01/02/2011 04:39 (GMT+7)
Số lượt xem: 11423
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Ðiều Giác Ngộ 3: Tri túc là căn bản để giúp gìn giữ đạo nghiệp.

Phiên âm:

Đệ tam giác tri: Tâm vô yểm túc, duy đắc đa cầu, tăng trưởng tội ác. Bồ tát bất nhĩ, thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy tuệ thị nghiệp.

Dịch nghĩa:

Điều giác ngộ thứ ba: Tâm nếu không biết đủ, chỉ lo việc tham cầu, sẽ tăng thêm tội ác. Bồ tát không như vậy, thường nhớ đến tri túc, vui cảnh nghèo giữ đạo, lấy tuệ làm sự nghiệp.

Tâm nếu không biết đủ,chỉ lo việc tham cầu, sẽ tăng thêm tội ác.

Cân bằng hóa giữa đau khổ và khoái lạc, theo thường tình khi ham muốn nhiều lhì khổ,. Trong tám gió cho thấy sự khổ não sẽ đeo đuổi theo sau khi thỏa mãn khoái lac, cho nên biết chế ngụ sư ham muốn quá độ thì thân tâm được an lạc. Trong điều giác ngộ 1 cho rằng thân là rừng tội nghiệp, cho nên chỉ tham cầu thì sẽ thêm tội ác.

Như ăn uống quá độ sẽ bị trúng thực, chơi bời phóng túng sẽ bị bệnh...Tựu chung càng thoả mãn những lạc thú nhiều thì càng lắm đau khổ, hay nói khác đi là không tri túc thì hậu quả tai hại và gây thêm nhiều tội ác. Trong pháp thiểu dục tri túc của Phật, tu sĩ an lòng với số phận lúc đau khổ, nghèo túng là do nghiệp duyên đã kết tập từ bao nhiêu kiếp về trước, nên kiếp nầy phải trả. Pháp tri túc thiểu dục cũng là môt khía cạnh an phận, vì không còn có lòng mong muốn điều gì nữa trên cõi đời nầy. Ngoài ra, do vì biết đủ nên tu sĩ an phận lìa bỏ lòng than, sân của thế tục mà an tâm trên con đường tu hành với ý chí và lòng kiên nhẫn hi hữu tột độ. Trạng thái nầy đối với Phật giáo là tâm thanh tịnh.

Pháp thiểu dục chủ trương giảm bớt sự ham muốn và biết đủ trong mọi hoàn cảnh. Ðó là pháp Trung Ðạo, không nghiên hẳn về lợi dưỡng cũng như về khổ hạnh vì lẻ một bên là thái quá, một bên là bất cập, cả hai đều không phải là giải pháp đúng đắn cho bốn nhu cầu hằng ngày về vật chất của chúng ta gồm có: ăn, mặc, ở và thuốc men..

Trong kinh Ðại Bát Niết Bàn (ÐTYL), có ba thứ dục (ác dục, đại dục, Dực dục), kể cả ngũ dục (sắc dục, thinh dục, hương dục, vị dục, xúc dục) làm nhiểu loạn thân tâm; do đó cần phải thiểu dục . Tri túc là không tham đám, không chất chứa tám món bất tịnh (Tôi trai tớ gái,.vàng, bạc,báu vật, lúa thóc, kho tàng, bò dê voi ngựa, lợi nhuận do hành nghề thương mại) , nguồn gốc của bao nỗi phiền não. Tóm lại nếu tâm không biết đủ, chỉ lo việc tham cầu mãi (Túi tham không đáy) thì sẽ tăng thêm tội ác.

