Ðiều Giác Ngộ 8: Tâm Ðại Th ừa là căn bản phổ độ chúng sanh
Phiên âm:
Đệ bát giác tri: Sinh tử xí nhiên, khổ não vô lượng, phát Đại thừa
tâm, phổ tế nhất thiết, nguyện đại chúng sanh, thọ vô lượng khổ, linh
chư chúng sanh, tất cánh đại lạc.
Dịch nghĩa:
Điều giác ngộ thứ tám: Sinh tử luôn thiêu đốt, khổ não thật vô biên,
nên phát tâm Đại thừa, cứu độ khắp tất cả, nguyện thay thế chúng sinh,
gánh chịu vô lượng khổ, khiến cho tất cả loài, đều được đại an lạc.
Sinh tử luôn thiêu đốt, khổ não thật vô biên..
Phật dạy việc sanh tử của chúng sanh quá nhiều, liên tục không dứt,
nên sự khổ não không thể nào kể hết được, mỗi lần chết đi sanh lại là
chịu nhiều khổ đau. Hiện tại chúng ta đang mang thân này, là đã trải qua
vô lượng kiếp bỏ thân rồi mang thân. Như vậy thì sự khổ não không thể
tính kể. Quí vị thử xét lại xem, như ở trước đã nói, chỉ một đời này
thôi chúng ta cũng đã chịu nhiều đau khổ, huống là trải qua nhiều đời.
Khi lọt lòng mẹ mở mắt chào đời cất tiếng khóc vang là một lần khổ, rồi
lớn dần, mỗi khi biết lật biết bò, biết ngồi biết đi… là ấm đầu nhuốm
bệnh… Khi lớn khôn đi học hay đi làm ăn xa, mỗi lần xa cách là mỗi lần
nhớ thương đau khổ. Lại mỗi lần buồn lo, sợ hãi, giận ghét là mỗi lần
đau khổ. Lại nữa, mỗi lần yếu đau bệnh hoạn hay chết chóc của người thân
hoặc của mình là mỗi lần đau khổ… Một đời người chuyện buồn lo thương
ghét giận hờn… xảy ra không biết bao nhiêu lần, không thể tính hết được.
Như vậy vô lượng vô số kiếp niềm đau nỗi khổ của chúng sanh làm sao
tính đếm được!
Chúng sinh trong vòng luân hồi gây tạo biết bao tội lỗi. Thân phạm
sát sinh, trộm cướp, tà dâm; tâm đầy tham lam, sân hận, si mê. Những
nghiệp tội vô lượng vô biên đó, như ngọn lửa trong kiếp hỏa đốt cháy thế
gian, thiêu đốt thân tâm, khiến chúng sinh phải chịu biết bao khổ não.
Nói đến khổ não vô lượng, trong Kinh cũng tùy lúc nói có hai khổ, ba
khổ, tám khổ v.v…. Tóm lại Ta bà là thế giới khổ đau. Văn trước chúng
tôi đã từng nói qua thân có các khổ về già bệnh chết; tâm có các khổ về
tham sân si ; gia đình có các khổ về ân ái biệt ly; quyến thuộc có các
khổ về không được hòa hợp; xã hội có các khổ về cầu muốn không được, oán
thù gặp nhau; quốc gia có các khổ về chiến tranh, giặc giã; thiên nhiên
có có các khổ về lũ lụt, động đất, giông bão. Thật là sanh tử nh ư
thiêu đốt, khổ não vô biên.
Nên phát tâm Đại thừa, cứu độ khắp tất cả, nguyện thay thế chúng
sinh, gánh chịu vô lượng khổ, khiến cho tất cả loài, đều được đại an
lạc.
