BÁCH TRƯỢNG
TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa
môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo
Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Quyển 9
Những đồ pháp khí, hiệu lệnh
Mục Lục
1 Chuông
2 Bảng
3 Mỏ con
cá
4 Kiền
chùy
5 Khánh
6 Trống
Chương chín:
Những đồ pháp khí, hiệu lệnh
Vào thời thượng
cổ có hóa mà không giáo; hóa không đủ nên lễ nhạc hình thành để tán ca, không
như bản cửu thành. Cái chén để uống, không như cái men say Ngũ Tề. Nhưng người có
văn đối chất nên nghĩ tới gốc. Các bậc thánh nhân Thiên Trúc (Ấn Độ) ban đầu
chỉ hóa, có nghĩa là mọi người ai cũng giác hết, vốn không phàm thánh, mọi vật
đều toàn chân không có dơ sạch! Không mượn tu chứng, cũng chẳng cần dụng công
mà kẻ mê đương nhiên tự mất, nếu có người điếc ở chỗ tùy cơ dạy bày. Gõ kiền
chùy (kiểng, kẽng) để tập họp chúng tới nghe pháp hoặc tu tập thiền quán. Suốt
49 năm Phật giáo hóa đến cuối đời. Tiếng Phạn kiền chùy dùng loại đất nung, gỗ,
đồng, sắt làm ra tiếng kêu. Như chuông, khánh, nạo bạt, trống, chùy bảng, loa
bái (ốc tù và)… cho tới nay tòng lâm chế tạo và dùng mấy thứ đó để cảnh báo,
làm hiệu lệnh dẫn người bê trễ mà hòa với thần nhân. Nếu luận đại định thường
thích hợp, trong khung cảnh hoàn toàn vắng lặng, nghe chẳng nghe, biết cũng
chẳng biết. Vừa đánh vừa thúc kêu gió chỉ sáng người sử dụng, vô tư vô ý hóa
ngày tự dài ra hòa hòa kêu tới thành nhân thọ, phố Thanh Thái.
1.1 Chuông
Chuông có lớn,
nhỏ nhiều cở khác nhau. Tiêu biểu là đại hồng chung. Tòng lâm làm hiệu lệnh
khởi đầu trong ngày. Buổi sáng gióng lên thời phá tan đêm dài, báo thức tĩnh
ngủ, đồng thời cũng đánh thức người nông phu trong làng dậy chuẩn bị ra đồng
làm việc, trong khi chiếc đồng hồ báo thức chưa chế tạo như ngày nay. Buổi tối
nghe tiếng chuông u minh cảnh tĩnh bao người say mê trong hơi men đời, những tâm
hồn mê đắm, cũng như giục dậy những cô hồn vất vưỡng không nơi nương thân.
Người thủ chuông gióng khoan thai, hòa huởn, mạnh tay để cho tiếng ngân kéo
dài. Hễ gióng ba hồi chậm rãi mỗi hồi 18 tiếng đầu khoan thai, cộng chung thành
108 tiếng, đuôi hồi chuông phải khẩn nhặt và chấm dứt mỗi hồi cho thật rõ ràng.
Phàm hô chuông,
phải đọc bài kệ, sau mỗi câu thỉnh một tiếng chuông, như:
Buổi tối niệm: Nam mô A Di Đà Phật
Buổi sáng niệm: Nam mô Bổn Sư
Thích Ca Mâu Ni Phật
Nguyện tiếng chuông
này vượt ngoài pháp giới
Núi Thiết Vi u ám
thảy đều nghe
Nghe chuông lòng
thanh tịnh chứng viên thông
Hết thảy chúng
sanh đạt thành chánh giác.
Nghe chuông
ngân lòng nhẹ lâng
Trí huệ phát bồ đề
tâm
Lìa địa ngục,
thoát lửa hầm
Nguyện thành Phật
độ chúng sanh.
Phá địa ngục
chân ngôn:
Án, già ra đế da
ta bà ha (3 lần).
Chuông gióng lên
đợt đầu
Niệm kệ báu nâng
cao
Trên thông vào
thiên đường
Dưới thấu tường
địa ngục
Nam mô Địa Tạng
Vương
Giáo chủ cõi U
Minh
Cứu bạt khổ chúng
sinh
Đại nguyện Ngài
rộng thênh.
