BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC
NGỌN LỬA VÀ TRÁI TIM
Lê Mạnh Thát Chủ biên
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP. HCM 2005
MỘT SỐ
TƯ LIỆU MỚI VỀ BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC
Lê Mạnh Thát
Thế
là nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày bồ tát Quảng
Đức vị pháp thiêu thân. Ý nghĩa của hành động ấy đã
được thế giới bàn cải rất nhiều và vị trí lịch sử
của bồ tát Quảng Đức trong lòng dân tộc đã được khẳng
định từ lâu. Tuy nhiên ngoài bản tiểu sử ngắn ngủi do
Uỷ Ban Liên Phái bảo vệ Phật giáo đưa ra sau sự kiện tự
thiêu ngày 11 tháng 6 năm 1963, tức ngày 20 tháng tư nhuận năm
Quí Mão, mà sau này đã trở thành tư liệu chính thức phổ
biến rộng rãi trong các sách báo cho tới tận hôm nay, cuộc
đời của bồ tát Quảng Đức trước thời điểm tự thiêu
đó vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.
Thông
thường, chúng ta chỉ biết bồ tát Quảng Đức khi lên 7 tuổi
thì được cha mẹ cho cậu ruột mình là thiền sư Hoằng Thâm
nuôi dạy, rồi xuất gia và đặt tên đạo là Thị Thuỷ,
tự là Hạnh Pháp và hiệu là Quảng Đức. Sau khi thọ giới
cụ túc, bồ tát nhập thất tu hạnh đầu đà ba năm, xong
thì đi hành hoá ở vùng Vạn Ninh và giữ nhiệm vụ kiểm
tăng của Chi hội Phật học Ninh Hoà. Đến năm 1943 vào Nam
hành hoá, để tới năm 1963 thì phát nguyện tự thiêu. Về
giai đoạn bồ tát Quảng Đức ở Vạn Ninh, ta chỉ biết nét
đại cương như vừa thấy.
Gần
đây, trong dịp đi điền dã tại Khánh Hoà, nhờ sự giúp
đỡ tận tình của đại đức Thích Như Hoằng, một số tư
liệu liên hệ đến hoạt động Phật sự của bồ tát Quảng
Đức tại vùng Vạn Ninh trước năm 1945 đã được phát hiện,
cung cấp cho ta một cái nhìn mới về cuộc đời của bồ
tát trong giai đoạn ấy, giai đoạn hình thành nhân cách xả
kỷ cứu nhân của bồ tát. Do thế, chúng tôi cho rằng những
phát hiện mới này sẽ đem lại một hiểu biết rõ ràng hơn
về con người bồ tát Quảng Đức.
Số
tài liệu nầy bao gồm ba loại. Loại thứ nhất là bảy văn
kiện liên hệ trực tiếp đến bồ tát Quảng Đức. Loại
thứ hai là một văn kiện của bổn sư bồ tát Quảng Đức
là thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm viết để cúng
ruộng cho chùa Long Sơn và tổ đình Linh Sơn và một bài minh
khắc trên chuông chùa Long Sơn vào năm Duy Tân thứ hai (1907)
do thiền sư Hoằng Thâm đúc sau khi làm chùa xong. Loại thứ
ba là những văn kiện liên hệ với tổ đình Linh Sơn và thiền
sư Chơn Hương Huyền Túc Thiên Quang (1862-1939), bổn sư của
thiền sư Như Đạt Hoằng Thâm. Đây là số tư liệu lần
đầu tiên phát hiện và công bố, giúp ta có một hiểu biết
rõ ràng hơn về hoạt động Phật sự của bồ tát Quảng
Đức từ những năm 1917-1945 cùng của các thầy tổ đã tác
thành nên con người Quảng Đức trong nửa đầu của thế
kỷ XX.
Tập
sách này chia làm bốn chương. Chương thứ nhất là dịch và
công bố toàn bộ mười bốn văn kiện liên hệ đến bồ
tát Quảng Đức. Chương thứ hai là dịch và công bố văn
kiện cúng ruộng của Thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng
Thâm. Chương thứ ba là dịch và công bố các văn kiện liên
hệ đến Tổ sư Chơn Hương Thiên Quang và tổ đình Linh Sơn.
Tất cả các bản dịch văn kiện này đều theo niên đại
ra đời của chúng, và được đánh số liên tục từ 1 đến
27. Chương thứ bốn là ghi nhận một số nhận xét của chúng
tôi về các văn kiện ấy, đặc biệt trong liên hệ với cuộc
đời hoạt động Phật sự của Bồ-tát Quảng Đức. Cuối
sách chúng tôi cho thiết lập lại niên biểu chi tiết cuộc
đời bồ tát Quảng Đức cùng các sự kiện liên hệ.
Số
tư liệu mới phát hiện này không chỉ cho ta biết về con
người bồ tát Quảng Đức, mà còn về các vị thầy tổ
đã có công giáo dưỡng và hình thành nên nhân cách xả kỷ
vừa nói. Nhân cách ấy không phải ngày một ngày hai mà có
được. Nó phải trải qua một quá trình tu dưỡng lâu dài
trong một truyền thống Phật giáo tích cực nhập thế mình
vì mọi người. Số tư liệu vừa nêu cho ta biết thêm về
các hoạt động Phật sự của bổn sư bồ tát Quảng Đức
là thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm và của tổ
sư Chơn Hương Thiên Quang.
Không
những thế, số tư liệu này còn giúp ta có một nhận thức
rõ ràng hơn về một giai đoạn Phật giáo tại một địa
phương không nỗi bật lắm về truyền thống Phật giáo như
vùng Vạn Ninh, khi Phật giáo Việt Nam cũng như dân tộc đang
thực hiện một công cuộc chuyển mình lớn, để đưa dân
tộc cũng như Phật giáo từ dạng truyền thống sang dạng
hiện đại vào cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ
XX. Đây là một giai đoạn lịch sử chưa được nghiên cứu
đầy đủ do chưa tập hợp được nhiều tư liệu.
Bởi
vai trò quan trọng của số tư liệu vừa nêu, chúng tôi đề
nghị cho phiên dịch và in lại bộ nguyên bản toàn bộ văn
kiện trên, nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu không chỉ
cuộc đời bồ tát Quảng Đức, mà còn cả một giai đoạn
Phật giáo đầy biến động của lịch sử dân tộc được
đầy đủ hơn trong tương lai.
Vạn
Hạnh đầu hạ năm Ất Dậu (2005 )
Lê
Mạnh Thát
Mười
bốn văn kiện về bồ tát Quảng Đức Như ta đã biết, bồ
tát Quảng Đức sinh tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện
Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà vào năm Đinh Dậu (1897), sau đó được
cậu ruột mình là thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm
(1865-1921) đem về nuôi cho xuất gia đã đặt pháp danh là Thị
Thủy, pháp tự là Hạnh Pháp và pháp hiệu là Quảng Đức.
Trong đợt điều tra điền dã mùa hè năm 2005, được sự
giúp đỡ và cung cấp của đại đức Thích Như Hoằng trú
trì chùa Thiên Tứ ở Núi Đất thuộc làng Mỹ Trạch, xã
Ninh Hà, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi đã thu thập
được một số tư liệu liên hệ đến hoạt động Phật
giáo của bồ tát Quảng Đức trong nửa đầu thế kỷ XX tại
vùng Vạn Ninh cùng tổ đình Long Sơn, nơi bồ tát Quảng Đức
xuất gia và sau đó làm tri sự và tổ đình Linh Sơn, nơi Bồ
Tát kế thế làm trú trì vào những năm 1939-1945. Nhân đây,
cho phép tôi cám ơn đại đức Như Hoằng đã hết lòng giúp
đỡ và cung cấp các tài liệu liên quan đến bồ tát Quảng
Đức và tổ đình Linh Sơn tại Vạn Ninh.
Về
mười bốn văn kiện liên hệ đến bồ tát Quảng Đức, chúng
tôi lần lượt dịch nghĩa toàn bộ chúng tuần tự từ thời
điểm sớm nhất cho đến muộn nhất và đánh số theo thứ
tự thời điểm ra đời của chúng từ 1 đến 14.
1.
Văn kiện ngày 25 tháng 4 năm Bảo Đại thứ 8 (1933)
Khổ
15.5 x 28 gồm 2 tờ giấy bổi đóng lại bằng chỉ giấy bổi.
