Ðiều Giác Ngộ 2:
Tiếp theo điều giác ngộ 1, thử phân tích rõ ràng và khảo sát những
điều giác ngộ 2 “Ða dục là căn bản của sanh tử luân hồi” để từ đó soi
sáng thêm đường đi đến giải thoát.
Chánh văn của kinh như sau:
Phiên âm:
Đệ nhị giác tri: Đa dục vi khổ, sinh tử bì lao, tùng tham dục khởi; thiểu dục vô vi, thân tâm tự tại.
Dịch nghĩa:
Điều giác ngộ thứ hai: Tham muốn nhiều là khổ, bao sinh tử nhọc nhằn,
đều từ tham dục ra; nếu ít muốn vô vi, thân tâm được tự tại
Tham muốn nhiều là khổ
Tham muốn nhiều là khổ, được phân tích qua 4 cập phạm trù như lợi
hại, vui buồn, vinh nhục, khen chê (còn gọi là bát phong hay tám gió làm
khuấy lên dục vọng con người).Trong thế giới vô thường dòng sanh diệt
luôn trôi chảy, như khi hết khoái lạc thì đau khổ lại đến. Cặp phạm trù
nầy tương phản nhau không dứt. Do đó càng ham muốn khoái lạc thì càng
đau khổ. Tám ngọn gió này mãi đeo đuổi chúng sanh bám theo danh lợi tính
mà lăn trôi sanh tử luân hồi. Cần phải biết Bát phong ra sao mà có tác
dụng lớn lao quá trong đời sống chúng ta như trong kinh Phùng Tụng đã
dạy con đường tu tập giác ngộ..
Bát Phong: Attha-vayubheda (p)- (TÐPHVA). Còn gọi là Bát Pháp, hay
Bát Thế Pháp. Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám ngọn gió
khuấy lên dục vọng, làm cản trở hành giả trên bước đường tu tập giác
ngộ. Chúng còn được gọi là Bát Pháp Thế Gian vì chúng cứ theo nhau tiếp
diễn khi thế giới còn tồn tại. Sự vừa ý khi vinh, khi được…, và sự phẫn
uất khi nhục thua. Sở dĩ gọi là “Bát Phong” vì chúng là tám ngọn gió làm
ngăn trở sự phát triển của hành giả trên bước đường giác ngộ và giải
thoát.
1) Lợi Hại (Ðược Thua)
Người ta luôn có khuynh hướng bám víu lấy lợi lộc, danh thơm, tiếng
khen, và vui sướng; ngược lại, ghét bỏ sự thua lỗ, tiếng xấu, sự chê
trách, và khổ đau. Thật vậy, đời là một chuỗi được thua, nhưng con người
chỉ thỏa mãn nếu được và khổ sở nếu thua, chính vì thế mà cứ mãi khổ
sở. Cuộc đời nếu mãi được thì cười thua thì khóc, thì cuộc đời không
đáng để sống nữa. Chính vì thế mà Đức Phật dạy: “Trong mọi ngang trái,
ta phải tỏ ra có tinh thần mạnh và can đảm, duy trì tinh thần quân bình
thích hợp. Cuộc đời của những người tại gia phải có lúc lên lúc xuống
khi tranh đấu với đời, muốn ít bị thất vọng, con người phải sẵn sàng
chấp nhận điều tốt cũng như điều xấu.” Vào thời Đức Phật còn tại thế, có
một mệnh phụ quý phái cúng dường thực vật cho ngài Xá Lợi Phất và chư
Tăng. Trong khi đang dâng thực phẩm cúng dường, bà nhận được giấy báo
tin bất hạnh đã xãy ra cho gia đình bà. Không chút rối loạn, bà bình
tĩnh bỏ lá thư vào túi rồi vẫn tiếp tục dâng thức ăn đến chư Tăng làm
như không có chuyện gì xãy ra. Một nô tỳ mang bình sữa để cúng dường,
ngạc nhiên đến nỗi trợt té làm bể bình sữa vì ngỡ rằng khi nghe tin nầy
chắc chắn bà nầy sẽ không khỏi khổ đau phiền não. Nghĩ rằng thế nào bà
nầy cũng buồn vì cái bình bị vỡ, ngài Xá Lợi Phất liền khuyên giải bà và
nói rằng tất cả những gì có thể vỡ được thì một ngày nào đó cũng sẽ bị
vỡ. Bà nói: “Thế nào là cái mất không đáng kể? Tôi vừa nhận được tin bất
hạnh đã xãy ra cho gia đình tôi. Tôi chấp nhận, tôi vẫn bình tĩnh. Tôi
vẫn tiếp tục hầu hạ quý ngài mặc dù nhận được tin buồn.” Sự dũng cảm của
người đàn bà nầy thật đáng được ca ngợi.