Chuông gióng
lên đợt hai
Niệm kệ báu nâng
cao
Trên thông vào
thiên đường
Dưới thấu tường
địa ngục
Nam mô Bồ Tát Địa
Tạng Vương
Giáo chủ cõi U
minh
Cứu bạt khổ chúng
sinh
Đại nguyện Ngài
rộng thênh.
Chuông gióng
lên đợt ba
Niệm kệ báu nâng
cao
Trên thông vào
thiên đường
Dưới thấu tường
địa ngục.
Nam mô Địa Tạng Vương
Giáo chủ cõi U
Minh
Cứu bạt khổ chúng
sinh
Đại nguyện Ngài
viên thành.
Ngưỡng chúc
Phật pháp mãi rạng ngời
Bánh xe pháp đời
đời chuyển vận
Gió hòa, mưa thuận
thấm nhuần
Dân an, nước thịnh
khắp cùng nơi nơi
Trong ba cõi, bốn
loài
Mỗi mỗi thoát luân
hồi
Trong mười loại
hữu tình
Ắt lìa khổ ngục
hình.
Năm tháng thuận
gió mưa
Khỏi gặp năm đói
khát
Đông nam sống hòa
lạc
Thời Nghiêu Thuấn
thái bình.
Thôi chấm dứt
chiến tranh
Tử nạn những
thương vong
Đều siêu sanh Tịnh
độ
Đất lành, người
hoàn hảo.
Loài chim bay,
thú chạy
Không bị lưới, bẫy
giăng
Kẻ lưu lãng, cô
thân
Sớm quay về hương
quán.
Vô biên thế
giới
Đất rộng trời cao
Thí chủ gần xa
Phước thọ dồi dào.
Thiền môn hưng
thịnh
Phật pháp phát huy
Thổ địa, long thần
Hộ tăng an tịnh.
Cha mẹ cùng
thầy học
Còn mất đều lợi
lạc
Tổ tiên bao đời
trước
Cùng nhau được
siêu thoát.
Nam mô Đức Phật
Tỳ Lô Giá Na
Nam mô Đức Phật Lô
Xá Na
Nam mô Đức Phật
Thích ca Mâu Ni
Nam mô Đức Phật Di
Lặc từ tôn
Nam mô Đức Phật A
Di Đà cõi Cực Lạc
Nam mô mười phương
ba đời các đức Phật
Nam mô Đức Bồ Tát
Đại Trí Văn Thù
Nam mô Đức Bồ Tát
Đại Hạnh Phổ Hiền
Nam mô Đức Bồ Tát
Đại Bi Quán Thế Âm
Nam mô Đức Bồ Tát
Đại Thế chí
Nam mô Ðức Bồ Tát
Già Lam Thánh chúng.
Mười phương ba đời
7 đức Như Lai
Cùng tám mươi tám
Phật trên liên đài
Chúng sanh sáu
đường mong thoát khổ
Chín cõi, mười
loài khỏi trần ai.
Chuông ngân dồn
dập lại gióng lên
Chùa viện chúng
tăng hãy nhớ ghi
Tu tập bốn thời
tuân qui chế
Xuống giường cất
bước giữ oai nghi.
Trăm tám tiếng
chuông hướng Phật tiền
Trên thông dưới
thấu thảy an nhiên
Sáu đường chúng
sanh mong thoát khổ
Chín cõi mười loài
hết lụy phiền
Nam mô siêu lạc độ Bồ Tát
ma ha tát.
* Ghi chú: có thể tụng chú Đại Bi, Kinh Di Đà, Bát Nhã, niệm Phật, Hồi hướng,
phục nguyện, tự quy y và cuối cùng đọc đoạn chót trên đây.
** Cần chú ý: chuông bảng ở chùa rất hệ trọng, chỉ người có trách nhiệm phụ
trách đúng giờ giấc, không được sai trể làm động chúng.
- Chứng nghĩa
ghi rằng, đại hồng chung buổi sáng, tối mỗi lần thỉnh 108 tiếng do sự hiển lý.
Đó là do 108 phiền não ngu si nên nghe mỗi tiếng chuông liền thức tĩnh. 108
thiền định, mỗi dùi nện mạnh vào phát ra tiếng vang kéo dài lan xa để cho mọi
người, loài vật đều nghe.
