BÁCH TRƯỢNG
TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa
môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo
Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Quyển hai
Báo ân
Mục Lục
1 Lễ kỵ bậc
tiên Thánh
2 Cúng Chư
Thiên
3 Mặt trời mặt
trăng bị che mờ
4 Phụ: Tết
Trung Thu
5 Lễ Cầu dứt
mưa
6 Cầu Mưa
7 Lời Phụ: Cầu
tuyết
8 Họa sâu ăn
hại lúa (mùa màng)
9 Kỳ nguyện Vi
Đà hộ pháp
10 Phụ: Vi Đà
tôn thiên thánh đản
11 Phụ: Già
Lam sanh nhựt
12 Cúng Ông
Táo
1. Chương hai: Báo Ân
Lời thuật rằng,
lễ trọng ở cúng tế; do vậy báo đền ân đức là một trong các ân.
Ân tổ quốc là
trọng, những mong triều đình thịnh đạt biết trọng Phật, hộ trì chư tăng vì cái
thể của sự thương xót cao tột mà các bậc thánh kế thừa. Thoảng hoặc lúc nhàn
hàng Thích tử hâm mộ theo tôn dung các Ngài! Do vậy mới lập ra quy tắc quốc
khánh, cho chí chư thiên có ân hộ trì giáo pháp trong đó có nghi Tề Thiên. Mặt trời,
mặt trăng có ơn chiếu sáng nên có nghi bảo vệ nhứt nguyện; ân đàn việt tín thí
có cầu nắng cầu mưa nên có nghi trừ sâu bọ v.v.. Những việc trên đây đều nhằm
báo ân vậy. Ngoài ra có người cầu ân thì theo nghi cầu chúc Vi Đà, dùng thiên tôn
hiện thân trời mà ủng hộ Phật pháp, nguyện lực rộng sâu, có cảm liền ứng nên có
bài tán rằng:
Vi Đà thiên
tướng quân
Hộ pháp nhuận
hồng ân
Thấy ma phá
khuấy tỳ kheo
Xót thương xông
tới bên
Hợp thời dứt
trừ ngay.
Hộ pháp Vi Đà
tôn thiên Bồ Tát.
Cho nên gọi
rằng khéo hiện hình tướng thiên tôn mà gia tâm hộ pháp đó.
Nay ở tòng lâm
thường lúc gặp tai nạn hay cầu hộ pháp Vi Đà, không phải cầu sự linh ứng. Biết
cầu ban ân cũng tự biết báo ân. Cho nên dành một chương báo ân riêng. Thần Táo
lấy việc ăn uống của số đông làm chỗ nương dựa, vốn là một trong 5 lễ kỵ nên sẽ
đề cập ở cuối quyển.
Ngày lễ Phật
chung cả nước
1.1 Lễ kỵ bậc
tiên Thánh
Vân tập tăng
chúng lên Phật điện, niệm hương đảnh lễ, tán Phật, tụng Thủ Lăng Nghiêm thần
chú, Đại Bi, thập chú, Kinh Bát Nhã, Thượng Lai…niệm Phật, hồi hướng, phục
nguyện:
Thiền môn
nghiêm tịnh,
Bốn chúng an
hòa,
Phật nhựt sáng
soi,
Pháp luân
thường chuyển.
Hôm nay
ngày…tháng... năm…(tên) Hoàng Đế Thánh vị, đại chúng cung tựu đại điện trước
Phật trần thiết hương hoa quả phẩm, đèn nến đủ diên kỳ nguyện dân an nước
thịnh, đời trị thái bình, cùng hết thảy chúng sinh đều thành Phật đạo.
Sáng hôm lễ húy
kỵ, tăng chúng vân tập chánh điện, thầy Trụ Trì niệm hương, cắm hương lên lư,
đảnh lễ Tam Bảo, tán lư hương, tụng Kinh Kim Cang xong, châm trà cúng, tụng Bát
Nhã, sám nguyện, hồi hướng, phục nguyện..
Hôm nay…(như
trên)… phục nguyện:
Thức thần rong
chơi tám hướng, cởi xe mây ngựa gió tới đây chứng minh trong ngôi vị trời, thọ
điện ngọc, lầu son vui thỏa thích; mười phương ba đời hết thảy chư Phật chứng minh
gia hộ cho…Hoàng Đế, cùng quốc dân đồng bào và nhân dân trên thế giới được thân
tâm an lạc, thọ mạng kéo dài, cùng Phật pháp mãi trường tồn, chúng sanh đều
trọn thành Phật đạo…
1.2 Cúng
Chư Thiên
Phàm pháp cúng
chư Thiên, dự định ngày. Thầy Tri Khách lo chuẩn bị trần thiết pháp đàn, nhờ
hương đăng quét dọn sạch sẽ và trang hoàng tràng phan, cờ phướn, lọng… cho thật
trang nghiêm đầy đủ. Giữa chánh điện thiết trí tòa cao tôn trí Tam Bảo, kế đó
hai bên đặt bàn hương án, trên bàn sắp đồ cúng, hiến cúng đèn quang minh theo
hầu chư thiên; và các vị thần linh 3 cõi gồm 46 bài vị trên bàn cũng bày hương
hoa, trà quả, đèn đuốc v.v.. Kế ở dưới bậc thấp hơn đặt bài vị thiên tiên sắp
đồ cúng giống nhau. Như cúng cơm rau, mì, thức ăn…đều phải đầy đặn đúng pháp; ắt
không nên dùng sanh vật, không thể đồ ăn nguội nhạt, ngược lại rước lấy lỗi
thiếu cung kính. Sắm sửa các thứ sẵn trước một ngày. Trước giờ đi ngủ, vị Tri
Khách gióng 3 hồi trống để thông báo giữa chúng buổi lễ sáng hôm sau, và cắt
đặt, đề cử các phần vụ xong xuôi, đại chúng chỉ tịnh.
Sáng sớm thức
dậy, thúc hiệu lệnh, chư tăng vân tập chánh điện. Đảnh lễ Tam Bảo, khai chung
bảng, niệm hương, cử tán… (như nghi trên, chỉ thêm phần tán cuối):
Trên cao thần
hộ pháp soi sáng,
Trời, trăng,
sao tỏ rạng nhân gian,
Giữ đất nước an
khang,
Lòng, thành
dâng hiến cúng ,
Phước thọ vững
bình an.
Nam Mô Đăng Vân
Lộ Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
(Nghi lược bớt,
tham khảo thêm cuốn Thiền Môn Nhựt Tụng).Chỉ 49 tôn hiệu Phật phải viết như
dưới đây:
Pháp đàn thiết
lập đàn tràng:
Chính giữa:
trung thiên giáo chủ: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Đông Phương A Súc Phật,
Nam Phương Bảo Tướng Phật, Tây Phương Vô Lượng Thọ Phật, Bắc Phương Vi Diệu
Thanh Phật, Bảo Hoa Công Đức Hải, Lưu Ly Kim Sơn.
Chư Phật quá
khứ: Chiếu Minh Bảo Thắng Phật, Vô Cấu Xí Bảo Quang Minh Vương Tướng Phật, Kim
Diệm Quang Minh Phật, Kim Bách Quang Minh Chiếu Tàng Phật, Kim Sơn Bảo Cái
Phật, Kim Hoa Diệm Quang Tướng Phật, Đại Cự Bảo Tướng Phật (14 vị Phật viết
chung 1 tấm).
Đàn nội ở trên
bên trong treo phía trái:
Nam Mô Kim
Quang Minh hải vi diệu pháp cự tối Thắng Kinh Vương.
Ở trên bên
phải:
Nam Mô Quang
Minh hội thượng chư đại Bồ Tát, Tín Tướng Bồ Tát, Kim Quang Minh Bồ Tát, Kim
Tạng Bồ Tát, Thường Bi Bồ Tát, Pháp Thượng Bồ Tát…(6 vị Bồ Tát này viết chung 1
tấm). Ta Bà giáo chủ hiệu lịnh độc tôn Đại Phạm Thiên Vương và các quyến thuộc
vị ấy. (Để bên trái ở dưới vị thứ nhất)
Bên trái vị thứ
1: Địa cư thế chủ Đao Lợi Trung Vương - Đế Thích tôn thiên.
Bên trái vị thứ
2: Đông Phương hộ thế càng đạt Bà Chủ - Trì Quốc Thiên Vương.
Bên trái vị thứ
3: Nam Phương hộ thế: Cưu Bàn Trà Chủ tăng trưởng Thiên Vương.
Bên trái vị thứ
4: Tây Phương hộ thế: Đại Long Vương Vương - Quảng Mục Thiên Vương.
Bên trái vị thứ
5: Bắc Phương hộ thế - Đại Dược Xoa Chủ: Đa Văn Thiên Vương.
Bên trái vị thứ
6: Thân phục oán ma thệ vị lực sĩ – Kim Cang Mật Tích Tôn Thiên
Bên trái vị thứ
7: Đặc tôn chi chủ cư sắc đảnh thiên – Ma Hê Thủ La tôn thiên.
Bên trái vị thứ
8: Nhị thập bát bộ thống lãnh quỉ thần tán chỉ đại tướng tôn thiên.
Bên trái vị thứ
9: Năng dữ tổng trì đại trí huệ tụ - Đại Biện Tài tôn thiên.
Bên trái vị thứ
10: Tùy kỳ sở cầu linh đắc thành tựu - Đại Công Đức tôn thiên.
Vị 11 bên trái:
Ân ưu tứ bộ ngoại hộ tam châu – Vi Đà Thiên Tướng tôn thiên.
Vị 12 bên trái:
Tăng trưởng xuất sanh, chứng minh công đức – Kiên Lao Địa Thần tôn thiên.
Vị 13 bên trái:
Giác trường thùy ấm nhân quả: Hổ Nghiêm Bồ Đề Thọ Thần tôn thiên.
Vị 14 bên trái:
Sanh chư quỉ vương bảo hộ nam nữ - quỉ tử mẫu thần tôn thiên.
Vị 15 bên trái:
Hành nhựt nguyệt tiền, cứu binh phạt nạn – Ma Lợi Phộc tôn thiên.
Vị 16 bên trái:
Bách minh lợi sanh thiên quang phá ám - nhựt cung Thái Dương tôn thiên.
Vị 17 bên trái:
Tinh chư tú vương thanh lương chiếu dạ nguyệt cung Thái Âm tôn thiên.
Vị 18 bên trái:
Bí tạng pháp bảo chủ chấp quần long – Ta Kiệt La Vương tôn thiên.
Vị 19 bên trái:
Chưởng u minh quyền, vi địa ngục chủ - Diệm Ma La tôn thiên.
Vị 20 bên trái:
Ngũ nhạc cư đông Thái sơn phủ quận – Thiên Tề Nhân Nguyên tôn thần.
