NĂM NIYANMA
1.Utu
Niyama là định luật liên quan đến sự tiến triển của Vật lý thuộc loại vô
cơ như hiện tượng thời tiết, mưa gió, nhiệt hàn “ Bốn mùa tám tiết và
đặc tính của mỗi mùa như hạ thì nóng, đông thì lạnh”.
2.Bij
Niyama là định luật liên quan đến sự phát triển của vật lý thuộc loại
hữu cơ, những vật có tế bào như cây cỏ. Do định luật này thì dòng nào
sinh giống nấy. Cây lúa do hạt lúa, cây cam do hạt cam. Luật âm dương
đực cái, tế bào và bẩm thụ gène trong việc thụ thai cũng do định luật
này chi phối. Sự giống nhau về thể chất của hai trẻ sinh đôi cũng vậy.
3.Kamama Niyama là định luật Nhân Quả hay là sự tiến triển hành động
thiện hoặc ác, đến quả lành hay dữ.
Nhân
gieo thì quả trổ. Nhân lành đem quả tốt. Nhân ác đưa đến quả xấu. Đó là
định luật tự nhiên chứ không phải là hình thức thưởng hay phạt. Sự tiến
triển từ nhân đến quả cũng tự nhiên và cần thiết như sự xoay chuyển của
trái đất chung quanh mặt trời. Đó là nguyên tắc nhân quả tương xứng của
định luật Nghiệp báo.
Nguyên tắc thứ hai của luật Nhân Quả là trổ quả liên tục. Một nhà bác
học trong đời tìm tòi, học hỏi thu thập được nhiều kiến thức và kinh
nghiệm. Đến lúc tái sinh, tất cả những kinh nghiệm và kiến thức ấy cũng
được chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Đôi khi ta cũng phảng phất nhớ
lại một vài kinh nghiệm và kiến thức trong kiếp trước, nhưng lắm lúc ta
lại quên hẳn, cũng như ta quên một vài kinh nghiệm và kiến thức đã thu
thập hồi còn nhỏ, cùng trong một kiếp sống. Do nguyên tắc quả trổ liên
tục mà có những thần đồng chưa học mà nói được nhiều thứ tiếng.
4.Dhamma Niyama là định luật của vạn pháp như những hiện tượng xảy ra,
như khi một vị Bồ-tát tái sinh trong kiếp chót; luật hấp dẫn lực và
những định luật khác trong vũ trụ…đều có thể liệt vào lịch trình tiến
triển này.
5.Citta Niyama là định luật tâm lý như lịch trình diễn của tâm, những
nguyên tố cấu tạo tâm, năng lực của tâm như thần giao cách cảm, biết quá
khứ vị lai, huệ hãn, huệ nhĩ, tha tâm thông và những hiện tượng tương tự
mà khoa học hiện đại chưa giải thích được.
Như
tất cả các định luật trong vũ trụ, năm lịch trình tiến triển kể trên
không do một oai lực huyền bí nào tạo nên.
Định
luật liên quan đến sự tiến triển của vật lý, loại vô cơ, loại hữu cơ,
định luật vạn pháp là những lịch trình tiến hoá tự nhiên, mặc dầu trong
một giới hạn nào đó con người cũng có khả năng kiểm soát được ở một mức
độ nhất định. Ví dụ như lửa nóng có đặc tính làm phỏng da, tuyết lạnh
đến mức dưới 0oC thì làm đông nước nhưng cũng có người thể
đi trên lửa mà không bị phỏng, cũng có người ngồi trên tuyết Lãnh sơn,
khoả thân, mà không sao, hay như là trường hợp hoa quả có thể được thụ
nở trái khác mùa bằng phương pháp nhân tạo…
Định
luật thuộc về tâm linh cũng tác động tự nhiên, một cách vô ý thức, không
cần kích thích, không tuỳ thuộc nơi ý muốn nào bên ngoài. Khi nhân đã
gieo, do nghiệp báo, thì quả phải trổ.
Trong
luân hồi vô thường thì sự gieo nhân và trổ quả là liên tục từ kiếp này
qua kiếp khác không ngừng nghỉ, trùng trùng điệp điệp tiến trình gieo và
gặt xuyên kiếp, con người luôn có cơ hội để cải biến được cuộc đời minh
ngay trong kiếp hiện tại bằng cách gieo hạt lành. Sự tu tập trong Phật
giáo nhằm mục đích kiểm soát thân, khẩu, ý và sự kiểm soát này có thể
thực hiện được nhờ hiểu biết chân chính và tư tưởng trong sạch. Chánh
kiến và tác ý có thể sửa chữa được nghiệp quả, nghĩa là nghiệp lành có
thể chuyển hoá nghiệp quả xấu.