Khổ chi phối thế gian, bức bách chúng sinh. Mục đích của chúng ta học
Phật là giải thoát đau khổ. Nhân sinh là khổ. Nhưng chúng ta cần phải
hỏi: Khổ từ đâu ra? Khổ từ đa dục mà ra. Đa dục từ chỗ nào có? Đa dục từ
chấp ngã có. Vì sao chấp ngã gây ra khổ? Vì sự tương quan giữa ngã chấp
và pháp chấp không được điều hòa. Có cái khổ do mình và vật mà có, đó
là do mình mong cầu vật chất mà không thỏa mãn. Có cái khổ do mình và
người mà có, đó là do quan hệ đụng chạm giữa ta và người. Có cái khổ do
mìmh và thân tâm mà có, đó là già, bệnh, phiền não, vốn đi theo, cùng có
mặt với sinh. Có cái khổ do mình và dục vọng cộng với nhận thức mà có,
đó là do nội tâm chúng ta nhận thức sai lầm thế gian mà ra. Chúng ta bị
khổ não bao vây, không luận là ai, cũng đều có nguyện vọng chung là giải
thoát đau khổ. Cho nên trách nhiệm của Bồ tát là phải phát tâm Đại
thừa, độ tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ ách
Không luận là nói cách nào, đã phát tâm Đại thừa học đạo, nguyện độ
khắp tất cả chúng sinh, thì việc trọng yếu hơn hết là hoằng Pháp lợi
sinh. Đối với Bồ tát, hoằng Pháp là bổn phận tất nhiên, lợi sinh là hoài
bão xưa nay, không một chút chần chờ, do dự. Đây chính là thái độ Bồ
tát Đại thừa đối với cuộc đời. Nói phát tâm Đại thừa, vậy thế nào là tâm
Đại thừa? Theo Ðại Thừa Khởi Tín Luãn, Đại thừa mà nói tổng quát thì có
hai: một là bản thân của đai thừa, hai là ý nghĩa của bản thân ấy. Bản
thân của đại thừa thì chính là Tâm chúng sinh. Tâm ấy bao gồm toàn thể
pháp thế gian và pháp xuất thế, nên căn cứ Tâm ấy mà biểu thị đại thừa:
mặt chân như của Tâm ấy biểu thị về thể của đại thừa; mặt sinh diệt của
Tâm ấy biểu thị về thể tướng dụng của đại thừa. Ý nghĩa của bản thân đại
thừa thì chính là ba ý nghĩa trên: một là thể vĩ đại, là chân như nhất
quán bất biến; hai là tướng vĩ đại, là Như lai tạng đủ mọi tánh đức; ba
là dụng vĩ đại, là xuất sinh toàn bộ nhân và quả về thiện của thế gian
và xuất thế. Hết thảy Phật đà đã vận dụng và hết thảy Bồ tát đang như
vậy mà đạt đến địa vị Như lai
Người tu hành khi thấy chúng sanh bị khổ, cảm nhận như mình bị khổ,
đó là người đại phát tâm, đại tu hành. Thế nên khi vì người mà hoan hỉ
chịu lao nhọc khốn khó thay cho người, thì không cảm thấy bực bội khổ
não, vì tâm cao thượng thương người bộc phát mạnh, lấn át mọi ý niệm khổ
đau. Ngược lại người chỉ muốn cho mình được sung sướng an lành mà bị
khổ, thì cảm thấy bực bội khổ não vô cùng. Khổ nhiều hay khổ ít là do
tâm lượng rộng hẹp của con người mà ra vậy. Ví như người mê mờ, không
sáng suốt làm điều sai quấy lỗi lầm, bị quở trách la rầy nên tự ái lo
buồn, bèn biện hộ bào chữa, không nhận lỗi. Vì thế chúng bạn nhìn họ với
tâm dò xét nghi ngờ. Một người bên cạnh thấy vậy, đứng ra nhận lỗi thay
để đánh tan sự dò xét nghi ngờ trong chúng. Khi bị khiển trách la rầy,
người nhận lỗi không thấy buồn khổ, lại còn vui, vì họ có đủ sáng suốt
và tự chủ. Quả thật như vậy, khi đã phát tâm thay thế chịu khổ để cứu độ
người, thì tâm mình thấy vui mà không thấy khổ. Vì niệm từ bi hỉ xả đã
tỏa rộng ra, thì niệm đau khổ đoạn diệt.
Người tu Phật thường lấy cái khổ của người làm cái khổ của mình để lo
cứu giúp; lấy cái vui của người làm cái vui của mình, mà không đố kỵ tị
hiềm thì thường vui hơn là khổ. Để thấy rằng khi phát tâm từ bi rộng
lớn, thì tâm niệm ích kỷ khổ đau ngay đó liền tiêu tan, nên hết khổ. Khi
nào mọi người đều mở rộng lòng thương cứu giúp cho nhau, thì mọi sự khổ
trên thế gian này không còn nữa.
