ĐỨC ĐẠT LAI LẠT
MA:
Khởi đầu phải đến từ những cá nhân. Ngoại trừ mỗi cá nhân phát triển một ý thức
trách nhiệm, bằng không cả cộng đồng không thể chuyển dịch. Vì thế, thật rất cần
thiết là chúng ta không nên cảm nhận rằng nổ lực của cá nhân là vô nghĩa. Phong
trào xã hội, cộng đồng, hay nhóm người có nghĩa là sự tham gia của những cá
nhân. Xã hội có nghĩa là một tập thể của những cá nhân.
Trong
việc đáp ứng với Tây Tạng và nhiều người Hoa không phải Phật tử
HỎI: Nếu ngài được
trở lại với một Tây Tạng độc lập, có khó khăn không để điều hòa những nguyên tắc
từ bi của Đạo Phật với thực tế của một quốc quyền và dân chúng là nhiều người
Hoa không phải Phật tử?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi
đã chú ý trong những thập niên vừa qua, quá nhiều thoái hóa trong văn hóa Tây Tạng
và lối sống Tây Tạng. Bên cạnh những anh chị em người Hoa, ngay cả trong những
người Tây Tạng dường như có một hiểm họa nào đấy. Thí dụ, một số người Tây Tạng
trẻ mới đào thoát khỏi Tây Tạng trong vài năm qua - mặc dù ý thức như những người
Tây Tạng là mạnh mẽ và rất tốt, thì những khía cạnh nào đấy trong thái độ của họ
làm cho tôi băn khoăn ngày càng nhiều. Họ lập tức đánh nhau hay sử dụng sức mạnh.
Mọi khía cạnh khác trong động cơ của họ thì quá tuyệt, nhưng có nhiều thoái hóa
trong khiêm cung và lịch sự và thái độ từ bi. Nhưng rồi thì đấy là thực tế, vì
thế chúng tôi phải đối diện với nó. Nhưng, tôi vẫn tin tưởng rằng khi chúng tôi
có tự do - tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do hội họp - chúng tôi có thể giảm
thiểu tối đa những điều này. Mặc dù trong tương lai, khi chúng tôi có tự do,
tôi sẽ không là nguyên thủ của chính quyền Tây Tạng nữa. Đấy là quyết định cuối
cùng của tôi.
Về
vai trò tương lai của Đức Thánh Thiện ở Tây Tạng
HỎI: Thưa Đức
Thánh Thiện, ngài nói rằng sự thay đổi thái độ của một số người Tây Tạng làm
ngài băn khoăn. Vì thế tôi tự hỏi tại sao ngài quyết định từ bỏ thẩm quyền lịch
sử ở Tây Tạng khi dường như rằng những người trẻ Tây Tạng cần sự hướng dẫn tâm
linh hơn là chính trị.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Sự thật rằng tôi sẽ không là nguyên thủ của
chính quyền Tây Tạng không có nghĩa là tôi sẽ từ bỏ trách nhiệm đạo đức hay chí
nguyện. Dĩ nhiên, là một người Tây Tạng, đặc biệt vì tôi quá được tin tưởng,
nghĩa vụ của tôi là phải phụng sự cho đến hơi thở cuối cùng của tôi, để hổ trợ
nhân loại trong tổng quát, đặc biệt những người nào quá tin cậy tôi.
Cũng thế, nếu tiếp tục đảm đương trách nhiệm, mặc dù tôi nghĩ nhiều người Tây Tạng
sẽ cảm kích điều này, một cách gián tiếp nó sẽ trở thành một chướng ngại cho việc
phát triển dân chủ lành mạnh. Do thế, tôi quyết định tôi phải rút lui. Không có
sự thuận lợi nào khác: nếu tôi tiếp tục như nguyên thủ của chính quyền và một vấn
đề phát triển giữa chính phủ trung ương Tây Tạng và người dân hay chính quyền địa
phương thì sự hiện diện của tôi có thể đưa đến những sự phức tạp xa hơn. Nếu
tôi tiếp tục như một người thứ ba, sau đó tôi có thể hoạt động để giải quyết những
vấn đề nghiêm trọng như vậy.
Trong việc sử dụng
bạo lực đề giải phóng Tây Tạng
HỎI: Thưa Đức
Thánh Thiện, ngài không hy sinh niềm tin của ngài trong việc sử dụng bạo lực để
giải phóng Tây Tạng là một hành vi đáng để theo, khi điều này có thể làm giảm
thiểu nổi khổ đau của người Tây Tạng chứ?
