NĂNG LỰC CỦA NGHIỆP(5)
Nghiệp là một năng lực riêng biệt của từng cá nhân được chuyển từ kiếp
này sang kiếp khác. Nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo
nên tâm tánh của một con người.
Vạn
vật đều Vô Thường, mỗi người chúng ta luôn biến đổi và luôn đang trở
thành một cái gì khác.
Theo
luật Nhân-Quả thì cái mới ấy phụ thuộc vào hành động của chính mỗi chúng
ta.
Trong
từng sát-na ta có thể tự cải hoá cuộc đời mình hướng thượng, hoặc ngược
lại. Tất cả nhân ( Nghiệp thân, khẩu, ý) , mà ta gieo vào vũ trụ này đều
được ghi lại và vận hành theo luật Nhân-Quả.
Nghiệp này sẽ cộng hưởng với các nghiệp khác ( biệt nghiệp của bản thân
hay cộng nghiệp của một cộng đồng, tổ chức lớn, nhỏ) để mà trổ qủa (
nghiệp báo) khi có đủ nhân duyên. Đó là lý do tại sao mà có thể quả của
một nhân yếu tố lại trổ sanh tròn đủ, còn quả của một nhân mạnh lại lắng
xuống không trổ sanh nữa như trường hợp sự tu tập đạt đến quả vị
A-la-hán.
Đức
Phật dạy:
“Này
các Tỳ-kheo, người kia không biết khép mình vào kỷ cương của thể xác,
của luân lý, của tâm, của trí tuệ, kém đạo đức, kém giới hạnh và do đó,
sống đau khổ. Dầu một hành động tầm thường của người ấy cũng đủ tạo quả
đưa đến cảnh khổ”.
“Này các Tỳ-kheo, người kia có nếp sống kỷ cương, về vật chất cũng như
luân lý, tinh thần và trí tuệ, đạo đức cao thượng, biết làm điều thiện
và lấy tâm Từ vô lượng đối xử với tất cả mọi chúng sinh. Người như thế
đâu có một hành động tầm thường như người kể trên hành động ấy cũng
không tạo quả trong kiếp hiện tại hay kiếp tương lai.(6)
“Tỷ như có người cho một muỗng muối vào bát nước. Này các Tỳ-kheo,
các thầy nghĩ thế nào? Nước trong bát có thể trở nên mặn và khó uống
không?
-Bạch Đức Thế Tôn, có ạ!
-Tại sao?
-Bạch Đức Thế Tôn, vì nước trong bát thì ít mà cho một muỗng nên phải
mặn.
-Bây giờ, tỷ như người ta đổ muối ấy xuống sông Hằng, này các Tỳ kheo,
các Thầy nghĩ sao? Nước sông hằng có vị muối ấy mà trở nên mặn và khó
uống không?
-Bạch Đức Thế Tôn, không ạ!
-Tại sao?
-Thưa Đức Thế Tôn vì sông Hằng rộng lớn, nước nhiều, chỉ bấy nhiêu muối
ấy không đủ làm mặn.
Cũng như thế, có trường hợp người kia vi phạm một lỗi mà chịu cảnh khổ,
người khác cũng vi phạm tương tự mà chịu quả nhẹ hơn và sau khi chết,
quả kia dầu nhỏ, không trổ sanh nữa.”(7)
Trong
sự báo ứng của Nghiệp có những năng lực hỗ trợ tạo điều kiện cho quả sớm
trổ sanh và ngược lại cũng có những năng lực kìm hãm ngăn chặn không cho
quả phát sanh. Những năng lực đó là:
-Sự
sanh trưởng.
-Thời
gian hay hoàn cảnh.
-Nhân
cách hoặc sắc tướng.
-Sự
nỗ lực cố gắng.
Sự
tái sinh tốt có thể là một năng lực kìm hãm không cho quả dữ trổ sanh,
trong khi đó nếu sanh trưởng trong gia đình hoàn cảnh nghèo khó thì sự
tái sinh bất hạnh của người này tạo điều kiện thuận lợi cho quả dữ phát
sinh.
Người
đã gieo nghiệp tốt được tái sinh trong hoàng tộc, mặc dù không thông
minh tài giỏi nhưng cũng được thiên hạ trọng vọng, trong khi đó cũng con
người này nếu sinh trong gia đình bình thường thì ắt không được xem
trọng như vậy.
Vua A
–xà-thế tuy phạm tội lớn giết cha về sau gặp được thiện duyên tuy nhờ
thân cận học Phật mà trở nên một vị minh quân có tâm đạo nhiệt thành
nhưng do trọng tội đã phạm nên phải tái sanh vào cảnh khổ, ở nơi bất
thuận lợi này mà bao nhiêu nhân lành ông đã gieo sau này cũng không đủ
duyên hỗ trợ để trổ quả.
Thời
gian hay hoàn cảnh cũng ảnh hưởng đến sự báo ứng của Nghiệp. Ví dụ tất
cả mọi người đều phải cùng chung chịu một số phận trong một cảnh thiên
tai.
Dung
mạo đẹp đẽ hoặc xấu xí có thể hỗ trợ hay kìm hãm sự báo ứng của Nghiệp.
Ví dụ như trường hợp có người nhờ Nghiệp lành mà được tái sanh vào hoàng
tộc thành hoàng tử nhưng lại cũng vì Nghiệp mà bị tật nguyền thì cũng
không hoàn toàn trọng hưởng được phước báu của mình, không được vua cha
chọn lựa để truyền ngôi báu. Lại có trường hợp đứa trẻ nhờ diện mạo
phương phi tuy sinh ra trong gia đình nghèo mà vẫn có thể gieo ít nhiều
thiện cảm đến người khác.
Sự nỗ
lực cố gắng là quan trọng hơn cả trong các năng lực trợ duyên và nghịch
duyên của Nghiệp. Trong sự báo ứng của Nghiệp, sự chuyên cần và sự thiếu
chuyên cần giữ một vai trò chính yếu. Do sự cố gắng hiện tại ta có thể
tạo nghiệp mới, hoàn cảnh mới, môi trường mới, thậm chí cả một thế giới
mới. Trong khi đó, dù đủ điều kiện thuận lợi và trợ duyên đầy đủ mà ta
không nỗ lực cố gắng thì chẳng những ta bỏ lỡ một cơ hội quý báu mà có
khi phung phí cả một sự nghiệp, thể chất lẫn tinh thần.
Nắm
vững giáo lý Nghiệp báo từ sự vận hành của Nghiệp và năng lực trợ duyên
hay nghịch duyên đối với Nghiệp để mà can trường vững bước trong cuộc
đời mỗi người, biết khai thác phát triển các yếu tố thuận duyên, tìm
phương tiện triệt tiêu ác duyên hầu tiếp nhận quả một cách an nhiên tự
tại.
Niềm
tin nơi Nghiệp báo nâng cao giá trị của sự tinh thần và kích thích lòng
nhiệt thành, vì lý nghiệp báo dạy mỗi người phải lãnh lấy trách nhiệm
của chính mình.