ăn trưa lúc 10.30,
ba chúng tôi cải trang dân sự, để xuống Bùng Binh Sài Gòn. Vừa ra cửa,
gặp Thầy Huy Hoàng trụ trì GL, Thầy mở lời: ”Mấy cậu Nhảy Đầm ở mô, ăn
mặc đẹp rứa?” . Thầy Quảng Hương đi sau một mình bằng Taxi.
Tại
Bùng Binh SG, ba chúng tôi đứng 3 nơi. Tôi đứng trước thềm nhà ga xe
lửa. Nguyên Lượng đứng ở cửa Đông Chợ BếnThành. Thầy Lê Mạnh Thát đứng
tại các Kiot hoa tại đường Nguyễn Huệ với mấy ông nhà báo ngoại quốc. Ba
người chúng tôi đều hướng mắt đến Bùng Binh trước cửa Tây chợ BT. Đến
12 giờ 27 phút, chúng tôi thấy Bồ Tát Thích Quảng Hương từ TAXI bước
xuống bên lề đường BB hướng Tây đối diện bến xe Bus, sau khi TAXI chạy
trên đường LÊ LỢI, vòng qua đó đậu lại. Thầy vẫn mặc áo tràng nâu bạc
màu. Tay trái thòng xuống, tay phải cầm chai xăng dấu bên nách trái. Vừa
đến giữa BB ,Thầy mở lẹ nắp chai, chế thêm xăng vào hai vai trước ngực,
qua lại rất lẹ, vất chai, ngồi xuống theo thế bán già, mở ZIPO châm
lửa. Lửa bùng lên đúng 12.30 trưa, 5-10-63. Thấy lửa bốc lên nơi ông Sư,
mọi người bốn hướng chung quanh BB, cùng tiến về nơi Bồ Tát QH đang bốc
lửa. Một số người sụp lạy giữa lúc nhục thân Thầy như pho tượng đồng
đen, ngồi yên dưới những làn khói lam, đang lửng lờ vươn lên không gian.
Từ
lúc lửa bốc lên, Thầy ngồi yên, ngả xuống, đồng bào tiến đến sụp lạy;
cỡ 6 phút, Cảnh Sát mới đến cướp xác Thầy. Ba xe Cảnh Sát, 1 xe áo
trắng, 2 xe CS Dã chiến Rằng ri, Cảnh Sát trắng đi bao quanh đuổi đồng
bào ra xa. Cảnh Sát DC đeo găng tay, khiêng xác Thầy QH bỏ vào Bông Sô,
để giữa thùng xe. Sau ngày 1-11-1963, Cách Mạng thành công, TT Thích Trí
Thủ cho người đi tìm xác Thầy QH chôn ở đâu. Sau đó biết được họ chôn
Thầy QH tại nghĩa địa Quang Trung. Mã Thầy xây cất đàng hoàng, có Bia,
được đề Đạo hiệu Thích Quảng Hương. Đến năm 1979, chính quyền tại TP Hồ
Chí Minh –Sài Gòn ra thông cáo rằng tất cả Mã Mồ tại các Nghĩa địa SG,
Gia Định, Gò Vấp, Quang Trung…phải được bốc lên hết. Thế là Thầy Đức
Chơn trụ trì chùa Già Lam thuê người, cùng đi đến nghĩa trang Quang
Trung. Sau gần 1 tiếng đồng hồ phá phần trên, đào xuống, thấy có ván hơi
mục một nửa, nhưng chẳng thấy hài cốt Thầy Quảng Hương đâu cả. Đem hết
ván lên, đào xới thêm nữa, cũng chỉ thấy toàn đất không. Họ xây mã giả
để gạc mình, họ dấu nhục thân Thầy QH, không biết nơi đâu.Năm 2011, HT
Thích Đức Chơn qua Mỹ, đến San Diego, tôi được gặp, hỏi Ngài chuyện Mộ
Thầy QH. HT Đức Chơn vẫn xác định đào lên, không có hài cốt Thầy Quảng
Hương.
8-Bồ Tát Thích Thiện Mỹ tự thiêu tại công trường Hòa Bình,
trước nhà thờ Đức bà vào 27-10-63, trong lúc phái đoàn Liên Hiệp Quốc
đến VN mở cuộc điều tra chính sách đàn áp Phật giáo. Rất hay, Bồ Tát
Thiện Mỹ tự thiêu đúng lúc đoàn xe LHQ đang đi trên đường Thống Nhất.
9-Nam
Phật tử,Bồ Tát tại gia, Nguyễn Thìn-Hồng Thể 31 tuổi, thương phế binh,
tự thiêu tại Phước Lâm, Vũng Tàu ngày 29-9-63, để cầu nguyện lên Chư
Phật, gia hộ cho cuộc tranh đấu PGVN mau thành quả tốt đẹp.
Ngoài
tự thiêu ra, có hai nữ Phật tử phát nguyện chặt tay, lấy máu viết tâm
thư, gởi lên Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đó là “Phi Yến” và “Mai Tuyết An”
( vợ ông Lý Đ Nguyên, hiện đang ở quận Cam- Hoa kỳ).
Ý NGHĨA TỰ THIÊU TRONG PHẬT GIÁO
Tự
thiêu, nghĩa là tự mình đốt lấy bản thân mình bằng lửa. Như dùng củi để
đốt hay bằng Xăng. Tự thiêu thân, đồng nghĩa với “tự chết”. Thế gian có
lắm người “tự tử” bằng những cách khác, không có tự thiêu bao giờ, do
vì cái tâm bị thất tình, mất của, thua trận, chán đời không đạt công
danh v.v...Tự thiêu thân bằng lửa, là đặc thù trong Phật giáo, các Tôn
giáo khác không có.