2. Vinh Nhục: .
Vinh nhục là một cặp hoàn cảnh trần thế không thể tránh được mà ta phải đương đầu trong đời sống hằng ngày.
Chúng ta luôn thích thú với vinh và luôn ghét nhục. Danh dự làm ta
vui sướng và nhục làm chúng ta buồn khổ. Chúng ta ham thích trở nên nổi
tiếng. Nhiều người ao ước thấy hình ảnh của mình trên tạp chí bằng bất
cứ giá nào. Chúng ta rất vui mừng khi thấy những hoạt động của mình được
đem ra quảng bá, dù những sinh hoạt ấy hoàn toàn không có nghĩa lý gì,
và đôi khi chúng ta quảng bá quá mức. Chúng ta phải công nhận rằng bản
chất tự nhiên của con người là cảm thấy sung sướng và hạnh phúc khi danh
của ta lan rộng. Nhưng qua kinh nghiệm thực tế, danh dự nào rồi cũng sẽ
qua đi, chúng sẽ tiêu tan thành mây khói trong môt sớm một chiều..
Chắc chắn chúng ta sẽ không nghe lọt tai hay xao động khi phải chịu
những điều nhục nhã. Lần nữa, đây là bản chất tự nhiên của con người.
Phải mất nhiều thời gian mới xây dựng được vinh dự, nhưng vinh dự nầy có
thể bị vùi chôn trong nháy mắt. Chuyện nầy dễ hiểu vì bản chất con
người là luôn thích khen mình chê người. Không ai có được miễn trừ những
lời chê trách. Bạn có thể sống một đời như Đức Phật, nhưng bạn vẫn
không được miễn trừ những lời phê bình, tấn công hay mạ lỵ.
3. Khen Chê
4. Vui Buồn:
Hạnh phúc và phiền não—Bình thường chúng ta chào đón hạnh phúc, nhưng không vui vẻ với sự phiền não— điều đau khổ.
Đức Phật dạy: “Người tự giữ được im lặng trước những lời tấn công
chửi bới và lạm dụng, người đó đang ở ngay tại Niết Bàn dù rằng chưa đạt
đượt Niết Bàn thực sư.”
Bao sanh tử nhọc nhằn
Trong quá trình sanh tử của con người có vô số nỗi khổ. Tuy nhiên, trong “Khổ Đế” của Đức Thế Tôn có tám địa hạt:
Sanh Khổ:—Ngay khi còn trong bụng mẹ, con người đã có ý thức và cảm
thọ. Thai nhi cũng cảm thấy sung sướng và đau khổ. Khi mẹ ăn đồ lạnh thì
thai nhi cảm như đang bị đóng băng. Khi mẹ ăn đồ nóng, thai nhi cảm như
đang bị thiêu đốt, vân vân. Thai nhi sống trong chỗ chật hẹp tối tăm
nhơ nhớp, vừa lọt lòng đã kêu khóc oa oa. Rồi từ đó khi lạnh, nóng, đói,
khát, côn trùng cắn đốt, chỉ biết kêu khóc mà thôi. Huệ nhãn của Phật
thấy rõ những chi tiết ấy, nên ngài xác nhận sanh đã là khổ. Chính vì
thế cổ đức có nói:
Già Khổ:
.
a) Chúng ta khổ đau khi chúng ta đến tuổi già, đó là điều tự nhiên.
Khi đến tuổi già, cảm quan con người thường hết nhạy bén; mắt không còn
trông rõ nữa, tai không còn thính nữa, lưng đau, chân run, ăn không
ngon, trí nhớ không còn linh mẫn, da mồi, tóc bạc, răng long. Dù cho bực
thanh niên tuấn nhã, hay trang thiếu nữ tiên dung, khi đến tuổi nầy âu
cũng:
“Bao vẻ hào hoa đâu thấy nữa.
Một thân khô kiệt nghĩ buồn tênh!”
