BÁCH TRƯỢNG
TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa
môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo
Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Quyển Đầu
BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM
THANH QUY
CHỨNG NGHĨA
1.6 Thanh
Quy Thiền Môn
Thanh Quy Thiền
Môn do Tổ Bách Trượng soạn toàn quyển (bộ) gồm 9 chương
1.
Chúc nước giàu dân mạnh
2.
Báo ân: đáp đền những ân đức cao trọng
3.
Báo bổn (báo gốc): uống nước nhớ nguồn những ngày lễ vía Phật, Bồ Tát
4.
Ân đức Tổ xây nền đạo
5.
Vai trò trụ trì
6.
Hai dãy Đông – Tây liêu chúng
7.
Giữ phép lục hòa trong chúng
8.
Kiết hạ an cư
9.
Pháp khí, Hiệu lịnh trong chùa.
Phàm Lệ
Xác minh Thanh
Quy cần có 13 điều như sau:
1- Thanh Quy từ
đời Đường (thế kỷ 8) đến nay, thời gian đã lâu trên hơn 1200 năm. Tăng tôi liệt
nêu điểm đặc thù của cổ kim, phong tục có khác nhau Nam-Bắc, do chưa thể thích
hợp thời cơ; phép tắc có thêm bớt; hành theo gốc chung bắt nguồn từ đó. Nhưng
các sách lưu hành hiện nay nếu không mắc phải lỗi quá rườm rà, cũng rơi nhằm
chỗ quá giản lược. Quá rườm rà thì không hợp chỗ tịnh tu, quá giản lược lại
không đáp ứng được việc thực hành. Duy chỉ có sách này không rườm rà cũng không
quá giản lược mà ở bậc trung. Văn các nghi hàm đủ mà lý rõ ràng dễ dàng cho
việc hành trì; lại rất thích hợp thời nghi đáng làm kim chỉ nam.
2- Từ Ngài Bách
Trượng đến nay qua nhiều thời đại, lâu dài Thanh Quy nguyên gốc không có để
khảo chứng mà bản còn lưu hành hiện nay phần nhiều do sự tích hậu thế. Tưởng
cũng nên biết bản gốc viết tay do Bách Trượng hiệu đính đã bị thất truyền từ
lâu. Nhưng không thể cho rằng sách này không phải do chính tay Bách Trượng hiệu
đính mà không chỉ dẫn đúng, chính xác. Người nào tham cứu những việc cận đại
hẳn thấy liên hệ tri thức lâu đời, tùy thời gian tùy nơi chốn mà việc trở nên
dễ nhận biết. Bởi vì lễ tùy nghi có thay đổi mà dung thông để được lợi ích
chung. Người xưa nói rằng: lời nói không có cũ mới hễ hợp lý là hơn; chỉ e
người đọc thấy những việc cận đại nghi cho rằng không phải nguyên bản của Bách
Trượng mà sanh tâm khinh thường mới đặc biệt nêu lên điểm này.
3- Thanh Quy
nguyên gốc gồm có 9 chương, nay y theo đó liệt nêu các quyển. Chỉ có một phần
Thủy Lục, nguyên ở chương Trú Trì, do văn quá dài nên nay in ở một cuốn
riêng.
4- Các danh từ
của Thanh Quy có cả cổ kim lẫn lộn. Như cổ gọi đầu thủ, nay gọi là Thủ tòa hoặc
gọi là Tòa nguyên. Cổ xưng Giám tự, nay gọi là Giám viện; thậm chí thư trạng
nay đổi gọi là thư ký hay tăng đường nay đổi thành thiền đường; cho dù đổi tên
mà không đổi ý nghĩa. Vã lại, trong những điều quy định trước có mà nay không
như điểm trà, xạ hương v.v…; trước không mà nay có như kỵ tổ thêm Bách Trượng,
Thủy lục thêm Vân Sái… và không có ngay cả việc như xin lửa v.v…
5- Thanh Quy
lưu truyền đã lâu không sao khỏi lấy giả truyền giả, như chữ chấp trong từ chấp
sự, khảo rộng trong tự điển (Phật) không có chữ cho chức đó. Bởi vì chấp có
nghĩa là chấp trì; người nắm giữ việc mà nhờ người làm, tuy nêu các chức của
người giữ chức đó, nhưng do chấp là chức nên rốt cuộc thành gượng ép. Ngoài ra,
như sai lầm về 3 y, như cúng thí thực v.v… nên ở đây cần phải đính chính sửa
đổi.
6- Tập trung
nghĩa không chẳng đầy đủ nhưng văn có lược rõ như nghi chúc diên có nêu rõ nơi
chương đầu, lược bớt ở tiết bốn chúc thọ dịp Tết Nguyên Đán; lược bỏ những ngày
sóc vọng (rằm, mồng một). Ngoài ra, những việc hằng ngày không thể nêu lên hết
được. Nên nói rằng sách không thể nói hết lời, lời không thể hết ý mà chỉ do
người khéo lãnh hội mà đạt được.
