Lời giới thiệu của đức DALAI
LAMA (^)
Đức Dalai Lama |
Trong
tác phẩm này, thầy Soyal tập trung vào các vấn đề làm sao để hiểu ý nghĩa
thực thụ của sự sống, làm sao để chấp nhận cái chết, và làm sao để giúp đỡ
người sắp chết, và người đã chết.
Chết là
một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương
đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong
khi ta còn sống. Hoặc là ta tảng lờ nó, hoặc là ta chạm trán với viễn ảnh
cái chết của chính mình, và bằng cách tư duy sáng suốt về nó, ta cố giảm
thiểu những khổ đau mà cái chết có thể mang lại. Tuy nhiên, trong cả hai
cách, không cách nào chúng ta có thể thực thụ chinh phục được sự chết.
Là một
Phật tử, tôi xem chết là chuyện bình thường, là một thực tại mà tôi phải
chấp nhận, khi tôi còn hiện hữu trên trái đất. Đã biết không thể nào thoát
khỏi, thì lo lắng làm gì. Tôi có khuynh hướng nghĩ đến sự chết cũng như
thay bộ y phục khi nó đã cũ mòn, hơn là một cái gì hoàn toàn chấm dứt. Tuy
vậy cái chết không thể biết trước: ta không biết được khi nào cái chết đến
với ta, và ta sẽ chết như thế nào. Bởi thế tốt hơn cả là ta hãy dự phòng
một số việc trước khi cái chết thực sự xảy ra.
Đương
nhiên phần đông chúng ta đều muốn có một cái chết an ổn, nhưng một điều
cũng hiển nhiên nữa, là ta không thể hy vọng chết một cách thanh bình nếu
đời sống của ta đầy những bạo hành, hoặc nếu tâm ta thường giao động vì
những cảm xúc mạnh như giận dữ, ái luyến, hay sợ hãi. Bởi thế, nếu ta muốn
chết tốt, ta phải học cách sống tốt. Nếu ta mong có được một cái chết an
lành, thì ta phải đào luyện sự bình an trong tâm ta, và trong lối sống của
ta.
Như bạn
đọc sẽ thấy trong sách này, theo quan điểm Phật giáo thì cái kinh nghiệm
thực thụ về chết rất quan trọng. Mặc dù sự tái sinh của chúng ta, nơi tái
sinh của ta phần lớn tùy thuộc vào năng lực của nghiệp, song tâm trạng ta
vào lúc chết có thể ảnh hưởng tới tính chất của tái sanh kế tiếp. Vậy, vào
lúc chết, mặc dù ta đã tích lũy đủ loại nghiệp, nhưng nếu ta làm một nỗ
lực đặc biệt để phát sinh một tâm lành, thì có thể tăng cường và khởi động
một nghiệp thiện, và do đó đem lại một tái sinh hạnh phúc.
Lúc chết
thực sự cũng là lúc mà những kinh nghiệm nội tâm lợi lạc sâu xa nhất có
thể xảy ra. Do thường thực tập tiến trình chết trong khi thiền định, một
thiền giả tu cao có thể sử dụng lúc chết của mình để đạt những chứng ngộ
lớn lao. Đấy là lý do những hành giả có kinh nghiệm thường nhập định vào
lúc họ chết. Một dấu hiệu của sự đắc đạo nơi họ là thi thể họ thường không
thối rửa sau khi họ đã chết rất lâu trên phương diện lâm sàng.
Ngoài sự
chuẩn bị cái chết của riêng mình, một việc khác không kém phần quan trọng
là giúp người khác có một cái chết tốt đẹp. Khi mới sinh ra đời, chúng ta
đều là những hài nhi yếu đuối; nếu không nhờ sự săn sóc tử tế mà chúng đã
nhận được, thì chúng ta đã không thể sống còn. Người sắp chết cũng thế,
không thể tự túc được, nên ta phải giúp họ thoát khỏi những bất tiện và lo
âu, và cố hết sức để giúp họ có một cái chết thanh thản. Điều quan trọng
nhất là tránh làm điều gì khiến cho tâm người sắp chết thêm rối loạn. Mục
đích trước nhất của chúng ta giúp người sắp chết là làm cho họ được thoải
mái. Có nhiều cách để làm việc này. Với người đã quen tu tập, nếu khi họ
sắp chết mà ta nhắc nhở chuyện tu hành, tinh thần họ có thể thêm phấn
chấn. Một lời trấn an đầy từ ái của ta có thể gợi cho người sắp chết một
thái độ bình an, thoải mái.