Toàn bộ viết bằng chữ Nho. Chỉ có lời phê của một thủ
trưởng (chef de poste) viết bằng bút sắt mực tím. Giữa 2
tờ có đóng dấu giáp lai của xã Phước Thuận và dấu triện
của phủ Ninh Hoà.
Bần
tăng chùa Thiên Ân xã Phước Thuận tổng Phước Khiêm phủ
Ninh Hoà hiệu Quảng Đức cúi đầu trình xin thương xét phê
làm bằng cho phép bần tăng lạc thành chùa Phật sự việc
như sau:
Năm
trước bần tăng có lòng thành, thầm nguyện tu tạo cửa ngõ,
đúc vẽ tượng Phật, mọi việc đã hoàn tất. Nay hào lý
bổn xã và bần tăng đều chọn giờ Thân ngày 26 tháng này
thiết trai, lập đàn, đánh trống, thỉnh chuông, mỗi lễ
cẩn thận đầy đủ trai giới sám hối, để đền trả công
ơn của Phật tổ. Đến giờ Ngọ ngày 28 thì lễ hoàn mãn.
Bần
tăng đến báo rõ cho hào lý sở tại ký nhận, rồi báo rõ
cho chánh phó ở trong tổng ký nhận sự thật, nhưng còn trộm
sợ không có bằng chứng, chẳng dám tự tiện. Vì thế, cúi
xin quan phủ đường đại nhân các hạ xét thương, phê chữ
cho phép bần tăng trả ơn Phật tổ. Muôn ngàn trông cậy.
Nay cúi đầu trình
Ngày
25 tháng 4 năm Bảo Đại thứ 8 (1933) (có đóng dấu Ninh Hoà
phủ ấn và 6 con tem Indochine francais dán hai bên dấu)
Chánh
tổng Nguyễn Liên ký (có đóng dấu của tổng Phước Khiêm)
Phó
tổng Nguyễn Mộc Phỏng ký
Tùng
bát phẩm đội trưởng Võ Văn Đạt thủ ký
Đại
hào Lê Đàm thủ ký
Lý
trưởng Nguyễn Sanh ký (có đóng dấu của xã Phước Thuận)
Tộc
biểu Nguyễn Nhượng thủ ký
Lão
nhiêu Lê Mưu thủ ký
Tộc
biểu Lê Giảng thủ ký
Tộc
biểu Đỗ Uý (có lăn dấu tay)
Tộc
biểu Hoàng Huề thủ ký
Tộc
biểu Bùi Thậm thủ ký
Tộc
biểu Dương Lang (có lăn dấu tay)
Tộc
biểu Hồ Qua (có lăn dấu tay)
Tộc
biểu Phan Mãnh (có lăn dấu tay)
Tộc
biểu Trần Túc (có lăn dấu tay)
Hương
bộ Hoàng Tri thủ ký
Hương
kiểm Nguyễn Huấn thủ ký
Hương
bổn Nguyễn Nghĩa thủ ký
Bần
tăng chùa Thiên Ân hiệu Quảng Đức thủ ký
2.
Văn kiện ngày 20 tháng 6 năm Bảo Đại thứ 12 (1937)
Gồm
11 tờ giấy bổi, khổ 14.5 x 2. Trong đó có 2 tờ chép trùng
nhau và có đóng dấu của xã Phước Thuận. Chưa rõ lý do
cụ thể tại sao lại có một bản chép trùng nhau như thế.
Đây chắc là để bảo đảm, nếu bản chính có mất thì
còn có bản phó. Nội dung là để xin sắc tứ cho chùa Thiên
Ân. Từ tờ 3 trở đi trên bản danh sách của người ký xin
đều có ghi tám chữ Khất mông ân tứ Thiên Ân tự từ (Đơn
xin được sắc tứ cho chùa Thiên Ân).
Bần
tăng xã Phước Thuận tổng Phước Khiêm phủ Ninh Hoà Lâm
Văn Tuất hiệu Quảng Đức cúi đầu trình xin mong ơn may được
chuyển bẩm sự việc như sau:
Bần
tăng ở thờ Phật chùa cổ tích Thiên Ân tại xã ấy (do nguyên
trước xã Phước Đức). Nhưng chùa đó vào khoảng năm Minh
Mạng (1820-1840) có trú trì Hoàng Văn Dự pháp danh Thiên Phước
ở đấy tu trì. Lần ấy, kính vâng một khoảng trong lịnh
vua bảo ngày trung nguyên thiết lập đạo tràng thủy lục
siêu độ cho hương hồn các quan binh trận vong, dùng để giúp
cho cõi âm được phước, nhân đó nhận được một bức
độ điệp do bộ lễ cấp. Sự ưu ái của ơn vua, dấu xưa
vẫn còn, bèn kính sao chép, mong được thưa xin bẩm thỉnh
sắc tứ cho chùa Thiên Ân. Kính nghĩ bần tăng tự lúc ở
chùa thờ Phật đến nay đã trải qua nhiều năm. Nhân dân
các tổng xã thôn lân cận phàm có ai bị trọng bệnh hiểm
nguy, đến chùa cầu xin, may nhờ thế mà được yên lành.
Điều đó ai cũng điều công nhận là linh nghiệm, phần lớn
thật ra là nhờ đức tổ Thiên Phước của bần tăng tu trì
từ xưa mà để ơn trạch lại.
Bèn
dám cúi xin quan phủ đường đại nhân các hạ may được
chuyển bẩm, giúp cho bần tăng được ơn mưa móc thấm vào,
thêm sáng ngời cho chùa chiền. Muôn lần trông cậy đức vô
cùng. Nay cúi đầu trình có bao các xã lân cận công nhận
cùng với chư sơn ký nhận xin ghi vào sau:
Ngày
20 tháng 6 năm Bảo Đại thứ 12 (1937)
Bổn
xã đồng ký (có đóng dấu xã Phước Thuận)
Nguyên
tùng bát phẩm đội trưởng Võ Đạt ký
Lý
trưởng Nguyễn Sanh ký (có đóng dấu xã Phước Thuận)
Miễn
sai, Nguyễn Tâm thủ ký
Phó
tổng dụng Bồi Du thủ ký
Đại
hào mục Lê Đàm thủ ký
Hương
bộ Huỳnh Tri ký
Hương
bộ Nguyễn Mỹ thủ ký
Hương
kiểm Huỳnh Kim áp chỉ
Hương
mục Nguyễn Đình Tú thủ ký
Hương
thơ Nguyễn Bách thủ ký
Chư
sơn công nhận như sau:
Hoà
thượng chùa cổ tích Linh Sơn xã Hiền
Lương
hiệu Thiên Quang vái ký
Chùa
cổ tích Thiên Bữu xã Điềm Tịnh tự là Không Tang hiệu
Nhơn Sanh vái ký
Giáo
thọ chùa cổ tích Long Sơn xã Phú Cang là Quảng An vái ký
Hoà
thượng xà lê chùa cổ tích Kim Ấn xã Phú Gia hiệu Vạn Phước
vái ký
Trú
trì chùa cổ tích Linh Quang xã Xuân Hoà (hiệu) Vạn Trí thủ
ký
Trú
trì chùa Thiền Sơn xã Trường Lộc hiệu Nhơn Hưng thủ ký
Trú
trì chùa Vạn Phước xã Cung Hoà hiệu Nhơn Thị vái ký
Trú
trì chùa Kim Long xã Phú Hoà hiệu Nhơn Duệ vái ký
Giáo
thọ chùa Linh Sơn xã Tiên Du hiệu Nhơn Hoằng thủ ký
Trú
tăng chùa Phước Long xã Phước Lý hiệu Hoằng Chất ký
Tăng
chùa Bảo Phước xã Hậu Phước hiệu Nhật Chiếu thủ ký
Tăng
trú thủ chùa Khánh Long xã Phước Đa hiệu Phổ Châu vái ký
Tăng
trú trì chùa Thiên Bữu xã Mỹ Hợp hiệu Phổ Nhãn vái ký
Chùa
Khánh Long xã Long Hoà
Chùa
Báo Ân thôn Hội Khánh
Tổng
Đồng Trung
Tổng
Thân Thượng
Lý
trưởng tổng Tu xã Phước Sơn tổng Phước Khiêm ký (có đóng
dấu xã Phước Sơn)
Lý
trưởng Diệp Quang xã Vĩnh Phú ký (có đóng dấu xã Vĩnh Phú)
Lý
trưởng Ngô.. xã phú Nghĩa ký (có đóng dấu xã Phú Nghĩa)
Phó
tổng tổng Thân Thượng
Chánh
tổng tổng Phước Hà ngoại (có đóng dấu tổng Phước Hà
ngoại)
Phó
tổng tổng Đồng Trung
Quyền
lý trưởng Nguyễn Vịnh xã Xuân Hoà tổng Đồng Trung ký (có
đóng dấu xã Xuân Hoà)
Cửu
phẩm lý trưởng Võ An xã Phượng Cương tổng Đồng Trung
ký (có đóng dấu xã Phượng Cương)
Viện
đại biểu nhân dân tỉnh Khánh Hoà
Lý
trưởng Phạm Xuân thôn Mỹ Thuận tổng Ích Hạ ký (có đóng
dấu xã Mỹ Thuận)
Nguyên
tùng cửu phẩm bá hộ Yết ma chùa cổ tích Thiên Ân Lâm Văn
Tuất hiệu Quảng Đức thủ ký
Người
vâng lịnh chép thay thuộc xã Hiền Lương: Trần Thoả (đệ
tử pháp danh Đồng Minh) vái tự ký
3.
