TU NGHIỆP LÀ GÌ?
Trong
cuộc đời mỗi con người, hầu hết ai cũng mơ ước được đi “tu nghiệp” tại
các trường đại học danh tiếng, văn bằng được quốc tế công nhận, nhằm đạt
trình độ quản lý cao, giỏi về mọi lĩnh vực trong đời sống, kinh tế, xã
hội để rồi có được công việc với đồng lương cao, trở thành những thương
gia tầm cỡ quốc tế hay những chính khách danh giá trên chính trường…Có
nhiều nhà quản lý rất giỏi chuyên môn, đóng góp nhiều cho các tổ chức,
xã hội nhưng thực sự lại không quản lý nổi ba nghiệp (thân, khẩu, ý) của
mình nên dẫn tới gặp tai hoạ như thường. Ví dụ như tội tham nhũng, ban
đầu xuất phát từ ý muốn tham lam thầm kín, khi ý muốn này đã gieo gặp đủ
điều kiện liền trổ quả tức khắc. Hành vi tham nhũng sẽ được thực hiện.
Nghiệp tham ô đã gieo. Nghiệp này sẽ tới ngày trổ quả, hành động tham
nhũng được kết tội khi mọi yếu tố cấu thành tội phạm chứng minh đầy đủ,
quả báo cho loại hình tội phạm này là vô tù ngay trong kiếp này…Đó là
một dạng nghiệp báo ứng tức thời. Còn những con đường đi âm thầm của
nghiệp mà chủ nhân của nó tìm cách trốn chạy mà cứ tưởng chừng như thoát
khỏi tội đã gây ra, nhưng nào ngờ những tai ương giáng hoạ bất thình
lình, chỉ khi ngẫm nghĩ xâu chuỗi sự kiện thì mới thấy được đó là nghiệp
báo ứng của tội đã gây tạo mà thôi. Ví dụ về trường hợp đi thầm kín của
nghiệp này cũng vô kể như trường hợp nghiệp báo ứng tức thời. Có lẽ tự
mỗi người chúng ta hãy suy ngẫm về chính mình để thấu rõ về nghiệp là
điều hay hơn hết.
Ở đây
xin bàn đến Tu Nghiệp theo đạo Phật. Tu nghiệp trong nhà đạo chính là tu
ba nghiệp thân, khẩu và ý của mình, chúng ta nên lưu ý những điều sau:
-Khước
từ việc xấu.
-Luôn
khởi ý niệm lành, nói điều lành, làm việc lành.
-Giữ
tinh thần tỉnh giác đối với ba nghiệp thân khẩu và ý.
Nghiệp báo là một sự kiện nhắc nhở đối với người Phật tử sơ cơ và là một
khích lệ đối với hạng trí thức. Đức Phật dạy:
“
Phước báu và tội lỗi mà con người tạo ra là tất cả những gì mà con người
làm chủ, là những gì đưa con người đi, từ nơi này…là những gì luân chạy
theo bén gót con người như bóng theo hình. Vậy, từ đây con người hãy
tích trữ cái tốt để đem đi nơi khác, trong tương lai. Hãy tạo một nền
tảng vững chắc cho thế gian ngày mai.”(1)
Cần
phải hiểu về nghiệp như thế nào trong giáo lý Đạo Phật để có thể tu được
ba nghiệp thân khẩu và ý?
“Con
người là chủ nhân của nghiệp và thừa kế những nghiệp mà mình đã gây tạo.
Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra”
Kinh
Trung Bộ