Vị 21 bên trái:
Thiết Vi lưỡng sơn thập bát ngục chủ - thập điện minh vương tôn thần.
Vị 22 bên trái:
Không thần, địa thần, trú thần, dạ thần; nhứt thiết hộ thân chư thần đẳng chúng.
Vị 23 bên trái:
Vô sắc tứ không, phi phi tưởng xứ, vô sở hữu xứ, thức xứ, không xứ chư đại
thiên vương.
Bên phải vị thứ
1: Sắc giới tứ thiền, Ngũ Na Hàm Thiên, Sắc cứu cánh, Thiện Hiện, Thiện Kiến,
Vô Nhiệt, Vô Phiền chư đại thiên vương.
Bên phải vị thứ
2: Sắc giới tứ thiền, ngoại đạo sở cư – vô tưởng thiên vương.
Bên phải vị thứ
3: Sắc giới tứ thiền cư phàm phu vị - Quảng Quả, Phước Sanh, Vô Văn Thiên
thượng, chư đại thiên vương.
Bên phải vị thứ
4: Sắc giới tam thiền: Biến Tịnh, Vô Lượng Tịnh, Thiểu Tịnh chư đại thiên
vương.
Bên phải vị thứ
5: Sắc giới nhị thiền: Quang Âm, Vô Lượng Quang, Thiểu Quang, chư đại thiên
vương.
Bên phải vị thứ
6: Sắc giới sơ thiền thiên vương Đại Phạm thứ cập Phạm Phụ, Phạm Chúng chư vị
thiên vương.
Bên phải vị thứ
7: Dục giới chi gian thị vi Ba Tuần, ngũ đế đại ma, cập chư ma thiên.
Bên phải vị thứ
8: Dục giới ở đảnh Tha Hóa, Đại Tự Tại thiên vương.
Bên phải vị thứ
9: Dục giới hàng thứ, hằng Thọ Hóa Lạc Tự Tại Thiên Vương.
Bên phải vị thứ
10: Dục giới ở giữa, Đẩu Suất Đà Thiên-Tri Túc Thiên Vương.
Bên phải vị thứ
11: Dục giới không cư - Dạ Ma Thiên Vương.
Bên phải vị thứ
12: Ở Tu Di đảnh bốn phương mỗi phương bốn vị: tam thập nhị đại thiên vương.
Bên phải vị thứ
13: Ở Tu Di xéo tứ phương tứ bộ chư Thiên Thiên Tử.
Bên phải vị thứ
14: nhơn bổn không cư ứng thế kiết hung chư tinh tú thiên.
Bên phải vị thứ
15: Tu Di sơn hạ như thứ tam cấp Thường Kiều Thiên, Trì Man Thiên, Kiên Thủ
Thiên, Chư Thiên Thiên Tử.
Bên phải vị thứ
16: Quang Minh hội thượng tích thị bát bộ Khẩn Na La Vương, Ca Lâu La Vương, Ma
Hầu La Già Vương v.v.. nhứt thiết thần vương.
Bên phải vị thứ
17: Quang Minh hội thượng, tích chưởng khí giới, Ni Liên hà thần, chư vũ đại
thần, đại ẩm thực thần, phong thủy chư thần, hỏa thần hết thảy chư thần.
Bên phải vị thứ
18: đông tây lưỡng độ, thập bát già lam, bổn tự già lam, hộ pháp thánh chúng.
Bên phải vị thứ
19: thiên can địa chi lục thập thái tuế, thập nhị cung thần, chư đại tinh quân.
Bên phải vị thứ
20: trị niên thái tuế, bổn mạng cung tào, nghiệp đạo minh quan, nhứt thiết tinh
quân.
Bên phải vị thứ
21: ở tỉnh, tỉnh chủ, phủ, phủ chủ, huyện người đứng đầu thành hoàng tôn thần.
Bên phải vị thứ
22: đương sơn thổ địa chánh thần, thổ địa phường nào…. Chánh thần (nơi trai chủ
ở).
Có 22 thần thổ địa
như trên.
Phàm nghi cúng
chư thiên như trong cuốn Thiền Môn Nhựt Tụng, theo nghi thông thường. Đây chỉ
ghi lòng sớ như sau:
Ngưỡng nguyện:
Trên hội Linh
Sơn, thọ âm di chúc của Phật, đến đạo tràng xứ Ma Kiệt Đà chứng minh vua trong
đời phẩm Diệu Nghiêm chúng sanh nương tựa; ba cõi trên cao mong giáng lâm
thương tình chứng giám. Nay ở Châu Nam Thiệm bộ trong 4 châu thiên hạ, tại
nước, tỉnh, phủ, huyện, phố…ở tại địa chỉ… chùa, phụng Phật sửa soạn thiết trai
cúng chư thiên, để cầu việc gì… tín chủ (tên) hôm nay cúi đầu dâng hương bày tỏ
lòng thành, mong phóng hào quang soi tỏ, Thích Ca Văn Phật trên hội Kim Quang
chư Phật, Bồ Tát, trời rồng 8 bộ chúng, các Thánh hiền dùng quyền thật, ngồi
tòa sen vàng, mong thông thấu lời bày tỏ.
Lại nguyện vì
việc gì… (nói rõ tâm nguyện). Hôm nay ngày…tháng…năm chọn sắm mấy thức chay
thanh nhẹ dâng cúng, quyền cao của thiên chủ, mong rủ thiên ân dung thọ tấc
lòng thành dâng cúng. Lại ngưỡng mong: Phật đoái lòng thương, đức Trời trãi
rộng theo chỗ cầu mà ban ân, là tỏ sự cảm ứng như tiếng vang, lòng người khắc
cốt. Trời nghe lời tâu này mà hiển hiện thần thông dùng pháp Phật cảm hóa.
Mong hồng ân
Tam Bảo, chư thiên chóng rủ ân từ, chiếu soi gia hộ cho chúng con được gội
nhuần lợi lạc.
Ngày… tháng…
năm (tên người) xin chí thành dâng sớ.
Chứng nghĩa ghi
rằng, Kinh Kim Quang Minh có 3 bản dịch khác nhau như: 1. Đàn Vô Sấm đời Bắc
Lương dịch 4 quyển, là sách lưu hành hiện nay. 2. Hai ngài Bửu Quí đời Tùy và
Chí Đức (người Thiên Trúc) dịch chung 8 quyển. 3. Nghĩa Tịnh đời Đường dịch 10
quyển văn từ lưu loát gọi là Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương.
Cúng chư thiên
nay chỉ dùng bản dịch thời Bắc Tống, cúng 20 vị trời, lược quá nhiều. Đây có 49
vị bèn dùng ba bản dịch chính, muốn đầy đủ xem Thanh Quy xưa, hẳn rõ ràng tường
tận hơn.
Nay trích dẫn
Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương quyển 8, phẩm Đại biện tài thiên nữ về một
đoạn bài kệ để chứng minh cổ Thanh Quy. Kinh ghi rằng, nay con xin triệu thỉnh:
chúng Thanh Văn của Phật, mong chóng đến đây gia hộ cho tâm cầu của con được
thành tựu. Chỗ mong cầu là lời chân thật, tất cả mong rằng không gian dối. Trên
từ trời Sắc cứu cánh và trời Tịnh Cư thiên, Đại Phạm và trời Phạm Phụ, hết thảy
chúng Phạm Vương cho đến các trời khắp trong 3000 cõi, chủ cõi Tố Ha và các
quyến thuộc của họ. Con nay xin triệu thỉnh mong mỏi được đức từ bi thương
tưởng cùng gia hộ. Trời Tha Hóa Tự Tại và trời Hóa Lạc cho thấy các chúng trời;
đức Di Lặc sắp thành Phật, các chúng trời Dạ Ma và 33 trời, trời Tứ Thiên
Vương, hết thảy chư thiên, các vị thần đất, nước, gió, lửa nương ở núi Diệu
Cao, 3 thần nơi 7 biển cùng với hàng quyến thuộc, thần tài và thần ngũ đảnh,
trời, trăng và các sao cùng hết thảy thiên chúng, làm cho thế gian an ổn; ở đây
đang chờ mong các vị thiên thần… Chẳng ham tạo nghiệp tội; kính lễ quỉ la sát
mẹ và con yêu dấu, trời rồng, dược xoa, càng thát bà, A Tu La, Khẩn Na La, Mạc
Hô Lạc Già v.v... con dùng thần lực Thế Tôn kính xin triệu thỉnh…Y cứ Kinh văn
này tức là dựa theo cổ Thanh Quy đầy đủ mới có thể cảm thông được. Các bậc hiền
sau này cần nên lưu tâm hơn.
1.3 Mặt trời
mặt trăng bị che mờ
Gặp hôm nhựt
thực, hay nguyệt thực, trổi hiệu lệnh cho chư tăng biết vân tập lên chánh điện
làm lễ cầu nguyện.
Niệm hương..
hôm nay ngày… tháng…năm… đến giờ đặt bàn về hướng mặt trời (hay mặt trăng) vái
cúng.
Đảnh lễ Tam
Bảo, tán Phật, nam mô thập phương thường trú Tam Bảo (3 lần) và tiếp đọc:
Nam Mô Nhựt
Quang biến chiếu Bồ Tát.
(nếu nguyệt
thực đọc là Nguyệt Quang, ánh quang trở lại tròn đầy).
Đọc Tâm Kinh
Bát Nhã, kế đọc biến thực, cam lồ chân ngôn v.v... Tiếp đọc sớ hộ mặt trời như
sau:
Sớ rằng: hôm
nay ngày nhựt thực, ngày ngũ Kỵ hay ngày giáng họa, ra oai tác quái sáu cách,
nên kêu gọi dân chúng cứu hộ; mong nương Phật lực cần cầu. Do vậy, nay vân tập
chúng tăng xin phát tâm thành cùng niệm thánh hiệu Đông phương thế giới Lưu Ly
Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát cùng trải ra cứu hộ, mong mặt trời sáng trong
chóng ban cho ánh sáng trở lại.
Lại nguyện: năm
sắc mở tung hoàng đạo soi sáng khắp quần âm cho tiêu mất mà đức dương hưng
thạnh trở lại hôm nay. Đọc sớ xong tán bài Nhựt quang:
Tròn sáng giăng
giăng,
Thánh đức khó
lường,
Vạn tượng ấn
trời thay thiên chương,
Cõi nước được
ân hưởng,
Soi rọi khắp âm
dương,
Chúc mừng đại
luân vương.
Nam Mô Nhựt
Cung Thái Dương Tôn Thiên Bồ Tát.