Tri Túc (TÐPHVA). Biết đủ và thỏa mãn với những gì mình có ngay trong lúc nầy. Tri túc là đặc điểm của hạnh phúc cá nhân. Phàm phu thường nghĩ rằng tri túc rất khó trau dồi và phát triển. Tuy nhiên, nếu chúng ta kiên trì dũng mãnh, và quyết tâm kiểm soát những tư tưởng bất thiện cũng như hậu quả gây ra do bởi không biết tri túc, thì chúng ta sẽ cảm thấy luôn hạnh phúc với những gì mình đang có. Đối với những người có trí tuệ, biết quyền biến, tháo vát, khéo an nhẫn với cảnh đời, biết suy cùng nghĩ cạn, thì trong cảnh ngộ nào cũng vẫn an nhiên bình thản. Với hoàn cảnh giàu sang thì biết đủ theo cảnh giàu sang, với cảnh nghèo hèn thì biết đủ theo nghèo hèn. Thật vậy, trong đời sống hằng ngày, chúng ta làm đủ cả mọi việc, suy tính đủ mọi phương cách, chước mầu, thậm chí đến việc không từ nan bất cứ thủ đoạn nào, miễn sao cho mình được lợi thì thôi, còn thì tổn hại cho ai cũng không cần nghĩ đến. Thử hỏi chúng ta làm như vậy để chi? Chẳng qua là để có cuộc sống tốt đẹp hơn, ăn mặc, nhà cửa, cất chứa tiền bạc nhiều hơn. Nhưng suy nghĩ kỹ chúng ta sẽ thấy mặt trời mọc, đứng bóng, rồi lặn và biến mất về đêm; trăng đầy rồi khuyết, rồi mất hẳn ánh sáng; gò cao đổi thành vực thẳm, biển cả hóa nương dâu, vân vân. Cuộc đời xưa nay thịnh suy, đắc thất, vinh nhục, bổng trầm, còn mất, hợp tan, chỉ là lẽ thường chớ đâu có gì được tồn tại mãi, tất cả rồi cũng về với hư không. Thế nên người trí phải luôn biết tri túc với hoàn cảnh hiện tại.

Bồ tát không như vậy, thường nhớ đến tri túc, vui cảnh nghèo giữ đạo, lấy trí tuệ làm sự nghiệp.

Theo lời Phật dạy, Bồ Tát phải từ bỏ cái bị sanh mà tu t p cái vô sanh. Ðoạn tận cái bị sanh (t ứ điên đảo) theo đặc tính của cuộc sống thế gian: là vô thường, khổ, không, vô ngã đẻ tìm đến cái vô sanh tức cái chơn thường , chơn lạc, ch ơn ngã và chơn tịnh.

Ham muốn của cải, tài sản là một đam mê tai hại nhất đối với người tu sĩ, vì của cải chỉ là những phương tiện giúp chúng ta sống tạm trên thế gian nầy, chớ nó không phải là cứu cánh mục đích tối hậu của cuộc đời. Do đó cần phải tích trử tài sản thật đồ sộ để làm chi? Có phải để tăng thêm cái ngã ái, ngã mạn của chúng ta không? Nếu vì mục đích đó thì quả thật tích trử tài sản gây cho chúng ta biết bao trở ngại trên con đường tu tập. Nhưng nếu chúng ta biết sử dụng tài sản, xem nó như đại phương tiện đem lại lợi ích, an vui, hạnh phúc cho đồng bào và nhân loại thì tài sản trở thành những đòn bẩy vô giá giúp chúng ta tạo lập vô lượng công đức vô lậu.

Nghèo và đạm bạc là phương châm cúa các vị Bồ Tát, là hạnh cao quý nhứt của những tâm hồn biết yêu thương chúng sanh, biết xả kỷ càu đạo. Ðức Phật coi như 8 món bất mà đệ tử của Phật phải lìa bỏ.Do đó hạnh thanh bần là hạnh phải có của Bồ Tát theo gương của Phật lìa bỏ hết lầu vàng đìện ngọc, quyền cao chức trọng để đạt đến trạng thái không châp thủ, không che đậy của cái tâm tự do, trống không, chơn thật. Nên dùng tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả) để giảm bớt lòng vị kỷ, giải tỏa tham dục, sống đời thanh bần lạc đạo.

