rèn
luyện tình cảm).
Viết chữ Hán bằng
mao bút mới là chính
tông. Khi khổ luyện
thư pháp với mao bút
thì sau này dù ta
viết chữ bằng bất cứ
loại bút gì chữ cũng
đều đẹp. Sau đây là
một số điểm cơ bản
về thư pháp bút
lông:
I.
VĂN PHÒNG TỨ BẢO
文房四寶
Hiện nay computer
quả thực là bửu bối
vô song, là một công
cụ đắc lực của ta
trong việc học tập
Hán ngữ lẫn thư
pháp, nhưng theo
truyền thống thì chỉ
có bốn bửu bối trong
văn phòng (văn phòng
tứ bảo):
* Giấy (chỉ
紙)
* Mực (mặc
墨)
* Nghiên
(nghiễn
硯)
* Bút (bút
筆)
Giấy cho dân nhà
nghề là giấy Tuyên
宣,
thường gọi là
«xuyến chỉ»
(đọc trại của
Tuyên chỉ
宣紙),
mỏng như giấy quyến
vấn thuốc hút, dùng
cho cả thư pháp lẫn
hội họa, nhưng đắt
tiền. Giấy Tuyên có
hai loại: sinh
chỉ
生紙
(giấy sống, chưa
dúng phèn, dùng cho
thư pháp) và thục
chỉ
熟紙
(giấy chín, đã dúng
phèn, dùng cho hội
họa). Việc luyện tập
tốn rất nhiều giấy,
ta nên dùng giấy
thường miễn hút mực
(như giấy báo) là
được.
Mực có hai loại: mực
thỏi và mực nước
(mặc trấp
墨汁).
Mực thỏi có chất
keo, loại tốt thường
có mùi xạ hương. Mực
tốt thì sau khi viết
xong, ta bồi tranh
chữ không bị nhoè
mực. Mực nước (mặc
trấp) tiện dụng
nhưng không đủ độ
sánh, ta cần mài
thêm mực thỏi để
tăng độ sánh đặc.
Cách dùng mực rất
quan trọng, tạo ra
các hiệu quả khác
nhau trên từng chất
liệu hay các loại
giấy. Trong nghề gọi
là mặc pháp
墨法
(phép dùng mực). Mài
mực cũng là cách tập
cổ tay trước khi cầm
bút viết chữ. Nói
chung viết chữ trên
giấy không hút nước
thì mực phải đặc,
trên giấy hút nước
như giấy tuyên thì
mực hơi sánh. Đừng
pha mực quá loãng.
Nghiên mực có các
kiểu dáng khác nhau,
nhưng nguyên tắc là
có một độ nghiêng
nhỏ để cho mực đọng
về một phía. Khi mài
mực thì nhỏ một vài
giọt mặc trấp vào
cho hơi ướt đáy
nghiên. Rồi mài thỏi
mực theo chiều kim
đồng hồ, thỉnh
thoảng nhỏ thêm vài
giọt mặc trấp. Pha
chế vừa đủ cho một
lần sử dụng, không
nên đổ quá nhiều mặc
trấp vào nghiên. Mực
dùng không hết sẽ
đọng thành vẩy và
cặn cáu trên nghiên.
|
|
* Nghiên mực đời Khang Hi |
* 3 mặt của một thỏi mực |
Bút có nhiều loại:
tiểu, trung, đại.
Lông bút có loại
cứng (như lông sói)
có loại mềm (như
lông thỏ) và có loại
pha trộn các loại
lông theo một tỉ lệ
để thích hợp cho cả
vẽ tranh lẫn viết
chữ. Khác với cây
bút của phương Tây
là chủ yếu để viết
chữ, mao bút của
Trung Quốc có thể
vừa viết chữ vừa vẽ
tranh. Nói chung
viết chữ nên dùng
bút lông sói, còn vẽ
tranh thì tùy theo
trường hợp và tùy
theo hiệu quả mong
muốn mà ta sử dụng
các loại bút khác
nhau. Khi luyện thư
pháp nên dùng bút cỡ
trung để viết chữ
Hán trong các ô
vuông mỗi cạnh lớn
chừng 5 hay 6 cm.