Trước đây ngài
Chí Công mượn đạo nhãn vua Lương Võ Đế thấy tướng khổ địa ngục, hỏi làm sao để
chấm dứt? Chỉ nghe chuông cảnh khổ địa ngục liền dứt.
Vua nghe thế bèn
mời các tự viện lại và nói rằng: phàm gióng thỉnh chuông phải từ từ khoan thai
ra tiếng, lúc hô nên tụng hoặc niệm Phật. Kinh Tăng Nhất A Hàm ghi rằng, như
lúc gióng chuông nguyện cho những sự khổ ở đường ác đều dứt sạch. Nếu nghe
tiếng chuông có luôn chú Phật thời trừ hết được tội nặng 500 ức kiếp sanh tử.
Ngoài ra, Kim Lăng Chí ghi rằng, Dân bị chết uất, ở âm ty, thấy 5 tội buộc lên cây
chỉ đó bảo rằng, Ta là Nam Đường tiên chủ, là binh của Tống tề bị giết lầm cùng
binh lính ở Châu Hàng cả hơn nghìn người như thế, mỗi lần nghe chuông ta liền
tạm được dứt khổ. Xin ông làm ơn về thưa Từ quân vì ta mà tạo chuông. Dân tĩnh
lại sau khi nghe tiếng chuông. Nhân đó, vua tạo đại hồng chung để tại chùa
Thanh Lương có khắc chữ “tiến cúng liệt Tổ - Hiếu Cao hoàng đế - vượt khỏi u
ám, thoát hiểm nạn”. Ngoài ra, sách Văn Thê Sùng Hành lục ghi: đời Tùy có vị
tăng là Trí Hưng ở chùa Đại Trang Nghiêm, phụ trách việc thỉnh chuông. Năm Đại
Nghiệp thứ 5 có vị tăng cùng ở chung là Tam Quả, vị này có người anh ruột theo
xe vua bị mất. Vợ anh ta ban đêm mộng thấy chồng về báo rằng: anh tới Bành
Thành bịnh và mất, đọa trong địa ngục. Chùa Đại Trang Nghiêm hô chuông tiếng
vang thấu địa ngục nên anh thoát khỏi, muốn báo ân này có thể dâng cúng 10 hộc
lúa. Người vợ đem lúa cúng chùa. Hưng lấy chia cho chúng. Chúng hỏi thỉnh
chuông làm gì cảm được như vậy ?
- Hưng nói: Tôi
thỉnh chuông cầu nguyện rằng: nguyện chư Thánh Hiền cùng nhập đạo tràng, bèn
gióng ba tiếng thỉnh ba hồi dài; lại chúc rằng: nguyện các cõi ác nghe tiếng
chuông của tôi bèn dứt hết khổ não. Mùa đông lạnh buốt tê cóng da thịt, tay
chân co ro máu như ngưng tụ, vẫn thỉnh chuông không từ khổ nhọc. Nếu làm như
thế có thể cảm thấu cõi u minh thọ lãnh được lời chú nguyện.
Cho nên chuông
gọi là tụ hội dùng để nhóm chúng nhằm ý nghĩa này.
1.2 Bảng
Bảng có bảng
bên trong nhà và bảng treo ở ngoài khác nhau; chất liệu tạo khác nhau như gỗ,
gang, sắt, thép v.v… dứt chuông câu sang bảng mà cách thức sử dụng tùy mỗi phái
qui định.
Tại thiền đường
đều có bảng nhỏ bên trong, phía ngoài bảng lớn gọi là báo bảng (báo hiệu chúng)
lúc vào thiền đường làm hiệu nhóm chúng. Tuần chúng ban đêm cũng báo hiệu bảng gỗ,
nhà bếp lo xong thức ăn đã lên mâm sẵn sàng cũng gõ bảng báo cho Ban Hành đường
biết - bảng lớn bằng sắt - điểm tâm. Buổi ngọ trai đều dùng bảng lớn gõ một hồi
3 tiếng, nếu xa chúng phải gõ 3 hồi 3 tiếng mới nghe rõ.