Đạo Phật là đạo giải thoát nói từ viễn cảnh cứu cánh, nhưng trên thực tế thì trí tuệ mớl là pháp căn bản để tu tập cho mọi tu sĩ đến bờ giác ngộ. Từ sự giác ngộ,Bồ Tát mở ra đường sáng vượt khỏi đám mây mù của dòng tâm thức vốn che khuất bầu trời trí tuệ. Tâm thức là nhận thức sự vật (lục trần) bằng lục căn, nên lục thức hay tâm thức vô thường và biến dị. Sự vật được nhận thức chẳng qua là do duyên khởi hoặc giả danh, nên chúng chịu luật sanh diệt theo thời gian ngay cả nhận thức cảm thọ tưởng thức là những hành động liệt tri. Muốn vượt thoát khỏi sự sanh diệt ấy tất phải dùng trí năng soi sáng mọi biến đổi, vô thường của thọ, tưởng, và thức (nói chung là dòng tâm thức) mà đến thế giới bất sanh bất diệt, trong sáng và thường hằng. Trí tuệ có khả năng trong sạch hóa mọi dòng tâm thức bằng cách hư không hóa mọi hữu tồn dù tâm hay vật. Rèn luyện trí tuệ là một nhu cầu thiết yếu biết đủ pháp môn căn bản cho mọi tu sĩ sơ cơ hiểu rõ trước khi tu tập các pháp khác. Trong Đại Kinh Phương Quảng, Tôn giả Mahakotthita (Đại-Câu-hy-la) vấn đạo với Tôn giả Sariputta (Xá lợi Phất) do HT. Thích Minh Châu chuyển dịch từ tiếng Pali đã diễn đạt pháp rèn luyện trí tuệ rất căn bản và rõ ràng

Vì vô minh che mờ do tham ái trói buộc nên chúng sanh trôi giạt trong sanh tử luân hồi. Có ba hữu: Dục Hữu, Sắc Hữu và Vô Sắc Hữu, khi bị tham ái lôi kéo gây ra quả xấu hay tốt (nhân quả như báo ứng, hoặc có công đức); khi vô minh được xả ly, minh được khởi, tham ái được đoạn diệt, thì tâm (dòng tâm thức) được giải thoát mọi ràng buộc của dòng bộc lưu sanh tử luân hồi thì trí (trí tuệ) được trong sáng. Bồ Tát biết tri túc thiểu dục để gìn giữ đạo nghiệp và lấy trí tuệ làm phương châm tu tập để được minh tâm và giải thoát mọi ham muốn và mong cầu.

Pháp Thực Hành: Giải Thoát Tri kiến Bất Thuần Lý

Trong tứ oai nghi, rèn luyện trí tuệ là nhu cầu cần biết đủ các pháp, mà tọa thiền là tối ưu. Lần lượt từ các tầng thiền, hành giả cần an trú chánh trí càng lâu càng chứng tri các thiền cao hơn. Chẳng hạn,

Từ bỏ sân, từ bỏ hôn trầm thụy miên, từ bỏ trạo hối, từ bỏ nghi, thành tựu tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm.

* Tuệ tri (biết rõ) ta phải từ bỏ tham dục, và tuệ tri nhiếp tâm thanh tịnh tìm chân lý (tầm) và đạt đến hạnh phúc vĩnh hằng vì tham dục chính là nguồn gốc của khổ đau.

* Tuệ tri ta phải từ bỏ sân, và tuệ tri (tứ) định tâm hết cân nhắc , vì sân là tướng giận hờn vì muốn mà không được thỏa mãn.

* Tuệ tri ta phải từ bỏ hôn trầm thụy miên, và tuệ tri ta được vui vẻ (hỷ) vì không còn thấy hôn trầm, buồn ngủ làm tâm trí mờ tối.