Khi bắt đầu luyện
tập thì phải đi từ
chữ Khải. Không nên
bắt đầu tập bằng
tiểu khải (chữ Khải
nhỏ chừng một phân
vuông). Chỉ khi viết
chữ to ta mới nghiên
cứu được bút pháp và
các bút thế. Khi
thuần thục thì chữ
viết phóng to thu
nhỏ đều dễ dàng.
|
* Bồn rửa bút bằng ngọc |
Các bộ phận của bút
lông:
* Đào tuyến
陶線:
sợi dây nhỏ ở một
đầu quản bút, dùng
treo bút lên giá bút
sau khi sử dụng.
* Bút quản
筆管
(bút can
筆杆):
quản bút, bằng trúc.
* Bút hào
筆毫:
búp lông, giống búp
sen chưa nở.
* Bút căn
筆根:
phần búp lông dính
với quản bút.
* Bút đỗ
筆肚:
bụng búp lông.
* Bút phong
筆鋒
(bút tiêm
筆尖):
ngọn bút.
* Bút mạo
筆帽:
nắp bút (bằng
trúc hoặc nhựa).
Viết xong, ta
rửa sạch bút,
móc đào tuyến
vào một cái giá
để ngọn bút quay
xuống đất. Không
nên dùng bút mạo
vì nó dễ làm hư
lông bút.
II.
NGŨ CHỈ PHÁP 五指法
Đây nói về cách cầm
bút (chấp bút pháp
執筆法).
Ngũ chỉ chấp bút
pháp
五指執筆法
hay ngũ tự chấp bút
pháp
五字執筆法
là do Lục Hy Thanh
陸希聲
đời Đường sáng tạo.
Năm ngón của bàn tay
có tên: (1) Mẫu chỉ
拇指
(ngón cái), (2) thực
chỉ
食指
(ngón trỏ), (3)
trung chỉ
中指
(ngón giữa),
(4)
vô danh chỉ
無名之
(ngón áp út), (5)
tiểu chỉ
小指
(ngón út). Năm ngón
ứng với năm chữ (ngũ
tự
五字):
* Yếm
厭:
tác dụng của ngón
cái ép vào quản bút.
* Áp
壓:
tác dụng của ngón
trỏ ép vào quản bút,
đối ứng với ngón
cái.
* Câu
鉤:
tác dụng của ngón
trỏ tựa vào quản
bút, dùng móc phần
quản bút có búp lông
hướng vào lòng bàn
tay.
* Cách
格:
tác dụng của ngón áp
út, móng tay ngón
này áp vào quản bút,
đẩy phần quản bút
này ra ngoài.
* Để
抵:
tác dụng của ngón
út, ép sát vào ngón
áp út để trợ lực cho
ngón áp út.
Xem tiết diện quản
bút trong hình trên
đây: hai đầu ngón
cái và trỏ kẹp lấy
quản bút, rồi đầu
ngón giữa áp vào
quản bút, rồi móng
tay ngón áp út chạm
vào quản bút, và
ngón út áp sát vào
ngón áp út. Có bốn
lực tác dụng vào
quản bút (chiều mũi
tên). Ngón cái và
ngón trỏ làm điểm
tựa giữ cho bút
vững, các ngón còn
lại dùng móc và đẩy
phần quản bút có
ngọn bút một cách
linh hoạt. Đó là
cách cầm bút để viết
chữ khải.
Tuỳ theo thư thể
hoặc chữ cực lớn
(đại tự
大字)
hoặc cây bút thật
lớn (đại bút
大筆)
mà cách cầm bút cũng
khác nhau. Cách cầm
bút tạo ra nhiều
hiệu quả khác nhau,
giống như cách cầm
mao bút vẽ tranh.
Tuy nhiên, mới học
thư pháp thì phải áp
dụng ngũ chỉ chấp
bút pháp. Xem hình
sau đây:
Hình 1 trên đây theo
đúng Ngũ chỉ chấp
bút pháp của Lục Hy
Thanh. Các hình 2,
3, và 4 là biến thể.
Viết tiểu khải
小楷
(chữ khải nhỏ) thì
vị trí của ngón cái
và ngón trỏ ở khoảng
1/3 quản bút về phía
ngọn. Viết trung
khải
中楷
(chữ khải vừa) hay
đại khải
大楷
(chữ khải lớn) thì
vị trí của chúng ở
giữa quản bút.
Khi chấp bút ta phải
nhớ khẩu quyết “chỉ
thực, chưởng hư”
指實掌虛,
nghĩa là đầu ngón
tay áp vào bút, còn
lòng bàn tay thì
trống rỗng. Nhìn
nghiêng, ngón cái và
ngón trỏ tạo thành
mắt phượng (phượng
nhãn
鳳眼).