Văn kiện ngày 13 tháng 3 năm Bảo Đại thứ 15 (1940)
Gồm
12 tờ giấy bổi, khổ 15 x 26.5, mỗi tờ 2 trang a và b. Giữa
các trang 1b và 2a và 2b và 3a có đóng dấu giáp lai của xã
Hiền Lương. Chữ viết bằng bút lông mực Tàu, nhưng trong
phần phương danh những người cúng thì có chỗ viết bằng
mực xanh hay mực tím của bút sắt. Chổ thị thực của chánh
tổng Phạm Minh ở tờ 1b1 cũng viết bằng bút sắt mực xanh.
Trú
trì chùa Sắc tứ Linh Sơn hiệu Quảng Đức (và giám tự )
Viên Giác của xã Hiền Lương tổng Phước Tường nội huyện
Vạn Ninh vì xin báo cáo, lập lời công việc như sau:
Điện
Phật của bổn chùa đã trải nhiều năm. Nay bần tăng thấy
điều đó đau lòng, khiến bèn thành tâm phát nguyện trùng
tu phạm vũ. Nhưng bổn chùa không có tiền bạc của cải xuất
ra. Vì thế, nay báo rõ cùng với chư sơn thiền đức cùng
bổn đạo thiện nam tín nữ người hiền con Phật rộng phát
lòng từ, giúp cúng tiền bạc nhiều ít, nhân đó mà sửa
sang việc Phật. Bởi đó, tôi trình bày đầy đủ cho lý hào
trong tổng sở tại chứng nhận sự thật, có bao nhiêu thiện
tín viên chức giúp cúng, đều liệt kê phương danh vào sau
đây, để ghi bảng lưu truyền. Xin chúc hiện tiền phước
thọ tăng long, ngày sau cùng lên nước Phật. Nay xin có lời
báo cáo.
Ngày
13 tháng 3 năm Bảo Đại 15 (1940)
Ngày
mồng một tháng năm chứng thực: Chánh tổng Phạm Minh ký
(có đóng dấu của tổng Phước Tường nội)
Trú
trì chùa Sắc Tứ Linh Sơn hiệu Quảng Đức tự ký
Giám
tự hiệu Viên Giác thủ ký.
Bổn
xã đồng ký (có đóng dấu của xã Hiền Lương)
Sở
tại lý trưởng Trần Ứng Long ký
Chánh
cửu phẩm đội trưởng Nguyễn Phương thủ ký
Cửu
phẩm Nguyễn Trọng Hào thủ ký
Đại
hào mục Nguyễn Công thủ ký
Phó
tổng dụng Tạ Văn Khuyến thủ ký
Chánh
cữu phẩm đội trưởng Trần Lự cúng tiền 5 đồng hiện
đã giao
Trú
trì chùa cổ tích Khánh Long kiêm kiểm tăng các chùa huyện
nhà hiệu Vạn Minh hộ niệm cúng tiền 1 đồng
Đàn
đầu hòa thượng chùa sắc tứ Linh Quang xã Đa Lạt đạo
Đa Lạt tỉnh Đồng Nai thượng hiệu Nhơn Thứ giúp cúng tiền
10 đồng ký tên hiện đã giao
Đệ
tử chùa sắc tứ cổ tích Long Sơn là đương dương A xà lê
hiệu Nhơn Thọ hộ niệm cúng tiền 5 đồng hiện đã giao
Đệ
tử chùa sắc tứ cổ tích Long Sơn là Hòa thượng giáo thọ
hiệu Vô Vi hộ niệm cúng tiền 2 đồng hiện đã giao
Trú
trì chùa sắc tứ Di Đà là Như Ngọc vâng cúng tiền 3 đồng
hiện đã giao
Đệ
tử chùa sắc tứ Linh Sơn hộ trang Trần Dược pháp danh Như
Quảng cúng tiền 50 đồng hiện đã giao
Trú
trì chùa Quảng Long hiệu Hoằng Thọ hộ niệm cúng tiền hai
đồng hiện đã giao
Đệ
tử chùa Cổ tích Linh Sơn hiệu Viên Tịnh phụng hộ niệm
Đệ
tử chùa Cổ tích Linh Sơn Như Trung phụng cúng tiền 5 đồng
hiện đã giao
Đệ
tử chùa cổ tích Linh Sơn Nha Trang hiệu Hoằng Đạo phụng
cúng tiền 5 đồng ký hiện đã giao
Đệ
tử chùa cổ tích Linh Sơn Nha Trang tự Giải Diệu phụng cúng
tiền 5 đồng ký hiện đã giao
Hòa
thượng chùa sắc tứ Thiên Hoà Nha Trang hiệu Chân Nguyên phụng
cúng tiền tu bổ 3 đồng hiện đã giao
Chủ
chùa Sắc tứ Hải Đức tệ nạp Bích Không phụng cúng tiền
3 đồng hiện đã giao
Yết
ma chùa sắc tứ Hội Phước Nha Trang hiệu Tín Thành phụng
cúng tiền 20 đồng
Linh
Phong cổ tự Yết ma Chơn Hoà hộ niệm phụng cúng thủ ký
Chủ
chùa chùa Báo Ân ở Hoa Tu hiệu Diệu Đạo phụng cúng 2 đồng
Chánh
tổng Nguyễn Diễm xã Tân Phước phụng cúng tiền 1 đồng
hiện đã giao
Thủ
tự chùa Long Hoà pháp danh Đồng Sanh phụng cúng tiền tu bổ
1 đồng hiện đã giao
Chủ
chùa chùa sắc tứ Di Đà xã Mỹ Đồng Võ Thị Cầm pháp danh
Như Niệm phụng cúng tiền tu bổ 100 đồng hiện đã giao
Thất
phẩm Nguyễn Mưu pháp danh Trừng Mưu xã Mỹ Đồng phụng cúng
tiền chánh điện 300 đồng hiện đã giao
Bùi
Du xã Mỹ Đồng pháp danh Như Nhàn cùng vợ pháp danh Như Chánh
phụng cúng tiền tu bổ 20 đồng hiện đã gia
Cựu
hương bộ pháp danh Như Hữu xã Phước Thủy phụng cúng tiền
tu bổ 2 đồng hiện đã giao
Lao
Thị Cần pháp danh Như Mẫn xã Mỹ Hợp phụng cúng tiền tu
bổ 5 đồng hiện đã giao
Pháp
danh Như An thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền tu bổ 2 đồng hiện
đã giao
La
Thị Nam phố Hội An tỉnh Quảng Nam phụng cúng tiền tu bổ
5 hào hiện đã giao
Phan
Thị Ức pháp danh Như Tánh xã Tân Đức phụng cúng tiền tu
bổ 2 đồng hiện đã giao
Lại
Thị Chung pháp danh Đồng Thủy xã Phước Thuận phụng cúng
tiền tu bổ 2 đồng hiện đã giao
Phú
Hội thôn đông cúng tiền 5 đồng Thân Trọng Giáp ký hiện
đã giao
Pháp
danh Như Thanh xã Hiền Lương phụng cúng tiền 10 đồng ký
hiện đã giao
Trần
Thông xã Hiền Lương phụng cúng tiền 1 đồng hiện đã giao
Lê
Như Đính xã Hiền Lương phụng cúng tiền 1 đồng hiện đã
giao
Lê
Phát xã Hiền Lương phụng cúng 1 đồng hiện đã giao
Lê
Lễ Nghi xã Hiền Lương phụng cúng tiền 5 hào hiện đã giao
Phú
Hội nguyện cúng tiền 10 chẵn hiện đã giao, Phạm Ngọc Quảng
tự ký hiện
Phan
Quang Đức ngụ Hiền Lương phụng cúng tiền 3 đồng hiện
đã giao
Cựu
tri yển Trần Tình xã Hiền Lương phụng cúng tiền 1 đồng
hiện đã giao
Vợ
chồng Nguyễn Xôi Nguyễn Thị Hoán xã Hiền Lương phụng cúng
tiền tu bổ 3 đồng hiện đã giao
Vợ
chồng Trần Thuần xã Vinh Huề phụng cúng tiền 3 đồng hiện
đã giao
Bà
cô pháp danh Chơn Thành xã Trung Dõõng phụng cúng tiền 5 đồng
