BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC
NGỌN LỬA VÀ TRÁI TIM
Lê Mạnh Thát Chủ biên
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP. HCM 2005
NGỌN ĐUỐC
ĐẠI HÙNG ĐẠI LỰC ĐẠI TỪ BI THÍCH QUẢNG ĐỨC
SOI SÁNG
CON ĐƯỜNG ĐẠO PHÁP DÂN TỘC
Nguyễn
Chính,
Phó
Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo
Uỷ
ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Nguyên
Q. Trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ.
I.
NGƯỜI TỰ NGUYỆN THẮP THÂN TÂM LÀM NGỌN ĐUỐC CÚNG DƯỜNG:
Hoà
thượng Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất, sinh
năm 1897 tại làng Hội Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà
– nơi đây nổi tiếng nhiều gió nên gọi là xứ Tụ Phong;
dân gian đọc trại thành Tu Bông, rồi có người gọi là Tu
Hoa.
Năm
7 tuổi. Ngài được cậu ruột là Hoà thượng Thích Hoằng
Thâm nhận làm con nuôi; từ đó đổi tên họ là Nguyễn Văn
Khiết.
Năm
15 tuổi, Ngài thọ sa-di; 20 tuổi thọ Tỳ-kheo và Bồ-tát giới.
Pháp danh là Thị Thuỷ, pháp tự là Hành Pháp; pháp hiệu là
Quảng Đức.
Thụ
giới xong, Ngài lập thất tu 3 năm trên một đồi núi ở Ninh
Hoà, nơi về sau Ngài tôn tạo thành chùa Thiên Lộc. Sau đó,
Ngài vân du khất thực hoá đạo trong 2 năm, trước khi về
nhập thất ở chùa Thiên Ân.
Năm
1932, trong phong trào Chấn hưng Phật giáo, An Nam Phật Học
hội ra đời. Ngài làm Chứng minh đạo sư cho chi hội Phật
học Ninh Hoà; rồi làm Kiểm tăng của Hội Phật học tỉnh
Khánh Hoà.
Sau
năm 1943, Ngài vào Nam, lần lượt đi hoá đạo khắp các địa
phương: Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh, Bà Rịa, Hà Tiên, Cai
Lậy…và sang Pnom Pênh (Cam-pu-chia) nghiên cứu kinh điển Pāli
trong 3 năm. Kế tiếp, làm Chứng minh đạo sư cho Phật hội
Tịnh độ cư sĩ Việt Nam.
Năm
1953, Ngài làm Trưởng ban Nghi lễ của Giáo hội Tăng Già Nam
Việt và trụ trì chùa Phước Hoà – Hội sở đầu tiên của
Hội Phật học Nam Việt.
Mùa
pháp nạn năm Quý Mão (hè-thu 1963), toàn thể Tăng Ni Phật
tử đứng lên đấu tranh chống nguỵ quyền Ngô Đình Diệm
đòi tự do tín ngưỡng và bình đẳng tôn giáo trong công bằng
xã hội. Đó là cuộc vận động sâu rộng chưa từng có trong
lịch sử Phật giáo nước nhà với mục tiêu và nội dung
vì Đạo pháp và Dân tộc, mở đầu quá trình đấu tranh yêu
nước và dân chủ của đồng bào Phật tử, trực tiếp ở
các thành thị tham gia cùng các tầng lớp nhân dân, cho đến
ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam, hoà bình thống nhất Tổ
quốc. Lúc đó, Hoà thượng Quảng Đức từ chùa Long Đoàn
(núi Tà Cú, Phan Thiết) trở về chùa Quan Thế Âm (Phú Nhuận).
Sau khi nghe báo bạch tình hình và xem lại các tài liệu liên
quan đến cuộc đấu tranh, Ngài mỉm cười bảo: Quý Ngài
Tôn túc và Tăng ni Phật tử đã làm cho cuộc vận động có
khí thế rồi đó. Kẻ tham vọng chắc chắn phải nhượng
bộ. Nhưng nếu họ vẫn ngoan cố, thì chính Thầy (tức Hoà
thượng) phải đích thân thắp lên ngọn đuốc để cảnh
tỉnh họ! Và Ngài định tỉnh nói thêm: (Sẽ) thắp ngọn
đuốc ấy bằng cách tự thiêu!
Kế
đó, Ngài làm bốn bài kệ phát nguyện: 1) Kính nguyện dâng
thập phương chư Phật; 2) Dâng chư hiền thánh Tăng; 3) Cùng
toàn thể tín đồ Phật giáo; 4) Xuất kệ vân, gồm 8 đoạn,
32 câu 7 chữ.
Các
bài kệ có những câu:
“Đệ
tử hôm nay nguyện đốt mình
Làm
đèn soi sáng nẻo vô minh
Khói
thơm cảnh tỉnh bao người ác
Tro
trắng phẳng san hố bất bình!
”
Và:
“
Vì sự bất công tôi thiêu xác
Khói
hồn nguyện độ kẻ hàm oan
Kính
chúc Tăng Ni tâm dũng tiến
Chánh
pháp ngày mai phải trường tồn…”
Ngày
27/5/1963, Ngài đến chùa Ấn Quang, tác bạch với thầy Thích
Thiện Hoà - Trị sự trưởng Giáo hội Tăng già Nam Việt cùng
chư Tăng và nộp “Đơn xin thiêu thân”. Trong đơn có những
đoạn viết:
“
Tinh thần Phật giáo đã gắn liền với tinh thần quốc gia
dân tộc: Phật giáo thịnh thì quốc gia thịnh, Phật giáo
suy thì quốc gia suy. Điều này lịch sử đã minh nhận.
