VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA THUYẾT NGHIỆP BÁO TRONG
ĐẠO PHẬT
Nghiệp báo là một trong những giáo lý căn bản của Đạo Phật.
Từ
đời trước đức Phật Thích-ca-mâu-ni, hai học thuyết Nghiệp báo và Tái
sinh có liên quan mật thiết với nhau, đã được truyền bá sâu rộng tại Ấn
Độ.
Mặc
dù mục tiêu cuối cùng của Phật giáo là Niết bàn- sự chấm dứt tái sinh-
có thể thành đạt được ngay trong kiếp sống hiện tại, nhưng Đức Phật với
sự thấu rõ về Vô Thường- Vô Ngã và luật Nhân Quả đã giải thích tường tận
về Nghiệp báo và Tái sinh.
Triết
lý thâm sâu của thuyết Vô Thường – Vô Ngã và luật Nhân Quả, là di sản vô
song của Đức Phật để lại cho loài người, chỉ có thể chiêm nghiệm bởi mỗi
cá nhân trong chính kiếp sống của con người. Mọi kiến thức khoa học và
ngay cả đạo lý trên cũng chỉ là công cụ để giúp mỗi cá nhân tự kinh
nghiệm cuộc đời chính mình mà thôi.
Đức
Phật thành tựu quả vị Phật, đạt đến Niết-bàn bằng con đường thực chứng
tâm linh. Còn khoa học thì đi trên con đường thực nghiệm và nương nhờ
phương tiện vật chất để chứng minh được điều này điều nọ. Đó chính là
giới hạn của khoa học.
Phật
tánh, Niết-bàn vốn không tên nhưng để làm phương tiện mô tả chỗ mà Đức
Phật đã thực chứng được nên đành lòng gọi tên mà thôi. Vì thế, xin quý
vị đừng bị sự bám víu vào ngôn từ, phương tiện truyền thông của loài
người, để rồi tự tạo khó cho bản thân mình trên con đường tu học.