Lắm kẻ tuổi già lú lẩn, khi ăn mặc, lúc đại tiểu tiện đều nhơ nhớp,
con cháu dù thân, cũng sanh nhàm chán. Kiếp người dường như kiếp hoa,
luật vô thường chuyển biến khi đã đem đến cho hương sắc, nó cũng đem đến
cho vẻ phai tàn. Xét ra cái già thật không vui chút nào, thân người
thật không đáng luyến tiếc chút nào! Vì thế nên Đức Phật bảo già là khổ
và Ngài khuyên Phật tử nên tu tập để có khả năng bình thản chịu đựng cái
đau khổ của tuổi già;
3) Bệnh Khổ:
a) Có thân là có bịnh vì thân nầy mở cửa cho mọi thứ bịnh tật. Vì vậy
bịnh khổ là không tránh khỏi. Có những bệnh nhẹ thuộc ngoại cảm, đến
các chứng bệnh nặng của nội thương. Có người vướng phải bệnh nan y như
lao, cùi, ung thư, bại xụi. Trong cảnh ấy, tự thân đã đau đớn, lại tốn
kém, hoặc không có tiền thuốc thang, chính mình bị khổ lụy, lại gây thêm
khổ lụy cho quyến thuộc:
b) Cái khổ về bệnh tật nầy nó đau đớn hơn cái đau khổ do tuổi già gây
ra rất nhiều. Hãy suy gẫm, chỉ cần đau răng hay nhức đầu nhẹ thôi mà
đôi khi cũng không chịu đựng nổi. Tuy nhiên, dù muốn hay không muốn,
chúng ta cũng phải chịu đựng cái bệnh khổ nầy. Thậm chí Đức Phật là một
bậc toàn hảo, người đã loại bỏ được tất cả mọi ô trược, mà Ngài vẫn phải
chịu đựng khổ đau vật chất gây ra bởi bệnh tật. Đức Phật luôn bị đau
đầu. Còn căn bệnh cuối cùng làm cho Ngài đau đớn nhiều về thể xác. Do
kết quả của việc Đề Bà Đạt Đa lăn đá mong giết Ngài. Chân Ngài bị thương
bởi một mảnh vụn cần phải mổ. Đôi khi các đệ tử không tuân lời giáo
huấn của Ngài, Ngài đã rút vào rừng ba tháng, chịu nhịn đói, chỉ lấy lá
làm nệm trên nền đất cứng, đối đầu với gió rét lạnh buốt. Thế mà Ngài
vẫn bình thản. Giữ cái đau đớn và hạnh phúc, Đức Phật sống với một cái
tâm quân bình:
4) Tử Khổ:
a) Sự khổ trong lúc chết. Tất cả nhân loại đều muốn sanh an nhiên
chết tự tại; tuy nhiên, rất ít người đạt được thỏa nguyện. Khi chết phần
nhiều sắc thân lại bị bệnh khổ hành hạ đau đớn. Thân đã như thế, tâm
thì hãi hùng lo sợ, tham tiếc ruộng vườn của cải, buồn rầu phải lìa bỏ
thân quyến, muôn mối dập dồn, quả thật là khổ. Đa phần chúng sanh sanh
ra trong tiếng khóc khổ đau và chết đi trong khổ đau gấp bội
b) Cái chết chẳng ai mời mà nó vẫn đến, và không ai biết nó sẽ đến
vào lúc nào. Như trái rơi từ trên cây, có trái non, trái chín hay trái
già; cũng vậy, chúng ta chết non, chết lúc tuổi thanh xuân hay chết lúc
già. Như mặt trời mọc ở phía Đông và chỉ lặn về phía Tây. Như hoa nở
buổi sáng để rồi tàn vào buổi chiều. Đức Phật dạy: “Cái chết không thể
tránh được, nó đến với tất cả mọi người chứ không chừa một ai. Chỉ còn
cách tu tập để có thể đương đầu với nó bằng sự bình thản hoàn toàn:
5) Ái Biệt Ly Khổ:
a) Thương Yêu Xa Lìa Khổ—Không ai muốn xa lìa người thân thương; tuy
nhiên, đây là điều không tránh được. Người thân chúng ta vẫn phải chết
và chúng ta phải xa họ trong khổ đau tuyệt vọng. Cảnh sanh ly tử biệt
với người thân yêu quả là khổ.
b) Nếu chúng ta chịu lắng nghe lời Phật dạy “Cảnh đời có hợp có tan” thì đây là dịp tốt cho chúng ta thực tập hạnh “bình thản”:
6) Oán Tắng Hội Khổ:
a) Phải chịu đựng người mà mình không ưa, người mình ghét, người
thường hay chế nhạo phỉ báng và xem thường mình quả là khó; tuy nhiên,
chúng ta phải luôn chịu cảnh nầy trong cuộc sống hằng ngày. Lại có nhiều
gia đình bà con họ hàng thường không đồng ý kiến, nên thường có sự
tranh cãi giận ghét buồn phiền lẫn nhau. Đó khác nào sự gặp gỡ trong oan
gia, thật là khổ!—
b) Chính vì thế mà Đức Phật khuyên chúng ta nên cố gắng chịu đựng, và
suy nghĩ rằng có lẽ chúng ta đang gặt hái hậu quả của nghiệp riêng của
mình ở quá khứ hay hiện tại. Chúng ta nên cố gắng thích nghi với hoàn
cảnh mới hoặc cố gắng vượt qua các trở ngại bằng một số phương tiện
khác:
7) Cầu Bất Đắc Khổ:
Lòng tham của chúng ta như thùng không đáy. Chúng ta có quá nhiều ham
muốn và hy vọng trong đời sống hằng ngày. Người nghèo thì mong được
giàu; người giàu mong được giàu hơn; kẻ xấu mong đẹp; người đẹp mong đẹp
hơn; người không con mong được có con. Những ước mong nầy là vô kể,
chúng ta không thể nào mãn nguyện đâu. Thế nên cầu bất đắc là khổ..
