Giáo dục làm thăng tiến tâm thức và phát triển xã hội. Vai
trò của Phật giáo rất quan trọng trong giáo dục, vì Phật giáo chủ trương
hoàn thiện tâm thức, và xã hội. Con người có khả năng nhận thức và lý
luận. Tâm con người là phương tiện cơ bản để sinh tồn, và phương tiện để
đạt được tri thức. Con người không thể sống chỉ cần những nhu cầu vật
chất đơn giản mà còn cần sự tiến triển tinh thần. Sự tiến triển tinh
thần này gọi là tiếp thu tri thức hay giáo dục. Nếu không có khả năng
giáo dục và được giáo dục nhân loại không có được những thành tựu như
ngày nay. Giáo dục đem lại 4 điều lợi ích cho con người:
1) Có được tri thức cần thiết cho sự sinh tồn.
2) Phát triển khả năng của con người.
3) Hướng dẫn con người cách sống.
4) Giúp con người nhận rõ được lý tưởng cá nhân.
1. Hệ thống giáo dục Ấn độ trước Phật giáo :
Hệ thống giáo dục thời Ấn độ cổ đại mang màu sắc tôn giáo. Phật giáo
chịu ảnh hưởng một phần của hệ thống giáo dục cổ đại Ấn đ ộ. Lịch sử hệ
thống giáo dục Ấn độ cổ đại bắt nguồn rất sớm, vào khoảng trước năm 2000
TTL. Mục đích giáo dục thời cổ đại đặt trọng tâm vào sự phát triển hài
hoà con người. Thân, tâm, trí tuệ và tinh thần được cho là sự hình thành
con người, giáo dục phát triển toàn bộ những điểm này. Giáo dục giai
đoạn này mang tính phổ biến cho 3 giai cấp, bà - la - môn, Sát - đế -
lợi, thương gia.1
2. Hệ thống giáo dục Phật giáo:
Sự phát triển giáo dục Phật giáo có thể chia ra làm 4 giai đoạn:
a. Giai đoạn 1: giai đoạn đức Phật còn tại thế. Đây là giai đoạn thiết lập Tăng đoàn và Tinh xá.
b. Giai đoạn 2: từ thế kỷ thứ 5 TTL
đến thế kỷ thứ 3 TTL là giai đoạn hình thành Thánh điển. Đây là giai
đoạn diễn ra một số cuộc kiết tập Thánh điển. Nội dung giáo dục bao gồm
giáo dục đạo đức. Những bộ Thánh điển được hình thành như: Giới
kinh, Chuyện tiền thân, Trưởng lão tăng kệ, Trưởng lão ni kệ, Pháp cú…
Các vị Sa-di được giảng dạy và học thuộc những bộ này.
c. Giai đoạn thứ 3: từ thế kỷ thứ 3
TTL đến thế kỷ thứ 4 TL. Thời gian trôi qua nhiều thay đổi diễn ra
trong hệ thống giáo dục Phật giáo. Giai đoạn này hầu như hệ thống giáo
dục Phật giáo đã thay thế cho hệ thống giáo dục Bà-la-môn giáo. Tu viện
trở thành những trung tâm giáo dục chính thức. Rất nhiều người không
phải Phật giáo cũng tham gia vào tu viện để tham học. Một số tác phẩm
được giảng dạy trong tu viện để phổ biến giáo dục đạo đức, như: (a) Về
nội điển gồm:
Kinh, luật, luận, (b) Về ngoại điển gồm: Vệ -đà, yoga, âm vị học, phép làm thơ, văn phạm, thiên văn học….
d. Giai đoạn thứ 4 từ thế kỷ thứ 4
TL đến thế kỷ thứ 12 TL: Cuối thế kỷ thứ 4 TL, tu viện Phật giáo trở
thành những trung tâm giáo dục quan trọng giống như hệ thống đại học
thời hiện đại, thu hút sinh viên khắp nơi, trong và ngoài Ấn Độ.2
Hệ thống giáo dục của Phật giáo và Bà-la-môn giáo không khác nhau
nhiều. Bà-la-môn giáo tiêu biểu cho hệ thống giáo dục truyền thống của
Ấn độ. Cả hai hệ thống có những lý tưởng, phương pháp giống nhau. Có một
số điểm giống nhau giữa hai hệ thống này:
a. Cả hai hệ thống đề cập đến giáo
đoàn phải c ó cuộc sống thanh tịnh, độc thân. Cả hai hệ thống chủ
trương rằng tham đắm là nguyên nhân khổ đau.
b. Quá trình nhập học hầu như giống nhau. Cả 2 hệ thống đều tiến hành một số nghi thức nhập học giống nhau.