Cái chết
và tiến trình chết có thể cung cấp một giao điểm gặp gỡ giữa Phật giáo Tây
Tạng và khoa học tân tiến. Tôi tin rằng hai bên có thể cống hiến cho nhau
rất nhiều về hiểu biết và thực hành. Thầy Sogyal Rinpoche đúng là người để
làm cho cuộc gặp gỡ này thêm dễ dàng, vì thầy đã sinh ra và trưởng thành
trong truyền thống Tây Tạng, đã thụ giáo với một vài vị lạt ma tên tuổi
nhất của Tây Tạng, đồng thời thầy cũng được hấp thụ một nền giáo dục tân
tiến, đã sống và giảng dạy nhiều năm ở Tây phương và đã quen thuộc với lề
lối tư duy của người phương Tây.
Sách này
không chỉ cống hiến cho độc giả một trình bày lý thuyết về sự chết, mà còn
cung cấp những cách thực tiễn để hiểu và tự chuẩn bị cho mình lẫn người
khác (về cái chết) một cách thản nhiên và viên mãn.
Ngày 2 tháng
6, 1992
Lời Nói Đầu
(^)
Chân dung tác giả |
Tôi sinh ra ở Tây Tạng, và mới vừa sáu tháng tuổi, tôi đã vào tu viện của
thầy tôi,
Jamyang Khientse Chokyi Lodro. Ở Tây Tạng chúng tôi có truyền thống
độc đáo là tìm tái sinh của những bậc thầy vĩ đại đã từ trần. Họ được
tuyển chọn từ lúc hãy còn bé và được cung cấp một nền giáo dục đặc biệt,
huấn luyện họ trở thành những bậc thầy trong tương lai. Tôi được đặt tên
là Sogyal, mặc dù mãi lâu về sau thầy tôi mới nhận ra tôi là tái
sinh của Terton Sogyal, một hành giả mật tông nổi tiếng đã từng là
một trong những bậc giáo thọ của chính thầy, và là một bậc thầy của đức
Dalai Lama thứ mười ba.
Thầy tôi, Jamyang Khientse, dáng người cao lớn vượt hẳn khổ người
Tây Tạng trung bình. Thầy thường đứng cao hơn mọi người cả một cái đầu,
trong đám đông. Tóc thầy có màu bạch kim cắt thật ngắn, và đôi mắt từ bi
thường ánh lên một vẻ hài hước. Đôi tai dài, giống tai Phật. Nhưng điều
làm ta chú ý nhất nơi thầy là sự hiện diện của thầy.
Cái nhìn
và dáng điệu của thầy cho ta biết thầy là một người minh triết và thánh
thiện. Thầy có một giọng nói thâm hậu, hấp dẫn, và mỗi khi giảng dạy, đầu
hơi ngả về phía sau, lời giảng tuôn ra từ nơi thầy như nước chảy, hùng hồn
và đầy thi vị. Và mặc dù thầy được mọi người kính nể, sợ nữa là khác, ta
vẫn nhận thấy một thái độ khiêm cung trong mọi việc thầy làm.
Tôi sinh
ra ở Tây Tạng, và mới vừa sáu tháng tuổi, tôi đã vào tu viện của thầy tôi,
Jamyang Khientse Chokyi Lodro. Ở Tây Tạng chúng tôi có truyền thống
độc đáo là tìm tái sinh của những bậc thầy vĩ đại đã từ trần. Họ được
tuyển chọn từ lúc hãy còn bé và được cung cấp một nền giáo dục đặc biệt,
huấn luyện họ trở thành những bậc thầy trong tương lai. Tôi được đặt tên
là Sogyal, mặc dù mãi lâu về sau thầy tôi mới nhận ra tôi là tái
sinh của Terton Sogyal, một hành giả mật tông nổi tiếng đã từng là
một trong những bậc giáo thọ của chính thầy, và là một bậc thầy của đức
Dalai Lama thứ mười ba.
Thầy
tôi, Jamyang Khientse, dáng người cao lớn vượt hẳn khổ người Tây
Tạng trung bình. Thầy thường đứng cao hơn mọi người cả một cái đầu, trong
đám đông. Tóc thầy có màu bạch kim cắt thật ngắn, và đôi mắt từ bi thường
ánh lên một vẻ hài hước. Đôi tai dài, giống tai Phật. Nhưng điều làm ta
chú ý nhất nơi thầy là sự hiện diện của thầy. Cái nhìn và dáng điệu của
thầy cho ta biết thầy là một người minh triết và thánh thiện. Thầy có một
giọng nói thâm hậu, hấp dẫn, và mỗi khi giảng dạy, đầu hơi ngả về phía
sau, lời giảng tuôn ra từ nơi thầy như nước chảy, hùng hồn và đầy thi vị.