8) Ngũ Ấm Thạnh Suy Khổ:
Có thân là có bịnh đau hằng ngày. Năm ấm là sắc, thọ, tưởng, hành,
thức. Sắc ấm thuộc về thân, còn bốn ấm kia thuộc về tâm. Nói một cách
đơn giản đây là sự khổ về thân tâm hay sự khổ về sự thạnh suy của thân
tâm.
Điều thứ tám nầy bao quát bảy điều khổ kể trên: thân chịu sanh, già, bệnh, chết, đói, khát, nóng, lạnh, vất vả nhọc nhằn:
Tâm thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy. Ngày trước Thái
Tử Tất Đạt Đa đã dạo chơi bốn cửa thành, thấy cảnh già, bệnh, chết. Ngài
là bậc trí tuệ thâm sâu, cảm thương đến nỗi khổ của kiếp người, nên đã
lìa bỏ hoàng cung tìm phương giải thoát:
Ðều do tham dục ra
Tham Ái:—Tham ái, tham dục đòi hỏi những sự ham muốn về vật chất như
thèm ăn, thèm ngủ, thèm ân ái, vân vân, là những khoái lạc về ngũ quan.
Con người còn ham muốn để được thỏa mãn những nhu cầu về tinh thần như
ham chiếm đoạt, ham phô trương, ham quyền lực, ham lợi lộc. Lòng ham
muốn đắm mê không bao giờ biết ngừng, không bao giờ được thỏa mãn cả,
như chiếc thùng không đáy. Để thỏa mãn dục vọng mà con người sanh ra vị
kỷ, độc ác, làm hại, làm khổ người khác để mình được vui, được sung
sướng. Vì lòng tham mà chúng ta không ngại xử dụng mọi thủ đoạn để đạt
cho được mục đích, bất kể chuyện gì xãy đến cho người khác. Phật tử
chúng ta nên thấy rõ vì không tu nên cõi đời trở thành một đấu trường mà
nước mắt đổ như mưa rào, bể khổ dâng lên như nước thủy triều biển khơi.
Nguồn gốc phát sanh ra tham muốn
Freud lựa chọn thân thể liên tục tạo ra năng lực tinh thần, cũng như
máy phát điện liên tục sản xuất ra điện năng. Freud gọi năng lực tinh
thần nầy là dục tình và ông tin rằng nó là lực thúc đẩy các khả năng của
tất cả tư tưởng, tình cảm và tư cách của chúng ta. Sự xây dựng năng lực
dục tình tạo nên trạng thái xu hướng đau khổ, nó ép buộc chúng ta trở
thành hiểu biết một vài nhu cầu không được thỏa mãn. Lúc đó chúng ta
nhắm tới tập trung vào những hoạt động sẽ cho chúng ta giải thoát năng
lực đè nén đó và do đó mà giảm trừ được xu hướng. Như vậy năng lực dục
tình tiêu thụ được kết hợp với nềm vui cảm giác, trong khi đó sự trấn áp
năng lực dục tình hầu như luôn luôn dẫn đến áp lực đau khổ và lo âu do
đó sự ham muốn khoái lạc là đương nhiên.
Sự sanh diệt từ vật chất đến phi vật chất tác động đến khoái lạc và đau khổ
Sự giao lưu năng lượng và vật chất với bên ngoài nên bản thân sự vật
không những lệ thuộc vào nhân duyên nội tại mà phải bị ảnh hưởng nhiều
bởi môi trường ngoại giới. Như ảnh hưởng vật chất từ thức ăn đến sinh
dục con người, mà những yếu tố sinh lý ấy ảnh hưởng lớn đến tư tưởng
tình cảm và hành động. Khi không thỏa mãn dục tính hoặc đói khát, sanh
ra đau khổ, phiền não; còn khi đã thỏa mãn sinh lý thì cảm thấy sung
sướng và khoái lạc.Hệ thống cân bằng sinh lý của con người được tạm thời
ổn định là lịch trình tiêu tán của trạng thái đau khổ và khoái lạc.
Vậy nguồn gốc phát sanh ra dục vọng là do hệ thống cân bằng sinh lý của con người.
