Nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng tại Đàn cầu siêu. Ảnh: Phật giáo Bình Định
Cuối tháng 7 vừa qua, tại Bình Định đã diễn ra Đại lễ
cầu siêu các liệt sĩ, đặc biệt là liệt sĩ nhà Tây Sơn. Nhà ngoại cảm
Phan Thị Bích Hằng đã cảm nhận được tín hiệu từ hai cụ thân sinh vua
Quang Trung, và cả Đức vua Quang Trung.
Trong những ngày cuối tháng 7, cùng với
đồng bào cả nước làm lễ tri ân với những người đã ngã xuống hy sinh,
những người đã sẻ chia xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, mang
lại hoà bình cho đất nước, tại tỉnh Bình định, một đại lễ Cầu siêu cho
các liệt sỹ đã hy sinh tại nơi đây, đặc biệt, những nghĩa sỹ nhà Tây
Sơn đã được diễn ra rất trang trọng, với sự góp mặt của Nhà Ngoại cảm
Phan Thị Bích Hằng.
Đến Bình định, chúng tôi đến ngay khu tưởng niệm anh em nhà Tây Sơn tại
Làng Gò, cách Thành phố Quy Nhơn khoảng 50km, nơi có nhà thờ Tổ của Nhà
Tây Sơn. Đó là một ngôi nhà thờ dòng họ giản dị năm gian như biết bao
nhà thờ họ khác tại Việt với 3 ban thờ chính và 2 ban thờ nhỏ hai bên.
Phía ngoài có mấy cây thị xanh tốt, chắc cũng có tuổi thọ trên trăm
năm. Con đường đất nhỏ chạy ngang cửa đi vào khoảng sân rộng, xung
quanh um tùm cỏ cây.
Các sư thầy tại đây đã sắp đàn lễ rất long trọng cho buổi lễ sẽ diễn ra
trong hai ngày tới. Chúng tôi quỳ lạy trước bàn thờ Liệt tổ Liệt tông
nhà Tây Sơn, kính mời các vị tiền hiền về dự đàn lễ cùng con cháu.
Bất ngờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cảm nhận được sự hiện diện của hai cụ thân sinh của Đức Vua Quang Trung, cô quay sang:
- Hai cụ nói rất hài lòng vì đàn lễ chuẩn bị long trọng, người đời
thường nhắc đến tam kiệt Tây sơn. Nhưng thực ra các cụ có 4 người con
trai, mà cậu con cả là Nguyễn Hoa, chỉ ở nhà với bố mẹ, khi mất lúc 19
tuổi không làm nên công trạng gì, có để lại một cậu con trai tên là
Quang Hiển, được ông bà nuôi, các con nhớ ghi tên để khấn và kêu cho
người con cả này. Hai cụ tiếc vì sự nghiệp nhà Tây sơn không được lâu
dài.
Vua Quang Trung nói :
- Âu cũng là số mệnh rồi, việc này cũng đã được ghi trong áo bào vua Càn Long ban tặng:
Xa tâm chiết trục đa điền thử (có nghĩa là Bụng xe gãy trục, nhiều chuột
đồng, nhưng khi ghép chữ lại thì có nghĩa là Nguyễn Huệ sẽ mất năm
Nhâm Tý)
Cho nên cũng không cần phải oán than nữa. Nhân dịp này ta cũng muốn mời
nhạc phụ của ta là vua Lê Hiển Tông và Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền đến
dự đàn lễ này. Lúc sinh thời, chưa kịp mời nhạc phụ ta vào Quy Nhơn
chơi.
Sau đó Vua Quang Trung nói: Nhạc phụ của ta cứ muốn ta mời cả anh vợ ta
vào nữa. Ta không đồng ý ghi là Lê Chiêu Thống mà chỉ được ghi là Lê
Duy Kỳ với tư cách là anh vợ thôi chứ không phải là là ông Hoàng đâu
đấy.
Có người cứ hỏi ta về ngày mất, đúng là ngày cuối cùng của tháng 7, ngày
29 tháng 7, nhưng giỗ vào ngày 1/8 cũng được vì tháng 7 này là tháng
thiếu, năm mất là năm Nhâm tý.
Bà thân sinh ra Hoàng đế nói rằng:
- Đàn lễ tuy đủ nhưng vẫn thiếu một thứ. Đó là một mâm trầu, được bày
theo kiểu trong này, lá trầu có têm vôi. Vì trước đây, khi Ngọc Hân công
chúa về làm dâu, nhà tôi cũng chưa kịp mang trầu cau ra để làm lễ hỏi,
nay muốn mang trầu ra mời thông gia.
Xưa kia nhà ta cũng làm nghề buôn trầu nên trầu cau là thứ không thể
thiếu được trong đàn lễ này. Ta cũng muốn có thêm một đĩa gừng cay và
muối để ta dạy con cháu biết đoàn kết, bảo ban nhau..
Vua Quang Trung lại mong muốn:
- Nhân có nhạc phụ ta vào chơi, ta muốn khởi đàn lễ bằng một hồi trống
trận và một màn múa võ Bình Định. Ngày xưa ta thích nghe Ngọc Hân hát
Quan họ lắm, nếu thu xếp được một màn hát Quan họ cho song thân và quân
sỹ của ta nghe thì ta thật toại nguyện.