ĐỨC
ĐẠT LAI LẠT MA: Không,
tôi không nghĩ như vậy. Trong hoàn cảnh ấy,
nhiều bạo động hơn sẽ xảy ra. Điều ấy có
thể đưa công luận đến gần hơn và có thể có hổ trợ. Nhưng cuối cùng, điều quan trọng nhất là
Trung Hoa và Tây Tạng phải sống bên cạnh nhau, cho dù chúng tôi muốn hay
không. Do thế, nhằm đề sống một cách hòa
hiệp, trong một cung cách hữu nghị, và hòa bình trong tương lai, sự đấu tranh
quốc gia qua bất bạo động sẽ rất quan yếu.
Một
vấn đề quan trọng khác là sự đồng thuận hay giải pháp tối hậu phải do chính những
người Trung Hoa và Tây Tạng tìm kiếm. Vì
điều ấy chúng tôi cần sự hổ trợ từ phía Trung Hoa, tôi muốn nói từ phía những
người Hoa; điều ấy rất quan yếu. Trong
quá khứ, vị thế của chúng tôi là phương pháp bất bạo động chân thành; điều này
đã tạo nên nhiều sự hổ trợ của người Hoa, khong chỉ từ bên ngoài mà cũng ở bên
trong Hoa Lục. Có nhiều sự hổ trợ trong
những người Hoa cho vấn đề của chúng tôi.
Trong thời gian tới, nhiều hơn và nhiều người Hoa hơn đang biểu lộ sự cảm
kích và tình cảm sâu xa của họ. Đôi khi
họ vẫn thấy khó khăn để hổ trợ cho sự độc lập của Tây Tạng, nhưng họ đánh giá
cung cách cuộc đấu tranh của chúng tôi.
Tôi xem điều này là rất quý giá.
Nếu người Tây Tạng cầm vũ khí, sau đó tôi nghĩ chúng tôi sẽ lập tức mất
sự ủng hộ kiểu này.
Chúng
tôi cũng nhớ rằng một khi chúng tôi trau dồi một thái độ từ bi, bất bạo
đến một
cách tự động. Bất bạo động không là một
ngôn ngữ ngoại giao, nó là từ bi trong hành động. Nếu quý vị thù hận
trong tim, thế thì đương
nhiên hành động của quý vị sẽ là bạo động, trái lại nếu quý vị có từ bi
trong
tim của quý vị, hành động của quý vị sẽ là bất bạo động. Như tôi đã nói
trước đây, cho đến khi mà con
người vẫn hiện hữu trên trái đất này luôn luôn sẽ có những sự bất đồng
và quan
điểm xung đột. Chúng ta có thể thấy điều
này như đương nhiên. Nếu chúng ta sử dụng
bạo lực nhằm để rút ngắn bất đồng và xung đột, sau đó chúng ta phải dự
trù bạo
động mỗi ngày và tôi nghĩ kết quả của điều này là kinh khủng. Xa hơn
thế nữa, thật sự không thể xóa bỏ những
bất đồng qua bạo động. Bạo động chỉ mang
đến thậm chí nhiều phẩn uất và bất mãn hơn.
Bất bạo động trái lại, phương tiện đối thoại, có nghĩa là dùng ngôn
ngữ. Và phương pháp đối thoại hứa hẹn: lắng nghe quan điểm của người
khác, và quan
tâm tôn trọng những quyền của người khác, trong một sự hòa giải tâm
linh. Không ai sẽ là người thắng cuộc một trăm phần
trăm, và không ai sẽ là người thua cuộc một trăm phần trăm. Đấy là một
phương cách thực tiển. Trong thực tế đấy là con đường duy nhất.
Ngày
nay, khi thế giới đã trở nên ngày càng nhỏ hơn, khái niệm của "chúng
ta" và "họ" gần như lỗi thời.
Nếu sự quan tâm của chúng ta hiện hữu một cách độc lập với những sự quan
tâm của người khác, thế thì sẽ có thể có một kẻ thắng cuộc hoàn toàn và
một người
thua cuộc toàn diện, nhưng vì trong thực tế chúng ta tùy thuộc với nhau,
sự
quan tâm của chúng ta và của những người khác là quan hệ hổ tương rất
nhiều. Không có sự tiếp cận này, sự hòa giải là không thể có. Thực tế
thế giới ngày
nay có nghĩa là chúng ta cần học hỏi và suy nghĩ trong cách này. Điều
này căn cứ trên sự tiếp cận của chính
tôi - phương pháp "trung đạo".