Nếu ít muốn vô vi, thân tâm tự tại
Trong thế gian này, mọi vật đều thay đổi thành trụ hoại không; con
người thì sanh lão bệnh tử. do Dục Lậu tức Dòng luân hồi sanh tử bị
khuấy lên bởi tham dục, tà kiến, và tà tư. Càng tham dục hay nhiều ham
muốn khoái lạc thì nhiều nhu cầu, nên càng nhiều gian nan, khổ cực; tâm
thức lúc nào cũng bận rộn lo âu.. Ðã biết đa dục là khổ, chúng ta cần
tìm cách giảm bớt hay it ham muốn, thì tâm ta an nhiên, vì it ham muốn
thì it bị lệ thuộc nhu cầu trói buộc. Quán xét tứ vô tức bốn cái không
hay bốn điên đảo(vô thường mà cho là thường, khổ cho là vui sướng, không
tịnh mà cho là tịnh, vô ngã không chơn thật, cho là ngã chơn thật), thì
từ đó dùng Vô Lậu Pháp: Phép thanh tịnh xa lìa mọi phiền não cấu nhiễm
để vượt thoát khỏi dục vọng và luân hồi sanh tử.
* Vô Thường: Mọi vật trên đời nầy đều phải thay đổi và hoại diệt;
không vật gì thường hằng dù chỉ trong phút giây, hay sát na ngắn ngủi.
Mọi vật, mọi hiện tượng đều phải qua giai đoạn sanh, trụ, dị, diệt. Kinh
Kim Cang dạy: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng, huyễn, bào, ảnh, như
lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán.” Nghĩa là hãy xem các pháp hữu
vi, nào khác chi bóng bọt, điểm sương, quán xem tất cả vô thường, sanh
sanh diệt diệt như tuồng chớp chăng.” Quán chiếu được sự vô thường của
vạn hữu sẽ giúp chúng ta không bị trói buộc bởi sự vật của thế gian, thì
chúng ta biết có lúc thì phải chết, đó là quy luật không thay đổi, nên
không sợ hãi và ít ham muốn, cuộc sống được thong dong.
* Khổ: Biết rằng ham muốn nhiều thì khổ nhiều vì .Trạng thái khổ não
bức bách thân tâm (tâm duyên vào đối tượng vừa ý thì cảm thấy vui, duyên
vào đối tượng không vừa ý thì cảm thấy khổ). Khổ nằm trong nhân, khổ
nằm trong quả, khổ bao trùm cả thời gian, khổ bao trùm cả không gian, và
khổ chi phối cả phàm lẫn Thánh, nghĩa là khổ ở khắp nơi nơi: Xem thế
nỗi khổ lớn lao vô cùng; riêng chỉ các vị Bồ Tát nhờ lòng đại bi, thường
ra vào sinh tử, lấy pháp lục độ để cứu độ chúng sanh, mà vẫn ở trong
Niết Bàn tự tại. Biết đời là bể khổ bến mê, it tham muốn thì thân tâm
không cực khổ lo âu, mà được thanh thản.
* Không: . Vô tự tánh, tự tánh không, hay vô tự tướng: Không có thể
tánh: Tất cả các sự vật trong tam giới đều không phải là thật
Trung Quán Luận là Pháp Học cũng như Pháp Hành đều được quán sát sâu
sắc con người, vạn vật cùng thuộc tính, với Chánh Kiến Chánh Tư Duy và
phân tách hệ quả của các hành thức trên mà Bát Chánh Đạo trong Giáo Lý
Phật đã soi rọi và hư không hóa mọi hữu tồn dù tâm hay vật.. BT Long Thọ
dùng phủ định tính (dòng duyên khởi: dòng tâm thức con người với tất cả
mọi phiền trược nghiệp thức kể cả sự biến dị của thời không) để hướng
dẫn dần đến sau cùng không còn gì phủ định nữa tức là tiến đến khẳng
định tánh không là Trung Đạo.Tựu trung diệu dụng của người thực hành
Trung Đạo là nhận ra tánh giác của chính mình, tánh giác nầy không sanh
không diệt không tướng mạo mà hằng giác. Bởi hằng giác nên chẳng phải
không, không tướng mạo nên chẳng phải có. Sống được với tánh giác là
thoát ly sanh tử, tuổi thọ tánh giác đồng với hư không. Cho nên trong
kinh nói tuổi thọ của Phật không biết bao nhiêu tính kể. Đạt được tuổi
thọ vô lượng vô biên ấy, còn gì hạnh phúc bằng, còn gì quí bằng. Sống
với cái vĩnh cữu chẳng sanh chẳng diệt nầy, mới thực là đến chỗ chân
thật tuyệt đối hay Trung Đạo. Còn có gì ở thế gian có thể so sánh với
tánh giác. Tánh giác nầy mới thực ta (Chơn Ngả), tánh giác không bao giờ
mất (Chơn thường), tánh giác là chơn thực hạnh phúc (Chơn lạc), tánh
giác không có gì ô nhiễm được (Chơn tịnh). Sống đến chỗ chơn ngã, chơn
thường, chơn lạc, chơn tịnh nầy, mới là điểm cứu cánh của Trung Luận
cũng như đích đến của thiền tông. (Xem Nhất Nguyên Luận, Phổ Nguyệt) Vô
Vi Pháp: Nghĩa của Vô Vi Pháp là Pháp xa lìa nhân duyên tạo tác hay
không còn chịu ảnh hưởng của nhân duyên;Pháp thường hằng, không thay
đổi, vượt thời gian và siêu việt:. Niết Bàn và hư không. Sống trung dung
là phương cách tốt Không chấp thủ ít ham muốn hay không tánh thì chúng
ta cảm thấy tự do ung dung và an tịnh.