“…Tôi
tên là Nguyễn Văn Khiết, pháp danh Thị Thuỷ, pháp hiệu Quảng
Đức, tu sĩ Giáo hội Tăng già Việt Nam, …xác định rằng:
1.
Năm nguyện vọng tối thiểu ghi trong Bản Tuyên ngôn của Tăng
Tín đồ Phật giáo là phản ảnh tinh thần chân chính của
Phật giáo Việt Nam.
2.
Nguyện luôn luôn son sắt bền chí với lý tưởng tranh đấu
hợp tình hợp lý, bất bạo động của Phật giáo đồ Việt
Nam.
……..
Phật
giáo Việt Nam bất diệt!”
Nạp
đơn xong, theo hướng dẫn của Quý Tôn túc lãnh đạo Tăng
già, Hoà thượng ở lại chùa Ấn Quang một tuần lễ để
chờ xem tình hình: Hoặc phía Diệm Nhu chịu nhượng bộ hoặc
Phật giáo phải làm thẳng tới, mà Phật giáo làm thẳng tới
tức là Ngài thực hiện tự thiêu!
Ngày
4 tháng 6 năm 1963, Ngài viết thêm “Lời nguyện tâm quyết”
bằng chữ Việt-Nho (chữ Nôm):
“Tôi
Tỳ-kheo Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quán Thế Âm, Phú
Nhuận, Gia Định.
Nhận
thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là
một tu sĩ, mệnh danh trưởng tử của Như Lai, không lẽ cứ
ngồi điềm nhiên toạ thị, để cho Phật giáo tiêu vong. Nên
tôi vui vẻ phát nguyện thiêu thân giả tạm này, cúng dường
chư Phật, để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.
Mong
ơn mười phương chư Phật, chư đại đức Tăng Ni chứng minh
cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:
*
Một là: Mong ơn Phật trời gia hộ cho tổng thống Ngô Đình
Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của
Phật giáo Việt Nam, ghi trong bản tuyên ngôn.
*
Hai là: Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt
Nam được trường tồn bất diệt.
*
Ba là: Mong nhờ hồng ân đức Phật gia hộ cho chư Đại đức
Tăng Ni Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố và
bắt bớ, giam cầm của kẻ gian ác.
*
Bốn là: Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, nhân dân an
lạc.
….
Nam
Mô A Di Đà Phật”.
Ngày
20 tháng 4 Quý Mão, nhằm 11 tháng 6 năm 1963, cuộc kinh hành
biểu thị ý chí đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo
và thực hiện năm nguyện vọng của Phật giáo, đương thời
gọi là cuộc diễu hành, của hơn một ngàn vị Hoà thượng,
Thượng toạ, Đại đức, Tăng Ni y hậu vàng nghiêm chỉnh,
đi thành hàng tư, rước di ảnh các Thánh tử đạo từ chùa
Phật Bửu về chùa Xá Lợi. Đến ngã tư đường Lê Văn Duyệt
và Phan Đình Phùng (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám và
Nguyễn Đình Chiểu), nhằm giờ ngọ, chiếc xe chở Hoà thượng
Quảng Đức đi đầu và cả đoàn diễu hành dừng lại. Đoàn
Tăng Ni nhanh chóng chuyển thành vòng tròn như một đoá sen
vòng quanh ngã tư, Ngài ung dung xuống xe, trang nghiêm bước
vào ngồi kiết già giữa vòng Tăng Ni; mấy lớp y hậu trên
người đã được Ngài tẩm xăng sẵn ướt đẫm. Ngài mỉm
cười xá chào chư Tăng Ni lần cuối cùng, rồi từ tốn lấy
bật lửa ra, nhưng bật lửa bị ướt xăng. Ngài nhẹ nhàng
đưa tay cầm một bật lửa khác. Phúc chốc vầng lửa bùng
dậy, bốc cao như một con rồng vàng rực phủ kín thân Ngài.
Ngài trang nghiêm tĩnh toạ giữa khối lửa hồng, như một
pho tượng đồng đen bất động. Mười lăm phút sau, Ngài
mới từ từ ngã nằm ngửa, tay vẫn kiết ấn tam muội!
Lập
tức, các thanh niên tăng y hậu vàng dũng cảm nằm ngang đường,
sẵn sàng ngăn xe vòi rồng và xe bọc thép. Một số Phật
tử là võ sinh nhu đạo, do hai giáo sư Tâm Giác và Phạm Lợi
chỉ huy, kiên cường tiếp sức án ngữ và bảo vệ, chặn
cảnh sát và binh lính xông vào cướp xác! Một lá cờ Phật
giáo dài 5-6 mét được trang trọng trải ra, thỉnh nhục thân
Hoà thượng vào nền cờ. Rồi một số Tăng Ni cùng nắm chéo
cờ rước nhục thân Ngài về chùa Xá Lợi.
Vừa
vào đến chùa, một trận mưa trút xuống tầm tã, giông gió
liên hồi, trời sầu đất thảm. Tất cả Tăng Ni Phật tử
có mặt đều chan hoà nước mắt; tiếng than khóc, kêu gào
thảm thiết, chấn động lòng người…Liền lúc đó, Diệm-Nhu
cho triển khai lớp lớp dây kẽm gai và cảnh sát, binh lính
lăm lăm trong tay súng ống, ma-trắc…bao vây chùa Xá Lợi,
cấm ngặt ra vào!