Tôi
xem những sự vi phạm nhân quyền và những thứ tương tự cũng như những triệu chứng. Thí dụ, nếu có một vết phồng hay mụn nhọt nào
đấy ở ngoài da, nó là bởi vì có điều gì đấy sai sót trong thân thể. Chỉ trị liệu những triệu chứng thì không đầy
đủ - chúng ta phải nhìn sâu hơn và cố gắng để tìm ra nguyên nhân chính. Chúng ta phải cố gắng để thay đổi những
nguyên nhân nền tảng, vì thế những triệu chứng tự động biến mất. Tương tự thế, tôi nghĩ rằng có điều gì đấy
sai sót với cấu trúc căn bản của chúng ta, đặc biệt trong lĩnh vực những mối
quan hệ quốc tế. Tôi thường nói với bạn
bè của tôi ở Hoa Kỳ và ở đây: "Quý vj yêu mến dân chủ và tự do rất nhiều. Nhưng khi quý vị đối diện với những quốc gia
ngoại quốc, không ai đi theo những nguyên tắc dân chủ, nhưng tốt hơn quý vị
nhìn năng lực kinh tế hay sức mạnh quân sự.
Đương nhiên trong những mối quan hệ quốc tế, người thường quan tâm đến
năng lực hay sức mạnh hơn là với những nguyên tắc dân chủ."
Chúng
ta phải làm điều gì đấy về những thứ tuyệt đẹp này nhưng là vũ khí phi
thường. Vũ khí và sự thiết lập quân đội là để giết hại. Tôi nghĩ rằng
một cách tinh thần có điều gì đấy
sai lạc với khái niệm chiến tranh và sự thành lập quân đội. Cách này
hay cách khác, chúng ta phải làm mọi
cố gắng để giảm thiểu sức mạnh quân sự.
Về vấn đề hổ trợ
cho Tây Tạng
HỎI: Đức
Thánh Thiện muốn những thành viên của thính chúng làm gì để hổ trợ cho vấn đề
Tây Tạng?
ĐỨC
ĐẠT LAI LẠT MA: Mặc
dù tôi vô cùng lạc quan trong việc nhận nhiều sự hổ trợ từ nhiều nơi khác nhau
như Hoa Kỳ và ở đây Anh Quốc, nhưng chúng tôi vẫn cần nhiều sự hổ trợ năng động
hơn. Quý vị thấy, vấn đề Tây Tạng không
chỉ là vấn đề nhân quyền, nó cũng liên hệ đến vấn đề môi trường và vấn đề phi
thực dân hóa. Bất cứ cách nào quý vị có
thể biểu lộ sự hổ trợ, chúng tôi cảm kích vô cùng.
Về Thiền quán
HỎI: Thiền
quán đưa đến toại nguyện như thế nào?
ĐỨC
ĐẠT LAI LẠT MA: Nói một cách tổng quát, khi chúng ta dùng thuật
ngữ "thiền quán", điều quan trọng là hiểu trong tâm rằng có nhiều ý
nghĩa. Thí dụ, thiền quán có thể là thiền
nhất niệm, quán chiếu, định chỉ, phân tích, v.v... Đặc biệt trong phạm vi thực
tập trau dồi toại nguyện, loại thiền quán nên được áp dụng hay tiến hành là phân
tích hơn. Quý vị phản chiếu trên những hậu
quả tai hại của việc thiếu vắng toại nguyện và những lợi ích tích cực của toại
nguyện, v.v... Bằng việc quán chiếu trên
những thứ lợi và hại, chúng ta có thể
tăng cường khả năng của chúng ta cho toại nguyện. Một trong những sự tiếp cận căn bản của Đạo
Phật trong thiền quán là áp dụng một hình thức thực tập qua buổi công phu thiền
quán vì thế nó có thể có một tác động trực tiếp trên thời điểm trụ thiền. Thí dụ, trong thái độ của chúng ta, sự tương
tác của chúng ta với người khác, v.v...
Về nghiệp báo
HỎI: Nghiệp
báo là luật nhân quả của hành vi chúng ta.
Nhân quả trên vấn đề phi hành vi là gì?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
Nói một cách tổng quát, khi người ta nói về lý thuyết nghiệp báo, đặc biệt
trong mối quan hệ đến nghiệp thiện và nghiệp bất thiện, rõ ràng nó nối kết với
một hình thức của hành động. Nhưng điều ấy
không có nghĩa rằng có những hành động trung tính hay nghiệp trung tính, là điều
có thể được thấy như nghiệp báo của phi hành vi. Thí dụ, nếu chúng ta đối diện với một hoàn cảnh
mà ai đấy cần sự giúp đở, khổ đau hay trong một tình trạng tuyệt vọng, và những
hoàn cảnh như vậy , bởi việc năng động dấn thân hay liên hệ trong hoàn cảnh,
chúng ta có thể giúp đở hay làm giảm thiểu khổ đau, rồi thì nếu chúng ta giữ tư
thế không hành động điều đó có thể có những hậu quả nghiệp báo. Nhưng phụ thuộc rất nhiều trên thái độ và động
cơ của chúng ta.