Vô Ngã. Phật giáo chủ trương sự vắng mặt của một bản ngã thường hằng
bất biến. Theo Kinh Duy Ma Cật, vô ngã có nghĩa là sự hiểu biết chơn
chánh rằng thân gồm ngũ uẩn chứ không có cái gọi là “bản ngã trường
tồn.” Tứ đại chỉ hiện hữu bởi những duyên hợp. Không có vật chất trường
tồn bất biến trong thân nầy. Khi tứ đại hết duyên tan rã thì thân nầy
lập tức biến mất. Vì vật chất do tứ đại cấu thành, trống rỗng, không có
thực chất, nên con người do ngũ uẩn kết hợp, cũng không có tự ngã vĩnh
cữu. Con người thay đổi từng giây từng phút. Theo giáo lý Tiểu Thừa thì
“Vô Ngã” chỉ áp dụng cho loài người, nhưng trong Phật giáo Đại Thừa thì
vạn hữu đều vô ngã. Dùng pháp từ bi hỷ xả và vô lậu huệ để đoạn trừ ham
muốn, vì trí huệ thanh tịnh, không bị ô nhiễm vì vị kỷ. Tu tập Dục Giác
tức sự tỉnh thức về lòng tham thì con người không còn vị kỷ, cõi lòng
rộng mở, khoan dung độ lượng với tha nhân.:.
Con người khi ít tham muốn vô vi thì lòng rộng rải thênh thanh, thanh thản, thong dong, không lo âu, tự do tự tại.
Giải Thoát Tri Kiến.
Trong việc giải thoát các dục lậu, có nhiều cách làm giảm bớt cường
độ quá đáng của nó; mà việc rèn luyện phạm hạnh được các nhà đạo học
khuyên thuyết rất nhiều, và đặc biệt hơn là các pháp thực hành và thiền
định mà phật dạy cần phải tín ngưỡng phụng hành..
Riêng một thí dụ điển hình về vinh nhục (một trong bát phong) theo lời dạy của HT.Hòa Thượng Dhammananda đáng học hỏi::
A. Đối trị Vinh Nhục
1) Không cần thiết phải phí phạm thì giờ để cải chánh những báo cáo
sai lầm trừ phi những hoàn cảnh bắt buộc cần thiết sự sáng tỏ. Kẻ địch
sẽ hài lòng khi thấy bạn bị đau. Đó là điều kẻ địch mong muốn. Nếu bạn
dửng dưng thì những xuyên tạc như vậy sẽ rơi vào những lỗ tai điếc.
Không thể nào có thể ngăn chận những lời buộc tội, đồn đãi và rỉ tai sai
lầm, nên trong Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo, Hòa Thượng Dhammananda
đã dạy:
a) Thấy lỗi người khác, ta nên cư xử như một người mù:
b) Khi nghe thấy những lời bình phẩm bất công của người khác, chúng ta nên xử sự như một người điếc:
c) Nói xấu về người khác, ta nên cư xử như một người ngu:
d) Chó sủa mặc chó, khách lữ hành vẫn tiếp tục tiến bước:
e) Chúng ta nghĩ sẽ bị ném bùn nhơ thay vì hoa hồng. Như vậy chúng ta sẽ không bị thất vọng:.
f) Dù khó khăn chúng ta nỗ lực trau dồi không luyến chấp. Một mình ta
đến, một mình ta đi. Không luyến chấp là hạnh phúc trên thế giới nầy:
g) Không quan tâm đến những mũi tên độc phóng ra bởi giọng lưỡi buông
lung, một mình chúng ta lang thang phục vụ tha nhân với hết khả năng:.