Và mặc dù thầy được mọi người kính nể, sợ nữa là khác, ta vẫn nhận thấy
một thái độ khiêm cung trong mọi việc thầy làm.
Jamyang Khientse là nền tảng của cuộc đời tôi, và là nguồn cảm hứng
cho tác phẩm này. Thầy là nhập thể của một bậc thầy đã canh tân sự thực
hành đạo Phật trong xứ sở chúng tôi. Ở Tây Tạng, được danh xưng là một vị
“tái sinh” chưa đủ, bạn luôn luôn phải làm cho người ta kính nể nhờ
học và tu. Thầy tôi thường nhập thất nhiều năm, và có nhiều mẫu chuyện mầu
nhiệm được kể về thầy. Thầy có tri kiến và thực chứng tâm linh sâu xa, và
tôi dần khám phá rằng thầy giống như một bộ bách khoa về trí tuệ, thầy
biết giải đáp cho mọi câu hỏi bạn có thể đặt ra. Ở Tây Tạng có nhiều dòng
tu, nhưng thầy Jamyang Khientse lại có tiếng là một vị thông suốt
tất cả lý thuyết các dòng ấy. Đối với mọi người đã biết hay nghe nói về
thầy, thì thầy chính là nhập thể của Phật giáo Tây Tạng, một bằng chứng
sống cho ta thấy thế nào là một con người “thuyết thông lẫn tông thông”.
Tôi đã
nghe nói thầy tôi bảo rằng tôi sẽ giúp tiếp nối sự nghiệp của thầy, và dĩ
nhiên thầy luôn xem tôi như con đẻ. Tôi có cảm nghĩ rằng những gì tôi có
thể thành tựu được trong công việc của mình đều nhờ ân phước của thầy tôi.
Mọi hoài
niệm sớm sủa nhất của tôi đều là hoài niệm về thầy tôi. Thầy là bối cảnh
trong đó tôi lớn lên, và ảnh hưởng thầy ngự trị tuổi thơ tôi. Thầy như một
người cha đối với tôi. Thầy cho tôi bất cứ gì tôi xin cầu. Người bạn đạo
của thầy, Khandro Tsering Chodron, mà cũng là cô tôi, thường bảo:
- Đừng
quấy rầy Rinpoche, có thể ông đang bận đấy.
Nhưng
tôi thì luôn muốn ở bên cạnh thầy, và thầy cũng sung sướng có tôi ở bên
mình, Tôi thường không ngớt đặt những câu hỏi với thầy suốt buổi, và thầy
luôn luôn kiên nhẫn trả lời tôi. Tôi là một đứa bé hư hỏng, không một thầy
giáo nào có thể ghép tôi vào kỷ luật. Mỗi khi họ cố đánh tôi, thì tôi lại
chạy đến thầy, leo lên sau lưng thầy, thế là không ai dám bén mảng. Thu
mình ở đấy, tôi cảm thấy hãnh diện và khoái thích, còn thầy chỉ cười lớn.
Bỗng một ngày nọ, thầy dạy kèm yêu cầu thầy tôi mà tôi không biết, giải
thích rằng vì lợi ích cho riêng tôi, không thể tiếp tục để như thế được.
Lần kế tiếp khi tôi chạy đến nấp sau lưng thầy, thì thầy dạy kèm đi vào
phòng, lạy thầy tôi ba lạy, rồi lôi tôi ra ngoài. Trong khi bị kéo ra khỏi
phòng, tôi nhớ mình đang nghĩ rằng, thật lạ lùng là ông này dường như
không sợ gì thầy tôi cả.
Jamyang Khientse thường ở trong gian phòng mà tiền thân của thầy đã có
những linh kiến và khởi sự công cuộc phục hưng văn hóa và tôn giáo đã lan
tràn suốt miền đông Tây Tạng trong thế kỷ trước. Đấy là một gian phòng kỳ
diệu, không rộng lắm nhưng có một bầu không khí thần tiên, đầy những vật
thiêng liêng, tranh và sách. Nó được gọi là “thiên đường của những vị
Phật”, “căn phòng đầy năng lực”. Nếu có cái gì ở Tây Tạng làm
tôi nhớ nhung, thấp làm bằng gỗ và những đai da, tôi ngồi bên cạnh. Tôi
thường không chịu ăn cái gì không phải lấy từ nơi bát của thầy. Trong cái
phòng ngủ nhỏ gần kề, có một hành lang luôn luôn mờ tối, với một ấm nước
trà sủi bọt trên hỏa lò nhỏ đặt trong góc. Tôi thường ngủ cạnh thầy tôi,
trên một cái giường nhỏ dưới chân giường thầy. Một âm thanh mà tôi không
bao giờ quên được là tiếng lần tràng hạt của thầy trong lúc thầy nhẩm
những lời cầu nguyện. Khi tôi đi ngủ thầy thường vẫn ở đấy, ngồi thiền đọc
kinh và sáng sớm khi tôi thức dậy thì thầy cũng đã ngồi tu tập, tràn đầy
năng lực và ân phước. Mỗi khi mở mắt trông thấy thầy, lòng tôi lại ngập
tràn một niềm hạnh phúc ấm cúng. Có một vẻ gì rất thanh bình nơi thầy.