Trong việc đạt đến
niềm tin trong Phật tính của chúng ta
HỎI: Phương
pháp tốt nhất để đạt đến niềm tin vững vàng trong Phật tính của chúng ta là gì?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT
MA: Căn cứ trên khái niệm về Tính không, ý nghĩa
của Linh Quang chủ thể, và cũng của khái niệm của Linh Quang khách thể, chúng
ta cố gắng để phát triển một sự thấu hiểu sâu sắc hơn về Phật tính. Không dễ dàng, nhưng qua khảo sát, tôi nghĩ cả
thông tuệ và qua việc thực hiện nối kết với cảm giác hằng ngày của chúng ta, có
một cách để phát triển một loại kinh nghiệm nào đấy sâu xa hơn hay cảm nhận về
Phật tính.
Trên vấn đề tại
sao Đạo Phật được diễn tả như một con đường tinh thần
HỎI: Thưa Đức
Thánh Thiện, tại sao Đạo Phật được diễn tả như một con đường tinh thần khi mọi
thứ xoay quan tâm thức?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT
MA: Vâng, đúng rằng một số người diễn tả Đạo Phật
như một khoa học tâm thức hơn là một tôn giáo.
Trong những tác phẩm của một trong những đạo sư vĩ đại nhất của Đạo
Phật,
Long Thọ, đề cập rằng sự tiếp cận của con đường tinh thần của Đạo Phật
đòi hỏi
sự áp dụng phối hợp của năng lực niềm tin và thông tuệ. Mặc dù tôi
không biết một cách chính xác tất
cả những ý nghĩa vi tế sâu rộng của thuật ngữ tiếng Anh "tôn giáo",
nhưng tôi nghĩ một cách cá nhân rằng Đạo Phật có thể được định nghĩa như
một loại
phối hợp của con đường tâm linh và hệ thống triết lý. Tuy nhiên, trong
Đạo Phật, sự nhấn mạnh lớn
hơn được gởi gắm ở lý trí và thông tuệ nhiều hơn là niềm tin. Nhưng
chúng tôi thật sự thấy vai trò của niềm
tin. Môn đệ của Đức Phật không chỉ tiếp
nhận một cách đơn giản trong niềm tin mù quáng chỉ vì Ngài là Đức Phật,
nhưng
đúng hơn bởi vì lời của Đức Phật đã được minh chứng một cách vững chắc
trong phạm
vi của những hiện tượng và đề tài phù hợp với lý trí và sự thấu hiểu.
Bằng việc suy luận rằng Đức Phật đã chứng
minh đáng tin cậy trong những vấn đề này, chúng ta có thể kết luận rằng
lời của
Đức Phật cũng có thể được tiếp nhận như có giá trị trên những vấn đề hay
chủ đề
không quá rõ ràng đối với chúng ta. Một
sự thấu hiểu và khảo sát thiết yếu là sự phán xét. Đức Phật cho chúng
ta tự do để đưa tới những
khảo sát xa hơn những lời nói của Ngài.
Dường như rằng, trong nhân loại, một nhóm người tự diễn tả họ như là
những
người theo chủ nghĩa vật chất triệt để và nhóm những người khác tự cho
căn bản
đơn thuần trên niềm tin mà không có nhiều khảo sát. Ở đây là hai thế
giới hay hai cuộc vận động. Đạo Phật không thuộc vào nhóm nào ở trên
đây.
Trên vấn đề niềm
tin mù quáng
HỎI: Ngài cảm
thấy gì về niềm tin mù quáng nhằm để đạt
đến giác ngộ?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT
MA: Tôi nghĩ quý vị nên giữ trong tâm từ bi với
tuệ trí. Thật quan trọng để sử dụng khả năng thông tuệ của mình để phán xét những hậu
quả dài hạn và ngắn hạn trong những hành động của mình.
HỎI: Trường
hợp của những người không có niềm tin tôn giáo thì sao?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT
MA: Cho dù chúng ta tôn thờ một tôn giáo hay
không đấy là quyền của cá nhân. Có thể
kiểm soát mà không có tôn giáo, và trong một vài trường hợp nó có thể làm cho đời
sống đơn giản hơn. Nhưng khi quý vị không còn có bất cứ sự hứng
thú nào trong tôn giáo, quý vị không nên quên lãng những giá trị của những phẩm
chất tốt đẹp của con người. Cho đến khi
nào chúng ta vẫn là những con người, và là những thành viên của cộng đồng nhân
loại, chúng ta cần lòng từ bi của nhân loại, lòng thương của con người. Không có điều này, chúng ta không thể hạnh
phúc. Vì tất cả chúng ta đều muốn hạnh
phúc, và để có một gia đình hạnh phúc và những thân hữu hạnh phúc, chúng ta phải phát triển lòng
từ bi và yêu mến. Thật quan trọng để nhận
ra rằng có hai trình độ tâm linh, một là niềm tin tôn giáo, và một không có tôn
giáo. Với loại không có tôn giáo, chúng
ta cố gắng một cách đơn giản để là một con người với trái tim nồng ấm.