Nguyệt thực:
hướng về mặt trăng đọc sớ rằng:Trăng chiếu sáng cõi âm làm chủ đêm, nương chỗ
chiếu soi bầu trời tỏ rõ chốn nhân gian đang bị nuốt trững, do kiên nể sợ để cầu,
để khẩn xin. Do vậy, hôm nay vân tập chúng tăng xin phát lòng thành cùng niệm
thánh hiệu Bồ Tát Nguyệt Quang biến chiếu ở đông phương thế giới Lưu Ly, dùng
trải ra cứu hộ, mong mỏi mặt trăng tỏ chóng phát ra ánh sáng mát dịu.
Lại nguyện: khí
yêu biệt tích, một vầng sáng rỡ đại địa sơn hà, mặt trăng trường cửu, vạn tượng
nhập vào cung Quảng Hàn. Tán:
Hương bay phảng
phất
Gương báu tròn
đầy
Bông Ngân lạnh
mát
Sao rải xung
quanh
Ánh trăng trãi
rộng
Nơi khuất càng
thanh
Kính lễ nguyệt
thực
Trời người lợi
lành.
Nam Mô Nguyệt
Cung Thái Âm Tôn Thiên Bồ Tát
(3 lần).
Chứng nghĩa
giải rằng, đây là báo ân mặt trời, mặt trăng sáng chiếu. Sở dĩ nói “thực”, vì
mặt trời mặt trăng chồng khít nhau, mặt trời án khuất mặt trăng là nhựt thực,
ngày đêm đều xa; mặt trăng che mặt trời là nguyệt thực, cũng gọi là bạc thực,
vì hắc khí vây chung quanh một lớp mỏng. Mặt trời, mặt trăng vàng đỏ không có
ánh sáng như có hiện tượng bức bách của vật, hình sắc thiếu khuyết là thực. Mặt
trời mặt trăng thiếu khuyết bị lấn xâm như trùng ăn lá, nhưng đây là ăn một lớp
mỏng, cũng là một trong bảy nạn. Con người và vạn vật đều thọ ân trời đất soi
sáng nên cần phải bảo vệ. Bảo vệ như sau đây nếu kẻ sĩ, dân giả mỗi người hết
lòng thành đoái tưởng tới ý trời. Cũng có thể nói: bảo hộ trời trăng cõi
này.
Tại sao niệm
danh hiệu Bồ Tát Đông Phương?
Đáp: Vì danh
nghĩa phù hợp, xưng hồng danh vị Bồ Tát ấy tới cứu mặt trời mặt trăng. Vả lại,
Phật pháp rộng sâu, lòng trời hợp thuận xưng hiệu ấy rất thích nghi vậy. Tóm kết:
tuy xưng Nhựt Cung, Nguyệt Cung nhưng theo gốc xưng danh. Nếu dựa lý để nói thì
nhựt là thật vậy; thường đích thực nên đem thật trí soi sáng lý chân như, khiến
chúng sanh diệt hết mọi mê lầm vào Niết Bàn an lạc. Tạm thời không biết
giống như người chết, nên phải giữ gìn hộ vệ. Mặt trăng khuyết có lúc đầy lúc
vơi, đem quyền trí soi sáng việc thế tục để trừ dứt hết thảy phiền não của
chúng sanh, khiến thảnh thơi trong biển thanh lương. Một niệm chấp vướng là rơi
hầm sụp hố nên cần phải che chở bảo vệ. Nếu như nguyệt thực buổi chiều không
cần phải cúng ngọ, vì chư thiên dùng buổi sáng, không thọ cúng sau giờ ngọ,
nhưng dùng trà tốt, hương đèn cúng là được.
1.4 Phụ: Tết
Trung Thu
Rằm tháng 8 âm
lịch sau khi dùng cháo buổi chiều xong, đại chúng vân tập chánh điện cúng rằm
Trung Thu. Lễ phẩm đơn giản gồm hương hoa, trà quả, đèn bánh.
(Nghi tiết xem
trước…) Tán:
Mây tạnh trời
quang sương đáng yêu
Nõn nà không
vết thể tự viên
Một vầng trăng
tỏ tỏa vô biên
Sáng soi khắp
cùng cõi đại thiên!
Nam Mô Nguyệt
Cung Thái Âm Tôn Thiên Bồ Tát
(3 lần).
Tụng Bát Nhã,
niệm Phật, sám nguyện, hồi hướng, phục nguyện, tự quy… lễ xong lui về hậu liêu,
sau khi nghe hiệu lệnh tất cả tập trung trai đường, uống trà, dùng bánh Trung
Thu, văn nghệ v.v…
Chứng nghĩa ghi
rằng: Tết Trung Thu tương truyền là ngày Nguyệt đản nên người đời đều làm lễ kỷ
niệm. Dựa theo Phật Giáo mà luận, như cúng kỷ niệm trăng nên cúng trước giờ ngọ,
vì mặt trăng giống trời bởi chư thiên không thọ cúng sau giờ ngọ. Vì theo Thanh
Quy chỉ thiết lễ cúng gồm hoa hương, trà quả, đèn bánh mà thôi. Không dâng cúng
thức ăn vậy. Từ đó trở đi tòng lâm cúng trăng giống người thế, lẫn lộn đã lâu
đời. Thậm chí có người gọi lễ Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát hoặc xưng là lễ
Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát.
Giá như có cúng
nên dùng chay tịnh theo nghi cúng Phật. Đáng trách là mắc lầm lỗi, người ngu
không nên lấy bậy truyền bậy; các bậc cao minh thức giả cần phải đính chánh
lại. Như cho rằng, trời trăng vận hành là cái đức không hai, xưa nay chỉ cúng
trăng mà chưa ai cúng mặt trời, tại sao vậy?
Trả lời: việc
này tùy theo lễ tục, người đời chưa từng cúng mặt trời bao giờ. Ngoài ra, mặt
trăng ở trong âm u tăm tối tỏa chiếu ánh sáng mà vạn vật được hấp thụ từ chỗ mát
mẻ đó. Luận về công mặt trời vào hàng thứ hai; bàn về đức đại bộ gần với đạo
Phật chúng ta linh chiếu tự như; che lấp không làm hại ánh sáng, huống chi sức
sáng. Bóng hiện trong nước lớn nhỏ dọi không khác, huống gì công năng. Dung nạp
ánh sáng ắt soi tỏ cần gì đầy. Trong sạch tự thuận cần gì vắng lặng. Nơi bẩn
nhơ mà không nhiễm cần gì trong trắng. Xoay vần mãi không dừng là vận cần gì
hằng hữu, đầy vơi không sai trật giờ cần gì tin. Sáng soi vạn vật mà không lưu
tâm cần gì hư không. Sao ban đêm tự độc chiếu cần gì đốt cháy, phong kín tất cả
trước mắt cần gì khắp nơi. Nếu như nhân mặt trăng ngộ tâm là bổn giác tự sáng;
chướng không thể làm mờ tối, không phải ánh trăng sáng sao? Lợi ích vô cùng, ân
oán không hai, không phải công tâm của ánh trăng sao? Người người là đạo, pháp
pháp sáng rỡ, chẳng phải cái tròn đầy của mặt trăng ư? Xứ xứ luôn hiu hiu tự
đắc chẳng phải cái lặng lẽ của mặt trăng sao? Ở chốn trần lao mà tự mình trong
sạch chẳng phải cái trong trắng của trăng là gì? Tự phát phấn đấu không ngừng
chẳng phải cái hằng viễn của trăng hay sao? Cây mận, cá heo chẳng cũng tin nơi
trăng sáng chứ? Vật đạt thuận ứng không phải cái lồng lộng của trăng hay sao?
Tánh nó gần gủi nơi Phật đạo như thế nên Phật thuyếp pháp ở núi Linh Thứu
thường lấy trăng làm thí dụ. Ngài Hàn Sơn nói rằng, tâm ta như trăng thu, không
vật gì so sánh được. Ôi thôi! Cái đức của trăng có thể nói là quá nhiều vậy.
Đêm Trung Thu xưng tụng là Nguyệt Đản, dù liên quan theo tục truyền nhưng trời
cao khí thiêng bề ngoài càng thêm sáng. Đại viên cảnh trí như soi trước mặt,
trong khi đang cúng này đây chẳng cũng hợp lắm thay! Hoặc cũng nói: Phật dạy thầy
tỳ kheo không lạy vua, chư thiên vương v.v.. Nay Nguyệt cung đây chưa chứng đạo
quả nên không lễ lạy, nếu lễ lạy e tổn phước. Lập Thanh Quy dựa theo sách mà
luận, phàm các thiên thần đa phần do Thánh hiền biến hóa. Nay lạy cái đức, vì
kính trọng lòng hộ pháp của họ nên có thể lễ lạy. Nếu như không có đức không
ủng hộ pháp, vì không liên hệ với Phật giáo. Phải tuân lời Phật dạy không lễ
lạy là đúng, nếu vì danh lợi mà bày điều mị hoặc với lễ thế tục, cả ta và người
đều tổn hại, lầm lẩn rất lớn vậy.
1.5 Lễ Cầu dứt
mưa
Nghi thức cầu
nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính
Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy
đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy
Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo
viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô
Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả
viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy
đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban
chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa
phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để
mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày
lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở
phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.
Lễ này theo như
các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời
mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người
nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong
một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức
lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời
tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y
hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v..
Tán rằng:
Đại bi Thánh
chủ đạo lý thần chương,
Viên dung vô
ngại khó thể so lường,
Nhập đàn đại
chúng xin nguyện tuyên dương,
Biến bứt xúc
thành trong sạch thanh lương.
Nam Mô Thanh
Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Trì tụng 21
biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng
Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:
Cửa trời im ỉm
chẳng mở thông
Ngày đêm thê
thiết nổi gió giông
Trừ dứt tai
ương dân ước nguyện
Hợp thời hé lộ
một vừng hồng
Là một trong
bốn châu thiên hạ
Châu Nam Thiệm
người người chờ mông.
Nước Việt Nam,
tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các
quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà
Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh
hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời
cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm
dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy,
dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu
sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt
mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư
Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và
thế gian.
Lại nguyện:
Dẹt mây mờ bốn
bề âm chướng tiêu
Mặt trời hồng
rọi chiếu chốn trung thiên
Ánh sáng len
lõi năm miền hành tinh
Nơi nơi vạn
loại thái bình an nhiên
Lòng thành dâng
sớ thỉnh Phật, chư Thiên
Oai quang chứng
giám thần tiên thi hành.
Ngày…tháng…năm...
Phật lịch...
Trụ trì… xin
cung kính cẩn sớ.
Duy Na cử bài
tán:
Chư Phật Như
Lai thương xót chúng sanh,
Vì cầu trời
tạnh phá sạch u minh,
Mưa nhiều hẳn
được tạnh thanh,
Khắp nơi rải
sáng an lành,
Vạn vật vui đón
bình minh.
Nam Mô Quang
Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).