hiện đã giao
Võ
Minh xã Mỹ Đồng phụng cúng tiền 1 đồng hiện đã giao
Hoàng
Văn Khả và vợ Lê Thị Giàu xã Mỹ Tương phụng cúng tiền
2 đồng hiện đã giao
Võ
Khắc Cần pháp danh Như Chỉnh thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền
1 đồng hiện đã giao
Hải
Nam bang Ngô Dụ Hoà và vợ Phan Thị Vạn ngụ Tân Mỹ thôn
phụng cúng tiền tu bổ 3 đồng hiện đã giao
Hải
Nam bang Phù Thị Thành hiệu Chung Thị Thôi phụng cúng tiền
5 đồng hiện đã giao
Hải
Nam bang Phan Phong Lợi phụng cúng tiền 5 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Thị Tam xã Phú Cang phụng cúng 1 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Văn Nở và vợ Nguyễn Thị Đẩu xã Đô Doanh phụng cúng tiền
5 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Văn Của pháp danh Như Tài và vợ Lê Thị Diệc pháp danh Như
Thừa thôn Tân Đức phụng cúng tiền 2 đồng hiện đã giao
Dương Thị Tiếu xã Phú Cang phụng cúng tiền tu bổ 2 đồng
hiện đã giao
Nguyễn
Thị Muộn pháp danh Như Cảm xã Trung Dõng phụng cúng tiền
tu bổ 10 đồng chẵn hiện đã giao
Nguyễn
Thị Thìn pháp danh Như Hiển xã Trung Dõng phụng cúng tiền
tu bổ 3 đồng hiện đã giao
Bùi
Thanh Liên ngụ xã Phú Cang phụng cúng tiền tu bổ 2 đồng
hiện đã giao
Lê
Xán xã Hiền Lương phụng cúng tiền tu bổ 1 đồng hiện đã
giao
Đệ
tử chùa Sắc tứ cổ tích Thiên Ân Ngô Bình pháp danh Đồng
Chính phụng cúng tiền tu bổ 2 đồng hiện đã giao
Hội
viên hội Phật học xã Mỹ Trạch Ngô Cao Lâu phụng cúng tiền
2 đồng hiện đã giao
Hội
trưởng hội Phật học đạo Đa Lạt Võ Đình Dung pháp danh
Tâm Thuận phụng cúng tiền 5 đồng hiện đã giao
Đệ
tử Nguyễn Thị Cho pháp danh Đồng Lạc đạo Đa Lạt phụng
cúng tiền 5 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Thị Đắc pháp danh Đồng Quả đạo Đa Lạt phụng cúng tiền
1 đồng hiện đã giao
Triều
Châu bang Thái Nhâm Đông cúng tiền 1 đồng hiện đã giao
Nha
Trang Vĩnh Xương huyện Phương Sài thôn đệ tử pháp danh Như
Tăng phụng cúng tiền 2 đồng ký hiện đã giao
Nha
Trang Vĩnh Xương huyện Phương Sài thôn đệ tử pháp danh Như
Hạnh phụng cúng tiền 3 đồng ký hiện đã giao
Nha
Trang Vĩnh Xương huyện Phương Sài thôn đệ tử pháp danh Như
Thế phụng cúng tiền 3 đồng ký hiện đã giao
Nha
Trang Vĩnh Xương huyện Vĩnh Điềm xã Phạm Thị Tài pháp danh
Như Thắng phụng cúng tiền 20 đồng ký hiện đã giao
Nha
Trang Vĩnh Xương huyện Phương Sài thôn pháp danh Trừng Xưng
phụng cúng tiền 1 đồng hiện đã giao
Nha
Trang Trường Đông thôn Phạm Thị Đoá pháp danh Chơn Vịnh
phụng cúng tiền 1 đồng hiện đã giao
Nha
Trang Trường Tây thôn Phạm Ngọc Diễm pháp danh Chơn Dũng
phụng cúng tiền 1 đồng hiện đã giao
Cửu
phẩm Hồ Văn Thuần thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 2 đồng
hiện đã giao
Võ
Đình Dương thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 1 đồng hiện đã
giao
Sài
Cầu Phạm Quyên (cúng) tiền 1 đồng hiện đã giao
Đệ
tử pháp danh Thị Dương xã Phú Cang phụng cúng tiền 20 đồng
hiện đã giao
Đệ
tử pháp danh Như Phổ thôn Khải Lưu cúng tiền 4 đồng hiện
đã giao
Đại
hào mục Hoàng Cẩâm thôn Khải Lưu cúng tiền 4 đồng hiện
đã giao
Pháp
danh Như Nghiêm thôn Đại Lãnh phụng cúng tiền 2 đồng hiện
đã giao ký
Đầu
vu cổ tích Khánh Long tự đệ tử Nguyễn Khắc Đính pháp
danh Tâm Trung xã Tân Phước ở Tu Bông phụng cúng tiền 2 đồng
tự ký hiện đã giao
Hoàng
Khiêm pháp danh Như Cung xã Long Hòa phụng cúng tiền 3 đồng
hiện đã giao
Nguyễn
Thị Miệng thôn Hội Khánh phụng cúng tiền 1 đồng hiện
đã giao
Hoàng
Thị Lạc pháp danh Như Nhật thôn Hội Khánh phụng cúng tiền
2 đồng hiện đã giao
Huỳnh
Chiêm Giảng pháp danh Như Ân xã Phong Phú phụng cúng tiền
1 đồng hiện đã giao
Chánh
cửu phẩm đội trưởng Nguyễn Phương xã Hiền Lương phụng
cúng tiền 15 đồng hiện đã giao
Cửu
phẩm đội trưởng Lê Vận xã Hiền Lương phụng cúng tiền
6 đồng hiện đã giao
Phó
lý Lê Đê xã Hiền Lương phụng cúng tiền 2 đồng ký
Hương
mục Nguyễn Du xã Hiền Lương phụng cúng tiền 1 đồng có
ký hiện đã giao
Cựu
hương mục Nguyễn Nhượng xã Hiền Lương phụng cúng tiền
4 đồng thủ ký hiện đã giao
Phó
hương bộ Hồ Vừa xã Hiền Lương phụng cúng tiền 1 đồng
thủ ký hiện đã giao
Hương
lâm Trần Minh xã Hiền Lương phụng cúng tiền 1 đồng thủ
ký hiện đã giao
Hương
bộ Nguyễn Khánh xã Hiền Lương phụng cúng tiền 1 đồng
thủ ký hiện đã giao
Hương
dịch Trần Đức xã Hiền Lương thủ ký phụng cúng tiền
1 đồng hiện đã giao
Miễn
sai hương mục Trần Hậu xã Hiền Lương phụng cúng tiền
5 đồng thủ ký hiện đã giao
Cựu
hương dịch Lê Chân xã Hiền Lương phụng cúng tiền 2 đồng
thủ ký hiện đã giao
Cựu
hương mục Nguyễn Hữu Thành xã Hiền Lương phụng cúng tiền
1 đồng thủ ký hiện đã giao
Cựu
trùm yển Nguyễn Hữu Thạnh xã Hiền Lương phụng cúng tiền
1 đồng thủ ký hiện đã giao
Trường
phu Lê Cần xã Hiền Lương cúng tiền 5 đồng thủ ký hiện
đã giao
Thiều
Quang Lâm xã Lạc An cúng tiền 1 đồng
Nguyễn
Nay pháp danh Như Bình và vợ Nguyễn Thị Diệp pháp danh Như
An thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 2 đồng hiện đã giao
Đặng
Thị Nhẫn pháp danh Đồng Sợ xã Vinh Huề phụng cúng tiền
50 đồng, Đặng Thị Nhẫn áp chỉ hiệp giao
