QUẢN LÝ NGHIỆP VÀ NGHIỆP BÁO
Nếu
coi Nghiệp là đầu vào, khi gieo nhân nghiệp càng cẩn trọng bao nhiêu thì
gặt quả đầu ra nghiệp báo càng an toàn bấy nhiêu. Làm sao có thể quản lý
được đầu vào từ vô thuỷ kiếp? Chúng sanh trong biển vô minh mù mịt cần
phải làm gì?
“Mọi
sự xảy ra trong cuộc đời mỗi người chúng ta đều do nghiệp chi phối. Sự
có mặt của mỗi người là sự hiện hữu của nghiệp thiện hay bất thiện của
quá khứ. Muốn biết nhân đời trước, nhìn hiện tại họ đang hưởng. Muốn
biết quả đời sau, xét hiện tại họ đang tạo việc gì.”
Sự
quán chiêu toàn diện của lý Vô Thường – Vô Ngã- và luật Nhân - Quả soi
rọi trong thuyết nghiệp và Nghiệp báo của Phật giáo hoàn toàn có thể
giải thích được cặn kẽ những điều kỳ diệu, hoặc tưởng chừng như bất
công, vô lý trong hiện hữu của đời sống con người.
Dù
muốn hay không muốn, biết hoặc không biết, để ý hay không để ý. Mặc
nhiên, ai cũng phải tiếp nhận nghiệp báo, lớn hay nhỏ, lành hay dữ, và
ai cũng vẫn đang tạo nghiệp mới trong từng nhịp sống của hiện kiếp. Mong
ước tối hậu của con người là cả sự tiếp nhận và sự tạo mới sao cho được
bình an. Hãy biết nhận thức để trong kiếp hiện tại này gieo thật nhiều
nghiệp lành, trong sự xoay vần không ngừng của luật Nhân-quả thì ắt sẽ
cải thiện được Nghiệp báo và gặt hái được những quả lành ngay trong kiếp
này cũng như tương lai. Nhân lành xuất phát từ ý nghĩ, tư tưởng của
chúng ta. Muốn làm việc lành thì phải khởi ý niệm lành. Ba nghiệp (thân,
khẩu và ý) lành thì đời sống an lạc tốt đẹp. Tu tập ba nghiệp là điều
rất cần thiết đối với người con Phật.