Tiếp theo nhịp
khánh đại chúng đồng niệm:
Nam Mô Bổn Sư
Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Dược Sư
Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Nhựt
Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Nguyệt
Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Đại Bi
Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)
Nam Mô Kim Cang
Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.
Hồi hướng, phục
nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như
trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ
hồi hướng hoàn kinh.
Chứng nghĩa
giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối
tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối.
Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành
nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là
mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.
1.6 Cầu Mưa
Trời nắng lâu
ngày mà không mưa, sơn môn (chùa) phải yết bảng cầu mưa. Sau đây dựa theo Kinh
Đại Vân Luân cầu mưa. Cần lưu ý: lập đàn tràng nên chọn nơi sạch sẽ, đủ rộng cho
số người tham dự. Cấu trúc đàn tràng sao cho thích hợp, trang nhã đẹp mắt; trên
bàn bày biện hoa quả, lễ phẩm và hương đèn xoay về hướng đông; các bàn phía
tây, nam, bắc cũng tương tự. Như vậy đều cúng long vương một thân 3 đầu, 5 đầu,
7 đầu hay 9 đầu. Bốn góc đàn tràng, mỗi góc cắm 7 lá phan màu xanh; mỗi bàn có
bình hoa, dĩa quả, đèn dầu. Chung quanh đàn lấy chiếu làm tường, bốn bên có 4
cửa, mỗi bên có 2 lối đi cho long hộ vệ lấy đó làm ranh giới. Kinh ghi rằng
hoặc lấy tro hay mực làm ranh giới mà ngày nay thường dùng mấy thứ này thay
thế. Đầu rồng hướng ra phía cửa mà đuôi uốn lượn hợp với bụng nó. Ngoài cửa có
che cũng lấy chiếu làm ranh, chọn một vị cao tăng trì giới đức hạnh làm chủ
đàn; chư tăng cũng lựa người giới hạnh thanh tịnh để tụng kinh mới có hiệu quả
tốt.
Ngoài ra, cũng
phải cắt đặt 2 người thị giả lo chăm sóc hương đèn, châm nước cúng và những lúc
cần… như Kinh có ghi rõ. Nhất là trong thời gian Chùa cử hành lễ cầu nguyện, ngày
đêm phải nghiêm tịnh, chí thành tụng kinh, niệm chú đến một tuần, 2 tuần, hay
đến 3 tuần; tự nhiên được cảm ứng tới chư thiên và lòng thành được thành tựu
như ý nguyện.
Chứng nghĩa
giải rằng: nói một cách tổng quát, đàn dùng đất vàng thế trâu, núi tai trâu.
Trâu núi tức giống bạch ngưu ở dãy Himalaya, chúng ăn toàn cỏ thơm ở núi tuyết,
mở chúng có mùi thơm có thể dùng được. Những giống trâu khác đều hôi hám không
nên dùng. Ở phương đông chúng ta không thể lấy được loại hương này nên dùng đất
vàng sạch thay thế. Theo Kinh Trang Nghiêm ghi rằng: màu xanh, sắc xanh án
hướng bắc, màu đen là lấy nước công đức vậy. Ngoài ra, nói một khủy tay mà ngày
nay tương đương một mét; 3 khủy tay tức 3 mét vậy.
Kế nói về hình
long vương ở bốn bên đàn tràng. Hình long vương vẽ trên bình phong, tấm bình
phong cao 2m60, rộng 1m60. Bình phong treo cao 1m20, ở giữa dùng lụa mỏng bồi
(dán) chắc chắn. Các hướng khác theo Kinh chỉ dẫn hình vẽ, số đầu rồng nơi
tranh vẽ. Tại hướng đông, rồng 1 thân 3 đầu; hướng Nam, 1 thân 5 đầu; hướng Tây
1 thân 7 đầu; hướng Bắc 1 thân 9 đầu và cùng với quyến thuộc chúng vây chung quanh
phía dưới là biển sóng, trên có mây bay. Quyến thuộc long vương rất đông không
thể vẽ hết. Nên mỗi phương chỉ vẽ 4 quyến thuộc đứng 2 bên tả hữu; số đầu rồng y
theo Kinh mà vẽ.
Kế tiếp, Kinh
nói về tấm màn. Tấm màn ở giữa đàn tràng hướng về Đông che tòa cao, bề ngang bề
rộng 2 trượng, chu vi 9m, giữa nhô lên như mái nhà. Màn này may bằng vải xanh,
chống chỏi dùng trụ gỗ sơn đen. Vã lại màu làm cho đen, buộc vải 4 góc thả thòng
xuống đất; riềm của 4 phía đều rủ châu anh lạc thanh tịnh trang nghiêm, rực rỡ
như châu báu vậy.
Kế tiếp nói về
bàn của chủ đàn: chủ đàn là vị tăng, bàn xoay hướng Đông. Bàn có một chỗ ngồi
lấy gỗ đóng, thiết chỗ tòa cao 4 bàn nhỏ cao 2m60, vuông 3m dùng vải xanh trải để
Kinh lên trên rồi dùng miếng vải xanh đậy Kinh lại, khi nào tụng hẳn giở ra.
Chỗ ngồi cao 1m60, vuông 2m; chiếu trải ngồi dùng đệm xanh lót lên trên.
Kế nói tới thứ
tự 2 bàn ngồi: thứ tự 2 bàn sắp đặt 2 bên chủ đàn nhìn qua 2 phía, Nam Bắc đối
diện hoặc cả 4 bên, tùy số người mà bàn cao 9cm, vuông 2m cũng dùng gỗ đóng để
Kinh có phủ vải giống như bàn chủ đàn. Chỗ ngồi dưới đất trải đệm xanh vuông
vức 2m.
Kế là hương đèn
hoa quả: một thảo lư dùng dâng hương (niệm hương), một cặp đèn dùng đèn cầy
đốt. Trước bàn để một lư trầm dùng hương bột, hương xông đốt cho thơm hoặc dùng
trầm để ở 2 bàn xông hương. Nói chung các loại hương thơm phải có thị giả luôn
luôn theo dõi ngày đêm không cho tắt để tỏ lòng thành kính. Bốn bình hoa để ở
bốn góc đàn tràng trước các cây đèn. Bình phải tương xứng không lớn quá cũng
không nên nhỏ quá và để nước bên trong vừa phải để giữ hoa lâu tàn. Dùng nước
thuốc xịt cho hoa tươi tắn cũng như rảy nước sương sương lên hoa. Mỗi ngày chế châm
thêm nước hoặc có thể đem ra ngoài thoáng khí nếu để cách đêm. Làm vậy làm cho
hoa tươi tốt không héo, làm cho long thiên quỷ thần hoan hỷ.
Kế nói tới quả:
mỗi lần cúng chọn 5 loại trái cây khác nhau để hợp với ngũ hành (5 thứ lưu
hành) trong trời đất. Dĩa quả lớn nhỏ tùy vị trí và bàn thờ, miễn sao quả cho
tươi tốt là được.
Kế nói về phan:
phan dùng 28 lá trồng trụ chung quanh 4 góc đàn tràng: mỗi góc 7 lá, dùng vải
xanh mới để may chiều dài 3m; cán dùng mực đen sơn, đầu cán gắn khoăn để treo.
Kế nói về cách
đặt đèn: thông thường 28 ngọn đặt 4 bên đàn tràng, mỗi bên theo 7 lá phan làm
chuẩn. Đèn còn tùy vị trí mà cở lớn nhỏ cho cân xứng. Trên mỗi đèn khắc chữ
Long bên trong có đổ dầu, và ngày đêm giữ cho đèn cháy sáng mãi.
Bên trên nói về
đàn pháp xong, kế nên dựa theo Kinh làm đúng pháp, Kinh ghi rằng: tôi nay có
mặt tại hội này, mong tất cả các vua rồng nương vào đây vì muốn cầu mưa. Trước là
triệu thỉnh các vị vào đàn; tăng chúng đều tắm rửa sạch sẽ, giữ giới thanh
tịnh, tất cả trang nghiêm vào đàn. Chủ sám và 2 vị tả hữu sẵn sàng và Trụ Trì
mặc áo xanh, đắp y màu xanh. Đến giờ mẹo (từ 5-7g sáng) vào chánh điện niệm
hương, lạy Phật xong. Chủ sám cử tán:
Ngọc trời lồ
lộ, biển giác sóng vàng,
Cõi thế giới ba
ngàn phân đà tán,
Tam muội sạch
làu,
Ít nhiều nước
sáng,
Một giọt rạng
sơn hà.
Nam Mô Thanh
Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Tiếp theo cầm
chén nước tịnh đọc vừa kiết ấn cam lồ:
Nam Mô Đại Bi
Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Đầu nhành liễu
Bồ Tát cam lồ rãi
Một giọt tung
trải khắp mười phương
Tanh hôi tẩy
sạch dường lắng trong
Gia hộ đàn
tràng được thanh lương
Lời mật ngôn
ngưỡng mong trì tụng…
Chúng cùng tụng
Chú Đại Bi (vị chủ sám đi xung quanh làm lễ sái tịnh; đi chậm rãi, trước đi
trong chánh điện theo phía tay mặt ra tới ngoài cửa đi nhiễu một vòng, từ từ
bước vô lễ đàn đi tới đàn trên đi nhiễu 3 vòng xong, trở lại chỗ. Chúng có thể
tụng 3 biến Chú Đại Bi tùy theo vị trí rộng cở nào và thì gìờ nữa).
Chủ sám bắt
lên: Nam Mô Cam Lồ Vương Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần). Chủ sám bước tới vào ngay
chính giữa niệm hương bạch Phật, phía sau vị Trụ Trì cùng niệm hương xong, lui
ra chỗ của mình, cùng đứng tán bài:
Ruộng cả đất
cằn hạn hán gây nên
Dân chúng tinh
thành cầu khẩn nào quên
Lúa mạ khô quèn
kỳ nguyện ngày đêm
Mong cho khắp
chốn được mát êm
Hương Vân Cái
Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Xong rồi xướng
đảnh lễ: Nam Mô thập phương biến pháp giới thường trụ Tam Bảo (3 lần).
Pháp sư nhiếp
tâm quán tưởng 10 phương chư Phật, chư đại Bồ Tát và long thiên thánh chúng đều
dùng thiên nhãn trông thấy, thiên nhỉ lắng nghe, tha tâm thông rõ biết. Biết
đây là nước Việt Nam, tỉnh, huyện, xã… lâu nay không mưa, vì đó mà theo đúng
pháp lập đàn, theo Kinh triệu thỉnh các Ngài tới đây chứng minh gia hộ. Tưởng
xong liền bạch:
Cung kính nghe
rằng Như Lai diễn pháp
Thường dạy tụng
Kinh triệu thỉnh trời mưa
Lòng từ cao
hiển nghĩa cả chở che
Thiết tòa cao
phô vẽ màu đất vàng
Chí thành sắp
đặt pháp đàn
Đốt đèn nhang,
lập tràng phan
Theo Kinh triệu
thỉnh sẵn sàng
Nhờ đây khổ hết
lạc an tái hồi
Rồng thiêng
linh cảm tới nơi
Vẹt mây dâng
nước người người hân hoan.