7- Phật sự ở
tòng lâm tuy nhiều song không ngoài 4 việc:
a- Chỉ
b- Trì (chỉ tức
ngăn dứt ác; trì là giữ giới, trì giới)
c- Tác trì (giữ
các oai nghi tế hạnh)
d- Tụng niệm
(làm cho pháp âm lan rộng);
Thuyết pháp
(chuyển pháp luân hay truyền bá giáo pháp khắp nơi, làm tỏ rõ đệ nhứt nghĩa)
hoặc chỉ do một việc, hai việc hay kiêm cả ba; hoặc do một mà hàm đủ cả bốn,
chỉ do nơi vị Trụ Trì tùy nghi thiết đặt, đôi đàng hòa hài sao cho được lợi
lạc. Quy tắc cổ không thấy xuất hiện đời nay.
8- Sách này từ
ngài Phương Trượng cho đến ban chấp sự không một người nào chẳng đọc qua, mà
với kẻ mới học thật là cần thiết để việc hành trì được thuần thục; chẳng nên
gặp việc không nghi. Vã nhờ đó hành giả mới có thể thúc liễm hình nghi, huân
tập tâm thức; hiện tại không buông lung gây thêm lầm lỗi, mai hậu mới xứng đáng
bậc thầy mô phạm làm lợi ích không nhỏ vậy. Nên xem thêm sách Thành Nghi Nhơn
Phụng cho đầy đủ hơn.
9- Sách này, ba
hạng căn đều được lợi, người lợi độn căn đều thấm nhuần một lần đọc qua dường
như văn dễ hiểu, đọc kỹ lại đến lần thứ ba, thứ tư nghĩa lý thâm sâu khó lường.
Kẻ thô tâm hời hợt trong sách khó mong nuốt trôi. Trong tập này đối với chỗ
nghĩa sâu khó hiểu thời dẫn chứng nghĩa rõ ràng dễ hiểu để tiện cho người sơ cơ
lãnh hội.
10- Phần chứng
nghĩa hoặc theo văn giải thích hoặc mượn sự rõ lý, như Nguyệt Kỵ, Tịnh Đầu v.v…
hay bổ sung thêm nghĩa hoặc suy rộng diễn sâu cho người đọc đều phải lưu tâm
chú ý.
11- Chứng nghĩa
tuy do người chấp bút (Nghi Nhuận), nhưng lời dẫn phần nhiều do từ bậc cổ đức
tức đem cổ so kim cho người dễ sanh lòng tin. Dẫn giải có chứng cứ như từ nhân
vật nào, sách nào hẳn có nêu rõ danh mục. Nếu trích chương đoạn lấy y nghĩa mà
không ghi rõ danh mục tức là thất sách, đâu dám lấy đó làm hay đẹp.
12- Tập trung
tất cả văn chú giải, tưởng chừng như chẳng phải Bách Trượng trước thuật; cho
nên sách của Ngài hoặc có trích dẫn hay không, nhưng với hàng Thích tử, không
nên lấy lời phù phiếm làm công khóa để phân tâm tu tập mà căn cứ vào việc, mệnh
lệnh không thể không tin tưởng nơi sự thích đáng. Cho nên ở đây vẫn chiếu theo
nguyên bản ghi ra để người sử dụng thấy được sự thật; lại cũng đâu dám quá lời cho
là tri thức nhưng cũng phải bổ khuyết thêm một ít.
13- Trừ Thanh
Quy ngoài tạng bản ra, sách khắc in gần đây, thậm chí việc sao chép lại hoặc do
không để ý làm sai lạc, hoặc do tự ý thêm bớt đem giả truyền giả, dần dần làm
mất nguyên bản làm cho sự liên hệ di ngôn của lão Tổ về Quy tắc tòng lâm thật
chẳng còn tinh tế. Nghi Nhuận tỳ kheo tôi có được bản văn này đem đối chiếu với
tạng bản chừng như rập khuôn đại bộ không khác biệt. Nhân đó suy ra, đây là
sách quí nên gấp phải lưu truyền rộng không để bị thất thoát mai một. Mỗi tắc
một thuyết như dưới đây để chứng minh lời nói trên đây, mong người đọc giở sách
đọc kỹ hẳn rõ, không còn nghi ngờ gì nữa. Ngưỡng mong các bậc cao minh kỳ túc
bổ chính chỗ sai sót lỗi lầm, được vậy xin dám khắc cốt ghi tâm. Mong thay!
Cũng mong các bậc thiện trí thức hiểu sâu ý Tổ, khéo thích hợp tùy nghi mà hiệu
chính chỗ sai sót thì thật là vạn hạnh!
1.7 Tán
Tây Phương văn
tự vốn toàn vô,
Hoài Hải Thiền Sư
bậc phạm mô[1],
Một quyển Thanh
Quy như gậy hét,
Còn hơn hậu thế
lập phù đồ[2].
Sáu thời lễ tụng
ngọn đèn chăm[3],
Tinh tấn cần tu mô
phạm Tăng,
Thanh Quy không
dụng như khuôn thước,
Nam thiền đảo ngược pháp
Huệ Năng[4].
Đầu non Bách
Trượng[5] nhụy đơm hoa,
Tích xưa phòng xá
của Duy Ma[6],
Xuất gia vui đạo
nhàn thanh tịnh,
Nên biết thiền môn
sự sự đa.
Bến thanh đây dõi
bước dò tầm,
Người tìm thoạt
chứng ngộ thiền tâm,
Cành Nam, hướng Bắc
phơ phơ động,
Bên tai đồng vọng
pháp phạm âm[7].
Nam Huân – Tử Hư cư sĩ tại
Nam Hải