Đại
hào Hồ Nghị xã Hiền Lương phụng cúng tiền 3 đồng thủ
ký hiện đã giao
Tri
yển Huỳnh Kiều xã Hiền Lương phụng cúng tiền 2 đồng
thủ ký hiện đã giao
Phó
tổng dụng Tạ Văn Khuyến phụng cúng tiền 5 đồng chẵn
Nguyễn
Phi phụng cúng tiền 1 đồng hiện đã giao
Hương
bổn Nguyễn Cẩn phụng cúng tiền 2 đồng ký
Hương
dịch Trương Hạ phụng cúng tiền 1 đồâng thủ ký hiện
đã giao Hương kiểm Lê Giáp xã Hiền Lương cúng tiền 2 đồng
thủ ký hiện đã giao
Phạm
Lý phụng cúng tiền 10 đồng chẵn hiện đã giao
Phùng
Hữu Phương thôn Tân Mỹ cúng tiền 2 đồng chẵn
Cựu
lý trưởng Nguyễn Ưng pháp danh Như Ngoạn xã Quảng Hội phụng
cúng tiền 5 đồng hiện đã giao
Trần
Liên xã Hiền Lương phụng cúng tiền 1 đồng ký hiện đã
giao Vợ chồng Đỗ Văn Tri xã Hiền Lương cùng phụng cúng
tiền 2 đồng hiện đã giao ký
Chánh
cửu phẩm đội trưởng Lý Hiệp Có xã Mỹ Đồng phụng cúng
tiền 2 đồng ký
Phó
tổng dụng Hồ Lạp xã Xuân Tự phụng cúng tiền 5 đồng
hiện đã giao
Ngô
Văn Hảo pháp danh Đồng Nguyện xã Hiền Lương Vạn Ninh phụng
cúng tiền 5 đồng ký hiện đã giao
Hồ
Thái và vợ Hồ Thị Xuyến xã Hiền Lương phụng cúng tiền
1 đồng hiện đã giao
Cửu
phẩm lý trưởng Nguyễn Sanh pháp danh Đồng Phóng xã Phước
Thuận phụng cúng tiền 3 đồng hiện đã giao
Trần
Khổng pháp danh Đồng Ích và vợ Vũ Thị Hiên thôn Ngân Hà
phụng cúng tiền 10 đồng hiện đã giao
Cựu
lý trưởng Nguyễn Tú thôn Ngân Hà cúng tiền 1 đồng hiện
đã giao
Cựu
binh phiên Đoàn Thỏa thôn Bách Hà cúng tiền 2 đồng hiện
đã giao
Vũ
Vạn thôn Bách Hà phụng cúng tiền 2 đồng hiện đã giao
Linh
Sơn đường thượng đệ tử Triệu Thị Hưng pháp danh Như
Long phụng cúng 1 đồng hiện đã giao
Vũ
Thị Pháp pháp danh Tâm Nhuận xã Mỹ Hợp phụng cúng tiền
2 đồng hiện đã giao
Chung
Thị Lành pháp danh Tâm Hiền xã Mỹ Hợp phụng cúng tiền
1 đồng hiện đã giao
Pháp
danh Chơn Chí Hoàng Thiện Tả xã Mỹ Hợp phụng cúng tiền
5 đồng hiện đã giao
Võ
Thị Lượng pháp danh Đồng Số thôn Đại Mỹ Ninh Hòa phụng
cúng tiền 5 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Tú pháp danh Đồng Cẩm thôn Đại Mỹ phụng cúng tiền 1 đồng
hiện đã giao
Bành
Thị Hoà pháp danh Đồng Cảm xã Vĩnh Phú phụng cúng tiền
5 đồng đã giao
Con
ruột Lưu Chí phụng cúng tiền 1 đồng đã giao
4.
Văn kiện ngày 17 tháng 3 năm Canh Thìn Bảo Đại 15 (1940)
Gồm
3 tờ giấy bổi đóng lại bằng chỉ giấy bổi, khổ 15 x
26.5, không bìa. Mỗi tờ 2 trang a và b, mỗi trang 8 dòng, mỗi
dòng nhiều nhất là 23 chữ, ít nhất là 4 chữ. Đây là bản
kê khai pháp bảo và tự khí cùng vật hạng của tổ đình
Linh Sơn khi Bồ tát Quảng Đức về làm trú trì ngôi tổ đình
này.
Ngày
17 tháng 3 năm Canh Thìn Bảo Đại thứ 15 (1940)
Chùa
Linh Sơn hiệu là Hoằng Chất vâng chép
Bổn
chùa là cổ tích Linh Sơn được sắc tứ (ngày tháng 3 năm
này được sắc tứ). Nay hiện có trú trì là Hoà thượng
yết ma hiệu Quảng Đức, nay pháp bảo và tự khí cùng vật
hạng của bổn chùa Linh Sơn do nguyên cố đàn đầu hoà thượng
ông lưu truyền lại ở đây xin nhận ghi vào sau:
Chùa
ngói bốn tòa, tường vách bao quanh bốn phía đều đầy đủ
(do trải qua đã lâu, hư nát nhiều)
Đơn
ruộng, giấy khế ước Tây Nam 13 trang (ruộng Chương, Cầu
Cao, ruộng Bàu ở địa phận xã Hiền Lương, gò Đỏ thuộc
địa phận xã Vinh Huềø, do ngày 15 tháng này, nghiệp chủ
có ghi lời giao nhận tồn chiểu bên ngoài)
Hình
tượng Phật Thánh do đẻo sơn đúc hoạ:
Phật
tam thế ba ngôi
Tượng
Phật trung 12 tượng
Tượng
Phật tiểu 12 tượng
Tượng
Hộ pháp 2 tượng
Tượng
Thánh già lam 3 tượng
Tượng
Chúa Bà hoàng cô 5 tượng
Tượng
Tiêu Diện bàn ngoài 5 tượng
Hình
vẽ Lục Tổ trên giấy 1 bức
Sám
bài 12 bộ ( 10 bức)
Hình
vẽ Thập Điện trên giấy 1 bức
Hình
vẽ La Hán trên giấy 1 bức
Tượng
Già lam vẽ trên giấy và bố 2 bức
Long
vị hậu tổ 1 ngôi
Long
vị cố giác linh Hoà thượng ông 1 ngôi
Long
vị giác linh Hoà Thượng chùa Long Sơn 1 ngôi
Long
vị đương kim 1 ngôi
Màn
gió án thờ tiên linh 1 bức
Long
vị và thần vị của đàn na thí chủ 16 bàn
Chuông
trống pháp bảo
Hồng
chung cổ tích 1 chiếc
Trống
sấm 1 chiếc
Chuông
gia trì 1 chiếc
Chuông
bảo chúng 1 chiếc
Chuông
hạng trung 1 chiếc
Chuông
hạng tiểu 1 chiếc
Trống
trung 1 chiếc
Mõ
lớn 1 chiếc
Mõ
nhỏ 2 chiếc
Linh
chẩn tế 2 chiếc
Tang
2 chiếc
Tích
trượng bia son 1 bộ
Y
bát pháp bảo
Y
đỏ 25 điều 1 chiếc
Y
đỏ lợt 25 điều 1 chiếc
Y
chín điều tơ trắng 1 chiếc
Mũ
tỳ lư, mũ hiệp chưởng 2 chiếc mới tốt
Mũ
tỳ lư cũ rách 1 chiếc
Tràng
phan loại mới 6 cái
Bàn
rước loại mới của Hà Nội 2 chiếc
Bàn
rước loại cũ 2 chiếc
Long
bài 1 hộp
Linh
bảo ấn 1 chiếc
Ấn
in năm tháng 1 chiếc
Tánh
tích pháp hiệu của cố Hòa thượng ông 1 hộp
Pháp
kính 1 chiếc
Phật
quang chẩn tế 1 bộ
Cọp
đất 1 bộ
Ấn
in năm tháng Tam bảo 2 chiếc
Kinh
điển cũ mới
Thiền
môn nhật tụng 1 quyển
Luật
Tỳ ni nhật dụng thiết yếu 1 quyển
Tỳ
ni nhật dụng 1 quyển
Long
thư tịnh độ 1 quyển
Luật
giải loại cũ 1 quyển
Chi
na tỳ kheo giới bổn lưu nghĩa loại cũ 1 quyển
Địa
tạng kinh loại mới 1 bộ (3 quyển)
Tam
bảo kinh loại mới 1 bộ (3 quyển)
Mông
sơn thí thực khoa loại cũ 2 quyển
Trung
khoa du già loại mới 2 quyển
Mông
sơn khoa đại bản loại mới 1 quyển
Du
già thí thực khoa nghi đại bản loại cũ 1 quyển
