Từ câu thần chú “Om mani Padme hum”
Nhiều
khi tôi tự cảm nhận từ chính bản thân, sự việc mà tôi đã làm và hệ quả
mà nó để lại, tiếng tốt thì nhanh quên, còn tiếng xấu thì cứ vương vấn
hết ngày này đến tháng khác.
Đã
có nhiều lúc tôi tự vấn bản thân mình bằng những câu hỏi “Tôi là ai
trong cuộc đời này? Cuộc đời này tôi sống để cho ai? Có những lúc trong
tôi bất an và cảm thấy lạc lõng trong cuộc sống…
Tôi
không biết từ lúc nào mình đã biết đến việc đi chùa, tôi bắt chước mọi
người đi chùa vào các ngày lễ, ngày Rằm, ngày mùng một dù vẫn chưa hiểu
hết mục đích của việc đi chùa để làm gì?
Nhưng
tôi nhớ rằng có một thời gian tôi bị căng thẳng và mệt mỏi về cuộc
sống. Lúc này, tôi cảm thấy mình không có lối thoái. Tuy nhiên, như có
phước duyên, tôi được gặp một sư thầy ở Thanh Hóa ra Hà Nội làm Phật sự.
Sư
thầy đã giúp tôi “trấn án” tôi bằng cách chia sẻ và dạy tôi một số kiến
thức Phật học, trong đó có việc học và thực tập đọc chú Đại bi. Từ đó,
tôi đã được biết tới câu thần chú “Om mani Padme hum”.
Từ
đó hàng ngày đi xe, đi làm hay những lúc đi buổi tối muộn khi thấy
trong lòng bất an hoặc tâm trí không ổn định, tôi lại niệm câu thần chú
“Om mani Padme hum” ấy. Hầu mong để đinh thần lại bản thân mình.
Mỗi
lần niệm như vậy tôi cảm nhận thấy tâm mình an hơn bằng những cái “rùng
rùng” mình, không phải tôi sợ đâu nhưng cảm giác lạ lắm, cứ như có
những luồng khí cứ bay qua tôi mỗi khi câu chú được tôi đọc ra….Từ đó
tôi tin hơn và bắt đầu tò mò tìm hiểu những điều vi diệu từ Đạo Phật.
Nghe quý thầy giảng Pháp tôi đã tìm lại được chính mình
Đến việc biết cách dung hòa cuộc sống
Thời
gian vẫn cứ trôi, vòng quay cuộc sống với công việc. Tình cờ một lần
“lang thang” trên internet tôi đọc được tin chia sẻ về một chương trình
Pháp thoại do đoàn thanh niên Phật tử Trà An Lạc tổ chức. Sau vài phút
suy nghĩ, cuối cùng tôi cũng đã quyết định đăng ký tham gia buổi Pháp
thoại đó.
Từ
lúc đó, trong lòng tôi háo hức và chờ đợi. Chuyện gì đến cũng đã đến,
tôi đã tham gia chương trình sinh hoạt Phật pháp này với tâm hoan hỷ,
nhiệt tình và hòa đồng. Tôi gặp và quen được nhiều với các bạn trẻ như
tôi, có những bạn rất am hiểu về Phật Pháp nhưng cũng có những bạn mới
đi tu tập lần đầu như tôi.
Chúng
tôi bắt đầu trò chuyện và chia sẻ về những câu chuyện, lúc đó tôi rất
thấy thú vị và muốn tìm hiểu thêm nhiều về Phật pháp. Cả ngày hôm đấy
tôi chăm chú lắng nghe những gì mà Quý thầy và các bạn khác chia sẻ.
Tôi
lại được biết thêm câu chú niệm Phật “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Phật” diệu kỳ ấy. Mỗi lúc rảnh rỗi, tôi lại niệm Phật. chỉ đơn giản bằng
câu Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Trước
kia, khi ai đó đụng chạm đến tôi, tôi dễ dàng nổi cáu. Trong những cuộc
nói chuyện, bao giờ tôi cũng muốn mình là người chiến thắng. Nhưng từ
khi đi buổi tu tập buổi đầu tiên ấy về, tôi dần kéo bản ngã của mình
thấp xuống.
Tôi
nhận ra rằng, mình không phải là thứ nhất. Nhưng điều ấy có sao đâu, vì
tôi không phải là người đặc biệt dễ để người khác chú ý. Tôi chưa làm
được gì cho bản thân tôi đã đành, hay là cho chính gia đình, bố mẹ tôi.
Và
tôi cảm nhận được một chút rằng mình đã tự cho phép mình đón nhận một
món quà, món quà ấy đó là chữ “Tâm” và chữ “Nhẫn”. Tôi biết rằng tôi
chưa hiểu sâu sắc về bản chất của nó bởi nó còn quá xa lạ và lớn lao đối
với suy nghĩ của tôi.
Tôi
hiểu một cách đơn giản là chữ “Tâm” không phải là cái Tâm tốt luôn đi
giúp đỡ người khác, mà là cái Tâm trong con người tôi, cái Tâm an ở
trong bản thân mình. Và chữ “Nhẫn” không phải là cái nhẫn nhịn, nhẫn
nại, mà đó là cái Nhẫn chờ đợi cái Tâm trong tôi thay đổi.
Hơn
thế, tôi làm được là những lúc cha mẹ trách móc thay vì “cãi” lại tôi
biết giữ mình im lặng, biết giữ và kìm cái bản thân mình lại để không
gây thêm sai lầm cho bản thân mình nữa. Đó là sự thật mà tôi làm được,
tuy rằng nó không xảy ra hàng ngày và trong mọi chuyện.
Với
tôi, những buổi đi nghe Pháp thoại, tôi chú tâm lắng nghe và cảm nhận
về những điều các Thầy thuyết giảng. Tôi hiểu những điều mình được chia
sẻ một cách thật đơn giản, bằng những việc làm nhỏ.
Qua
những lần tu tập tôi hiểu ra rằng các Thầy muốn tôi làm sao để tìm lại
mình bằng cách dung hòa mọi thứ xung quanh mình, tu tập cho mình sẽ mang
lại nhiều lợi lạc cho mình và cho nhiều người.
Bây
giờ, tôi cảm thấy rất thích lên chùa lễ Phật. Bởi tôi tìm được sự bình
an bởi sự tĩnh lặng ở chốn thiền môn. Đặc biệt, tôi phần nào biết được
giá trị đích thực của cuộc sống nói chung và bản thân mình nói riêng.