BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC
NGỌN LỬA VÀ TRÁI TIM
Lê Mạnh Thát Chủ biên
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP. HCM 2005
SÁNG MÃI
NIỀM TIN QUẢNG ĐỨC
Thạc
sĩ Phạm Văn Cảnh
Hội Khoa học Lịch sử TP.HCM.
Uỷ viên Ban Phật Giáo Việt Nam
Hòa
thượng Thích Quảng Đức tên thật là Lâm Văn Tức sinh
năm 1897 tại làng Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh , Tỉnh Khánh
Hòa. Ngài đi tu từ khi lên 7, sống cuộc đời giản dị, thanh
đạm của một tu sĩ theo hạnh đầu đà. Năm 1943 ngài rời
Khánh Hòa vào Nam, ròng rã 20 năm, đi khắp các vùng SàiGòn,
Gia Định, Hà Tiên, Cao Miên… hoằng dương chánh pháp. Ngài
đã có công xây dựng và trùng tu nhiều ngôi chùa từ miền
Trung đến miền Nam.Trong cuộc đời ngài đã xây dựng và
trùng tu 31 ngôi chùa: 14 chùa ở miền Trung và 17 chùa ở miền
Nam. (1)
Ngài
được Giáo Hội Tăng già Nam Việt mời làm Trưởng Ban Nghi
Lễ và Hội Phật Học Nam Việt mời làm trụ trì chùa Phước
Hoà(Bàn Cờ). Nhưng ngôi chùa ngài thường trú lâu nhất
là chùa Long Vĩnh (Phú Nhuận) nên Phật tử các nơi cũng gọi
ngài là Hòa Thượng Long Vĩnh. Ngôi chùa cuối cùng ngài dừng
chân là chùa Quán Thế Âm (Gia Định) trước khi ngài thực
hiện hạnh Vị Pháp Thiêu Thân, một khổ hạnh bố thí
ba la mật của vị Bồ Tát.
Đọc
tiểu sử của ngài tôi có thể quên đi nhiều chi tiết, nhưng
vẫn còn đọng lại trong trí tôi những gì gần gũi và gắn
bó với thời thơ ấu của tôi: Ngài đã từng trụ trì chùa
Phước Hòa ở Bàn Cờ (ở gần nhà tôi, đã từng là trụ
sở Hội Phật Học Nam Việt, nay đã trở thành chùa ni), đã
từng tham gia trong Hội Phật Học Nam Việt, đã từng viết
những câu di cảo để lại đời sau khiến trái tim thơ dại
thời bấy giờ của chúng tôi buồn đứt ruột :
“Đệ tử hôm nay nguyện đốt mình
Làm đèn soi sáng nẻo vô minh …”
(Trích
bài Kính dâng chư Phật mười phương của Hoà Thượng Thích
Quảng Đức (1897-1963)
Ngài
đã thắp lên ngọn đuốc soi đường giữa đêm dài tăm tối
của vô minh hận thù, thiên kiến đang bao trùm lên đất nước
ta, ngọn đuốc làm bừng tỉnh lương tri của nhân loại, cả
thế giới đang hướng về đất nước Việt Nam đau khổ,
cả chính quyền Ngô Đình Diệm cũng rúng động - sự rúng
động sâu xa này còn kéo dài đến tận 36 năm sau trong tâm
thức ray rứt hối hận của một người đàn bà lộng lẫy,
đầy uy quyền lúc đó, bà “cố vấn” Trần Thị Lệ Xuân
trong một lời tuyên bố, tôi tình cờ đọc được trên báo
Úùc đầu năm 1999 “ … sau 36 năm khép mình trong nếp sống
tu viện ở La Mã, nay tôi có rất nhiều điều muốn nói, nhưng
điều đầu tiên tôi muốn nói là : tôi xin thành tâm sám hối
trước linh hồn Hòa Thượng Thích Quảng Đức về những lời
tuyên bố vô ý thức… của tôi năm 1963”…
Khi
đó, cuộc đấu tranh của Phật giáo đang sôi sục, sự hy
sinh của Ngài càng thêm yếu tố quyết định đưa đến sự
sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm những tháng sau
đó. Đối với người con Phật hành động của ngài thật
lẫm liệt, phi thường … hành động của đức vô uý, Đấu
chiến thắng Phật.