Bát
dương kinh loại mới 1 quyển
Báo
ân kinh loại mới 1 bộ 1 quyển
Thủy
sám đại bản loại mới 1 quyển
Vô
lượng nghĩa kinh 1 quyển
Kim
cang quảng thích thượng trung hạ 1 quyển (bản sao)
Đại
phương tiện báo ân kinh loại cũ 3 quyển (1,2,3,4,5,6,7)
Lục
tổ bảo đàn kinh cựu đại bản 1 quyển
Kim
quang kinh loại mới 1 bộ cọng 5 quyển (1.2.3.4.5.6.7.8.9.10)
Kim
cang giải nghĩa kinh loại cũ 1 quyển
Bát
dương kinh loại cũ 2 quyển
Thủy
sám kinh loại cũ 1 bộ 3 quyển
Ngọc
lịch tiểu bản 3 quyển
Cựu
Pháp hoa kinh 4 quyển
Ngũ
bách kinh loại mới 1 quyển
Bán
nguyệt kinh 1 quyển
Pháp
Hoa kinh loại mới 1 bộ 7 quyển
Báo
ân kinh loại mới 1 bộ 3 quyển
Dược
sư kinh 1 quyển
Phạm
võng kinh 1 quyển
Nhã
tục công văn 1 bộ 4 quyển
Cao
vương Quán Thế Âm kinh
Phổ
Môn giấy tây 1 quyển
Quan
thánh đế quân chân kinh mới cũ 3 quyển
Tịnh
trù cấp thủy phóng sanh phóng đăng dương phan thiên 1 cặp
(dấu chữ của sư ông)
Tông
tích bí truyền thiền lâm thiên tiểu bản 1 tập
Thiền
môn sách tấn 1 quyển
Vu
lan bồn kinh 1 quyển
Luận
ngữ 2 quyển
Mạnh
tử 3 quyển
Trung
dung 1 quyển
Thi
kinh 1 quyển
Nam
quốc địa dư 1 quyển
Địa
lý 1 quyển
Tử
vi 1 quyển
Y
thơ 4 quyển (lại bản chép 1 quyển
Tự
điển 1 quyển
Vận
1 quyển
Ngọc
hạp thông thơ loại cũ 1 quyển
Vật
hạng linh tinh trở xuống
Bình
vôi 1 ống
Bàn
thờ ghế thờ lớn nhỏ dài ngắn mỗi thứ cộng 18 chiếc
Ván
ngựa 2 bộ (gồm 12 tấm)
Thẩu
sành (đồ đựng cơm) 2 cái
Chén
bát nung tốt xấu 300 chiếc
Giường
nằm 4 chiếc
Nồi
đồng lớn nhỏ 6 chiếc (1 tuổi 1 chiếc, 2 tuổi 2 chiếc,
nửa tuổi 1 chiếc, 3 tuổi 2 chiếc, tuổi lỡ 1 chiếc
Nồi
gang đại tiểu 2 chiếc
Cối
đá giả bột 1 chiếc
Cối
xay lúa 1 chiếc
Cối
giả gạo 2 chiếc (đá và cây)
Đèn
toạ đăng 3 chiếc
Đèn
thường dùng loại nhỏ 6 cây
Trường
kỷ mây một chiếc
Hộp
đồng cao trù 3 chiếc
Đồ
trà 2 bộ hai dĩa 8 chén nhỏ
Hộp
gỗ 4 cái (1 cái cẩn xà cừ)
Ang
đất 2 cái (chứa nước lạnh)
Lu
đất loại lớn 1 cái
Thạp
đất chứa gạo 2 cái
Vò
đất chứa tương 10 cái
Bình
trà 2 cái (lại 1 cái)
Tam
sơn cẩn xa cừ 1 bức
Lò
đồng hút thuốc 1 cái
Rương
giác 1 cái
Chậu
hoa bằng đất lớn nhỏ 10 chậu
Chùa
Linh Sơn hiệu là Hoằng Chất thủ ký
Trần
Thoả viết thay tự ký
5.
Văn kiện ngày mười tháng giêng năm Bảo Đại thứ 16 (1941)
Gồm
3 tờ giấy bổi láng có một bìa lưng màu đỏ gạch, đóng
lại bằng chỉ giấy bổi, khổ 15.5 x27, không đánh số tờ.
Mỗi tờ 2 trang a và b. Trang 1a có 8 dòng, mỗi dòng trung bình
27 chữ, chép nội dung lá đơn viết cho quan huyện Vạn Ninh
xin phép đem ruộng chùa cho mượn để lấy tiền sửa chùa.
Từ các trang 1b-2a và trang 2b-3a, ở giữa có đóng dấu giáp
lai của xã Hiền Lương và tổng Phước Tường nội, ghi lại
niên đại và tên các người đứng đơn cũng như viên chức
làng xã.
Tông
phái sắc tứ chùa cổ tích Linh Sơn tại xã Hiền Lương tổng
Phước Tường nội huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà là Lâm
Văn Tuất Yết ma hoà thượng sung kiểm tăng hiệu Quảng Đức
kính trình vì được ơn mong phê làm bằng sự việc sau:
Trải
trước đây, cố hoà thượng hiệu Thiên Quang xây dựng chánh
điện và nhà cửa đông tây ba toà của bổn chùa Linh Sơn,
lai lịch đã trải qua nhiều năm cho tới đây. Nay bần tăng
nhận lấy tông phái nầy, thấy cây gỗ ngói gạch phần lớn
đã hư nát, đến nỗi bần tăng và lý hào bốn xã gia tâm
giúp đỡ nghĩ làm, lại nhận được số tiền công hứa trích
cho của quan trên.
Nhưng
trộm nghĩ công trình thì lớn nặng, chánh điện Phật đường
chưa được thành tựu trang nghiêm, đến nỗi bần tăng nói
rõ với lý hào bổn xã cho được tự do đem các sở ruộng
chùa của bổn chùa cho mướn, để lấy tiền sung vào việc
chi trả các khoản trùng tu chùa. Vì thế, cúi mong huyện đường
đại nhân các hạ phê cho làm bằng, hầu tiện thừa hành
Phật sự.
Nay
kính thừa kê các ruộng do dâng cúng mà bổn chùa đã có để
trình xét. Nay kê:
Các
thửa ruộng ở chỗ Cầu Cao, chùa Các, chùa Chương thuộc
địa phận xã Hiền Lương
Các
thửa ruộng ở gò Đỏ thuộc địa phận xã Vinh Huề
Nay
xin kê
Ngày
mồng mười tháng giêng năm Bảo Đại 16
Chứng
thực: Chánh tổng Phạm Minh ký (có đóng dấu tổng Phước
Tường nội)
Yết
ma chùa sắc tứ cổ tích Linh Sơn hiệu Quảng Đức thủ ký
Sở
tại lý trưởng cửu phẩm Trần Ứng Long chứng ký
Bổn
xã đồng ký (có đóng dấu xã Hiền Lương)
Chánh
cửu phẩm đội trưởng Trần Lự
Chánh
cửu phẩm bá hộ Trần Diệp thủ ký
Chánh
cửu phẩm Nguyễn Phương thủ ký
Cửu
phẩm đội trưởng Lê Vận thủ ký
Cửu
phẩm bá hộ Nguyễn Trọng cảnh thủ ký
Đại
hào mục Nguyễn Công thủ ký
Đại
hào mục Lê Tế thủ ký
Đại
hào mục Hồ Nghị thủ ký
Đại
hào mục NguyễnThả thủ ký
Miễn
sai hương kiểm Lê Lương thủ ký
Miễn
sai hương mục Trần Yến thủ ký
Phó
tổng dụng Tạ Văn Khuyến thủ ký
Phó
tổng dụng hương bổn Nguyễn Cẩn thủ ký
Chánh
hương bộ Nguyễn Khánh thủ ký
Phó
lý Lê Đê thủ ký
Phó
hương bộ Hồ Vừa thủ ký
Hương
lâm Trần Minh thủ ký
Hương
dịch Trần Khôi thủ ký
Cựu
hương mục Nguyễn Thành thủ ký
Cựu
trùm yển Nguyễn Thạnh thủ ký
Cựu
hương dịch Ngô Hảo thủ ký
Cựu
hương thơ Trần Văn Thông thủ ký
Hương
mục Nguyễn Du thủ ký
Cựu
phó lý Nguyễn Vạn thủ ký
Thay
viết thế xin bằng Trần Thoả (người xã Hiền Lương) tự
ký.