Khi tôi
lớn lên, thầy Jamyang thường để cho tôi chủ tọa những buổi lễ, còn thầy
làm duy na điều khiển thời tán tụng. Tôi có dịp chứng kiến tất cả những
cuộc giảng dạy và phép quán đảnh mà thầy làm cho mọi người, nhưng không
phải nhớ những chi tiết mà nhớ bầu không khí trong những dịp ấy. Với tôi,
thầy chính là Phật, tôi không còn nghi ngờ gì về chuyện ấy. Và mọi người
khác cũng công nhận như thế nữa. Khi thầy làm lễ quán đảnh, những đệ tử sợ
tới nỗi không dám nhìn mặt thầy. Một vài người thấy thầy dưới hình dạng
của vị tiền thân của thầy, hoặc thấy thầy giống vị Phật này, vị bồ tát
kia. Mọi người gọi ngài là Rinpoche, “bậc quý nhân,” danh
xưng đối với một bậc thầy, và khi thầy ở đấy thì không có vị nào khác được
gọi bằng danh từ ấy. Sự hiện diện của thầy gây cảm khái tới nỗi nhiều
người thương mến gọi thầy là “Phật nguyên thủy.”
Nếu tôi
không gặp được thầy tôi, tôi đã thành một con người khác hẳn. Với trí tuệ
và đức bi mẫn, thầy là hiện thân của giáo lý thiêng liêng và khiến cho
giáo lý ấy thực tiễn và đầy sức sống. Khi tôi nói với người khác về bầu
không khí vây quanh thầy tôi, họ cũng cảm thấy như tôi. Vậy, thầy tôi đã
gây trong tôi cảm hứng gì? Đó là một lòng tin không lay chuyển đối với nên
giáo lý, và một niềm tin ở tầm quan trọng chính yếu và quyết liệt của bậc
thầy. Bất cứ một hiểu biết gì mà tôi có được, đều nhờ thầy mà có. Đấy là
một điều không bao giờ tôi có thể đền đáp, song tôi có thể trao lại cho
những người khác.
Suốt
thời niên thiếu của tôi ở Tây Tạng tôi đã thấy cái tình yêu thương mà thầy
tôi thường tỏa ra trong hội chúng, nhất là khi hướng dẫn người hấp hối và
người đã chết. Một vị Lama ở Tây Tạng không chỉ là một bậc thầy về
tâm linh mà còn là một người minh triết, một người trị bệnh, cha xứ, bác
sĩ, người chữa tâm bệnh, người giúp đỡ kẻ hấp hối. Về sau tôi phải học
những kỹ thuật đặc biệt để hướng dẫn người sắp chết và người chết, từ
những giáo lý liên hệ cuốn Tử thư Tây Tạng. Nhưng những bài học lớn nhất
mà tôi học được về sự chết – và về sự sống, là nhờ ngắm nhìn thầy tôi khi
thầy hướng dẫn người chết với một lòng bi mẫn vô biên, với trí tuệ và hiểu
biết.
Tôi cầu
nguyện rằng sách này sẽ truyền đạt đến mọi người một trí tuệ và từ bi của
ngài, và qua nó, các bạn có thể cảm nhận phần nào tâm đầy trí tuệ của ngài
và tìm thấy một mối giao cảm linh động với ngài.
Ni Sư Trí Hải |
Tạng Thư Sống Chết không những là một tuyệt tác về tâm linh mà
còn là một sách dẫn, một cẩm nang, sách tham khảo, và một nguồn cảm
hứng thiêng liêng. " Trong một thời đại cực kỳ nguy hiểm như ngày
nay, khi nhiều người trong chúng ta đang tìm kiếm sự hướng đạo minh
triết và những giải đáp soi sáng cho ta về cách sống cuộc đời
mình và cách đối mặt với cái chết, thì tác phẩm này đang cống hiến
một sự hướng đạo như thế, một vài lời giải đáp như thế. Nó đã được
viết ra để gợi cảm hứng cho người đọc khởi sự cuộc hành trình tiến
về giác ngộ, để thành những "sứ giả hòa bình" theo như tác giả gọi,
những người làm việc với trí tuệ và tình thương, để trực tiếp góp
phần vào sự cứu vãn tương lai nhân loại.