1.3 Mỏ con cá
Mõ tròn bằng gỗ
khắc hình con cá mở mắt dùng để tụng kinh, bởi vì loài cá ban đêm thường mở mắt
được khắc sâu trên mõ để tụng kinh gõ lên cảnh thức người mê và dẫn chúng hòa
âm theo đều. Mõ hình con cá dài treo ở trai đường để làm hiệu hai bửa ăn, cho
thời kinh Tịnh Độ và cho nhà trù, mời chúng tập họp… Song việc xử dụng cũng còn
tùy theo mỗi phái có khác, nên biết tùy nghi cho thích hợp.
1.4 Kiền chùy
Kiền chùy là
tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là khánh. Kinh Tăng Nhất A Hàm ghi rằng, A Nan thăng
tòa giảng pháp thường gõ kiền chùy. Đây là tiếng làm tin của Như Lai vậy. Ngoài
ra, các kinh, luật, luận đều luận loại kiền trùy hay kiền chùy. Trùy đọc âm là
đất; sách Yết Ma sớ nói là kiền địa. Luật Ngũ Phần ghi rằng, tùy theo có các
loại như đất, gỗ, đồng, sắt có tiếng kêu đều gọi là Kiền địa. Do cái nhìn như
vậy nên hễ vật nào phàm phát ra thành tiếng tập họp chúng đều dùng tạo nên được
cả. Cho đến lên chánh điện, thuyết pháp trước phải gõ khánh mà từ quen gọi là
bạch chùy. Lời bạch như sau: pháp diên hoàn bị, đại chúng nên quán đệ nhứt
nghĩa, nói xong nhịp khánh gọi là kết chùy.
Xưa Đức Thế Tôn
một hôm thăng tòa, đại chúng tọa thiền, ngài Văn Thù bạch chùy rằng: lắng nghe
Pháp Vương nói pháp, Pháp Vương nói pháp. Sau khi Phật nói xong Ngài xuống tòa,
đây gọi là kết chùy.
1.5 Khánh
Khánh tròn dùng
dẫn lễ, xướng tụng đầu khóa lễ và cuối khóa, do Duy Na chủ trì. Phàm Phương
Trượng, bậc tôn túc, quan chức, thí chủ v.v… lạy Phật đều phải gõ hồi khánh.
Khánh dẹp hình
như đám mây gọi là vân bảng treo phía ngoài hành lang chỗ Thầy trụ trì, nơi
khách dễ trông thấy. Lại có khánh cầm tay như đã nói trên, muốn rõ chi tiết xem
chương đại chúng. Phụ giới điều còn ghi thêm: lại có não bạt (chụp chõa hay
phèng la) linh v.v… dùng xướng tụng cúng Phật đều phải hòa nhã đừng cho động
chúng mất thanh tịnh.
1.6 Trống
Trống lớn gọi
là đại pháp cổ cùng với đại hồng chung khua lên sớm tối, thỉnh 3 hồi lại 4
tiếng. Bài kệ thủ chuông trống Bát Nhã như sau:
Bát Nhã hội/
Bát Nhã hội/
Thỉnh Phật/
thượng đường//
Đại chúng cùng
nghe
Bát nhã âm/ Bát
nhã âm//
Nhập Bát Nhã Ba
La Mật/ nhập Bát Nhã Ba La Mật.
Nhập Bát Nhã Ba
La Mật...///////
Đón các bậc tôn
túc, quan chức, các lễ vía Phật, Bồ Tát đều dùng chuông trống Bát Nhã cho long
trọng. Ngoài ra còn có trống loại trung, trống nhỏ dùng vào việc tán tụng, nhất
là tán bài Thượng lai… vào thời công phu khuya. Trống nhỏ nhất đường kính cỡ
30cm, gọi là trống cơm, tiếng kêu nghe tung tung lạ tai không như hai loại
trước.
Nói chung người
thủ tay trống phải nhuần nhuyễn, giữ khoan thai, hòa huởn ăn nhịp với chuông
mõ, thời kinh mới thanh tịnh, làm toát ra tiết tấu âm nhạc Phật giáo, là một
trợ lực của pháp khí vậy.