Cho nên hàng Bồ-tát phát tâm Đại thừa, chỉ vì thấy được cái khổ thống
thiết của sanh tử luân hồi, mà chúng sanh đang gánh chịu, nên các ngài
khởi nguyện đi vào lục đạo để làm lợi ích cho chúng sanh. Trong kinh
nói: “Bồ-tát dĩ lợi sanh vi bản hoài.” Nghĩa là Bồ-tát lấy việc lợi ích
chúng sanh làm hoài bão chánh, nên các ngài đi từ nơi này đến chỗ kia,
làm tất cả mọi việc, chỉ vì mục đích là cứu độ cho chúng sanh hết khổ.
Người biết thương xót chúng sanh, nỗ lực tu học, để giảng giải cho
mọi người thấy rõ cái khổ sanh tử luân hồi, mà chán sợ không tạo tác
nhân trầm luân ấy nữa. Người hiểu và làm được như vậy, tự mình dứt khổ
đau được vui lớn là giải thoát Niết-bàn. Ở đây không nói riêng hàng
Bồ-tát, mà tất cả mọi người trong chúng ta đều nên phát tâm Ðại Thừa và
làm như thế.
Không luận là nói cách nào, đã phát tâm Đại thừa học đạo, nguyện độ
khắp tất cả chúng sinh, thì việc trọng yếu hơn hết là hoằng Pháp lợi
sinh. Đối với Bồ tát, hoằng Pháp là bổn phận tất nhiên, lợi sinh là hoài
bão xưa nay, không một chút chần chờ, do dự. Đây chính là thái độ Bồ
tát Đại thừa đối với cuộc đời. Nói phát tâm Đại thừa, vậy thế nào làm
tâm Đại thừa?
Tâm Đại thừa bao hàm tâm Bồ đề tâm đại bi và tâm phương tiện. Tâm Bồ
đề là hạt giống (nhân), tâm đại bi là gốc rễ (bản), tâm phương tiện là
hoa trái (cứu cánh). Một hành giả Bồ tát phát tâm, nhất định phải có đủ
ba tâm nói trên, mới gọi là phát tâm Đại thừa.
Phát tâm Bồ đề là phát tâm trên cầu Phật đạo. Nói Phật đạo, là phải
trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp mới đạt được. Không phát tâm Vô thượng Bồ
đề, làm sao qua được sự khảo nghiệm lâu xa như vậy? Kinh nói: Trong đời
có một người phát tâm Bồ đề, là có thêm một hạt giống thành Phật. Học
Phật không phát tâm Bồ đề, như thửa ruộng không gieo giống, thì làm sao
có ngày gặt hái? Tâm Bồ đề chính là tâm thệ nguyện, có tâm thệ nguyện
mới có thể thành tựu. Phát tâm Bồ đề là phát bốn lời thệ nguyện rộng lớn
(tứ hoằng thệ nguyện):
Chúng sinh vô biên, thệ nguyện độ
Phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng, thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng, thệ nguyện thành.
Đây chính là tâm Bồ đề của Đại thừa.
Phát tâm Đại bi là phát tâm dưới độ chúng sinh. Bồ tát dưới độ chúng
sinh phải phát tâm đại từ vô duyên, đại bi đồng thể, xem khổ nạn của
chúng sinh là khổ nạn của mình, xem niềm vui của chúng sinh là niềm vui
của mình, độ chúng sinh mà không mong cầu báo đáp, thấy việc phục vụ
chúng sinh là lẽ đương nhiên. Nguyện thay chúng sinh, chịu vô lượng
kho?mà Kinh này nói, chính là tâm đại bi của đại thừa.
Phát tâm phương tiện là phát tâm thực hành bốn nhiếp pháp. Chúng sinh
căn tánh bất đồng, muốn giải cứu đau khổ cho chúng sinh, cần phải có
nhiều phương tiện khéo léo. Đức Phật từng quán sát căn tánh chúng sinh
mà tùy duyên thuyết Pháp, nói ra bốn muôn tám ngàn Pháp môn. Đây chính
là đức Phật có phương tiện độ sinh.