Cả
Sài Gòn-Gia Định rúng động. Bất chấp mưa gió, kẽm gai,
dùi cui, súng đạn và rình rập bắt bớ. Các làn sóng đồng
bào từ các hướng thành phố mạnh mẽ đổ về chùa Xá Lợi,
để tỏ lòng kính ngưỡng vị thánh tăng vị pháp thiêu thân
và tỏ thái độ quyết liệt phản đối chế độ Diệm-Nhu
tàn bạo.
Hai
tuần lễ sau, nhục thân của Hoà thượng Quảng Đức được
đưa vào An dưỡng địa (Bình Chánh) để làm lễ trà tỳ.
Nhân dân toàn thành phố Sài Gòn-Gia Định tôn kính, xúc động
đưa tang vô cùng trọng thể. Các hương án, thể môn được
trang nghiêm dựng lên ở đầu những ngõ hẻm và hai bên đường
xe tang đi qua. Từ chùa Xá Lợi đến An dưỡng địa, hàng
chục cây số đông chật người đứng trang nghiêm đưa tiễn
Ngài.
Tại
An dưỡng địa, trước sự chứng kiến của hơn 50 nhà báo
quốc tế, nhục thân của Ngài thiêu từ sáng đến chiều,
tới nghìn độ nhiệt, nhưng trái tim không cháy! Các ký giả
giúp chạy mua thêm xăng dầu, nhưng đốt lại hai lần, trái
tim vẫn vậy! Tin tức, hình ảnh về sự kỳ diệu đó nhanh
chóng loan ra khắp thành phố Sài Gòn- Gia Định và truyền
đi nhiều nơi trên thế giới…
Diệm-Nhu
vội cử trùm mật vụ thân tín là bác sĩ Trần Kim Tuyến
đến chùa Xá Lợi khám nghiệm trái tim. Bác sĩ Tuyến theo
lệnh đến khám, mang theo một máy phát điện hiện đại cực
mạnh để đốt, nhưng vẫn vô hiệu. Ông bác sĩ mật vụ
phải phúc trình công nhận là “trái tim bất diệt”, đốt
không cháy!
Với
cả một quá trình chiêm nghiệm, phát nguyện kiên cố và an
nhiên chuẩn bị, Hoà thượng Thích Quảng Đức đã cúng dường
Tam Bảo, tận hiến cho công cuộc vận động vì Đạo pháp
và Dân tộc bằng chính thân tâm mình đốt lên thành ngọn
đuốc soi rõ chính-tà, xua tan bóng tối giả-ác-xú, hướng
dẫn và động viên người người lớp lớp Phật tử và nhân
dân vươn lên phấn đấu vì Chân lý và điều Thiện…Trước
ngọn “Lửa Từ bi”, thi hào Vũ Hoàng Chương thành tâm dâng
lời ca tụng:
“Hai
vầng sáng rưng rưng
Đông
Tây nhòa lệ ngọc
Chắp
tay đón mặt trời mới mọc
Ánh
đạo vàng phơi phới, đang hừng lên dâng lên…
Ôi!
Đích thực hôm nay trời có mặt
Giờ
là giờ hoàng đạo nguy nga
Muôn
vạn khối sân si vừa mở mắt
Nhìn
nhau: tình huynh đệ bao la
Nam
mô Đức Phật Di Đà
Sông
Hằng kia bởi đâu mà cát bay?
Thương
chúng sinh trầm luân bể khổ
Người
rẽ phăng đêm tối đất dày
Bước
ra, ngồi nhập định hướng về Tây
Gọi
hết lửa vào xương da bỏ ngỏ
Phật
pháp chẳng rời tay…
Sáu
ngả luân hồi đâu đó
Mang
mang cùng nín thở
Tiếng
nấc lên ngừng nhịp bánh xe quay
Không
khí vặn mình theo, khóc òa lên nổi gió
Người
siêu thăng… Giông bão lắng từ đây
Bóng
người vượt chín tầng mây
Nhân
gian mát rượi bóng cây Bồ đề
Ngọc
hay đá, tượng chẳng cần ai tạc,
Lụa
hay tre, nào khiến bút ai ghi!
Chỗ
Người ngồi: một thiên thu tuyệt tác
Trong
vô hình sáng chói nét từ bi
Rồi
đây, rồi mai sau, còn chi?
Ngọc
đá cũng thành tro, lụa tre dần mục nát
Với
thời gian lê vết máu qua đi
Còn
mãi chứ! Còn trái tim Bồ tát
Gội
hào quang xuống tận ngục A tỳ…”
…
“Thổn
thức nghe trong lòng trái đất
Mong
thành quả phúc về Tây
Nam
mô Thích Ca Mâu Ni Phật
Đồng
loại chúng con nắm tay nhau tràn nước mắt
Tình
thương hiện tháp chín tầng xây…”[1]
Bằng
một Pháp điệp (Thông bạch), Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết
- Hội chủ Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, kính ngưỡng suy
tôn Ngài ngôi vị Bồ tát. Hồng danh “Nam mô Đại hùng Đại
lực Quảng Đức Bồ tát” khởi đầu từ đó.