Trong
cuộc đấu tranh của Phật giáo chống chính sách kỳ thị
tôn giáo, gia đình trị của chế độ Ngô Đình Diệm vào
mùa Phật đản năm 1963, Hòa Thượng Thích Quảng Đức về
ngụ tại chùa Ấn Quang để tiện bề tham gia tranh đấu. Ngày
27 /5/ 1963 ngài viết thỉnh nguyện thư gởi Tổng Trị sự
Giáo hội Tăng già Việt Nam xin tự đốt mình để bảo vệ
chánh pháp. Mặc dù không được giáo hội chấp thuận nhưng
ngài vẫn quyết tâm thực hiện ý nguyện.
Lúc
đó, chính quyền Ngô Đình Diệm trước áp lực của Quốc
tế và phong trào đấu tranh Phật Giáo đã phải ký vào bản
tuyên ngôn ngày 10/5/1963 giải quyết các nguyện vọng chính
đáng của Phật Giáo. Nhưng trên thực tế, đến ngày 9/6/1963,
sau nhiều lần thảo luận giữa Uỷ Ban Liên phái Bảo Vệ
Phật giáo và Uỷ Ban Liên bộ của chính quyền Ngô Đình Diệm
vẫn không đem lại một kết quả nào !!! Hành động
đàn áp và khủng bố vẫn tiếp tục gia tăng. Cho nên, nhân
cuộc diễu hành của gần 1000 tăng ni qua các ngã đường Phan
Đình Phùng- Lê Văn Duyệt (nay là Nguyễn Đình Chiểu và Cách
Mạng Tháng Tám) vào sáng ngày 20 tháng Tư nhuận năm Quý Mão
(tức ngày 11/6/1963) Ngài tự tay tẩm xăng ướt đẫm áo cà
sa và ngồi kiết già, tay bắt ấn cam lộ, tay kia châm lửa.
Ngọn lửa bốc cao phủ kín thân ngài. Mọi người quì cả
xuống, tiếng nức nở xen lẫn tiếng niệm Phật , tụng kinh
vang cả một vùng. Ngài ngồi yên như vào đại định . Mười
lăm phút sau nhục thể ngài ngã xuống. Bầu trời Sài Gòn
đang nhộn nhịp sinh hoạt như lặng đi chìm xuống cảnh ảm
đạm thê lương, như báo trước những điều “không bình
thường” sắp xảy ra đối với chế độ nhà Ngô.
Chiều
ngày 11/6/63 , chính quyền Ngô Đình Diệm đã ra lệnh phong
toả các chùa, nhất là chùa Xá Lợi nơi đặt thi hài Hoà
Thượng. Cảnh sát được huy động để ngăn chặn làm sóng
người đang từ khắp mọi nẻo đường đổ về đây. Ảnh
của Hoà Thượng ngồi yên như tượng đá trong ngọn lửa
hồng được đăng tải trên khắp các báo năm châu, như
một làn sóng điện lan truyền cực nhanh làm sôi nổi dư luận
trong và ngoài nước. Mục sư Donalds Harrington (Mỹ) đã xem
cái chết của HT. Thích Quảng Đức giống như cái chết
của Chúa GiêSu, Michel Servetus, Jeanne d’Arc. Ông còn nhận
định “sự tự thiêu của Ngài đã cứu vớt bao sinh linh
đang chìm đắm trong khổ hận , kẻ đàn áp cũng như kẻ bị
đàn áp đều bừng tỉnh… Ngài đã tô đậm nét son vào trang
sử huy hoàng của Phật Giáo và dân tộc Việt.”