Nay đây tại
Việt Nam…tỉnh, quận, xã… ngày… tháng… năm… trời nắng hạn đã lâu, ruộng lúa nửa
khô sắp thành đồng không mông quạnh. Do vậy, y theo Kinh thiết lập đàn tràng cầu
trời giáng mưa để cứu vớt muôn dân. Song chỉ sợ nghi tiết thất cách thiếu sót,
tăng già giới đức kém nghiêm, cầu không đúng pháp khó mà đạt sự cảm thông. Tha
thiết nghe Đại Luân minh chú hay trừ dứt lỗi này. Đại chúng chí thành cùng tụng
chú Đại Luân Minh Vương 7 biến để an vị đàn nghi. Tụng 7 biến xong, pháp sư và
đại chúng tụng kệ khai kinh, tán lư hương, tụng chú Đại Bi 21 biến. Xong, tiếp xướng
thỉnh:
Nhứt tâm triệu
thỉnh… long vương… mong mỏi dùng tha tâm thông, với thần túc thông; trên vâng
lời Phật chỉ định, dưới thương xót chúng hữu tình mà đến tỉnh, quận, xã… sớm giáng
cơn mưa. (Chú Đại Minh Luân Vương).
Thỉnh xong, sám
chủ quỳ gối chấp tay bạch theo pháp đại từ trong Kinh và ban chú an lạc rồi;
sám chủ và vị thầy đại diện lắc linh, đại chúng cùng tụng chú đại từ pháp và
thí nhứt thiết lạc 3 lần. Sau đó sám chủ lễ thỉnh chư Phật:
Nhứt tâm phụng
thỉnh hoặc Đa Bảo Như Lai, Bảo Thắng, Diệu Sắc Thân, Quảng Bác Thân, Ly Bố Úy,
Cam Lồ Vương, A Di Đà Như Lai, hoặc thỉnh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai v.v..
Thỉnh xong, tiếp đọc:
Mong thay chư
Phật Như Lai dùng từ lực vô duyên sắc xuống tỉnh, quận… sớm giáng trận mưa. Nếu
đàn tràng có 54 vị nên chia làm 6 ban, mỗi ban 9 vị tuần tự thỉnh cho đến ban
cuối thỉnh xong, vị sám chủ quỳ gối chấp tay, nhịp một hồi 3 tiếng khánh, đọc Kinh,
trì chú, niệm Phật, sám nguyện, hồi hướng, phục nguyện…
Bài hồi
hướng:
Cầu mưa công
đức hạnh nhiệm mầu
Thắng phước bao
nhiêu con nguyện cầu
Khắp nguyện
huyện, châu gặp hạn hán
Chóng được mưa
nhuần thấm đượm sâu
Việc gấp như
cứu lửa cháy đầu
Vì cầu tiêu
chướng giáng mưa mau
Ngưỡng mong Tam
Bảo, thiên long thảy
Thương xót
chúng sanh hợp thời mưa
Mười phương ba
đời Phật Như Lai
Tất cả Bồ Tát
Ma Ha Tát
Ma Ha Bát Nhã
Ba La Mật.
Tam tự quy đảnh
lễ.
Đàn này vị thầy
hương đăng phải hết lòng lo liệu không được để cho bất cứ một người nào bàn tạp
làm mất thanh tịnh. Sau giờ ngọ, nghe hiệu lệnh xong, vị pháp sư và 2 người tác
bạch cùng Thầy Trụ Trì là 4 người vào đàn tràng hành lễ. Chí thành tụng kinh
đọc lớn tiếng cầu mưa, như nghi thỉnh trước giờ ngọ, sau ngọ chỉ tụng kinh liên
tục cho đến khi nào mưa lớn mới thôi. Trừ đàn này ra, các điện thờ chung quanh
cũng phải thứ tự luân phiên 10 người hay ít nhất là 4 người tụng 21 biến Chú
Đại Bi, niệm hiệu Quan Âm 1000 lần, lạy 12 nguyện của Bồ Tát, hồi hướng, phục
nguyện, tự quy và đảnh lễ. Kế tiếp đổi ban thứ hai luân phiên tụng suốt ngày
đêm không dứt cầu trời chóng mưa. Các nghi cúng trên một mực theo đúng nghi
thường, chỉ viết bài vị: Nam Mô vô biên trang nghiêm hải vân oai đức luân cái
long vương và các quyến thuộc. Đảnh lễ xong, đại chúng tán bài:
Thánh chúng
long vương,
Oai đức khó
lường,
Vâng lời Phật
dạy,
Tán (rải) ngọc
quỳnh tương,
Quang lâm đạo
tràng,
Nhuần sạch
thanh lương,
Một giọt nhuận
10 phương.
Nam Mô Vân Luân
Hội Thượng Long Vương Thánh Chúng Bồ Tát (3 lần).
Kế đọc sớ cầu
mưa bằng giọng thống thiết, nên viết 4 hàng: hàng đầu viết tạo 3 nơi hóa hoặc
chế bằng giấy viết hiệu 3 quan, cũng như 3 lồng sớ, mỗi tờ phóng trên 1 tờ giấy
hiệu quan trên tay biến hóa thật tài tình. Một tờ trình Tam Bảo, một tờ trình
chư thiên, một tờ trình các vị long vương. Để lại một phong bì mỗi ngày đọc một
lần cho đến khi tụng xong hồi hướng rồi mới thiêu đốt.
Sớ rằng: thiết
nghĩ, ánh dương thái quá làm nóng cháy, muôn vật đều khô héo, đây trên do trời
phạt, dưới do dân nhiều tội lỗi. Chỉ chư Phật mở rộng môn từ bi mà thần chú có
cảm ứng cơ cầu, do vậy với lòng thành, thiết lập đàn tràng cầu mưa tỏ bày tâm
cảm, ngưỡng mong thánh đức dũ lòng đón nhận. Nay tại Việt Nam (Úc Đại Lợi)…
tỉnh… phủ… huyện… chùa… Trú Trì (pháp danh). (Nếu có quan chức mời chú nguyện
và biên tên họ vào sớ)… Hôm nay chí thành niệm hương đảnh lễ Đại Vân luân chủ,
Thích Ca Văn Phật, cầu vũ hội thượng chư Phật Thánh hiền, thiên long tám bộ, ty
sở các thần, tọa đài hoa sen, mong cảm thông lời bày tỏ: Nhân chở che bổn xứ
gặp lúc nắng hạn lâu ngày ban cho chỗ mưa nhỏ. Suối khe cạn nước, vạn vật khô
cằn; muôn dân trăm họ, khổ thống điêu linh. Cơ quan chức trách lo nghĩ như khẩn
cầu, nghe Phật dạy lấy vầng mây lớn, tụng kinh trì chú cầu mưa; xin vì cảm
thông, cho… (tên) nay ngày… (kiến lập đàn tràng), y pháp cần cầu, vân tập tăng chúng
tụng kinh, trì chú, niệm Phật. Song e sự lý không cùng, lễ nghi không đúng pháp
khó cảm đến long thiên xin rộng lòng tha thứ; chưa có mưa nhuần thấm xuống, do
vậy chí thành dâng sớ: trước trình Tam Bảo thánh chúng, kế thưa 3 cõi chư
thiên, tiếp thưa cùng long vương thánh chúng, ngưỡng cầu rũ lòng thương chứng
giám, đoái tưởng chúng sanh, mong cho tội nghiệp sâu dầy lấy lượng bình đẳng
gội nhuần, dậy sấm chớp nơi núi sông, đỗ mưa tuôn khắp chốn, cứu sanh linh đồ
thán, đang phải chịu nạn tai. Lại cầu cậy gió thầy mưa trên chở dưới che địa
thần lúa thóc, hết lòng quan tâm, che chở cho lúa được mùa cũng giống mùa thu,
tháng hòa năm thuận, muôn dân an lạc thái bình. Cẩn niệm chí thành cúi đầu dâng
sớ.
Sớ văn đây cung
trình Tam Bảo chứng minh, đài sen thỉnh tọa; chư thiên cùng lên bảo tòa, long
thần chư vị thần linh lên bảo tòa.
Ngày…tháng…năm …Trụ
Trì…cẩn bạch.
* Phụ Chú: Đàn
Đại vân: đàn chính ở giữa, 2 bên treo nhiều câu dùng giấy trắng, mực đen viết
chữ đậm nét như:
Đại Chiêm cam
sâm điền trù đắc nhi tư dục,
Kỳ phu huệ
trạch thảo mộc bị dĩ sanh thành.
(Mưa lớn đượm
nhuần ruộng được mùa thêm nẩy nở,
Sông Kỳ thẩm
thấu cỏ cây chớn chở phát sanh).
Chứng nghĩa ghi
rằng: tổ chức nghi thức cầu mưa dựa theo Kinh Phật soạn ra. Duy chỉ lập đàn,
sắp xếp chỗ ngồi, phan phướng, hình tượng v.v... việc chi tiêu tiền bạc tốn
kém. Nếu quan chức đứng lo liệu vấn đề trở nên rất dễ giải quyết. Giả như chư
tăng phát tâm lo liệu có thể dùng giấy, gỗ thay vàng lá. Kỳ nguyện cốt ở thành
tâm trang trọng mà thôi. Song trải qua nếu có lúc mưa lớn cũng làm cho tạnh
dứt, tạnh hẳn mới thấy được hiệu quả kinh này. Cũng có thể dùng để cầu trời
tạnh ráo. Chỉ thay đổi nội dung 2 chữ là được, đổi chữ cầu mưa thành cầu nắng
và cũng đổi lời sớ nữa. Đây là việc lợi ích lớn lao ngoài nghĩ ngợi, cảm thấu
các bậc thần minh. Ngoài ra, đàn tràng tụng Chú Đại Bi, giúp thêm lời ban ân
chóng cảm kích tới mọi sự cầu. Nếu như người cầu không thỏa mãn không phải do
tâm đại bi đà la ni. Thảng hoặc nơi núi cao, thôn làng vắng vẻ, không có quan
chức tham dự, nên mời chư tăng thanh tịnh xa gần tới tụng kinh theo chỗ chuyên
biệt của họ, chí thành cầu nguyện cũng có thể có kết quả trời mưa. Kinh Hoa
Nghiêm cảm ứng lược ký ghi rằng, ngài Tăng Đạo Anh, họ Trần người quán huyện
Bồ, 18 tuổi cưới vợ ở chung 5 năm thề không gần nhau. Sau theo nghe Cự pháp sư
trong huyện giảng Kinh Hoa Nghiêm bèn thế phát xuất gia theo nhiều người vào
núi Chùa Bá Thê tu pháp tham thiền. Gặp tiết trời nắng hạn giảng Kinh Hoa
Nghiêm để cầu mưa. Có 2 cụ già, mỗi vị có 2 đồng tử theo hầu tìm đến nghe
giảng. Ngài Đạo Anh thấy lạ bèn hỏi, mới biết đó là hải thần. Nhân đó nói rằng,
nay vì đàn việt xin cho trận mưa. Lão trượng sai 2 đồng tử, một từ lỗ cửa sổ
phóng ra trong thoáng chốc, một trận mưa to xối xuống, xa gần đều thấm nhuần.