Bồ tát thực hành bốn cách nhiếp hóa (tứ nhiếp pháp): Bố thí, ái ngữ,
lợi hành, đồng sư, để khiến các chúng sinh, được đại an lạc. Đây chính
là tâm phương tiện.
Bao gồm cả ba tâm: tâm Bồ đề, tâm đại bi, tâm phương tiện, đó chính
là tâm Đại thừa. Phát tâm Đại thừa cứu độ chúng sinh, cần phải làm được
chuyện khó làm, nhẫn được việc khó nhẫn. Nếu không, tâm Đại thừa không
dễ gì phát khởi.
Giải Thoát Tri Kiến
Khi phát tâm đại thừa hành giả nên trước tiên phải tự giác và vô ngã
hóa để giác tha bằng hư không hóa dòng tâm thức vốn hệ lụy đến sanh tử
luân hồi và khổ ưu.Giải thoát tri kiến thế gian với pháp vô niệm, vô
tướng vô trụ của Lục Tổ đầy đủ hơn hết, hoặc tùy pháp môn thích hợp.
Vô Niệm.
Lục Tổ dạy," Nầy Thiện tri thức! Trí tuệ quán chiếu trong ngoài sáng
suốt, biết bổn tâm mình, nếu biết bổn tâm tức là gốc của sự giải thoát.
Nếu được giải thoát tức là Bát Nhã tam muội, tức là vô niệm. Sao gọi là
vô niệm? Nếu thấy tất cả pháp mà tâm không nhiễm trước, ấy là vô niệm."
* Tứ Oai Nghi.
Đi đứng nằm ngồi đều dụng công. Khi đi, thấy biết đường đi, nếu thấy
biết, nghe biết, ngữi biết, nếm biết, chạm biết, xúc biết, ý biết (suy
nghĩ biết) thì tuệ tri cái biết và không trụ vào chúng nữa. Các oai nghi
khác cũng vậy. Đạc biệt, thân cử động hay hoạt động gì đều biết, nghe
gì đều biết, nói hay trả lời đều biết, cảm giác gì biết hay ý nghĩ gì
đều biết.
Tọa Thiền.
Tọa thiền đặc biệt hơn, tâm dễ thanh tịnh hơn. Tự tánh sẽ hiển lộ
trong vô niệm vô tướng hay vô trụ. Trong thân, khi ngứa biết ngứa, nghe
tiếng biết nghe tiếng, hoặc thở vô biết thở vô, thở ra biết thở ra, thở
vô ra dài ngắn đều biết, bụng phình xẹp biết bụng phình xẹp, buồn ngủ
biết buồn ngủ, cảm giác gì đều biết. Nhớ việc gì biết nhớ, suy nghĩ biết
suy nghĩ, v.v... lúc nào cũng tĩnh giác; phải quán chiếu các đối tượng
tự nhiên có trong thân tâm hoặc cảnh ngoài đột nhận, nên đốn ngộ là tĩnh
giác ngay hay lập tức biết. Tọa thiền càng lâu thì thì tâm càng thanh
tịnh nhiều hơn trong các oai nghi khác. Tuy vậy, trong tứ oai nghi lúc
nào cũng tĩnh giác ngay trong các hoạt động của thân khẩu ý kể cả lúc ăn
uống, ngủ nghỉ.
Pháp Ðịnh Niệm Hơi Thở
a). Biết niệm (bằng lờtức đọc ra tiếng) hơi thở vô; thở ra cũng vậy
b). Biết niệm (bằng ý thức) hơi thở vô; thở cũng vậy.
c). Biết niệm (bằng trí tức thêm tôi biết); thở ra cũng vậy.
3. Pháp Ðịnh Niệm Phật, Niệm Chú, Niệm Xứ, có thể kèm thêm pháp thở.
a). Biết niệm (bằng lời) Nam Mô A Di Ðà Phật; thở ra cũng vậy
b). Biết niệm (bằng thức) Nam Mô A Di Ðà Phật; thở ra cũng vậy.
c) Biết niệm (bằng trí tức tôi biết) Nam Mô A Di Ðà Phật; thở ra cũng vậy
Hoặc các pháp khác như, niệm chú, tứ niệm xứ, minh sát tuệ, công án, thoại đầu. v.v.. đều dùng chánh niệm, tĩnh giác.
