05/05/2011 23:40 (GMT+7)
Hỏi: Tại sao nhà khoa học phải dùng ngũ giác quan ?
Đáp:
Nhà khoa học phải dùng ngũ
giác quan tức nhãn (mắt), nhĩ (tai), tỷ (mũi), thiệt (lưỡi), thân để cảm nhận sự
vật, nếu ngũ giác quan không cảm nhận được là họ không biết. Như ánh sáng
chiếu trên không gian có thể chứng tỏ sự tồn tại của không gian, mà ánh sáng
chiếu trên thời gian thì không thể chứng tỏ sự tồn tại của thời gian, vì thời
gian thuộc về Ẩn tánh, ngũ giác quan không thể cảm nhận. |
05/05/2011 06:20 (GMT+7)
Chứng ngộ Giáo Pháp (Dhamma), con đường giải thoát ra khỏi
vòng sanh tử triền miên, là công việc mà tất cả chúng ta phải làm đơn
độc, mỗi người cho riêng mình. |
04/05/2011 20:22 (GMT+7)
Vì thế, để hiểu một cách sâu sắc và toàn triệt về nhân quả, nhất là
quả dị thục thì ngoài việc nghiên cứu về phương diện lý thuyết cần phải
thể nghiệm nhân quả bằng tuệ giác, kinh nghiệm nội tại thông qua thiền
định như các bậc Thanh, bởi quả dị thục của nghiệp là một trong bốn phạm
trù mà con người không thể tư duy được (Kinh Tăng Chi Bộ I, phẩm Bổn
pháp). |
04/05/2011 10:31 (GMT+7)
Chánh
niệm có thể chuyển hóa tất cả các mối quan hệ cá nhân. Khi né tránh sự
đau khổ, có nghĩa là chúng ta ruồng bỏ những người thân cũng như chính
chúng ta. Nhưng khi nhìn vào bất cứ những điều gì nảy sinh bên trong
chúng ta một cách chánh niệm và từ ái là chúng ta có thể hiện diện một
cách đích thực và sống động với chính mình và với người khác. |
03/05/2011 10:30 (GMT+7)
Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ Tổ, thờ
Thánh. Nhờ Phật độ nên mỗi năm tôi về VN một lần, mà lần nào tôi cũng đi
từ Nam ra Bắc hầu hết thời gian tôi đều dành cho việc đi tham quan các
chùa, do đó tôi thấy : Cách bài trí các tượng chư Phật, chư Bồ Tát, ở
trong chùa tuy cũng có công thức và ý nghĩa rõ ràng, nhưng vì xưa nay
không có sách vở nào ghi chép cho tinh tường. |
03/05/2011 10:25 (GMT+7)
Hoa sen là loài hoa mang biểu tượng cao quý nhất của Phật
giáo. Vì hoa sen biểu trưng cho Phật tính vốn sẵn có trong mỗi chúng
sinh. Cuộc đời của Đức Thế Tôn từ khi đản sinh cho đến khi đi vào cõi
Niết Bàn là một cuộc đời gắn liền với đóa hoa sen vô nhiễm giữa cõi đời
ngũ trược ác thế này. |
02/05/2011 21:16 (GMT+7)
Có nhiều
người đi chùa nhưng họ đến để tìm một cái gì đó không liên quan đến
việc tỉnh thức tâm linh. Người Tàu đến chùa cúng Phật rất nhiều, để cầu
buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hoặc xin xăm xin quẻ, nếu được quẻ tốt
thì mừng cúng Phật nhiều, nếu gặp quẻ xấu thì buồn bã bỏ về. |
30/04/2011 13:49 (GMT+7)
"Một cuộc hôn nhân hạnh phúc sẽ là giữa một bà vợ đui và một ông chồngđiếc" (Montaigne).