Chủ
Tịch Hồ Chí Minh, ngày 11.06.1063 và ngay sau đó, đã cho trang
trọng công bố trên đài phát thanh và báo chí từ Hà Nội
đôi câu đối kính viếng, thể hiện tấm lòng của Người
và của đồng bào cả nước đối với Hòa Thượng Thích
Quảng Đức:
“Vị
pháp thiêu thân vạn cổ hùng uy thiên nhật nguyệt
Lưu
danh bất tử bách niên chánh khí địa sơn hà”
(Xin
phụng dịch:
“Vị
pháp thiêu thân, muôn thuở hùng uy trời nhật nguyệt
Lưu
danh bất tử, trăm năm chính khí đất sơn hà”)
Đại
nguyện và hành động cúng dường của Hòa Thượng Thích Quảng
Đức không những là công đức to lớn đối với Phật giáo
mà đồng thời là một đóng góp cao quý, sâu sắc vào đời
sống văn hóa tinh thần của dân tộc.
II.
ÁNH SÁNG NGỌN ĐUỐC THÍCH QUẢNG ĐỨC TRÊN CON ĐƯỜNG PHỤNG
SỰ ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC:
Bản
chất và sức phát huy của ngọn đuốc Thích Quảng Đức là
đại hùng, đại lực, đại từ bi.
1.
Ông Vũ Văn Mẫu - Bộ trưởng Ngoại giao của chính phủ Ngô
Đình Diệm, nhận xét: “Ngọn lửa Bồ tát quả có hiệu
lực soi sáng tâm hồn Tổng thống Ngô Đình Diệm”[2], dù
chỉ với cá nhân ông và trong chốc lát. Một tuần lễ sau,
với sự cho phép của ông Diệm, phái đoàn chính phủ Sài
Gòn do Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ cầm đầu, đã chịu
ký kết bản Thông cáo chung chấp thuận giải quyết 5 nguyện
vọng của Phật giáo, mặc dù, như ai cũng biết, cả Ngô Đình
Thục, vợ chồng Nhu - Lệ Xuân và bản thân ông Diệm đều
không những không thi hành điều đã ký kết mà còn leo thang
những luận điệu và hành động mạ lỵ, khủng bố Phật
giáo.
Ông
Bùi Diễm, người làm ngoại giao chuyên nghiệp cho Ngô Đình
Diệm và các chính phủ Sài Gòn kế tiếp, xác nhận: “Cử
chỉ hy sinh của nhà tu hành Thích Quảng Đức phản đối chính
sách đàn áp của chính phủ Diệm làm chấn động dư luận
trong và ngoài nước, đẩy cuộc xung đột vào giai đoạn quyết
liệt”[3]. Từ đó dẫn đến tình trạng “Phật tử căm
giận, thế giới xúc động”, làm cho “Dương Văn Minh, Lê
Văn Kim và tôi (Trần Văn Đôn) quyết định đáp lại ý muốn
của toàn dân, và tôi nghĩ đó cũng là ý muốn của đa số
quân nhân… Chúng tôi thảo kế hoạch đảo chính”[4], như
ông Trần Văn Đôn, viên trung tướng từng được Ngô Đình
Diệm tin cẩn, kể lại trong hồi ký “Việt Nam nhân chứng”
của mình.
Về
phía Mỹ, “ngay sau ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự
thiêu,… cả thế giới bị sốc, Tổng thống J.F.Kennedy cũng
vậy”. “…Chỉ qua một đêm, cả thế giới nhận ra Mỹ…
đã chọn đúng một bạo chúa để hà hơi tiếp sức”. “…
Chỉ riêng vụ tự thiêu ngày 11 tháng 6 này thôi đã gây cho
J.F.Kennedy nhiều rắc rối nhất kể từ vụ khủng hoảng tên
lửa Cuba; vì vậy ông cũng quyết sửa chữa”[5].
Lịch
sử đã chỉ ra sự gặp gỡ giữa việc “thảo kế hoạch
đảo chính” của nhóm tướng lĩnh Sài Gòn từng được Ngô
Đình Diệm tin cậy và ý tưởng “cương quyết sửa chữa”
của Tổng Thống Mỹ Kennedy sau ngày 11- 1 – 1963, thủ tướng
Phạm Văn Đồng nhận xét: “Đảo chính ở Sài Gòn, dù là
do Hoa Kỳ gợi ý, vẫn là một bước tiến trên hướng tốt”[6].
Ở đây, ảnh hưởng và nguồn lực thúc đẩy của ngọn lửa
Quảng Đức rõ ràng là hết sức to lớn và trực tiếp.
2.
Tất nhiên, một cách chân thật và khách quan, lịch sử cũng
tính đến những yếu tố tác động góp phần quyết định
khác, như của công cuộc đồng khởi bắt đầu từ Bến Tre,
của chiến thắng chiến thuật trực thăng vận mở đầu với
trận Ấp Bắc, của cái gọi là “quốc sách Ấp chiến lược”
bị phá banh từng mảng lớn, và trực tiếp của phong trào
nhân dân các thành thị và vùng tạm chiếm dưới ngọn cờ
Phật giáo, với đông đảo quần chúng Phật tử tham gia, trực
diện tấn công chế độ Diệm-Nhu dưới nhiều hình thức…
Trong
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ vĩ đại và lâu bền, sâu
sắc và quyết liệt ở miền Nam trước đây, nhân dân ta đã
chiến thắng trận đầu chiến lược, đánh sập chính quyền
và quân đội Sài Gòn, làm phá sản chiến tranh đặc biệt.