Công đức giảng Kinh Hoa Nghiêm mà cảm động đến trời làm đỗ cơn mưa lớn. Cũng
như Kinh Pháp Hoa Trì Nghiệm ký ghi rằng, pháp sư Vân Quang, đời Lương, niên
hiệu Phổ Thông, năm thứ hai, tập họp chúng nơi đại điện giảng Kinh Pháp Hoa,
trời rưới mưa hoa giữa thiên không. Vua đem việc hạn hán hỏi ngài Hòa Thượng
Chí Công. Chí Công nói rằng: có mây có thể đưa tới mưa. Vua nhân đó thỉnh Ngài
giảng Kinh Pháp Hoa đến đổi thấm nhuần khắp nơi trời bèn đỗ mưa to nơi nơi đều lợi
lạc. Nhân việc giảng Kinh Pháp Hoa đây mà cảm động trời đỗ mưa vậy.
Ngoài ra cũng
có câu chuyện kể rằng: Ngài Thích Chân Quán chùa Nam Thiên Trúc đời Tùy Linh Ấn
họ Phạm ở Tiền Đường. Lúc nhỏ tướng dị kỳ, lưỡi đỏ vằn quanh, 2 tay trái phải có
chữ tiên nhơn, thường tụng kinh Pháp Hoa định mỗi ngày một bộ. Năm Khai Hoàng
thứ 14 lúc trời hạn hán mời Thầy giảng Kinh Hải Long Vương, trời liền nhóm mưa.
Nhờ giảng Kinh Hải Long Vương này mà làm cho trời mưa vậy. Ngoài ra, Ngài Thích
Trung Lập ở Minh Châu đời Tống, họ Trần người huyện Ngàn, xuất gia năm 20 tuổi,
được Vua ban hiệu Minh Trí vào đời Hy Ninh. Ở Nam Hồ thay thế Ngài Thần Trí mỗi
ngày chuyên tu pháp tham thiền. Vào năm Nguyên Hựu Ngài tái chủ trì Chùa Diên
Khánh chuyên lạy Kinh Pháp Hoa 7 năm tu pháp viên mãn. Một hôm trong thiền
quán, Ngài thấy mình ngồi trong một chiếc thuyền lớn bơi đi tự biết tới suối
tuyền dũng; Ngài tụng Pháp Hoa hơn 10,000 bộ cứu được hạn hán qua đi rất linh
nghiệm. Tụng Kinh Pháp Hoa và lạy sám Pháp Hoa mà làm cho trời mưa vậy.
Lại một chuyện
khác, đời Tống hội Kê Đạo vị sơn, Ngài Thích Tông Lợi đã thọ giới Tỳ Kheo, tới
Cô Châu nương Ngài Thần Ngộ lạy sám Pháp Hoa 3 năm. Một hôm, thấy Bồ Tát Phổ
Hiền cỡi hư không qua trước mặt, tìm hỏi thành mới bích hồ, chuyên tu niệm Phật
tam muội. Năm Chánh Hòa nguyên niên trời hạn hán, Ngài cầu mưa cảm tới long
vương hiện thân sắc vàng rưới mưa đủ nước. Do công phu niệm Phật chí thành làm
cho trời mưa.
Kinh Kim Cang
Trì Nghiệm ký ghi, đời Đường Khai Nguyên năm 93, Lữ Văn Triển làm việc ở huyện
Lãng Trung, rành rẽ Kinh Phật, lại chuyên trì tụng Kinh Kim Cang đến hơn 30,000
lần nên được điềm linh ứng kỳ dị. Cuối năm nọ, 3 cái răng đều rụng một lượt,
bỗng mọc lại như cũ. Lúc còn làm việc tại Lãng Trung nhằm năm hạn hán, Vua ra
lệnh dân chúng cầu mưa, Ngài vừa tụng một biến trời bèn đỗ mưa lênh láng; lại
khổ ngập nước liền khiến tụng Kinh cầu dứt mưa, hợp thời đáp ứng. Do tụng Kinh
Kim Cang làm cho trời mưa cũng như dứt mưa.
Một câu chuyện
khác: Ngài Liên Trì đại sư ở Minh Quí vừa đi tham học trở về Hàng Châu, trên
đường đi muốn vào thăm một tu viện trên núi cao, thấy mây giăng đầu núi u tịch,
Ngài bèn lấy gậy chống. Lúc đó trời đang hạn hán, dân làng mời Thầy tụng kinh
cầu mưa.
Thầy nói: “Lão
tăng ở đây chỉ biết niệm Phật và không có pháp thuật nào cầu mưa được cả”.
Dân chúng nói:
“Chỉ cần thỉnh Đại Sư niệm Phật”. Mời Thầy ra khỏi núi tới bờ ruộng niệm Phật,
thế là mưa kéo tới ngay. Dân làng quá cảm niệm ân đức Ngài nên hoan hỷ ủng hộ
kẻ công người của lập nên ngôi chùa cho Ngài tu niệm. Đây cũng chỉ do công phu
niệm Phật mà cảm được mưa vậy. Cho nên việc cầu mưa hoàn toàn nhờ vào công đức chư
Tăng hằng ngày công phu tu tập mới có thể cảm ứng được; cũng nên mời vị chủ lễ
trang nghiêm giới đức mới có hiệu quả. Nếu như mời vị không đủ giới đức, chư
Tăng thiếu tu chỉ làm trả lễ chiếu lệ nên cũng khó mà cảm được tới trời. Thậm
chí còn làm ồn ào phức tạp như uống rượu, ăn thịt, vui đùa, làm điều bất chính,
làm sao cảm thấu trời được, lại càng tạo thêm nhiều tội lỗi nữa!
1.7 Lời Phụ:
Cầu tuyết
Nghi thức không
truyền riêng như pháp cầu mưa để thành phổ thông. Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn thường có
câu tụng khai kinh rằng:
Một năm chỉ trừ
tháng này
Trời cao chưa
từng rơi tuyết
Long thần ba
cõi xét soi
Mỗi vị lần lượt
cho biết
Khắp trời khắp
đất nhã bạc
Vã phải hợp
thời đúng tiết
Mong nhờ đại
chúng từ bi
Trợ lực niệm
chú gia trì…
1.8 Họa sâu ăn
hại lúa (mùa màng)
Phàm gặp họa
sâu hại lúa, là việc gấp như lửa cháy. Trong đại tạng không có Kinh tụng trừ
họa sâu ăn lúa. Cổ đức chỉ có nghi thức cầu trời: tại phòng khách chúng bạch
Ngài Phương Trượng cho ý kiến xong, kế đến viết giấy đề di hoàng (họa sâu ăn
hại lúa). Tờ giấy này dán nơi cửa chùa và tại phòng khách, cũng ghi rõ vào
ngày…tháng…năm…có lễ tụng kinh trừ họa sâu lúa, tụng Kinh Kim Quang Minh từ
ngày… đến ngày… Sắm năm loại trái cây, hương hoa cúng thiên, lễ sám Kinh Kim
Quang Minh vài ngày cầu nguyện trừ sâu, trong năm thạnh phát, nhân dân an cư
lạc nghiệp; đọc nêu danh các Thầy ra như sau:
……….
Muốn biết thêm
nghi tiết, cần xem phần sau, Chương Trụ Trì phần niệm tụng có nói rõ. Đây chỉ
ghi lòng sớ:
Nay tại nước…
tỉnh…phủ…huyện…chùa… Trụ trì hoặc quan chức đứng cúng hay người làng hoặc người
chủ chốt theo đó biên tên họ đầy đủ. Ngày hôm nay cúi đầu niệm hương đảnh lễ
Kim Quang Hội chủ năng nhân Từ Tôn, trên hội quang minh, chư vị thiên, phạm
vương, đế thích bốn vua, thiên long tám bộ, chư thần binh khí, thánh chúng các
ty mời vào bảo tòa an tọa. Cung kính tỏ bày khẩn niệm: sâu bọ tác yêu gây tai
ác đáng lo để lại nghiệt ngã trong đời e xâm hại thành nạn. Không do công lực
thần trừ khử, dù tận nhơn lực nhưng vẫn lỗi lầm. Do vậy, tháng… ngày… này xin
phát lòng thành lập đàn trừ sâu phá lúa bảo vệ mùa màng. Mỗi ngày cử chư tăng
tụng Kinh Kim Quang Minh và 5 thứ trái cây cúng thiên, lễ sám Kinh Kim Quang
Minh.
Lại nguyện:
nguyện đem công đức này làm tiêu dứt nạn trùng, giáng rãi gió mưa quét sạch các
thứ không còn sót lại gì, chảy vào sông ngòi, theo nghiệp mà đi làm cho dân
chúng an cư lạc nghiệp, vạn vật sanh trưởng. Chúng con không mong gì hơn khẩn
thiết lòng thành mong mỏi.
Ngày…tháng…năm,
tên Thầy Trụ Trì, tên vị quan chức.. 9 lần trình thưa.
Sớ phải viết
trước, ngày đầu tiên đốt một lá; còn một lá để giữa đàn tràng mỗi ngày tuyên
đọc cho đến khi hết sâu mới dứt; tụng hồi hướng, phục nguyện xong đem đốt. Sau
khi đọc sớ xong liền cử bài tán:
Gìn mạ giữ lúa,
Chư vị tôn
thần,
Trừ sạch sâu
bọ,
Thỏa mãn sanh
dân,
Ruộng lúa đầy
đồng,
Mùa mới đơm
bông,
Xin đáp tạ thâm
ân.
Nam Mô Tiêu Tai
Chướng Bồ Tát (3 lần).
Ngoài nghi cúng
trên đều theo nghi phổ thông đến khi sâu bọ dứt là hồi hướng. Sách khác, giữ
hội mạ xanh cũng bao hàm như phần này.
Chứng nghĩa ghi
rằng: sâu bọ phá hại lúa mạ là thiên tai. Xưa qui định tụng Kinh Kim Quang
Minh, lễ sám Kim Quang Minh, hiến cúng chư thiên chóng được cảm ứng.