* Tuệ tri ta phải từ bỏ trạo hối, và tuệ tri ta được sung sướng (lạc) khi không có ăn năn hối hận hoặc phiền não.

* Tuệ tri ta phải từ bỏ nghi hoặc, và tuệ tri ta tin tưởng pháp thiền này mà an trú nơi nhất tâm (chơn tâm)

Cũng vậy rèn luyện năm căn phải dùng tuệ nhãn mà tuệ tri từng căn một để biết rõ an trú nơi nhất tâm (chơn năm căn, năm trần, năm thức). Chẳng hạn, thấy biết như chơn mắt, chơn sắc, chơn nhãn thức; nghe biết như như chơn tai, chơn thinh, chơn nhĩ thức; ngửi biết như chơn mũi, chơn hưong, chơn tĩ thức; nếm biết như chơn lưỡi, chơn vị, chơn tĩ thức; chạm biết như chơn thân chơn xúc, chơn xúc thức.

Cho đến tầng thiền cao hơn, tuệ tri về thức, tưởng, cảm thọ. Có bốn duyên để chứng nhập tâm giải thoát bất khổ bất lạc. Đó là xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền đó, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Lần lượt tu tập vô lượng tâm giải thoát, vô sở hữu tâm giải thoát, không tâm giải thoát và vô tướng tâm giải thoát. Hành giả tuệ tri đoạn tận các lậu hoặc, tham sân si, và tuệ tri an trú tâm từ bi hỷ xả tỏa khắp bốn phương, cũng như thành tựu "Diệt Thọ Tưởng Định"

Kết Luận

Bồ Tát lấy từ bi và trí tuệ làm phương tiện tu tập, sống thanh bần lạc đạo để tự giác và giác tha. Trong phạm hạnh, Bồ Tát luôn nhớ đến thiểu dục và tri túc láy trí tuệ làm đạo nghiệp của mình. Dùng tuệ tri, là cái biết sat-na hiện tiền để hư không hóa mọi hữu tồn như tham dục và các việc bất thiện khác.

. Các pháp thọ hành hoặc tu tập tâm giải thoát tham dục là hư không hóa mọi dòng tâm thức như cảm thọ, tưởng và thức, vốn do tham ái trói buộc làm cho tâm vẩn đục. Trí tuệ làm cho pháp thọ hành "chánh trí" để chứng tri và an trú các tầng thiền cao. Hành giả đã đoạn trừ các lậu hoặc, thì tham, sân, si này được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai. Vậy tri túc là căn bản để gìn giữ đạo nghiệp.

Tham khảo

Đại Kinh Phương Quảng (Mahavedalla Sutta). Trung Bộ Kinh do Thanissaro Bhikkhu dịch từ tiếng Pali và chuyển Việt dịch do HT. Thích Minh Châu, trích trong Diệu Pháp website, phần Chìa Khóa Học Phật (Kinh Điển):: http://www.dieuphap.com

Ðại Thừa Yếu Lược. (ÐTYL). L.H. Tịnh Huệ. Trích phần thiểu dục và tri túc. Sách xuất bản 1998,in tại Walter Bros Printing,5902 Seminary RD, Falls Church, VA 22041.

Kinh Bát Ðại Nhân Giác do HT. Thích Thanh Từ và Thích Minh Quang Việt dịch trích trong website Quảng Ðức: http://www.quangduc.com

Tự Ðiển Phật Hoc Việt Anh. (TÐPHVA). Thiện Phúc trích trong website Quảng Ðức

002-Kinh Tất cả các lậu hoặc - MN 2: Sabbasava Sutta do HT.Thích Minh Châu Việt dịch, trích trong website Quang Ðức.

Trung Ðạo: Pháp Trực Nhận Tánh Không. Phổ Nguyệt trích trong website Tạng Thư Phật Học:

http: www.tangthuphathoc.net

Âm lịch

Ảnh đẹp