Điều
kỳ diệu nhất là sau khi hoả thiêu Ngài còn để lại cho
đời một quả tim “kim cương bất hoại”, dù đã được
thiêu lại nhiều lần ở nhiệt độ cực cao, nhưng trái tim
vẫn không thể nào bị hủy diệt. Trái tim xá lợi đó
chính là di chúc về lòng thương yêu bất diệt, như ý nguyện
của ngài đã dặn dò cùng đồng đạo và tăng chúng.
Ngay cả đối với chế độ bạo tàn, kỳ thị Ngô Đình Diệm
Ngài cũng không một lời oán trách , chỉ mong “…Phật tổ
gia hộ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận
năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam
ghi trong bản tuyên ngôn. ….Cầu nguyện cho đất nước
thanh bình, quốc dân an lạc. Trước khi nhắm mắt về cảnh
Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng Thống Ngô Đình
Diệm nên lấy lòng bác ái, từ bi đối với quốc dân
và thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững
nước nhà muôn thuở”… Chính lời di chúc không một chút
lòng sân hận gởi triều đại nhà Ngô đã giúp ta cảm nhận
được tấm lòng của một Bồ tát vị pháp thiêu thân, ngài
đang thực hiện tinh thần Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn
Sự (phẩm thứ 23 của Kinh Pháp Hoa) để thức tỉnh lương
tri kẻ cầm quyền đang bị hôn ám trong vô minh của hận thù,
quyền lực và bè nhóm. Đó cũng là bức thông điệp khẳng
định lẽ tình thương tất thắng, hận thù phải thua.
Đức
vô uý của nhà Phật được thể hiên sâu sắc trong hành động
vị pháp thiêu thân của Ngài. Đối với dư luận quốc tế,
sự hy sinh của Hòa Thượng Thích Quảng Đức “không những
chỉ chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm, mà còn có ý
nghĩa chống lại sự bất công, bất chính trên toàn thế giới…
Với hành động lặng thinh,không nói một lời, một vị Hòa
Thượng Việt Nam đã nêu một tấm gương sáng rúng động,
một kháng nghị cao đẹp, lộng lẫy, chống lại mọi sự
xấu xa đê hèn của loài quỉ sứ đang còn tồn tại trong
thế giới này”. Họ cũng thừa nhận “đây là trạng thái
mới lạ và huyền ảo của tinh thần bất bạo động. Nó
chứng tỏ rõ rệt uy quyền tối thượng của tinh thần mà
không một bạo lực nào có thể làm suy giảm hay khuất phục
được…”
Đức
vô uý lẫm liệt của Ngài cùng với cuộc đấu tranh
của Phật giáo Việt Nam đã sản sinh cho đất nước ta một
vị Bồ Tát. Và danh hiệu Nam mô Đại hùng Đại lực Quảng
Đức Bồ tát ra đời từ đó. Tôi xin mượn một khổ
thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương trong bài Lửa Từ Bi làm lời
kết
…
bóng người vượt chín từng mây
Nhân
gian mát rượi bóng cây Bồ Đề
Ngọc
hay đá, tượng chẳng cần ai tạc,
Lụa
hay tre, nào khiến bút ai ghi,
Chỗ
Người ngồi : một thiên thu tuyệt tác,
Trong
vô hình sáng chói nét từ bi….”
Lửa
từ bi của Hòa Thượng Thích Quảng Đức mãi mãi soi đường
cho Phật giáo và dân tộc Việt Nam.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO : (nếu cần)
1.Đạo
Phật và Giòng Sử Việt -Đức Nhuận -Viện Triế lý
VN và Triết Học Thế Giới-1996
2.
Việt Nam Phật Giáo Sử luận III, Nguyễn Lang,Là Bối Paris
1985
3.
Di chúc của hoà Thượng thích Quảng Đức
4.
Ngọn Lửa Quảng Đức -Tỳ kheo Thích Trí Quang
5.
Bồ tát Quảng Đức sống mãi với lịch sử Việt Nam - Lê
Cung
6.
Ánh đuốc Quảng Đức – Hoà Thượng Thích Đức Nhuận
7.
Trái Tim xá lợi bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức-
Tịnh Hải (3)-(7) www.quangduc.com