Chứng nghĩa ghi
Kinh Kim Quang Minh, Tín Tướng Bồ Tát đêm nằm mộng thấy trống vàng mà hình dạng
to lớn, ánh sáng nó phát ra tỏa rạng như mặt trời, trong lằn ánh sáng ấy thấy
được 10 phương chư Phật, ngồi tòa lưu ly dưới các cây báu có trăm nghìn quyến
thuộc vây quanh vì họ mà nói pháp. Có một người giống như Bà La Môn dùng trống
khua vang phát ra âm thanh lớn, trong âm thanh ấy phát ra kệ sám hối của Bồ Tát
Tín Tướng. Bồ Tát tĩnh dậy đi đến chỗ Phật kể rõ trong mộng thấy trống vàng và
kệ sám hối. Liền đọc kệ cho Phật… Ngoài ra, kinh Lăng Nghiêm ghi rằng, A Nan:
ông lắng nghe nơi vườn Kỳ Viên này sau bửa ăn xong lại có tiếng trống. Chúng
nghe trống nhóm họp trống vang ra trước sau không dứt. Nên biết từ đó trở đi
tòng lâm đều dùng âm thanh mà làm Phật sự.
Phần sau cùng
là tên các vùng đất, các tỉnh… xưa của Trung Quốc, lược bỏ không dịch, vì thấy
không thông dụng. Có tất cả là 36 trang chữ Hán, từ trang 859 đến trang 894
Bản do Phật
Giáo xuất bản xã ấn hành
Tháng 6 năm
THDQ thứ 71 (1982) tại Taipei - Đài Loan
Dịch xong ngày
rằm tháng 5 năm Đinh Hợi
Nhằm ngày 29
tháng 6 năm 2007
Tại tu viện Đa
Bảo - Campbelltown
Úc Đại Lợi
Cẩn bút
Sa môn
Thích Bảo Lạc
Sách Tham
Khảo
1)
Kinh Kim Quang Minh
2)
Kinh Kim Cang Vô Lượng Thọ
3)
Kinh Phạm Võng Bồ Tát giới, H.T Trí Tịnh dịch, Phật Học Viện Quốc Tế ấn hành
1985.
4)
Luật Tứ phần: Pháp sư Huệ Luật, giảng đường Văn Thù tại Cao Hùng, Ðài Loan ấn
hành 1996.
5)
Kinh Kim Quang Minh tối thắng vương
6)
Kinh Pháp Hoa Trì Nghiệm Ký
7)
Kinh Kim Cang Trì Nghiệm Ký
8)
Tỳ kheo giới Kinh, PHVQT (Hoa Kỳ) ấn hành 1984, HT Thiện Hòa dịch.
9)
Kinh Ðịa Tạng
10)
Kinh Ðại Quán Ðảnh
11)
Kinh Bi Hoa
12)
Sơn Am tạp lục
13)
Cao Tăng truyện
14)
Tống Cao tăng truyện
15)
Vân Thê Sàng hành lục
16)
Ngu Am Chích Cổ
17)
Lục Tổ Ðàn Kinh, Pháp sư Tâm Ấn, Từ Vân Sơn Trang, Tam Huệ Học xứ ấn hành 1996
18)
Giới Ðàn Tăng, H.T Thiện Hòa dịch, PHVQT ấn hành 1986
19)
Thiền Tông bí yếu
20)
Phật Tổ Thống Kỷ
21)
Sa di luật giải H.T Hành Trụ dịch, PHVQT (H.K) ấn hành 1985
22)
Thiền Lâm bảo huấn
23)
Du Già sư địa luận
24)
Sa di luật nghi yếu lược
25)
Tố lưu tầm nguyên
26)
Kinh Tăng Nhất A Hàm
27)
Thiền môn nhựt tụng: Hong Kong Buddhist Book distributor, 1980.
28)
Ðại Trí Ðộ Luận, H.T Thiện Siêu dịch, Viện NCPHVN ấn hành 1997
29)
Ngũ đăng hội nguyên, Phổ Tế đại sư Trung Hoa Thư cuộc, x.b tại Bắc Kinh 1984.
30)
Từ điển Phật học Hán Việt. Viện nghiên cứu Phật học VN. Xuất bản năm 1994.
31)
Phật học từ điển của Ðoàn Trung Còn do chùa Khánh Anh (Pháp) tái bản không đề
năm.