c. Phương pháp giảng dạy cả hai hệ thống giống nhau, học thuộc các bài học, chú ý phát triển đạo đức, xã hội, bàn thảo, tranh luận.
d. Phương pháp trị phạt cả hai đều giống.3
Tuy nhiên, cũng có một vài điểm khác nhau giữa hai hệ thống giáo dục này.
a. Hệ thống giáo dục Bà - la - môn
đào tạo học trò sau khi hoàn tất việc học tham gia vào xã hội. Hệ thống
giáo dục của Phật giáo hướng học trò sống cuộc sống tu viện. Do vậy,
theo quan điểm thế tục, giáo dục Bà-la-môn toàn diện hơn. Vì một người
sau khi được giáo dục trong hệ thống này có thể bước chân vào cuộc sống
thực tế không bị bỡ ngỡ.
b. Hệ thống giáo dục của Bà-la-môn
giáo dựa và cơ sở giai cấp, nhưng trong Phật giáo ngay cả những người
giai cấp thấp cũng có thể tham gia. Phật giáo chủ trương phá bỏ giai
cấp.
c. Việc sử dụng ngôn ngữ, hệ
thống giáo dục của Bà - la - môn giáo chỉ sử dụng Sanskrit, ngược lại
Phật giáo tự do sử dụng Pāli, Sanskrit hay ngôn ngữ địa phương. Chính
đức Phật chủ trương giáo pháp nên được thuyết giảng bằng ngôn ngữ của
mọi người.
d. Hệ thống giáo dục của Bà - la -
môn giáo mang hình thức gia đình, thầy như người cha và học trò là
thành viên của gia đình. Học trò tự nhiên trở nên ít. Quy tắc nghiêm
khắc việc học vững chắc hơn. Tu viện Phật giáo thu hút lượng học trò
ngày một đông và giống như hình thức trường đại học, cả hàng ngàn sinh
viên.4
3. Tu viện Phật giáo là trung tâm giáo dục
Tu viện Phật giáo trở thành những trung tâm giáo dục dành cho tu sĩ
Phật giáo và người thế tục. Hệ thống giáo dục của Bà-la-môn giáo trước
đó hoàn toàn bị lu mờ. Bản chất toàn diện của hệ thống giáo dục Phật
giáo đã cung cấp mọi nhu cầu tri thức cho giới Phật giáo và các nhà
nghiên cứu Phật học. Những trung tâm giáo dục như thế thường được vua,
quan và giới thương gia nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt, tu và học. Những
trung tâm này phát triển giống như những trường đại học thời hiện đại.5 Một số tu viện Phật giáo phát triển theo hình thức này:
a. Đại học Nālandā:
Ở Ấn độ cổ đại, có thể nói đại học Nālandā là trung tâm giáo dục nổi
tiếng nhất của Phật giáo. Ngài Nghĩa Tịnh, ngài Huyền Trang từng sống và
tham học tại đại học Nālandā. Theo ghi chép của 2 ngài đại học này có
hơn 3.000 sinh viên. Có khi số lượng sinh vi ên lên 10.000. Tứ sự đều
được cung cấp miễn phí cho sinh viên. Sinh viên đến từ mọi miền của Ấn
độ và ngay cả nước ngoài như Tây tạng, Trung quốc, Triều tiên…Luật nhập
học rất nghiêm khắc chỉ có những ai thông thạo những môn học cổ và hiện
đại mới được nhập học. Như vậy đây là một học viện ở mức độ nâng cao.
Khoảng 1.500 giáo sư phụ trách 8.500 sinh viên. Hàng ngày có đến trăm
bài thuyết giảng. Nhiều vị tổ sư lỗi lạc của Ấn độ hoặc nước ngoài xuất
thân từ đây, như: ngài Đề -bà, Giới Hiền, Hộ Pháp, Pháp Hiển, Huyền
Trang, Nghĩa Tịnh... Hệ thống thư viện của Đại học rất phong phú.6
b. Đại học Valabhī
Đại học này có thể nói là đối thủ của đại học Nālandā. Đại học toạ
lạc ở Valabhī, kinh đô của vương triều Maitraka (475-775). Đại học này
cũng được vương triều ủng hộ. Số lượng sinh viên đông tương đương với
đại học Nālandā.7
c. Đại học Vi kramaśilā:
Đại học này cũng có vị trí như hai đại học trên. Hội đồng điều hành
đại học này cũng điều hành đại học Nālandā. Do vậy nên có sự trao đổi
giáo sư giữa hai đại học này. Ngoài ra còn có một số tu viện Phật giáo
khác phát triển theo hình thức đại học trong thời đại này.