Chính trên nền tảng thắng lợi trận đầu chiến lược đó
mà nhân dân ta chủ động đoàn kết xông lên đánh bại chiến
lược chiến tranh cục bộ và chiến lược Việt Nam hóa chiến
tranh, “đuổi Mỹ lật ngụy”, giải phóng hoàn toàn miền
Nam, hoàn thành hòa bình thống nhất Tổ quốc. Trong trận
đầu làm thất bại chiến lược chiến tranh đặc biệt, việc
đánh đổ lực lượng tay sai phản động Ngô Đình Diệm có
vị trí, ý nghĩa rất quan trọng, tác động tích cực đến
cả quá trình chống Mỹ cứu nước. Ngày nay, kinh qua và trải
nghiệm lịch sử, những công dân và Phật tử Việt Nam trung
thực có điều kiện để nhận rõ: Con đường đấu tranh
giải phóng Đất nước khỏi ách thực dân đế quốc, thực
hiện độc lập hòa bình thống nhất Tổ quốc, tiến tới
thiết lập và kiện toàn chế độ dân chủ, phát triển xã
hội công bằng văn minh, tiến bộ ngang tầm thời đại là
đạo lý và chính nghĩa của dân tộc, là vận mệnh không
thể cưỡng lại được, không chỉ là nguyện vọng và công
tích của riêng lực lượng dân tộc nào và không thuộc về
riêng ai. Sự minh bạch và lợi ích khách quan của bài học
lịch sử đòi hỏi nhận định và phân tích đúng đắn vai
trò của ngọn lửa Quảng Đức nói riêng và của cuộc vận
động liên tục vì Đạo pháp và Dân tộc, thực chất là
phong trào đấu tranh dân chủ và yêu nước, của đồng bào
Phật tử ở các thành thị nói chung đóng góp vào cuộc vận
động dân tộc dân chủ rộng lớn của toàn dân miền Nam
và của cả dân tộc.
Cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng, sức mạnh làm nên chiến
thắng của dân tộc ta là từ đoàn kết-đại đoàn kết đưa
tới thành công-đại thành công. Phong trào đấu tranh của
Phật giáo chúng ta, mà công lực và ánh sáng của ngọn lửa
Thích Quảng Đức tiêu biểu, xứng đáng là một dòng mạnh
mẽ trong đại hợp lưu của công cuộc đoàn kết vận động
vĩ đại vì yêu nước, dân chủ và tiến bộ xã hội của
dân tộc!
Ở
đây, chúng ta nhớ lại một câu chuyện về Hòa thượng Quảng
Đức mà Hòa thượng Thiện Hào, nguyên Ủy viên Đoàn Chủ
Tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam, là nhân chứng trong cuộc. Hòa thượng Thiện Hào thường
nhắc kỷ niệm về đêm nghỉ lại, đàm đạo suốt sáng và
bữa cơm đưa tiễn thắm thiết tình Đạo nghĩa Nước sớm
hôm sau với Hòa thượng Quảng Đức ở chùa Thiên Phước,
Cai Lậy (nay thuộc tỉnh Tiền Giang), giữa năm 1960, ngày Hòa
thượng Thiện Hào bắt đầu thoát ly ra chiến khu Đồng Tháp
Mười rồi lên căn cứ Trung Ương Cách mạng miền Nam. Năm
1963, từ chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh), khi được tin
Hòa thượng Quảng Đức dũng cảm tự thiêu vì đại nghĩa,
Hòa thượng Thiện Hào đã khóc và nhuốm bệnh nhiều ngày.
Hoà Thượng Thiện Hào nghẹn ngào kể với các vị ở cơ
quan thường trực Ủy ban TW Mặt trận Dân tộc giải phóng
miền Nam: “Nhớ lời Hòa thượng (HT.Quảng Đức) dặn: Thầy
(HT.Thiện Hào) vô trong lo việc lớn, tôi ở ngoài này xin đóng
góp sức nhỏ nhoi của mình. Hòa Thượng nói mình chỉ ‘góp
sức nhỏ nhoi’ mà việc làm của Hòa thượng thật là vĩ
đại…”[7].
Trong
“Lời nguyện tâm quyết” trước khi tự thiêu, Hòa thượng
Quảng Đức cũng nêu rõ bốn điều chí nguyện, mà Điều
bốn là: “Cầu nguyện cho Đất nước thanh bình, nhân
dân an lạc”.