III.
OẢN PHÁP
腕法
Đây là kỹ pháp của
cổ tay (oản / uyển),
gồm có:
1. Chẩm oản
枕腕
(gối cổ tay): bàn
tay trái úp và lót
dưới cổ tay bàn tay
phải, tức là cổ tay
phải gối nhẹ lên bàn
tay trái, và trượt
nhẹ trên đó khi viết
chữ. Hoặc cổ tay
phải chỉ áp nhẹ trên
mặt bàn (bàn tay
trái không lót ở bên
dưới). Khi viết ta
chỉ lấy sức mạnh của
ngón tay (chỉ lực
指力)
mà điều khiển ngọn
bút. Oản pháp này
dùng khi ta viết
tiểu khải hoặc trung
khải.
|
Ngũ chỉ pháp
Chẩm oản |
|
Chẩm oản
Huyền oản Đại huyền oản |
2. Huyền oản
懸腕
(treo cổ tay): cũng
gọi đề oản
提腕,
tức là cổ tay lơ
lửng không tựa vào
đâu cả, nhưng khuỷu
tay thì chạm nhẹ mặt
bàn. Khi viết chữ,
ta chuyển động cả
cánh tay, cổ tay, và
ngón tay. Oản pháp
này dùng khi ta viết
đại khải.
3. Đại huyền oản
大懸腕
(treo hổng cổ tay):
cũng gọi huyền
trửu
懸肘
(treo khuỷu tay).
Toàn bộ cánh tay
không tựa vào đâu
cả. Khi viết chữ, ta
chuyển động cả cánh
tay, cổ tay, và ngón
tay. Oản pháp này
dùng khi ta đứng
viết đại tự (cỡ
10x10 cm) hoặc chữ
thảo.
IV.
NHÃN PHÁP
眼法
Khi viết chữ, mắt ta
tập trung nhìn thẳng
vào chữ, không được
nhìn nghiêng.
V.
THÂN PHÁP
身法
1. Thế ngồi:
Ta ngồi ghế, đầu
ngay ngắn, hai
vai ngang nhau,
lưng thẳng,
không tỳ ngực
vào bàn, hai
chân để tự
nhiên, không vắt
tréo chân, không
rung đùi, tay
trái đặt trên tờ
giấy giữ cho nó
cố định trên
bàn. Tập trung
tư tưởng, hơi
thở điều hòa.
Một số nhà luyện
khí công còn
ngồi kiết già
hoặc bán già
trên ghế khi
viết chữ.
|
* Thế ngồi |
2. Thế đứng:
Ta đứng viết đại
tự (chữ vuông
mỗi cạnh ít nhất
là 10 cm). Hoặc
ta đứng hai chân
song song,
khoảng cách hai
bàn chân bằng
vai; hoặc ta
đứng chân phải ở
trước, chân trái
ở sau. Thân hình
ngay ngắn, trầm
tĩnh, dùng đại
huyền oản. Một
số người lúc
viết chữ thì hay
uốn éo, co giật,
múa may, tay cố
tình run như bị
chứng parkinson.
Đó là bàng môn
tả đạo, ta không
nên bắt chước.
Dù ngồi hay
đứng, ta cần tập
trung khí lực ở
hạ đan điền (vị
trí dưới rốn
khoảng một đốt
tay), hơi thở
điều hòa.
|
* Thế đứng |
VI.
BÚT PHÁP 筆法
1. Khởi bút
起筆,
hành bút
行筆, thu bút
收筆:
* Khởi bút
起筆
còn gọi là lạc
bút 落筆, hạ
bút 下筆. Có ba
cách:
(1) ngọn bút đưa
sang trái rồi kéo
sang phải; (2) ngọn
bút đưa lên trên rồi
kéo ngang một chút
rồi kéo xuống; (3)
đặt ngọn bút vào là
kéo đi luôn. Cách
(1) và (2) gọi là
hồi phong 回鋒. Ta
bắt buộc phải hồi
phong khi viết các
thư thể: triện, lệ,
khải. Cách (3) dùng
khi viết chữ hành,
chữ thảo.
* Hành bút
行筆
là bước trung
gian giữa khởi
bút và thu bút,
tức là khi ngọn
bút di động tạo
ra nét chữ.