Học viên trong các đại học được phân chia ra làm nhiều lớp tuỳ theo
trình độ khác nhau. Lớp thấp nhất bao gồm những vị đọc tụng kinh, lớp kế
tiếp bao gồm những vị thông thạo luật, bàn luận luật với nhau, lớp cao
hơn nữa là những vị chuyên về luận, luyện tập thuyết giảng trước khi
giảng chính thức. Và lớp cao nhất là những vị thực hành bốn loại thiền
định. Ngoài ra có những vị xuất sắc về thế học. Như vậy chúng ta thấy
rằng trong hệ thống giáo dục Phật giáo từ ban đầu đã nhấn mạnh việc
tranh luận (debate) để cho các Tỳ-kheo có được những kinh nghiệm rèn
luyện cần thiết trước khi đi truyền bá giáo pháp. Thật sự trong suốt 49
năm thuyết pháp độ sanh đức Phật đã gặp nhiều cuộc tranh luận, giải
thích với Bà-la-môn, Kỳ-na giáo và những câu hỏi được hội chúng đặt ra.8
Chúng ta thấy thời kỳ đức Phật mỗi vị đệ tử của ngài chuyên về từng
lãnh vực, như ngài Ưu-ba-li chuyên về luật tạng, ngài Xá-lợi-phất có trí
tuệ xuất sắc…Tiếp nối truyền thống đó, hệ thống giáo dục trong thời kỳ
phát triển đã huấn luyện học trò theo từng lãnh vực riêng biệt phù hợp
với khả năng và năng khiếu của từng người. Như thế mới phát triển được
tiềm năng của mỗi người.
Nếu không chú trọng đến năng khiếu của từng người, chúng ta sẽ làm
lãng phí khả năng của họ. Giáo dục Phật giáo hướng vào việc nâng cao đạo
đức con người và đồng thời cũng đào tạo một số học giả lỗi lạc cho xã
hội. Giáo dục Phật giáo nhằm tạo ra một xã hội l ý tưởng thông qua Phật
pháp.
4. Kết luận:
Từ thế kỷ thứ 3 TTL đến thế kỷ 12 TL nhiều tu viện Phật giáo trở
thành trung tâm giáo dục Phật giáo để truyền bá giáo pháp. Mọi phương
tiện sinh hoạt tại những trung tâm này được cung cấp miễn phí cho sinh
viên. Cả cuộc sống của sinh viên và tu sĩ đều tuân thủ theo luật lệ tu
viện. Các môn học bao gồm tôn giáo và thế tục, chỉ trừ những môn liên
quan đến quân sự, phục vụ quốc gia không được dạy.
Giáo dục Phật giáo là lý tưởng hoàn thiện xã hội và con người. Lý
tưởng này vẫn được truyền thừa qua nhiều thế hệ nhằm đem lại hài hoà,
thịnh vượng và hạnh phúc cho con người, xã hội. Đức Phật chẳng những là
một triết gia lỗi lạc, một đạo sư chuẩn mực mà còn là một nhà giáo dục
vĩ đại.
TT. THÍCH GIÁC HIỆP
Giảng viên Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
Tham khảo:
1. Cubberley, Ellwood P., The History of Education , Blackmask.com, 2003 (Stanford
University, 1920)
2.Dewey, John, Democracy and Education, Blackmask Online, 2003
3. Dutt, Nalinaksha., Early Monastic Buddhism, Calcutta: Firma KLM Private Limited, 1980.
4. Dutt, Sukumar, Buddhist Monks and Monasteries of India: Th eir History and Their
Contribution to Indian Cuture , Delhi: Motilal Banarsidass Publishers, 2000.
5. Ghosh, Suresh Chandra, The History of Education in Ancient India: c. 3000 BC to AD 1192, New Delhi: Munshinram Manoharlal Publishers, 2001.
6. Sharma, S. N., Buddhist Social and Moral Education, Delhi: Parimal Publications, 1994.
1 S. N., Sharma, Buddhist Social and Moral Education (Delhi: Parimal Publications , 1994), 38.
2 Ibid: 164ff
3 Ibid: 44
4 Ibid: 44f.
5 S. C. Ghos h, The History of Education in Ancient India: c. 3000 BC to AD 1192 (New Delhi: Muns hinram Manoharlal Publis hers , 2001), 128.
6 Ibid: 49
7 S. Dutt, Buddhist Monk s and Monast eries of India: Their History and Their Contribution to Indian Cuture (Delhi: Motilal Banars idas s Publis hers , 2000), 224 ff.
8 S. C. Ghos h, The History of Education in Ancient India: c. 3000 BC to AD 1192 (New Delhi: Muns hinram Manoharlal Publis hers , 2001), 130 f.