3.Về
Đạo pháp, suốt đời Hòa thượng Quảng Đức tinh cần, mẫu
mực cả mấy phương diện: tu học, hoằng hóa, trưởng dưỡng
Tăng đoàn, tu tạo tự viện, phương tiện độ sanh và bảo
vệ Phật giáo… Bình sinh, Ngài tu theo kinh Đại thừa Diệu
Pháp Liên Hoa, bao gồm nhiều pháp tu của Mật, Thiền và Tịnh
Độ. Trước ngày tự thiêu, tại chùa Ấn Quang, Ngài đã trì
tụng một tuần lễ trọn bộ kinh Pháp Hoa. Ngài luôn giữ
đúng các thời công phu khi mờ sáng, hành thiền và tu luyện
lúc giữa khuya. Trong nửa thế kỷ hành đạo, Ngài đã tôn
tạo 31 ngôi chùa ở Nam Trung bộ, Nam bộ và Căm-pu-chia; ngôi
cuối cùng nay là Tổ đình Quán Thế Âm, quận Phú Nhuận,
TP.Hồ Chí Minh. Ngài đã dìu dắt trên 200 môn đệ xuất gia
“truyền đăng tục diệm”. Liên tục đảm nhận các vai
trò trụ trì, chứng minh đạo sư, kiểm Tăng, trưởng ban Nghi
lễ…được Tăng Ni Phật tử giao phó, ở đâu lúc nào Ngài
cũng tận tụy chu toàn Phật sự. Luôn gần gũi hàng Phật
tử tại gia, thương yêu gắn bó với quần chúng lao khổ,
Ngài hỷ xả thực hành các pháp phương tiện độ sinh, như
làm chủ sám trai đàn chẩn tế, siêu độ chư linh; chữa bệnh
cứu người bằng thuốc nam và y học cổ truyền… Ngài quý
trọng, chăm lo sự sống, thương xót cả sự sống của côn
trùng, thảo mộc… Ngài không đành nhìn cỏ cây, hoa kiểng
khô héo dưới nắng gắt, thường lo tưới xong mới dùng cơm
và dạy các đệ tử: “Dù cây là vô tri vô giác, nhưng nó
cũng có tánh sống”. Ngài đã với tâm từ bi vô lượng như
thế mà phát nguyện tự thiêu thân cúng dường chư Phật,
cũng chính là để hồi hướng công đức cứu độ chúng sinh,
như Ngài viết trong bài kệ:
“Thân
cháy nát tan ra tro trắng,
Thần
thức nương về giúp sinh linh”.
III.
NGUYỆN KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY NGỌN ĐUỐC THÍCH QUẢNG ĐỨC:
Phấn
đấu thực hiện vai trò Phật giáo là “đạo nhà”, là tín
ngưỡng tâm linh căn bản của dân tộc:
Hòa
Thượng Quảng Đức viết:
“Thân
tôi dù cháy linh thiêng máu
Thần
thức tôi luôn giúp đạo nhà”
“Đạo
nhà” đây là tín ngưỡng tâm linh căn bản, là đạo lý sống
của dân tộc. Ở nước ta, đạo nhà là thờ Tổ tiên và
thờ Phật. Đạo Phật ở Việt Nam đã hội nhập và hòa hợp
nhuần nhuyễn với đạo thờ Tổ tiên, thống nhất sâu sắc
với những giá trị tinh thần tốt đẹp của Việt Nam và
đã trở thành đạo Phật dân tộc. (Tôn giáo dân tộc, về
thực chất, có mặt khác với tôn giáo nhà nước, “quốc
đạo”).
Trong
lịch sử, đã có những giai đoạn đạo Phật được sùng
bái, đề cao, trở thành lực lượng tinh thần chủ yếu chi
phối và chỉ đạo xã hội như vào các triều đại Lý-Trần;
hay được triều đình chính thức bảo trợ như dưới thời
một số Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Lịch sử đã chứng thực
sự đóng góp của Phật giáo vào nền thịnh trị hùng cường
và an lạc của các giai đoạn lịch sử ấy như thế nào.
Thế nhưng, đến thời Lê mạt và các triều vua Nguyễn, nhất
là dưới ách thống trị của thực dân Pháp gần một thế
kỷ, cũng như nhiều tinh hoa và giá trị văn hóa tinh thần
tốt đẹp khác của dân tộc, đạo Phật đã bị hủ hóa,
suy thoái, thậm chí trộn lẫn với mê tín, lai tạp về lòng
tin và dung tục về hành đạo. Thực dân Pháp (và tay sai),
cũng như các thế lực thực dân đế quốc xâm lược thống
trị khác, thi hành âm mưu thủ đoạn thâm độc là đánh phá,
đàn áp và nô dịch về văn hóa tinh thần, đặc biệt về
văn hóa tâm linh, để làm phôi pha, xóa bỏ bản chất, bản
sắc và cội nguồn của dân tộc bản địa. Chính sách xâm
lược và nô dịch về văn hóa là những khâu mở đầu, thường
xuyên và kết cục, phối hợp chặt chẽ và bảo đảm cho
chính sách xâm lược, nô dịch về quân sự và chính trị.
Thực dân Pháp và tay sai coi thờ Phật cũng như thờ Tổ tiên,
“đạo Phật và đạo Ông Bà”, chỉ là tín ngưỡng cúng
bái cổ truyền, thuộc về văn hóa phong tục dân gian, và như
thế cũng không phân biệt rõ ràng với mê tín dị đoan. Họ
chỉ duy nhất thừa nhận đạo Công giáo (dân gian trước đây
thường gọi là đạo Thiên Chúa hay đạo Gia-tô) và rộng
ra, các đạo thờ đức Chúa Trời Ba Ngôi, là tôn giáo. (Ở
đây, “tôn giáo” được họ nhìn nhận như là “tín ngưỡng
tâm linh và thờ phượng chân chính”). Đã có những định
nghĩa kinh viện chính thức yêu cầu đặt yếu tố đầu tiên
và bắt buộc để được công nhận tôn giáo là phải có
“đấng chủ tể sáng tạo”, chí ít có thần linh siêu nghiệm
với thần quyền tuyệt đối. Tất nhiên, điều đó hoàn toàn
xa lạ với tín ngưỡng tâm linh Phật giáo và cả với đạo
thờ Tổ tiên. Thần thánh, cho đến cả “ông Trời”, của
đạo thờ Tổ không phải là “đấng chủ tể sáng tạo”
của các loại Nhất thần giáo, của thần quyền mê tín và
nô lệ hóa con người. Còn đối với đạo Phật, “các loài
trời” (chư thiên) cũng chỉ là một loại chúng sanh chưa
thoát khỏi sáu nẻo luân hồi.