* Thu bút
收筆:
dù ta kéo nét
ngang hay nét
sổ, đến cuối
nét, ta dừng
ngọn bút và thu
hồi theo hướng
ngược lại một
chút rồi nhấc
bút lên. (Xem
hình bên)
2. Tàng phong 藏鋒
& lộ phong
露鋒:
* Tàng phong
cũng gọi ẩn phong
隱鋒(giấu
ngọn bút) hay
nghịch phong
逆鋒
(ngược ngọn bút).
Khi khởi bút, ta
hướng bút ngược lại
chiều muốn kéo
(nghịch phong). Khi
thu bút ta hướng
ngược chiều đã kéo
(cũng gọi là hồi
phong
回鋒).
Tàng phong làm cho
nét bút đầy đặn, khí
lực sung mãn, ngoài
nhu trong cương.
* Lộ phong
cũng gọi xuất
phong
出鋒,
tức là để lộ nét bút do lúc khởi bút ta không tàng phong và lúc thu
bút ta không hồi phong mà kéo ngọn bút đi luôn. Nét bút lộ phong cũng cần có gân
cốt, biểu lộ tinh thần.
3. Trung phong
中鋒
& trắc phong 側鋒:
* Trung phong
cũng gọi chính phong
正鋒,
tức là khi búp lông đứng thẳng góc với mặt giấy. Ngọn bút nằm chính giữa nét
bút, tạo sự hồn hậu, đầy đặn. Khi mới tập viết, ta nên dùng trung phong.
* Trắc phong
là khi búp lông đứng xiên với mặt giấy. Ngọn bút nằm ở cạnh
nét bút. Bút tiêm và bút đỗ cùng tiếp xúc và di động trên mặt giấy, thích hợp
viết chữ hành, chữ thảo. Khi mới tập viết, ta không nên dùng trắc phong.
4. Chiết phong
折鋒
& chuyển phong
轉鋒:
* Chiết phong
là đưa ngọn bút
tạo nét gấp.
Chiết phong tạo
ra phương bút
方筆
(vuông).
* Chuyển
phong
là chuyển ngọn
bút tạo nét
cong. Chuyển
phong tạo ra
viên bút
圓筆
(tròn).
5. Đề bút 提筆
& án bút
按筆:
* Đề bút:
kéo ngọn bút nhẹ
nhàng trên mặt
giấy, nét bút
đều đặn.
* Án bút:
ấn ngọn bút, tạo
nét thô, đậm.
6. Trú bút
駐筆
& quá bút
過筆:
* Trú bút:
ngọn bút dừng như ở
các chỗ cuối nét hay
ở góc cạnh chữ.
* Quá bút:
nét bút lướt nhanh
trên mặt giấy, nhưng
có sức lực.
Ngọn bút lúc đi, lúc
dừng, lúc nhanh lúc
chậm, tạo ra tiết
tấu.
7. Thuận bút
順筆:
Tùy theo thư thể mà
thứ tự nét bút phải
thuận, hợp với quy
tắc viết chữ.
8. Không hành
空行:
Trước khi hạ bút cho
ngọn tiếp xúc mặt
giấy, tay ta cầm bút
viết thử phía trên
cao của mặt giấy,
ước lượng kết cấu
của chữ và bố cục
của tấm thư pháp.
VII. PHƯƠNG PHÁP
LUYỆN TẬP
Luyện thư pháp có
hai cách chính:
Mô
摹
và Lâm
臨
theo các mẫu chữ có
sẵn (thiếp
帖)
của các đại thư pháp
gia. Các tự thiếp
字帖
và bi thiếp
碑帖
(những thác bản
拓本
rập trên các bia đá)
được bán rất nhiều,
ta có thể sưu tầm và
luyện tập.
1. Mô thiếp
摹帖:
Mô là mô phỏng
摹仿
(bắt chước) theo
mẫu:
* Tả phỏng ảnh
寫仿影
(can-kê, calquer):
Ta lấy một tờ giấy
mỏng đặt lên trên
trang chữ mẫu, các
chữ mẫu sẽ hiện hình
lờ mờ qua trang giấy
mỏng. Ta dùng bút đồ
theo.
* Đơn câu
單鉤:
Ta lấy một tờ
giấy mỏng đặt
lên trên chữ
mẫu, rồi dùng
bút chì vẽ đường
tim của từng nét
chữ. Sau đó ta
lấy tờ giấy ra
ngoài, rồi dựa
theo các đường
tim này mà phục
hồi các nét bút
của chữ đó.