h) Thật là lạ lùng những vĩ nhân bị phỉ báng, nói xấu, đầu độc, hành
xác và bị bắn. Nhà hiền triết Socrates bị đầu dộc, chúa Jesus cao thượng
bị đóng đinh tàn nhẫn trên thập tự giá, Gandhi bị bắn chết, vân vân:
2) Thế giới nầy đầy rẫy chông gai sỏi đá, không thể nào chúng ta
chuyển chúng hết được. Nhưng nếu chúng ta phải bước vào những chướng
ngại ấy, thay vì cố gắng loại bỏ chúng đi là không thể được, chúng ta
hãy theo lời khuyên là nên mang một đôi giày để bước cho khỏi bị đau
3) Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy:
a) Giống như sư tử không run sợ trước những tiếng động:
b) Giống như luồng gió không bám víu vào mắt lưới:
c) Giống như hoa sen không bị hôi tanh bởi bùn nơi nó mọc lên. Chúng
ta đang sống trong một thế giới vẩn đục bùn nhơ. Nhiều đóa hoa sen mọc
lên từ đó nhưng không nhiễm bùn nhơ, chúng tô điểm thế giới. Giống như
hoa sen, chúng ta hãy cố gắng sống cuộc đời cao thượng thì không ai chê
trách được, không quan tâm tới bùn nhơ có thể ném vào chúng ta;
d) Đi lang thang một mình như con tê giác;
e) Như chúa sơn lâm, sư tử không hề biết sợ. Do bản chất chúng không
sợ hãi trước những tiếng rống của các con vật khác. Trong thế giới nầy,
chúng ta có thể nghe những báo cáo trái ngược, lời kết tội sai lầm, lời
nhận xét đê hèn của những giọng lưỡi buông lung. Gống như sư tử, ta
không nên nghe. Giống như quả tạ Bu-mơ-ren, ném ra rồi sẽ quay về chỗ
cũ, tin đồn sai lầm sẽ chấm dứt ngay nơi chúng phát xuất:
4) Đại trượng phu không màng tới danh dự hay mất danh dự, vinh hay
nhục. Họ không rối trí khi bị công kích hay phỉ báng, vì những việc làm
của họ không phải vì muốn có tên tuổi hay danh dự. Họ không màng tới
người khác công nhân hay không công nhận sự phục vụ của họ. Làm việc, họ
có toàn quyền nhưng không phải là để hưởng cái quả của việc làm ấy:.
B. Pháp Hành
.Đức Phật giảng dậy bảy phương pháp loại trừ những bén rễ sâu đậm làm
vẩn đục tâm như ái dục,cảm xúc, cảnh sắc, và si, làm che khuất sự nhận
thức của Giác Ngộ.
“Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh
Không được sanh khởi, hay dục lậu đã sanh không được tăng trưởng; hay
hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh không được
khởi, hay vô minh lậu đã sanh không được tăng trưởng”. Ðó là những pháp
khô, đó cũng là pháp vô tự ngã.
Hành Ðoạn Trừ Lậu Hoặc
a). Hành giả cần tư duy tứ vô hay bốn điên đảo mà hậu quả của lậu
hoặc như dục tham, hữu tham, tà kiến và vô minh, vì những cấu uế nầy
tiết lậu từ các căn môn không được thúc liểm, như nước rỉ từ bình chảy,
hoặc vì chúng phát sanh những khổ sanh tử. Nhờ tác ý các pháp cần phải
tác ý nên các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh
được trừ diệt. Vị ấy như lý tác ý:
"Đây là khổ", vị ấy giác tri;
: "Đây là khổ tập", vị ấy giác tri;
"Đây là khổ diệt", vị ấy giác tri;
: "Đây là con đường đưa đến khổ diệt" vị ấy giác tri.
Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi,
giới cấm thủ. Các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tri kiến được
đoạn trừ
b). bằng phòng hộ là biết được lậu hoặc nguy hiểm như vậy mà phòng
thủ là không cho nó lộ ra nghĩa là nhốt nó nó trong lòng không nghĩ nó
nữa. làm thế nào là các lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ?
.”Sống phòng hộ với sự phòng hộ con mắt, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa”. Vị ấy giác tri;
“Sống phòng hộ với sự phòng hộ lỗ tai... (như trên)”
“Sống phòng hộ với sự phòng hộ lỗi mũi... (như trên)”;
“Sống phòng hộ với sự phòng hộ lưỡi... (như trên)”;
“Sống như lý giác sát phòng hộ với sự phòng hộ thân căn... (như trên)”;
.”Sống như lý giác sát phòng hộ với sự phòng hộ ý căn. các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa”
Các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ.
c). bằng thọ dụng
Các vị như lý giác sát, thọ dụng y phục, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn
ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời,
các loài bò sát, chỉ với mục đích che đậy sự trần truồng. Vị ấy như lý
giác sát, thọ dụng món ăn khất thực không phải để vui đùa, không phải để
đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ
để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để (thân này) khỏi bị
thương hại, để hổ trợ phạm hạnh,
Nghĩ rằng (giác tri): "Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không
cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an
ổn".
