Tu Nghiệp


Tỉnh Thuần
03/06/2011 19:06 (GMT+7)
Số lượt xem: 18910
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

TÍNH CHẤT CỦA NGHIỆP

 

“Gieo gì gặt nấy”

Tạp A-hàm

Thật hiển nhiên “gieo gì gặt nấy”. Nhưng nếu chúng ta cứ bám chặt vào câu này thì sẽ rơi vào tình trạng bi quan cho rằng biết bao giờ mới trả hết nghiệp đã gieo của vô thuỷ vô kiếp, để rồi ngủ quên ngay trong đời sống hiện tại.

Chúng ta chưa đủ khả năng thấu được vô lượng kiếp của Đức Phật. Được thân làm người đã là phước quý giá hơn những loài chúng sinh khác, nghĩa là chúng ta có cơ hội tu tập cho đến khi thành tựu quả vị Phật, bằng cách gieo những hạt giống lành hầu mong trổ quả ngay trong hiện đời, kiếp kế tiếp hay nhiều kiếp vị lai.

Mỗi người chúng ta hãy tự chiêm nghiệm tính chất của Nghiệp”gieo gì gặt nấy” với sự quán chiếu về lý Vô Thường-Vô Ngã và luật Nhân Quả trong một bình diện rộng lớn đa chiều của nhiều kiếp nhân sinh, để tự tin mà tìm phương tiện chuyển hoá nghiệp báo của bản thân mình.

Đồng thời chúng ta cần ghi nhớ rằng, khi đã gieo nhân lành rồi thì đừng hối tiếc để tránh tình trạng quả trổ sanh không được tương xứng với nhân hoặc thậm chí trái ngược với nhân đã gieo. Ví dụ một người có lòng tốt giúp đỡ người nghèo hay người bị sa cơ lỡ vận, nhưng khổ một nỗi người này giúp lại hay kể công nên làm cho người mang ơn có khi hết kiếp hiện tiền cũng chưa đủ cơ hội để trả hết ơn nên chẳng dám gần gũi, thậm chí lại có những trường hợp sau sự giúp đỡ một thời gian hai bên không muốn nhìn mặt nhau. Theo đạo lý thường tình thì mối quan hệ giữ người hỗ trợ và người thọ nhận sự giúp đỡ phải là tốt đẹp mới đúng. Nhưng đôi khi lại trái ngược.

 


Âm lịch

Ảnh đẹp