* Song câu
雙鉤:
Ta lấy một tờ
giấy mỏng đặt
lên trên chữ
mẫu, rồi dùng
bút chì vẽ đường
viền của từng
nét chữ. Sau đó
ta lấy tờ giấy
ra ngoài, rồi
dựa theo các nét
chữ rỗng chỉ có
đường viền này
mà phục hồi các
nét bút của chữ
(thao tác này
gọi là điền
thực 填實:
lấp đầy).
2. Lâm thiếp
臨帖:
Lâm có hai loại:
Cách lâm
格臨
và Đối lâm
對臨:
|
Cửu cung cách
Mễ tự cách |
|
Hồi tự cách
Điền tự cách |
* Cách lâm
格臨
là viết nhái theo
mẫu chữ có sẵn theo
một khung có phân
chia tỷ lệ (gọi là
cách
格).
Lâm tương tự như
cách thức mà các học
sinh trung học dùng
để tập vẽ bản đồ.
Các cách thông dụng
là Cửu cung cách
九宮格
(khung 9 ô vuông),
Mễ tự cách
米字格
(khung theo gạch
ngang và chéo theo
chữ mễ
米),
Hồi tự cách
回字格
(khung hình chữ hồi
回).
Điền tự cách
田字格
(khung có 4 ô vuông
như chữ điền
田).
Một số tự thiếp
và bi thiếp bán
sẵn ở hiệu sách
đã kẻ ô rồi
(thường là theo
cửu cung cách).
Đối với các tự
thiếp và bi
thiếp không có
kẻ ô, ta làm như
sau: Lấy một tấm
giấy trong hoặc
một tấm plastic
trong rồi dùng
bút mực đen
không phai mà vẽ
các khung như
trên với nhiều
kích cỡ khác
nhau. Khi tập
viết, ta đặt
khung đè lên chữ
để thấy tỷ lệ
các nét với
nhau. Trên giấy
tập viết, ta
cũng vẽ khung
phân ô như vậy
và canh theo
từng ô mà vẽ nét
chữ. Việc này y
như vẽ bản đồ.
*
Đối lâm
對臨
giống như thao tác
của một họa sĩ vẽ truyền thần. Ta đặt chữ mẫu trước mặt, ngắm nhìn cho kỹ
các nét rồi trực tiếp dùng bút viết chữ thẳng vào một tờ giấy trắng, hoàn toàn
không sử dụng cửu cung cách hay các cách tương tự.
Cách lâm giúp ta nắm
được kết cấu của chữ
(kết thể
結體),
vị trí nét bút chính
xác của mặc tích
墨跡
của cổ nhân. Đối lâm
giúp ta đạt được
bút thế
筆勢
và thần thái của mặc
tích.
Quá trình luyện tập
thông thường có thể
tóm tắt bằng mấy
chữ: độc
讀,
mô
摹,
lâm
臨,
bối
背.
* Độc
讀
(đọc) là xem xét kỹ
lưỡng chữ mẫu. Độc
theo nghĩa rộng cũng
là tham bác các thư
thể, tự thiếp, bi
thiếp, các mặc tích
của cổ nhân; đọc
sách luận về thư
pháp để nghiên cứu
bút pháp, bút thế,
kết thể, chương
pháp; nghiên cứu sự
tiến hoá của chữ
Hán.
* Mô
摹
và
lâm
臨
đã giải thích trên,
tức là giai đoạn
thực hành.
* Bối
背
là bối tụng, là ghi
nhớ nằm lòng, giống
như “chụp hình” một
chữ mẫu vào trong
tiềm thức. Khi ta
viết chữ đó, dường
như nó hiện diện
trước mặt ta.
Phương pháp «chụp
hình»
rất hữu hiệu khi học
chữ Hán và luyện thư
pháp. Ta ngồi
kiết già hay
bán già, tập
trung tư tưởng nhìn
một chữ hồi lâu, rồi
nhắm mắt lại. Trong
khi nhắm mắt, trong
đầu ta hiện ra hình
ảnh của chữ đó rõ
mồn một y hệt như ta
đã thấy trước đó.
Đồng thời ta dùng
ngón tay trỏ vẽ
trong không khí chữ
đó. Chiêu này gọi là
trừu không
luyện tự
抽空練字,
một độc chiêu mà vua
Đường Thái Tông
唐世宗
(Lý Thế Dân
李世民)
đã dùng để học bút
pháp của Vương Hi
Chi
王羲之.
Chiêu này rất tuyệt
diệu khi ta học chữ
hành, nhất là chữ
thảo vốn là một thư
thể giản ước chữ Hán
trong vài nét bút.