6.
Văn kiện ngày 13 tháng giêng năm Bảo Đại 16 (1941)
Gồm
18 tờ giấy bổi đóng lại bằng chỉ giấy bổi, khổ 14.5
x 26. Trong số 18 tờ này, có đến 5 tờ để trống cả mặt
không có viết chữ, tức các tờ 5, 7, 8, 9 và 11, nhưng lại
có khuôn dấu xã Hiền Lương đóng dấu giáp lai, chứng tỏ
các tờ này đã xuất hiện ngay từ đầu, lúc văn kiện mới
ra đời. Chữ viết dễ đọc bằng bút lông mực Tàu, nhưng
thỉnh thoảng có hai dòng viết bằng bút sắt. Văn kiện đây
đề cập đến việc quyên tiền cho công tác trùng tu chánh
điện tổ đình Linh Sơn.
Yết
ma tông phái chùa sắc tứ cổ tích Linh Sơn xã Hiền Lương
tổng Phước Tường nội huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà hiệu
Quảng Đức viết lời báo cáo sự việc sau:
Trải
trước đây, cố hoà thượng hiệu Thiên Quang xây dựng chánh
điện Linh Sơn của bổn chùa. Lai lịch trải qua nhiều năm,
đến nay cây gỗ ngói gạch phần lớn bị giộp hư phải nên
sửa lại mới một phen. Vì thế, bần tăng vâng nhận công
phái này, trùng tu dựng lại, kính cáo chư sơn thiền đức
và An nam Phật học hội cùng bổn đạo con Phật, thiện tín
viện chủ các lớp người phát lòng từ tế lớn vui giúp
của cải ít nhiều, xưng dương giúp nghĩ, mãi lưu ơn miên
viễn, ghi bảng lưu truyền quí tính phương danh đều thấm
nhuần quả phúc. Nay có lời kính cáo. Lại chúc hiện tiền
phước thọ tăng long, ngày sau đều lên cảnh Phật.
Ngày
13 tháng giêng năm Bảo Đại 16 (1941)
Chứng
thực: Chánh tổng Phạm Minh ký (có đóng dấu tổng Phước
Tường nội)
Yết
ma chùa sắc tứ cổ tích Linh Sơn hiệu Quảng Đức thủ ký
Lý
trưởng sở tại cửu phẩm Trần Ứng Long chứng ký
Bổn
xã đồng ký (có đóng dấu xã Hiền Lương)
Chánh
cửu phẩm đội trưởng Trần Lự phụng cúng tiền chánh điện
5 đồng hiện đã giao
Chánh
cửu phẩm bá hộ Trần Diệp thủ ký
Chánh
cửu phẩm Nguyễn Phương thủ ký
Cửu
phẩm đội trưởng Lê Vận thủ ký
Cửu
phẩm bá hộ Nguyễn Trọng Cảnh thủ ký
Đại
hào mục Nguyễn Công thủ ký
Đại
hào mục Lê Tế thủ ký
Đại
hào mục Hồ Nghị thủ ký phụng cúng tiền chánh điện 6
đồng
Miễn
sai hương kiểm Lê Lương thủ ký
Miễn
sai hương mục Trần Yến thủ ký
Phó
tổng dụng Tạ Văn Khuyến thủ ký
Phó
tổng dụng hương bổn Nguyễn Cẩn thủ ký
Chánh
hương bộ Nguyễn Khánh thủ ký
Phó
lý Lê Đê thủ ký
Phó
hương bộ Hồ Vừa thủ ký
Hương
lâm Trần Minh thủ ký
Hương
dịch Trần Khôi thủ ký
Cựu
hương mục Nguyễn Hữu Thành thủ ký
Cựu
hương thơ Trần Văn Thông thủ ký
Hương
mục Nguyễn Du thủ ký
Cựu
hương bổn Nguyễn Vinh áp chỉ phụng cúng tiền chánh điện
1 đồng hiện đã giao
Đại
hào mục Nguyễn khả thủ ký
Cựu
phó lý Nguyễn Vạn thủ ký
Cựu
hương dịch Phan Lộc áp chỉ
Thay
viết lời thế đệ tử Trần Đồng Minh (tức Thoả) tự ký
Chư
sơn thiền đức hộ niệm giúp cúng dựng lại chánh điện
như sau:
Giáo
thọ hoà thượng chùa sắc tứ cổ tích Long Sơn hiệu Quảng
An vâng tổ đường cúng tiền 5 đồng hiện đã giao
Giáo
thọ hoà thượng chùa cổ tích Hoa Tiên của Diên Khánh hiệu
Phổ Thiên cúng tiền 3 đồng hiện đã giao
Chánh
tri sự chùa Phú Phong của Diên Khánh hiệu Bảo Đàn giúp cúng
tiền 3 đồng ghi cúng
Giáo
thọ hoà thượng chùa Khánh Long hiệu Nhơn Hưng phụng cúng
tiền 3 đồng hiện đã giao
Trú
trì chùa sắc tứ Di Đà hiệu Huyền Châu phụng cúng tiền
3 đồng hiện đã giao
Trú
Trì chùa cổ tích Quảng Long hiệu Hoằng Thọ phụng cúng tiền
10 đồng dựng lại chánh điện
Trú
trì chùa Long Hòa pháp danh Đồng Trì hiệu Từ Tín phụng cúng
tiền chánh điện 1 đồng hiện đã giao
Đức
Tân phổ của Tân Mỹ pháp danh Thi Dương hiệu Từ Thái phụng
cúng tiền chánh điện 3 đồng
Chi
hội Phật học Ninh Hòa cúng tiền như sau:
Chánh
đại diện Bùi Dương phụng cúng 5 đồng (Quan huấn đạo
Đồng Đức hiện đã giao)
Đại
diện Cao Chính phụng cúng tiền 4 đồng (hiện đã giao)
Huỳnh
Cao Sách 2 đồng (pháp danh Đồng Trí hiện đã giao)
Ngô
Kỳ và Ngô Cao Lâu của Mỹ Trạch (Đồng Bảo và Đồng Xuân)
cúng 5 đồng
Nguyễn
Liên xã Văn Định phụng cúng tiền 3 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Hội xã Phước Đa pháp danh Đồng Trung phụng cúng tiền 1
đồng hiện đã giao
Nguyễn
Châu xã Phú Thạnh pháp danh Quảng Tu cúng tiền 1 đồng hiện
đã giao
Ngô
Bình đệ tử chùa Thiên Ân cùng gia quyến pháp danh Đồng
Chính cúng 5 đồng hiện đã giao
Lạc
An Phạm Lựu đệ tử chùa Thiên Ân pháp danh Đồng Thọ cúng
tiền 1 đồng
Đệ
tử Lê Hoàng xã Phú Thạnh pháp danh Chơn Huy cúng tiền 1 đồng
Vợ
chồng Lại Mô pháp danh Đồng Nhẫn xã Văn Định phụng cúng
tiền 3 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Hiền pháp danh Đồng Lương ngụ xã Tân Ninh cúng tiền 3 đồng
hiện đã giao
Thông
lại phủ Ninh Hòa Lương Đình Hy pháp danh Tâm Tiến phụng
cúng tiền 5 đồng hiện đã giao
Phương
danh bổn đạo thiện tín phát tâm giúp cúng chánh điện liệt
kê như sau:
Thất
phẩm Nguyễn Mưu pháp danh Trừng Mưu xã Mỹ Đồng tổng
Phước
Tường nội huyện Vạn Ninh phụng cúng tiền 400 đồng chẵn
(hiện đã giao)
Vợ
chồng cựu lý trưởng Bùi Văn Du pháp danh Như Nhàn Như Chánh
xã Mỹ Đồng phụng cúng tiền 50 đồng hiện đã giao
Lý
trưởng Nguyễn Ốc pháp danh Đồng Tại hiệu Huệ Tác xã
Vinh Huề phụng cúng tiền 2 đồng chưa giao
Hương
thơ Nguyễn Ái pháp danh Đồng Nhân hiệu Từ Thành xã Vinh
Huề phụng cúng tiền 1 đồng chưa giao
Đệ
tử Lê Thị Diệc pháp danh Như Thừa thôn Tân Đức phụng
cúng tiền chánh điện 10 đồng hiện đã giao
Huỳnh
Thị Điệu xã Hiền Lương phụng cúng tiền chánh điện 20
đồng hiện đã giao
Vợ
chồng Phan Quang Đức người Minh Hương ngụ xã Hiền Lương
phụng cúng tiền 13 đồng hiện đã giao
Vợ
chồng lão nhiêu cựu hương trưởng Lê Kỷ xã Hiền Lương
phụng cúng tiền chánh điện 10 đồng chẵn hiện đã giao
thủ ký
Vợ
chồng phó lý Trần Mẫn xã Minh Hương ngụ thôn Tân Mỹ phụng