Chỉ với vài lời dặn dò như vậy, chúng tôi đã nhận ra được mấy điều còn khiếm khuyết của việc chuẩn bị và vội chia nhau đi lo:
Anh Hà đi lo mời đoàn quan họ ở tận Bắc Ninh và đưa họ vào Bình Định, cô
Hằng nhờ bên Bảo Tàng Quang Trung tiết mục trống trận và múa võ Bình
Định, anh Quang lo hai mâm xôi và lợn quay để khao quân, tôi thì lo đặt
thêm hoa kết theo kiểu Chàm , cổng chào hoa và ba mâm cau, các Thầy trị
sự thì lo đôn đốc hơn 120 nhà Sư đến dự và hành lễ…
Sau đó chúng tôi đã được anh Thiện – Bí thư tỉnh Uỷ mời cơm và báo cáo
toàn bộ công việc, Khi trở về phòng, ngã được ra giưòng thì đã gần 11
giờ đêm.
Sáng hôm sau, đàn lễ dành cho liệt tổ liệt tông nhà Tây sơn và lễ cầu
siêu các liệt sỹ bắt đầu, mở màn bằng hồi trống trận hào hùng, sau đó là
những màn múa võ đậm đặc chất Bình định. Những chàng trai, cô gái Bình
định múa gậy, múa đao…. từng tràng vỗ tay nổi lên như sấm khi được
thưởng thức hơn một tiếng biểu diễn võ thuật tràn đầy hào khí Tây Sơn.
Rồi phần lễ tụng của các tăng ni phật tử.
Buổi chiều, đoàn Quan họ vào đến nơi, các diễn viên nói: bị huy động đi
mà không biết là đi đâu, ra sân bay mới biết là đi Bình Định. Nói vậy
thôi, nhưng các liền anh liền chị đều đã cháy hết mình với các điệu hát
quê mình. Người dân Bình Định ngồi chật cứng để xem các tiết mục văn
nghê đặc biệt này.
Chiều nay, đoàn của chị Loan Hà nội đã mang vào góp lễ thêm bao nhiêu
hoa quả, bánh trái sẳn vật xứ Kinh bắc, vàng mã chất cao… Cũng may, tôi
đã mang vào theo hai thùng gíây to đựng tiền vàng, hương trầm, quần áo
bộ đội, các vật dụng mà bộ đội ta khi xưa rất thích như; điếu cày,
thuốc lào, tam cúc, tú lơ khơ, tổ tôm… góp phần cho lễ vật thêm phong
phú. Gạo khao quân đổ đầy các mâm…
Lễ cúng dược sư bắt đầu vào 1.30 sáng , chúng tôi cùng các sư thầy khấn
chữa chạy các vết thương cho những người chết ở nơi trận mạc, những
người bị đau đớn vì bệnh tật…
Đã chuyển sang rạng sáng ngày 27/7, ngồi quỳ lạy đọc kinh mà nước mắt
rơi lã chã, nghĩ đến những máu xương của cha ông đã đổ xuống trên mảnh
đất Việt nam để có ngày hôm nay, nghĩ đến những vết thương đang hành hạ
các bạn tôi, những người đã tham gia tại các chiến trường ác liệt năm
xưa, Các sư làm lễ cũng không ngừng đưa vạt áo lau nước mắt, tôi tin
chắc trong số họ, ai cũng có người thân bị chết trận, bị thương tật
trong chiến tranh, có người đã là trẻ mồ côi nương nhờ cửa Phật …đặc
biệt ở khúc ruột miền Trung này. Nghĩ đến sự tàn khốc của số phận các
quân sỹ Tây sơn: người bị truy sát, người bị quật mộ, người bị voi dày,
người bị mạng thủ cấp giam trong ngục tối.. biết bao chua sót và bi ai
của một thời oanh liệt…
Chúng tôi chỉ mong sao phần nào xoa dịu được các vết thương, những nỗi
đau tan nát da thịt, những sân si, thù hận.. để dân Việt được yên vui
trong thái bình vững bền.
Buổi lễ cầu siêu kéo dài đến chiều và kết thúc bằng một trận mưa to
khủng khiếp, sau đó chúng tôi có sang đền Đô Đốc Bùi Thị Xuân cách đó
chừng một km. Nơi đây vẫn hoàn toàn yên tĩnh chỉ lất phất vài hạt mưa
bay không đủ ướt áo. Có lẽ các quân sỹ đều đã tập hợp tại đàn lễ hò reo
và chứng đàn, chắc Đô Đốc cũng đẫ sang đó cùng các tướng sỹ rồi.
Đây là lần đầu tiên, một lễ cầu siêu hoành tráng dành cho quân sỹ nhà
Tây sơn được tổ chức ngay tại mảnh đất địa linh đã sinh ra vị Hoàng Đế
bách chiến bách thắng Quang Trung - người anh hùng của dân tộc Việt nam.
Lá cờ Đào năm xưa nay lại được kéo lên trên đỉnh cột với hình mặt trời
vàng ở giữa bay phần phật, Hào khí Tây sơn lại một lần nữa được khơi dậy
trong lòng người dân nơi đây.
Chùm ảnh cầu siêu (Phật giáo Bình Định):
Theo: phunutoday.com