Khi
Phật giáo đã không được coi là tôn giáo, thì tất nhiên
tổ chức giáo hội của Phật giáo (mặc dù đã có một phần
thích nghi mà ít nhiều bắt chước tổ chức và giáo quyền
của phương Tây) cũng không được coi là giáo hội của tôn
giáo, mà chỉ như là những hiệp hội, hội ái hữu, những
hội đoàn xã hội khác…, thậm chí cụ thể như hội đồng
hương, hội xe kéo, hội bóng đá v.v…
Mặt
khác, cái “lô-gích mất nước thì mất chùa và bàn thờ
Tổ tiên bị lật đổ” đã trở thành số phận hiện thực
đau buồn ở nhiều nơi của Phật giáo và của cả dân tộc.
Đi ngược lại ý muốn của mọi tín đồ thờ Chúa lương
thiện và chân thật, thực dân Pháp và tay sai đã ngang ngược
đập bỏ chùa, tháp Báo Thiên-đại khí trấn quốc ở Thăng
Long và chùa Khải Tường, chùa Cây Mai ở Gia Định…, cũng
như sau này đặt mìn phá hoại chùa Một Cột (Diên Hựu) ở
Hà Nội khi phải rút chạy khỏi miền Bắc nước ta sau thảm
bại ở Điện Biên Phủ. Và ai cũng thấy, cái đuôi của âm
mưu thủ đoạn, thuộc về bản chất và truyền kiếp, ấy
chính là chính sách kỳ thị tôn giáo và đàn áp Phật giáo
của anh em nhà họ Ngô!
Ngày
nay, Đất nước đã hoàn toàn độc lập và hòa bình thống
nhất. Đường lối văn hóa của chúng ta là bảo tồn phát
huy tinh hoa, băn sắc văn hóa quý báu của dân tộc và trên
cơ sở đó, lựa chọn tiếp thu những giá trị văn hóa tốt
đẹp, tiên tiến của nhân loại. Chúng ta phải làm rõ và
khẳng định vai trò của đạo nhà, của tín ngưỡng, đạo
lý thờ Phật và thờ Tổ trong đời sống văn hóa tâm linh
và tôn giáo của toàn dân tộc và xã hội.
Cốt
lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng tôn giáo gồm
hai mặt, như hai vế ghép lại thành một cơ chế: “tín ngưỡng
tự do và lương giáo đoàn kết”. Lương bao gồm thờ Tổ
và thờ Phật, rộng hơn là thờ Tam giáo. Thờ Tổ và thờ
Phật là bản chất cội nguồn và truyền thống của đời
sống tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa tâm linh dân tộc. Lương
chiếm đại bộ phận nhân dân. Yếu tố bao gồm thờ Tổ,
thờ Phật của đa số nhân dân ấy là trung tâm, là hạt nhân
của quan hệ lương giáo. Đó là lập trường quan điểm và
chỗ dựa căn bản của dân tộc ta, nhân dân ta trong lĩnh vực
tín ngưỡng tôn giáo. Từ đó mà có thái độ và đường
lối chính sách đúng đắn đối với đạo thờ Tổ tiên và
với đạo Phật dân tộc. Và ở nước ta, đạo Phật dân
tộc bao hàm cả đạo thờ Tổ tiên.
Với
vai trò lãnh đạo Đất nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã
họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương quyết định: Đề
cao tín ngưỡng tôn giáo dân tộc, bảo hộ thờ cúng Tổ tiên[8].
Lập trường quan điểm và chính sách đó rất căn bản và
kịp thời; thật là hồng phúc cho Dân tộc và Đạo pháp.
2.
Con đường trưởng dưỡng đạo tâm, kiên cố đạo lực,
trang nghiêm và hòa hợp Tăng già, sách tấn tứ chúng, cải
thiện và tăng cường phương tiện độ sinh:
Thấm
nhuần lý duyên sinh, Phật giáo nhất thiết không tranh chiếm
địa vị độc tôn. Nhưng để đảm đương vai trò trách nhiệm
đối với Đạo pháp, Dân tộc và nhân sinh, giải pháp nên
là: Toàn thể Tăng Ni Phật tử phải tinh cần tu học, kiên
trì củng cố nâng cao đạo tâm, đạo lực và trình độ,
khả năng thiệp thế độ sinh đảm bảo yêu cầu phụng sự
trong thời kỳ mới; loại trừ và bổ cứu những yếu kém
về cả hai mặt tu hành và giúp đời (thậm chí không ít hiện
tượng mê tín và chịu ảnh hưởng tiêu cực xã hội). Đặc
biệt phải đặt lý tưởng và lợi lạc vì Dân tộc và Đạo
pháp lên trên hết, khống chế diệt trừ tham sân si, quyết
tâm hạn chế khắc phục những dị biệt bản thân cũng như
những chướng ngại do ngoại duyên đưa tới, nỗ lực vãn
hồi và tăng cường hòa hợp chúng, trước hết trang nghiêm
và hòa hợp Tăng già. Mặt khác, hết sức chú ý trưởng dưỡng,
dìu dắt hàng đạo hữu tại gia, vì chính đông đảo thiện
nam tín nữ, vừa làm tròn bổn phận người Phật tử vừa
chu toàn via trò trách nhiệm công dân, chính là lực lượng
trực tiếp đưa Đạo vào Đời, thiết thực góp phần hoằng
dương Phật Pháp, lợi lạc quần sinh, xây dựng bảo vệ Tổ
quốc, hòa bình hữu nghị với đạo hữu và nhân dân thế
giới.