Cuộc hôn nhân đúng, người
đàn ông và người đàn bà lo lắng cho người bạn đời của mình nhiều hơn là
cho chính mình. Nó là sự tương ái bằng mối quan tâm và là sự đương đầu
để hy sinh cho nhau vì mục tiêu của cả hai. Cảm giác an toàn và hài lòng
của chính nó đi từ những nỗ lực cho nhau. |
28/04/2011 21:14 (GMT+7)
Tôi tin rằng ý nghĩa
của cuộc sống là hạnh phúc. Từ lúc sanh ra đời, mỗi người trong chúng ta
đều muốn hạnh phúc và tránh đau khổ. Không một điều kiện xã hội hay
giáo dục, hoặc một lý tưởng nào có thể làm lệch lạc sự mong muốn nầy. |
28/04/2011 13:51 (GMT+7)
Những năm
cuối đời, những gì thấy hay tôi không còn nói ẩn khuất như trước nữa, mà nói rõ
ra hết cho đại chúng nghe. Bởi vì chúng ta tu nếu không nắm chắc, không biết rõ
chỗ đến của mình thì đời tu sẽ bị trở ngại, bị nghi ngờ không tiến được. Thế
nên hôm nay tôi sẽ giảng đề tài Phật giáo Thiền tông thực tế đến không ngờ, đại
chúng chú tâm lắng nghe, lãnh hội để tu hành. |
27/04/2011 11:38 (GMT+7)
Tặng chị em nhà họ Trần
Phật giáo thường được nhắc đến như một tín ngưỡng bi
quan yếm thế tiêu cực, một tín ngưỡng của những người vô vọng phiêu lưu
cực đoan. Có thật thế không? |
26/04/2011 17:43 (GMT+7)
Kinh Đại Bát Nhã, quyển 381 nói rằng: Chân tay và trước ngực của
Phật đều có “Cát tường hỷ toàn” để biểu thị công đức của Phật. Đại trí
độ luận, quyển thứ 89, phẩm tứ nhiếp thứ 78 có nói: Tay, chân, hông và
ngực của Đức Thế Tôn có đầy đủ các tướng các tường. Nhìn chung, trong
kinh văn Nguyên thủy, chữ Vạn ít được đề cập và được xem là một trong 32
tướng tốt. |
26/04/2011 05:58 (GMT+7)
Chết tuy xa mà gần. Xa, vì chúng ta nghĩ rằng nó chỉ đến sau nầy mà thôi; gần vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chết là điều cầm chắc, nhưng lúc nào là điều không ai có thể tiên liệu trước được. |
23/04/2011 10:41 (GMT+7)
Nếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện? Nhưng nếu
phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó,
sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của sự vật… |
22/04/2011 23:02 (GMT+7)
Tại
sao phải hành sám hối? Tôi nhận thức rằng muốn nghĩ đến vãng sanh Tịnh Độ cần
phải sám hối trước, phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật. Chỉ có
sám hối nghiệp chướng của mình thề không tái tạo, mới được vãng sanh. |
22/04/2011 21:57 (GMT+7)
Sống tỉnh thức trong giờ phút hiện tại với một sự quân bình,
tĩnh lặng và hiểu biết, cho dù kinh nghiệm ta có là dễ chịu, khó chịu
hoặc trung hòa, là một chuyện có thể được. Ðó là nhờ sức mạnh của chánh
niệm. |
22/04/2011 18:29 (GMT+7)
Ở đời ai mà tránh được cái ngã, cái ngã chấp của mình! Khi thấy mình có một cái bản ngã hơn cái bản ngã của người khác thì cho đó là sang, là quý, là đáng trọng mà quên rằng người khác cũng có cái ngã đáng quý đáng trọng của họ. |
22/04/2011 06:43 (GMT+7)
Quán chiếu vô thường sâu sắc để thấy rõ như vậy thì không có gì phải lo
sợ cả. Ngược lại người ta còn an nhiên, tự tại trước mọi biến động.
Thấy rõ vô thường, con người biết trân quý sự sống và làm ngay những
điều tốt đẹp cần làm. |
19/04/2011 14:32 (GMT+7)
Trong vài thập kỷ qua, thực tập chánh niệm tỉnh giác đã phát
triển lớn mạnh trong ngành tâm lý học. Được Jon Kabat-Zinn định nghĩa là
“sự tỉnh thức không phán xét trong thời điểm hiện tại,” tỉnh thức cho
phép chúng ta nhận ra những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của chính mình
khi chúng phát sinh mà không bị mắc kẹt trong những phản ứng thường thấy
và tự động của mình. |
19/04/2011 12:30 (GMT+7)
I. DẪN NHẬP
Tâm kinh Bát-nhã là một bản kinh trọng yếu trong nhà
Thiền, bản kinh này nói về “tánh không” của các pháp. Người tu Phật phải
mở được cánh cửa trí tuệ, thấu đạt lý Bát-nhã để đi vào Không môn. Do
đó chúng tôi xin trao đổi một chút về ý nghĩa: “Yếu chỉ Tâm kinh
Bát-nhã”. Tất cả Phật tử chúng ta đều thuộc lòng bài Tâm kinh Bát-nhã,
nhưng thuộc lòng danh tự Bát-nhã vẫn chưa đủ mà phải thuộc lòng Bát-nhã. |
|