Y cứ theo Kinh
Kim Quang Minh quyển 2 phẩm Tứ Thiên Vương ghi rằng, Kinh này hay soi sáng cung
điện chư thiên, là Kinh mà làm cho chúng sanh an lạc; cho chí có thể trừ thiếu
thốn, đói khát v.v.. Ngoài ra, phẩm công đức thiên ghi rằng, do nhân duyên làm
tăng thêm địa vị nên các địa thần, chư thiên thảy đều hoan hỷ đem gieo giống
lúa thóc mầm mộng lá, bông hạt đều tươi tốt v.v... Phẩm Kiên Lao Địa Thần Kinh
Địa Tạng ghi rằng, vì thế cho nên trong Châu Diêm Phù Đề, mọi cây cối, cỏ
thuốc, nhánh lá gốc cành, hoa quả tuơi tốt, đẹp đẻ, thơm tho, thảy đều đầy đủ
v.v… Phẩm Quỉ Thần ghi rằng, đây do lực Kinh nầy nên làm cho chư thiên hoan hỷ,
trăm thứ hạt kết trái thảy đều tươi tốt v.v.. Y cứ đây có thể thấy Kinh này
đích thật có thể trừ sâu phá lúa mạ; làm cho mùa màng thêm phong phú tốt đẹp.
Cần phải hợp lực làm cho Kinh phổ biến lưu thông rộng khắp để mọi nơi thường
trì tụng không ngừng thì thiên hạ thái bình, tội diệt, phước tăng. Không có lỗi
đối với Kinh này cho nên đời Đường các nhà dịch kinh gọi là Tối Thắng Vương Kinh.
Rất tiếc ngoài phần thủy lục ra, sách ít thấy nghe hoặc nơi sơn giả hoang địa
đều không có Kinh này. Có thể xem trong Thiền Môn Nhựt Tụng có nghi cúng Tề
Thiên - từ dao thiên ngọc lộ - khởi, đến tán Phật quảng đại từ bi rồi ngừng
dứt. Tụng hết quyển càng tốt, chỉ cần đổi lại nhứt tâm phụng thỉnh thay vì nhứt
tâm đảnh lễ mà thôi.
Kinh Kim Quang
Minh cảm ứng ký ghi rằng, đời Tống có vị tăng tên Tùng Lễ, người Nương Dương,
cư ngụ ở Tinh Xá Bình Điền tại Đài Châu; người cẩn trọng ít nói, vui buồn không
lộ ra sắc mặt; sống giản dị chân thành, giữ giới thanh tịnh. Đời Lương niên
hiệu Càng Hóa mùa hạ nắng hạn, dân chúng mời Ngài tụng Kinh Kim Quang Minh cầu
mưa; Kinh tụng cảm tới cõi thiên trời mưa luôn 3 ngày. Lúc bấy giờ Tiền Võ Túc
Vương nghe danh triệu mời vào cung, lập đạo tràng lễ sám Kim Quang Minh v.v..
Căn cứ theo đó, tụng kinh đã làm cho trời mưa và hẳn cũng hay trừ sâu làm hại
lúa vậy. Song, người chủ trì ắt phải bậc cao tăng, đức độ mới dễ đạt sự cảm
thông; không phải tư cách của bọn tầm thường mà làm được. Nếu như thành tâm
tụng Chú Đại Bi thay thế cũng được, vì tất cả chú trọng ở mong cầu. Nếu kết quả
không như ý là do không vì tâm đại bi Đà La Ni vậy. Chỉ cần giữ tâm chân thật
cần cầu mọi việc gì cũng đều cảm ứng cả.
1.9 Kỳ nguyện
Vi Đà hộ pháp
Phàm gặp sự
hoang mang hay đang ở chỗ tuyệt lương thực, hoặc đang tạo lập, hoặc sửa chữa
v.v.. Duy Na và Giám Tự bạch Trụ Trì cho biết ngày giờ hành lễ. Ngoài thỉnh hóa
chủ thông báo cho tín đồ biết, trong viết thông báo dán nơi phòng khách. Thông
báo cho biết rõ ngày…tháng…năm…Tới ngày, nghe chuông, chư tăng đắp y tập trung
tại chánh điện hoặc điện thờ Vi Đà, tụng Thiện Thiên Nữ chú kỳ nguyện Vi Đà.
Phải viết 2 lá sớ ghi rõ làm việc gì, lời phải thích hợp. Một lá tuyên đọc xong
rồi đốt để báo đến Thánh minh, một lá cúng xong hẳn đốt; mỗi lần tụng kinh có
đọc sớ. Mỗi ngày 2 buổi hoặc thúc bảng hay gióng chuông 3 hồi lại 4 tiếng để
nhóm chúng tham gia khóa tụng. Đại chúng mời Thầy Trụ Trì niệm hương xong cắm
lên lư. Duy Na cử tán lư hương…Cuối bài đọc: Nam Mô Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ
Tát (3 lần) – nên thủ mõ lớn – Tán xong tụng Thiện Thiên Nữ chú, vừa đi nhiễu điện
hoặc đi nhiễu quanh bàn thờ Vi Đà vừa đọc chú 108 biến. Tối thiểu cũng đọc cho
được 49 biến, tới lần cuối thỉnh 3 tiếng chuông cho đại chúng ngừng tụng.
Đứng chỉnh tề, Thầy Trụ Trì niệm hương, xong, Duy Na cử bài tán:
Vi Đà thiên
tướng, Bồ Tát hóa thân,
Ủng hộ Phật
Pháp phát nguyện rộng sâu,
Tay cầm thanh
kiếm trấn áp ma quân,
Công đức vô
biên thật khó nghĩ bàn.
Nam Mô Phổ Nhãn
Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Tán xong, đại
chúng lạy 3 lạy rồi lui về chỗ. Mỗi ngày 6 thời, khởi sự, chấm dứt như trên. Nếu
việc gấp, ngày đêm 12 thời nên luân phiên nhau tụng phải thành tâm để cầu
nguyện. Đúng theo nghi thông thường cho đến ngày viên mãn, hồi hướng, đốt sớ,
tạ thần Hộ Pháp.
Phụ: Ngoài ra,
quyên góp thứ khác ngoài gạo, tùy theo đó sửa đổi lời lẽ trong văn sớ. Như dưới
đây:
Từng nghe tên
chùa…, tên vị thầy chủ sám, từ khi tiếp nối cho đến nay đã trải qua năm tháng.
Nay trụ cột tuy vững, tăng chúng rất đông, không thiếu thốn lương thực. Sớm trưa
chớ trông đợi, đang gặp hồi kém khó, cơm Hương Tích khó khắc phục. Suối ngọt,
trái rừng không đủ chửa lành cơn đói. Kho trống, bếp lạnh làm sao được no bụng
đây? Đã không có cách dự trù chỉ còn kế nhờ vào sự ủng hộ của đàn việt. Lại
nguyện: người có lòng nhân trưởng giả, bố thí ra công giúp đỡ, thật là phước
đức vô lượng. Hoặc thí đậu, lúa, nấu ba bát cháo, hoặc cho rang gạo đưa tới mùi
vị lục hòa, một hộc, trăm hộc tùy lực, tùy duyên mà vui thí; ngàn thăng, vạn
đấu, do tâm hoan hỷ để quyên góp vào. Một lời, một việc đều có công đức; hoặc
quyên góp hay khuyến khích người đóng góp…đều là nhân lành. Dựa vào chén cơm để
kết duyên vui hưởng thiền duyệt (vị thiền). Tặng ít mầm mà đăng sổ thiện, phước
không thể lường hết. Từ đây tăng chúng cần tu, sớm tối tụng kinh cầu nguyện.
Chư Phật Thánh thần mật thùy gia hộ, quyết định được an lành, nên sớm vâng
hành. Kéo dài huệ mạng của một ngôi chùa đâu hư tâm lực. Vì Tam Bảo làm lợi ích
thấm nhuần, thần xin khải bạch.
Nếu như gặp
việc kiến tạo, sửa sang…vào ngày hoàn mãn đều nên cúng kiến bẩm bạch Vi Đà tôn
thiên để đáp đền ân hộ pháp của Ngài.
Chứng nghĩa ghi
rằng, việc cầu nguyện này thuộc về cổ tục. Bởi vì, người xưa lấy đạo đức tu
hành làm việc nhà, chốn tòng lâm hoàn toàn không việc đi tụng kinh bái sám. Nhu
cầu của đại chúng như y phục, ẩm thực hoàn toàn nhờ Vi Đà thiên gia hộ. Ngài
cảm hóa 10 phương, chỉ người tu hành hẳn không hề chết đói. Muốn thoát nạn gấp
chỉ thành tâm cầu nguyện Vi Đà tướng đen gia hộ, theo việc không miễn cưỡng
được tùy duyên. Nay đa phần người ngu mạo tăng đi hóa duyên (quyên góp) để bưng
bít mờ mịt cốt dung dưỡng cái xác thân. Như cây giữa rừng như dao kề ngọn, như
trùng đục khoét, hoặc 4 phía bị đóng đinh, đinh đóng chặt 7 ngày hay tạm thời
giây lát, bó cột dính lại với nhau cho người ta thấy; hoặc đào đất làm huyệt
chôn ngược đầu xuống, 2 chân chổng lên trời. Có người chôn sấp lưng đến nổi phù
lên màu xanh rồi dùng kiềm siết chặt lại. Bó mồm miệng người ấy lại chỉ có uống
nước gạo mà không thể ăn ngũ cốc được. Hai chân đứng vắt qua lạy Kinh, khiến
người ta trông thấy hoảng sợ; hoặc lôi khối sắt hoặc kéo thuyền nhỏ nặng 110
cân. Tu khổ hạnh như thế là làm điều kỳ dị dối người, mê hoặc chúng. Có nhiều
hạng không phải một. Không tham cũng ngu, thật đáng thương xót. Trong tòng lâm
chúng ta quyết định dứt khoát không làm những việc mị chúng như thế mà chỉ giữ
gìn Thanh Quy cẩn thận, nương giáo pháp tu hành, Vi Đà thiên chắc không phụ các
người đâu.