Tóm
lại, là tín ngưỡng tôn giáo dân tộc, là đạo lý sống
và tinh thần văn hóa tâm linh căn bản của dân tộc, Phật
giáo bao gồm tứ chúng Tăng tín đồ phải tiếp tục tăng
cường khế hợp với văn hóa tinh thần và khế cơ khế lý
với vận mệnh của dân tộc cũng như với các trào lưu tiến
bộ của thời đại. Chúng ta hãy tâm niệm và thực hành di
ngôn thiết tha soi đường chỉ lối của Hòa Thượng Thích
Quảng Đức:
“Gấp
sửa thân tâm vì đại cuộc
Nghìn
năm sử Việt vẫn Phật gia”.
Đó
là điều kiện căn bản để vươn lên chủ động góp phần
làm nòng cốt thực hiện đoàn kết lương – giáo về cả
hai phương diện văn hóa tinh thần và xã hội, tham gia củng
cố đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở các tiêu chí tinh
tấn và từ bi, dân tộc, dân chủ và cùng tiến bộ.
3.
Phật pháp là đạo lý hướng dẫn, điều chỉnh nhân sinh
và xã hội, không tách rời các pháp thế gian chân chính, góp
phần xây dựng con người và cộng đồng công dân, tham gia
hộ quốc an dân, phù trợ an lạc hòa bình thế giới… Nhưng
giáo hội Phật giáo, nhất là hàng Tăng già, với tư cách
là tổ chức tôn giáo, không trực tiếp xử lý công việc
thế gian, không hoạt động chính trị và xã hội như các
tổ chức Nhà nước, liên Nhà nước, phi Nhà nước (NGO) của
xã hội và không vượt khỏi vai trò, tư cách đó. Giữa Đạo
và Đời, nên vừa có quan hệ hài hoà vừa có ranh giới phân
biệt.
Nên
chăng, phát huy truyền thống của dân tộc và Phật giáo dân
tộc, đồng thời tuân thủ, vận dụng định chế xã hội
hiện đại (bao gồm của nước ta) đối với tín ngưỡng
tôn giáo, Phật giáo và Giáo hội Phật giáo cần tích cực
tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng xã hội “Dân
giàu Nước mạnh, công bằng dân chủ văn minh”, đồng thời
nghiêm túc bảo trọng vai trò, tính chất, tư cách của mình
Chúng
ta noi gương Thiền sư Trúc Lâm Tam Tổ Điều Ngự Giác hoàng
Trần Nhân Tông suốt đời thương dân giúp nước, đồng thời
tu tập, hộ trì Phật pháp. Ngài cũng từng dạy: “Hoằng
pháp tại quân vương”. Cũng như tấm gương của các Ngài
Sĩ Nhiếp, Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông… của nước
ta, lịch sử nhân loại vẫn lưu truyền những bài học kinh
nghiệm sâu sắc và trong sáng về mối liên hệ giữa Phật
giáo với xã hội và triều đình thời các vua A-dục, Lương
Vũ Đế và Đường Thái tông… Có thể ở đây gợi lên vấn
đề là Phật giáo cần có thái độ đối với xã hội và
Nhà nước chân chính của nhân dân thế nào; ngược lại Nhà
nước của nhân dân nên đối xử và hộ pháp như thế nào…
Nam
mô Đại hùng Đại lực Bồ tát Quảng Đức!
Xin
cám ơn và kính chào Quý vị.
Tp.Hồ
Chí Minh, mùa Phật Đản PL. 2549, năm 2005.
Nguyễn
Chính
1
Vũ Hoàng Chương. Lửa từ bi, Sài Gòn 1963.
2
Vũ Văn Mẫu. Sáu tháng Pháp nạn 1963. NXB.Giao Điểm, CA. USA,
2003, tr.261.
3
Bùi Diễm. Gọng kềm lịch sử. Cơ sở xuất bản Phạm Quang
Khai. Paris 2000, tr.169.
4
Trần Văn Đôn. Việt Nam nhân chứng. NXB.Xuân Thu, Los Alamitos,
CA, USA, 1989, tr.166-167.
5
Bradly S.O’Leary & Eduard Lee. Cái chết của những ông vua
thời chiến tranh lạnh: Vụ ám sát Ngô Đình Diệm và J.F.Kennedy
(bản dịch), NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2003, tr.44.
6
Dẫn theo Cao Huy Thuần. Toàn trị và ngoại thuôc- Bài viết
kỷ niệm 40 năm 1963. Tài liệu của Viện Nghiên Cứu Phật
học Việt Nam trang 11.
7
Ung Ngọc Ky (nguyên ủy viên Thư ký UBTƯ MTDTGPMNVN), Kỷ yếu
Lễ tang HT.Thích Thiện Hào. NXB.TP.HCM, 1988, tr.31; Thích Thông
Bửu (Trưởng tử HT. Quảng Đức,Trụ trì chùa Quán Thế Âm),
tài liệu “Đại lễ kỷ niệm năm thứ 37 ngày Bồ Tát Quảng
Đức tự thiêu”, Tổ đình Quán Thế Âm xuất bản, tr.14.
8
Ban Chấp Hành TƯ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7 về công ttác tôn giáo, năm 2003.