Kết Luận
Bồ-tát phát tâm Đại thừa, chỉ vì thấy được cái khổ thống thiết của
sanh tử luân hồi, mà chúng sanh đang gánh chịu, nên các ngài khởi nguyện
đi vào lục đạo để làm lợi ích cho chúng sanh. Trong kinh nói: “Bồ-tát
dĩ lợi sanh vi bản hoài.” Nghĩa là Bồ-tát lấy việc lợi ích chúng sanh
làm hoài bão chánh, nên các ngài đi từ nơi này đến chỗ kia, làm tất cả
mọi việc, chỉ vì mục đích là cứu độ cho chúng sanh hết khổ.
Phải biết luân hồi sanh tử liên tục là khổ đau vô cùng vô tận. Nên
phát tâm từ bi rộng lớn, nguyện thay chúng sanh chịu khổ và giúp cho tất
cả được đến chỗ cứu kính an lạc là Niết-bàn giải thoát.
Tóm lại,tám điều giác ngộ, mà chư Phật, Bồ-tát đã làm và những người
tu Phật chân chánh đang làm. Ai là người muốn học Phật, tu theo Phật thì
phải làm những điều này không thể bỏ qua được. Tại sao? Vì học Phật là
học giác ngộ. Phàm nói đến học Phật là nói đến đạo lý giác ngộ của Phật
và Bồ-tát đã tu đã giác, chớ không phải học thuộc lòng kinh nhiều, hay
tụng kinh giỏi mà không tu không giác, rồi cho rằng mình học Phật. Nhớ
là không phải như vậy! Giác ngộ những gì? - Giác ngộ từng phần như trước
đã kể. Thấy rõ thân người và cảnh vật là vô thường, thấy rõ tham dục
nhiều thì khổ đau nhiều… Thấy rõ như vậy là mình đã có mầm giác ngộ, kế
đó nhờ trợ duyên thầy sáng bạn tốt làm thiện hữu tri thức, để tiến đến
chỗ giác ngộ viên mãn
Đại sư Thái Hư cũng nói: "Chỉ mong cầu quả Phật, song thành tựu hay
không là ở nơi nhân cách; nhân cách thành tựu thì Phật thành tựu, đây
chính là thực tế chân thật." Như vậy đủ thấy, Phật giáo nhân sinh và
Phật giáo tại gia có địa vị quan trọng như thế nào!
Do đó, Kinh Bát Đại Nhân Giác, quyển sách quí ứng dụng vào nhân sinh
nhập thế này, Kinh văn tuy ngắn chỉ vài trăm chữ mà giá trị lại vô cùng
trọng yếu! Tám điều giác ngộ như la bàn của nhà đi biển, chỉ ra con
đường phía trước cho nhân sinh! Tám điều giác ngộ như tiếng chuông vang
vọng giữa đêm trường, đánh thức những ai còn mơ màng trong giấc mộng!
Cho nên, đây là Thánh điển giúp chúng sinh nhận rõ đường mê, quay về nẻo
giác; giúp người Phật tử tại gia cải thiện, thăng hoa cuộc sống ngày
một tốt đẹp hơn! Ðể kết luân, tám điều giác ngộ nói lên, người tu sĩ hay
bậc Bồ tát, trước nghiên túc tu tập theo kinh nguyên thủy, trì giới,
rèn luyện trí tuệ,diệt dục, biết bố thí,thực hành pháp vô ngã để tự
giác, hoàn thành phạm hạnh của mình, sau phát tâm đại thừa theo tư tưởng
phát triển để giác tha hoằng pháp phổ độ chúng sanh.
Tham khảo
Ðại Thừa Thuyết Luận. Phổ Nguyệt. Trích trong website Tạng Thư Phật Học:
http://www.tangthuphathoc.net.
Pháp Vô Niệm của Lục Tổ. Phổ Nguyệt. Trích trong website Tạng Thư Phật Học.
Kinh Bát Ðại Nhân Giác do HT. Thích Thanh Từ và Thích Minh Quang Việt
dịch, phần lớn trích lời thuyết giảng trong kinh tại website Quảng Ðức:
http://www.quangduc.com.
Tự Ðiển Phật Hoc Việt Anh. (TÐPHVA). Thiện Phúc trích trong website Quảng Ðức