Vị ấy như”lý giác sát, thọ dụng sàng tọa, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn
ngừa nóng, ngăn ngừa sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt
trời, các loại bò sát, chỉ để giải trừ nguy hiểm của thời tiết, chỉ với
mục đích sống độc cư an tịnh; vị ấy như lý giác sát thọ dụng dược phẩm
trị bệnh, chỉ để ngăn chận các cảm giác khổ thống đã sanh, để được ly
khổ hoàn toàn.”
. Nếu vị ấy thọ dụng như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy
không còn nữa, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do thọ dụng
được đoạn trừ
d). bằng kham nhẫn?
Hành giả như lý giác sát, kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc
phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát; kham nhẫn
những cách nói mạ lỵ, phỉ báng. Vị ấy có tánh kham nhẫn các cảm thọ về
thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, đau nhói, nhức nhối, không
sung sướng, không thích thú, chết điếng người.
Nếu vị ấy nghĩ “kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa.”
Các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ.
e) bằng tránh né
Hành giả như lý giác sát tránh né voi dữ, tránh né ngựa dữ, tránh né
bò dữ, tránh né chó dữ, rắn, khúc cây, gai góc, hố sâu, vực núi, ao nước
nhớp, vũng nước. Có những chỗ ngồi không xứng đáng ngồi, những trú xứ
không nên lai vãng, những bạn bè ác độc mà nếu giao du thì bị các vị
đồng phạm hạnh có trí nghi ngờ, khinh thường; vị ấy như lý giác sát
tránh né chỗ ngồi không xứng đáng ấy, trú xứ không nên lai vãng ấy và
các bạn độc ác ấy. Vị ấy “giác tri tránh né như vậy, các lậu hoặc tàn
hại và nhiệt não ấy không còn nữa.”
, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ
f). bằng trừ diệt
Hành giả như lý giác sát không có chấp nhận dục niệm đã khởi lên, từ
bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (dục niệm ấy); không có chấp
nhận sân niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại
(sân niệm ấy); không có chấp nhận hại niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt,
diệt tận, không cho tồn tại (hại niệm ấy); không chấp nhận các ác bất
thiện pháp luôn luôn khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn
tại (các ác bất thiện pháp ấy). Vị ấy “giác tri trừ diệt như vậy, các
lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa”.
Các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn diệt.
g). bằng tu tập
H ành giả như lý giác sát tu tập niệm giác chi, niệm giác chi này y
viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, hướng đến từ bỏ; như lý giác sát tu tập
trạch pháp giác chi... (như trên)... tu tập tinh tấn giác chi... tu tập
hỷ giác chi... tu tập khinh an giác chi... tu tập định giác chi... tu
tập xả giác chi; xả giác chi này y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt,
hướng đến từ bỏ. Vị ấy “giác tri tu tập như vậy, các lậu hoặc tàn hại và
nhiệt não ấy không còn nữa.”
Các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ.
Kết Luận
Quán sát được tham dục rõ ràng là nguồn khổ ưu làm cho cuộc sống con
người sanh lão bệnh tử lắm đau thương. Biết được Dục Giới: Kamadhatu
(skt). là một trong tam giới, nơi đó có đầy dẫy những thứ ham muốn, mà
Dục Lậu lại làm cho dòng luân hồi sanh tử bị khuấy lên bởi tham dục, tà
kiến, và tà tư. Với sự rèn luyện phạm hạnh và các pháp trong kinh “Tất
Cả Lậu Hoặc” mà dức Phật giảng dậy bảy phương pháp loại trừ những bén rễ
sâu đậm làm vẩn đục tâm như tham dục che khuất sự nhận thức của Giác
Ngộ. Biết được đa dục là căn bản của sanh tử luân hồi luôn làm đảo điên
con người, nên phải rèn luyện đạo đức; thực hành thiểu dục và tu tập
pháp Phật “đoạn diệt bốn điên đảo hay tứ vô” thì tâm thức được nhẹ nhàng
thong dong tự do tự tại vô ngại và thênh thang..
Tham khảo
Kinh Bát Ðại Nhân Giác do HT. Thích Thanh Từ v à Thích Minh Quang
Việt dịch trích trong website Quảng Ðức: http://www.quangduc.com
Tự Ðiển Phật Hoc Việt Anh. Thiện Phúc trích trong website Quảng Ðức
002-Kinh Tất cả các lậu hoặc - MN 2: Sabbasava Sutta do HT.Thích Minh Châu Việt dịch, trích trong website Quang Ðức.
Trung Ðạo: Pháp Trực Nhận Tánh Không. Phổ Nguyệt trích trong website Tạng Thư Phật Học:
http: www.tangthuphathoc.net