Khi hạ thủ công phu,
ta phải noi theo thư
thể của một đại thư
gia nào đó. Thí dụ
tập chữ khải, ta có
thể chọn Liễu thể
柳體,
Nhan thể
顏體,
Âu thể
歐體,
hay Triệu thể
趙體,
tức là các thể khải
thư của các đại thư
gia đời đường như:
Liễu Công Quyền
柳公權,
Nhan Chân Khanh
顏真卿,
Âu Dương Tuân
歐陽詢,
hay khải thư của đại
thư họa gia đời
Nguyên là Triệu Mạnh
Phủ
趙孟頫.
Ban đầu, ta tập theo
các tự thiếp của các
đại thư gia trên.
Giai đoạn này gọi là
nhập thiếp
入帖.
Khi thuần thục ta
phải có nét sáng tạo
riêng của chính
mình, mang cá tính
của mình. Giai đoạn
này gọi là xuất
thiếp
出帖.
* Thư pháp Liễu Công Quyền
|
* Thư pháp Nhan Chân Khanh |
Mới học thư pháp ta
phải bắt đầu từ chữ
khải và phải là
trung khải (mỗi chữ
khoảng 5x5 cm); đừng
luyện tiểu khải. Ta
nên luyện Liễu thể
và Nhan thể để nét
chữ có gân cốt. Khi
chữ trung khải của
ta đã thuần thục, ta
mới luyện tiểu khải
và học qua chữ hành,
chữ thảo. Một số học
viên cũng có thể hạ
thủ công phu với Âu
thể hoặc Triệu thể.
Chúng ta nên nghiên
tập khải thư của
Liễu Công Quyền và
Nhan Chân Khanh.
«Nhan cân Liễu cốt»
顏筋柳骨
(Nhan thể có gân,
Liễu thể có xương)
là một lời tán tụng
lâu đời về khí lực
và gân cốt của hai
thư thể này. Đôi khi
vì nôn nóng muốn tốc
thành, nhiều người
mới học mà vội luyện
ngay chữ hành hay
chữ thảo, hậu quả
cực kỳ tai hại là
nét chữ yếu đuối vì
thiếu khí lực và gân
cốt; sau này muốn
quay lại với chữ
khải thì nét bút đã
thành tật, khó sửa
chữa.
VIII. CÔNG CỤ TRỢ
HUẤN
1. Dĩa VCD dạy
thư pháp do
Trung Quốc sản
xuất: Các dĩa
này đã bày bán
đầy ở các hiệu
sách ngoại văn.
Phổ biến là các
dĩa VCD của thư
pháp gia trứ
danh hiện đại
Dương Tái Xuân
楊再春
giảng giải, do
Đại học Thể dục
Bắc Kinh xuất
bản. Đủ các loại
thư thể được
giảng dạy, rất
đáng cho người
tự học tham
khảo. Thí dụ:
* 99 thiên mao
bút tự tốc thành
luyện tập pháp:
Hành thư. 99
天毛筆字速成練習法﹕行書 (cách luyện tập
nhanh chữ bút
lông trong 99
ngày: chữ Hành)
của Dương Tái
Xuân.
|
* Thư pháp Tô Thức (Tô Đông Pha)
|
* Danh gia giáo
nễ luyện thư
pháp 名家教你練書法
(các danh gia
dạy bạn học thư
pháp) xếp theo
chủ đề, nằm
trong Series
Thư pháp bệnh
viện
書法病院
, phân tích các
lỗi thông thường
khi viết chữ.
* Trung Quốc Thư
pháp 中國書法.
Trọn bộ khoảng
10 dĩa CD, xếp
theo từng chủ
đề, do nhiều thư
pháp gia khác
nhau phụ trách
giảng dạy, cũng
do Đại học Thể
dục Bắc Kinh
xuất bản. v.v.
2. Các sách thư
pháp, tự thiếp,
bi thiếp, tự
điển thư pháp,
v.v. do Trung
Quốc xuất bản
cũng là tài liệu
tham khảo cần
thiết. Hiện có
bán tại các hiệu
sách ngoại văn.
3.
Ngoài ra trên
Internet có vô số
trang Web về thư
pháp. Ta vào
search engine
của
Google,
chọn phần ngôn ngữ
là
Chinese hoặc
English, rồi
gõ chữ
書法
hoặc
Chinese calligraphy,
máy sẽ cho ta các
địa chỉ mà ta cần
tìm.