Những Bồ Tát trên vận hành tu tập từ sơ địa,
đến 10 địa đã thấu triệt được đạo lý vô thường, vô ngã, bản thân tứ đại,
chỉ là hình hài giả tạm do các duyên giả hợp mà có, nên sẵn sàng thiêu
thân để Cứu khổ chúng sanh. Nhập niết bàn không đợi bịnh tử. Làm đuốc
soi tâm ác độc của các bạo quyền, được phát sinh lòng từ, mà ngưng tay
đàn áp Tôn giáo, lương dân vô tội. Là cách phản đối, kết án những hành
động hiếp đáp dân lành của các bạo quyền. Là cách cúng dường thân xác
lên chư Phật, để mong đạt đạo giác ngộ thành Phật. Điều này được Đức Thế
Tôn Thích Ca Mâu Ni nói đến trong kinh Pháp Hoa, ở Phẩm Dược Vương.
Người thuyết tóm gọn: “ Trong vô lượng quá khứ, trước khi Đức Thích Ca
Mâu Ni thị hiện ra nơi đời tại Ấn Độ, có vị Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sanh
Hỷ Kiến ưa tu tập khổ hạnh, đã dùng y báu cõi Trời, tự quấn vào thân,
rưới các thứ dầu thơm, rồi tự đốt thân mình, để cúng dường lên Đức Phật
Nhật Nguyệt Minh Đức tại bổn quốc; kiếp sau, cũng được sanh lại bổn quốc
của Đức Phật NNMĐ. Lần này cũng tu khổ hạnh, cho nên đã lấy gỗ Chiên
Đàn làm dàn hỏa, rồi ngồi trên đó tự thiêu thân, để cúng dường, báo ân
Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức đã vào Niết bàn”.
Không những
trong vô lượng quá khứ, trước khi Đức Phật ra đời, đã có vô số Bồ Tát tu
pháp khổ hạnh qua pháp tự thiêu thân, để cúng dường chư Phật, để mong
cầu giác ngộ thành Phật. Khi Đức Phật ra đời cũng có Bồ Tát Tự thiêu; đó
là một Thánh giả đến hỏi Đức Phật: “ Mục đích của cuộc sống là gì? ”
Sau đó đã tự thiêu. Thấy vậy, các Phật tử hỏi Đức Phật, hành động như
vậy, có phạm lỗi hay không ? Đức Thế Tôn dạy : “ Vị Thánh ấy đã diệt
được hết các tham dục và sẽ không bị trở lại cõi Ta Bà này nữa, vì vị ấy
đã tự hủy”. Sau khi Phật nhập Niết Bàn, từ đó cho đến nay, đã có nhiều
vị Bồ Tát xuất gia, tại gia tự thiêu thân, để cầu đạo giác ngộ hay cứu
khổ độ sanh. Vấn đề này, được thấy tại Trung Hoa, vào thế kỷ thứ 5, sau
công nguyên, đã có những đạo sư tọa tự lên dàn hỏa, một cách an nhiên
tỉnh, bắt ấn cam lồ, thiêu đốt hình hài, để cứu chúng sanh thoát khỏi
ách nạn.
Ngày nay, tại Việt Nam, Bồ Tát Thích Quảng Đức khai đạo
tự thiêu thân. Sau đó có 7 vị Bồ Tát Tăng và một Bồ Tát tại gia tự thiêu
để bảo vệ Phật giáo, đã có HT Thích Trí Tịnh tự đốt một lóng tay út
trái trên lư trầm, để cúng dường lên chư Phật, để cầu nguyện khỏe mạnh,
an bình cho việc dịch các bộ Kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, v.v… Sau 8 vị Bồ
Tát tự thiêu năm 1963, đến 1976 lại có 12 vị Bồ Tát Tăng Ni tự thiêu
tại miền Tây VN, để bảo vệ Đạo Pháp và dân tộc.
Những năm gần đây
bên nước Tây Tạng, đã và đang có hằng trăm vị Tăng và Phật tử tự thiêu,
để bảo vệ Đạo Pháp và dân tộc trước cuộc xâm lược tàn ác của Trung
Cộng. Đặc thù truyền thống tự thiêu của Phật giáo là chỗ đó. Nghĩa là ở
đâu, trên thế giới này, dân tộc và Đạo Pháp bị các bạo quyền đàn áp, bức
hiếp, ở đó có chư Tăng, Phật tử đứng lên tranh đấu, chỉ đem thân mạng
mình ra làm vũ khí, hướng về phía trước, bước tới bằng trạng thái bất
bạo động, để biểu tình qua những hình thức nhịn đói (tuyệt thực) ngồi
im, rồi đến phải chặt tay, là những bức Thông Điệp đầu tiên, gởi lên bạo
quyền, để cảnh báo họ, phải tự thấy lại tâm hồn cuồng loạn, tham vọng,
si mê của họ đang ở vực thẳm. Sau cùng tự thiêu, là ngọn đuốc soi tâm u
tối của họ, được bừng sáng đạo lý Từ bi, mà đem lại an bình cho dân tộc,
là nền tảng sống trường tồn, có hạnh phúc, như cuộc tranh đấu của Phật
Giáo VN đối với chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963. Bằng không, sẽ bị
bánh xe dân tộc nghiền nát. Qua đó cho ta thấy rằng chính quyền Đệ I
VNCH Thiên Chúa giáo của anh em Ngô Đình Diệm, bị sụp đổ vào sáng ngày 1
tháng 11- năm 1963, là do dân tộc Việt Nam, chứ không do quyền lực nào
bên ngoài.
Đức Hạnh 5/2013
(ghi lại một vài kỷ niệm khó quên)