1.10 Phụ: Vi Đà
tôn thiên thánh đản
Ngày mồng 3
tháng 6 hay ngày 13 chưa xác định chắc là ngày sanh của Vi Đà thiên. Dùng cháo
điểm tâm sáng xong, thông báo tại trai đường, phòng khách. Thông báo đề: hôm
nay ngày… tháng…năm…nhằm ngày Khánh Đản (sanh) của Vi Đà tôn thiên. Đại chúng
khi nghe hiệu lệnh vân tập chánh điện hay điện thờ Vi Đà cúng ngọ theo nghi
thức trong Thiền Môn Nhựt Tụng, nên ở đây không ghi phần này. Chỉ có lời cẩn
bạch khác như sau:
Trộm nghe rằng:
Ba Châu cảm
cách Hộ Pháp thần
Vi Đà thiên Bồ
Tát hóa thân
Hành Phật sự
nhiếp hóa
Đức hàm dung cả
thiên nhân
Trên cao nghe
thấu
Tăng tục cảm
ứng ân cần
Thiện ác rõ
phân
Mở lòng thương
trí vận
Bồ Tát phương
tiện từ tâm
Chứng pháp vô
vi thâm diệu
Công đức siêu
vượt thế trần
Nghĩ đời mạt
pháp,
Tăng chúng
phuớc căn cạn dần
Đạo lực suy vi,
tập theo thói nhiễm
Đức Vi Đà tôn
thiên gia ân
Cảm ngoại ma
không quấy nhiễu
Đón mừng ngày Khánh
hỷ
Đặc dâng cúng
rau vi.
Lại nguyện:
Vua tôi được
phước, thiên hạ an hòa
Biển lặng trời
thanh
Đất nước thái
bình
Nơi nơi gió hòa
mưa thuận đẹp xinh
Phật đạo huy
hoàng
Giáo pháp nhịp
nhàng chuyển vận
Tòng lâm an
khang
Chùa hưng thánh
hiền tăng đa dạng
Đức chúng rộng
dung hòa ái
Bậc long tượng
triển khai pháp mầu
Thí chủ đàn na
vui thỏa
Đạo lữ thảy
nhuần ân
Phàm có niệm
mong cầu
Được như ý
thành tâm.
Chứng nghĩa ghi
rằng, lễ Vía Vi Đà chỉ tụng Kinh Kim Quang Minh và niệm chư thiên. Truyện tích
chỉ biết tên nhưng chưa ai rõ cốt chuyện, nên hoặc cho rằng Ngài là Mật Tích
lực sĩ hoặc là Phật Lâu Chí…
1.11 Phụ: Già
Lam sanh nhựt
Căn cứ các Kinh
như Đại Quán Đảnh ở Tây Vức (Ấn Độ) thần Già Lam có 18 vị. Ở Đông độ (Trung Quốc)
có nhiều vị như Hoa Quang, Quan Đế (Công), Long vương v.v... Hoa Quang sanh nhựt
hoặc ngày 28 tháng 9 âm lịch, sanh nhựt Long vương không thấy chép. Quan Đế
thánh đản thông thường người Tàu lấy ngày 13 tháng 5 âm lịch dựa theo tích
truyện đời Minh (1368-1661) niên hiệu Khương Hy năm thứ 9 tại tỉnh Quảng Đông,
các nhà hội quán đồng lập một tòa miếu thờ Quan Thánh. Tuy nhiên, theo tích
truyện y sanh Trần Diệu do đức Quan Thánh hiển linh về mách bảo, Ngài sanh
tháng 7 chứ không phải tháng 5 như mọi người tin nghĩ. Thánh Hoa Quang,
Long vương thánh tích không ghi rõ ngày sanh. Chỉ có Quan Đế hiển thánh ở núi
Ngọc Tuyền hoặc hiện thân tại Chùa Hoàng Mai v.v…nay không có nơi nào hiển linh
nữa. Vì thế, tại tăng viện giới tăng già mới tôn Ngài là thần hộ pháp chốn già
lam mà ngày sanh nhựt như trên đã nêu. Nghi cúng giống như lễ vía Vi Đà
thiên. Chỉ có lời khác như:
Ngưỡng mong đại
đế phò trợ thánh giáo
Của Tam Bảo khí
sắc luôn vẫn mới
Xin thuận phàm
tình, dẫn sanh linh nương cậy
Bẩm thần oai
linh hiển
Trấn các phương
hoạnh yểu nơi nao
Tâm chánh trực
thông minh
Hết thảy ác tà
thanh tảo
Là nhờ ân pháp
vương gia hộ
Hằng thường
theo hộ điện vàng
Thiên đế giáng
chỉ bảo an
Đây ngày thánh
đản hân hoan
Vô cùng sạch
đẹp mát trong
Cung hiến hương
trầm
Ngưỡng mong
chứng giám
Từ đây bờ giác
dự phần
Dứt trừ oan
trái lần khân
Vâng nhờ uy đức
độ dần chúng sanh
Rõ soi trong
ngoài tăng tục.
Văn này trước
kia chỉ dùng cho Quan Đế, nếu bạch chung ở già lam nên dùng lời như sau:
Cung kính nghe
rằng già lam thánh Bồ Tát
Đèn trí soi ba
cõi sáng tỏa mười phương
Lấy già lam tựa
nương hộ trì Phật Pháp
Làm thành lũy
giúp sức bậc pháp vương
Khắp chốn phân
thân
Chở che chúng
tăng
Trông nom việc
Phật.
Ghi tên họ
người cúng vào đây…, tên vị Trụ Trì…
Thân nương nhờ
ngôi già lam
Theo cội gốc để
trở về
Mong gặp ngày
tốt sanh
Thiết cúng niệm
tâm thành.
Lại nguyện:
Không quên Phật
di chúc
Có mặt khắp đạo
tràng
Chánh pháp giúp
xiển dương
Lối ma sạch
thênh thang
Mông ân gia hộ
đàn na
Gia đình mọi
thành viên an hảo
Chúng đức hộ
đạo quyền uy
Đường giác rộng
hanh thông
Đạo tràng lập
khắp chốn
Chấn chỉnh tông
phong
Vĩnh viễn dài
lâu
Tăng chúng hòa
hài
Thành tựu đạo
quả mãi về sau…
Chứng nghĩa
rằng, ở Ấn Độ có 18 vị già lam xuất phát từ Kinh Thất Phật như:
1) Mỹ Âm
2) Phạm
Âm
3) Thiên
Cổ
4) Thán
Diệu
5) Thán
Mỹ
6) Ma
Diệu
7) Lôi Âm
8) Sư Tử
9) Diệu
Thán
10) Phạm
Hưởng
11) Nhơn
Âm
12) Phật
Diệu
13) Thán
Đức
14) Quảng
Mục
15) Diệu
Nhãn
16) Triệt
Thính
17) Triệt
Thị
18) Biến Thị.
Các thần già
lam Đông độ tùy cơ duyên không nhất định hoặc chỉ một như Hoa Quang hay Quan
Đế; 3 hoặc 5 mà danh tánh được định như lúc mới khai sơn. Ngày nay nhiều người
tin Quan Thánh và Vi Đà nổi bật hơn cả, nhân vì sự linh ứng của các Ngài vậy.
Bài tán ca tụng rằng:
Quan Thánh Đại
Đế
Oai thần rộng
khắp
Thệ nguyện thâm
sâu
Hộ pháp hết
lòng lo.
1.12 Cúng Ông
Táo
Ngày 24 tháng
6, mồng 3 tháng 8, 23 hoặc 24 tháng 12 âm lịch là lễ cúng. Viết thông tư dán ở
trai đường giờ điểm tâm sáng như sau: hôm nay nhân ngày lễ táo quân có diên
(nghi) cúng ngọ. Khi nghe hiệu lệnh, đại chúng vân tập trước điện Giám Trai để
cúng. Nhà bếp đốt nhang đèn; lập bàn thờ trước tượng Giám Trai, thiết đèn nến,
hoa quả, cơm cúng đầy đủ. Mọi người chỉnh tề, đốt nhang niệm hương, lễ Phật xong,
Duy Na bắt bài tán Lư Hương đến hết, nghi giống nghi cúng Vi Đà. Chỉ lúc cúng
ngọ, thầy Giám Viện dâng hương, hiến trà lễ lạy, đọc tới phần chú phổ cúng
dường xong, đến lượt Duy Na niệm hương lễ 2 lạy tiến tới trước quỳ gối chấp tay
đọc lời này:
Cung kính nghe
rằng Giám Trai đại sĩ
Ngài là bậc vô
cùng đại trí
Ứng hiện thần
diệu tùy nghi
Xôi nếp cúng
đầy công niệm nghĩ
Một hạt biến
thành núi Tu Di
Không thấy
tướng ẩn khuất trong mây
Thân to lớn
hiện nhiều cõi đó đây
Hộ pháp an tăng
hưng hiển
Việc Phật quyền
phương tiện
Ngưỡng mong uy
đức
Chứng pháp trai
diên.
Lại nguyện:
Nhờ thần minh
nguyện lực
Chứng lòng
thành thực kính dâng
Tùy cơ duyên
cảm hóa thân
Hiện có thân
nhưng không sắc tướng
Hiển hóa khôn
lường
Hiện thân ăn
uống mà trợ pháp luân
Khiến bày bếp
núc nhưng tu chứng
Độ khắp quần
mông (quần sanh)
Khiến tiếp mùi
biết quay về
Mong ủng hộ già
lam an tịnh
Tăng chúng đều
tinh tấn tu hành
Thấm nhuần pháp
lạc
Chốn chốn vững
tông phong.
Xá một xá rồi
đại chúng cùng lui về liêu nghỉ.
Chứng nghĩa ghi
rằng: cúng bếp (ông táo) tuy giống, nhưng tăng, tục tin có hơi khác nhau. Vị
Giám Trai nơi Phật môn là Đại Thánh, sự tích giống chư thiên, nên cúng vào buổi
sáng sớm, bởi vì chư thiên thọ thực buổi sáng.
Ngày nay qui
định cúng vào giờ ngọ cũng được vậy. Gần đây giới tăng sĩ cúng buổi chiều như
thế gian so với giờ ăn của quỉ, là không đúng, là cúng phi thời, thần không thọ
hưởng được; lại thêm phí phạm vô ích. Ngoài ra, báo huyện Hà Nam cho rằng, từ
Đường khởi đầu ở chùa Thiếu Lâm có một vị tăng đầu bù lưng đeo bầu rượu đi chân
trần, chỉ mặc áo che ngực, làm việc ở nhà trù rất chăm chỉ trong một thời gian
dài không có pháp danh. Đến năm lên 11 tuổi, giặc khăn đỏ nổi lên ở Hiệt Châu,
lệnh động viên đến chư tăng Thiếu Lâm nếu ai muốn thi hành nghĩa vụ. Vị tăng
này bèn cầm một hỏa côn ra đi biến thân cao lớn 10 trượng phi lên đứng trên
chóp núi. Giặc thấy thế khiếp sợ, vị tăng hô lớn nói: ta là Vua Khẩn Na La. Nói
xong, bèn biến mất. Dân chúng mới biết là Bồ Tát hóa thân, tạc tượng để tại
chùa Thiếu Lâm thờ, bèn trở thành thần Già Lam. Giới tăng già khắp nơi cho vị
này là Giám Trai nên nặn tượng thờ cúng ở nhà trù.
Hết quyển hai.