cúng tiền chánh điện 2 đồng hiện đã giao
Cữu
phẩm Hồ Văn Thuần thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 1 đồng
hiện đã giao ký
Tăng
già Nguyễn Đồng Kính xã Quảng Hội phụng cúng 2 đồng,
hiện giao 1 đồng
Vợ
chồng Bùi Yên thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền chánh điện 2
đồng hiện đã giao
Liên
Thị Hoa ngụ xã Tân Mỹ quyên tiền 3 đồng hiện đã giao
Cựu
hương bộ Lê Lương ngụ xã Tân Mỹ phụng cúng tiền chánh
điện 1 đồng hiện đã giao
Quản
Văn Hương pháp danh Như Qui xã Tân Mỹ phụng cúng tiền 1 đồng
Lữ
Cao Gia pháp danh Như Hào thôn Tân Mỹ cúng tiền 1 đồng
Phạm
Sử ngụ thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 1 đồng ký hiện đã
giao
Phạm
Vi thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 2 đồng
Đệ
tử Trần Thật pháp danh Đồng Tâm chùa Sắc tứ Thiên Ân
cúng tiền 2 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Năng pháp danh Như Nhẫn thôn Phú Hội phụng cúng tiền chánh
điện 10 đồng hiện đã giao
Ngô
Văn Kỳ pháp danh Đồng O xã Xuân Tự phụng cúng tiền chánh
điện 5 đồng hiện đã giao
Phạm
Hối xã Quảng Hội phụng cúng tiền 1 đồng hiện đã giao
Pháp
danh Như Ngang xã Quảng Hội cúng tiền 2 đồng (Nguyễn Thị
Lai)
Nguyễn
Thị Ổn pháp danh Đồng Yến xã Quảng Hội phụng cúng tiền
chánh điện 2 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Đình Lan xã Phú Gia phụng cúng tiền 2 đồng hiện đã giao
Cô
Năm Diệu Hữu xã Bảo An phụng cúng tiền 2 đồng hiện đã
giao
Chủ
chùa Sắc tứ Di Đà Võ Thị Cầm pháp danh Như Niệm được
vua sắc ban Háo nghĩa khả gia cúng tiền 100 đồng cùng bốn
cột cây kè chánh điện trị giá tiền 55 đồng hiện đã
giao
Phan
Thị Quí phụng cúng tiền 2 đồng hiện đã giao
Đặng
Thị Nhẫn pháp danh Đồng Sợ xã Vinh Huề phụng cúng tiền
50 đồng hiện đã giao
Phan
Thị Ức pháp danh Như Tánh ngụ thôn Tân Đức phụng cúng
tiền 10 đồng hiện đã giao (do Hải thạch bát xích hiện
giao)
Trần
Thị Như xã Hiền Lương phụng cúng tiền chánh điện 1 đồng
hiện đã giao
Nguyễn
Cò Trần Thị Diễu xã Hiền Lương phụng cúng tiền chánh
điện 2 đồng hiện đã giao
Vợ
chồng lão nhiêu Nguyễn Văn Xuy xã Hiền Lương phụng cúng
tiền chánh điện 3 đồng ký hiện đã giao
Vợ
chồng cựu hương bộ Trần Hữu pháp danh Như Hữu xã Hiền
Lương phụng cúng tiền 5 đồng hiện đã giao
Chế
Thị Liên thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 1 đồng hịên đã
giao
Nguyễn
Lợi thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền chánh điện 1 đồng hiện
đã giao
Nguyễn
Thị Tam xã Phú Cang phụng cúng tiền chánh điện 1 đồng hiện
đã giao
Dương
Thị Tiếu xã Phú Cang phụng cúng tiền chánh điện 2 đồng
hiện đã giao
Trương
Thị Quyên thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 5 hào hiện đã giao
Lê
Thị Chuyền pháp danh Tâm Luân xã Thanh Minh phụng cúng tiền
2 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Thị Quèn xã Vinh Huề phụng cúng tiền 0 đồng ký chưa giao
Đặng
Thị Đoá thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 2 đồng hiện đã
giao
Đặng
Văn Chữ thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 5 hào hiện đã giao
Phan
Liêm thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 5 hào hiện đã giao
Nguyễn
Úy thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 3 hào hiện đã giao
Hồ
Đốc thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 1 hào hiện đã giao
Nguyễn
Văn Đại thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 3 hào hiện đã giao
Đỗ
Thị Tỏi thôn Tân Mỹ phụng cúng 2 hào hiện đã giao
Nguyễn
Văn Chuột thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 2 hào hiện đã giao
Diệp
Nhân Cơ thôn Tân Mỹ phụng cúng tiền 2 hào hiện đã giao
Thừa
lịnh chép thế lời thông cáo là đệ tử Trần Thoả pháp
danh Đồng Minh tự ký.
7.
Văn kiện ngày mồng chín tháng hai năm Bảo Đại 16 (1941)
Gồm
4 tờ đóng lại với hai tờ bìa trước sau màu gạch bằng
chỉ giấy bổi. Khổ 15 x 28. Nội dung văn kiện xin quan huyện
Vạn Ninh cho phép dựng lại chùa Bảo Sơn dưới sự chứng
minh của Bồ tát Quảng Đức, lúc đang làm trụ trì tổ đình
Linh Sơn. Đặc biệt là trang 2b có một bản dịch chữ quốc
ngữ của văn kiện viết bằng bút sắt, chúng tôi cũng cho
in lại nguyên bản luôn, để làm tài liệu tham khảo.
Chủ
chùa chùa Bảo Sơn xã Phước Thủy tổng Phước Tường nội
huyện Vạn Ninh là cựu hương mục Nguyễn Địch vái bẩm
vì mong được ơn phê cho việc sau:
Xã
của dân nguyên trước dấu cũ có cảnh chùa trải qua đã
lâu. Vào khoảng năm Thành Thái (1889-1906) chùa bị đổ sập
(do còn có di tích là chiếc trống trung một mặt) khiến cho
vận làng suy vi, dân tình nghèo khổ, đến nay đã trải qua
nhiều năm.
Nay
dân nhân có một sở ruộng đất trưng riêng (ruộng 1 mẫu,
đất 4 mẫu) là 5 mẫu thuộc địa phận của bổn xã, tục
gọi là xứ Rọc Mây, núi mây tịch mịch, phong cảnh thanh
tú. Vào năm Bảo Đại thứ 2 (1927) dân đã trình với bổn
sư đàn đầu hoà thượng hiệu Thiên Quang chùa Linh Sơn (xã
Hiền Lương) chứng minh, tha thiết xin dựng lại ngôi chùa
ấy, thiết lập nên am tranh ở chỗ đó, Ngài bèn cho hiệu
Bảo Sơn, đốt hương thờ Phật. Nay đã 4 năm rồi, dân tình
đều được an khang đều cùng vui vẻ.
Nhưng
từ đó đến nay chưa có xin phép. Nay dân thiết nghĩ trùng
tu dựng lại, tự xuất của nhà (do huê lợi của 5 mẫu ruộng
đất chi dụng lấy tiền. Dân nói rõ với lý hào bổn xã
ký chứng nhận để dân được tiện lợi đến quan xin. Vì
thế, cúi xin quan (huyện đường) đại nhân các hạ rộng
ban đường nhân mong nhờ văn phê, để cho dân được nhận
đức mà dựng lại chùa Phật. Muôn lần nhờ vả. Nay xin vái.
Ngày
mồng chín tháng hai năm Bảo Đại 16 (1941)(có đóng dấu Vạn
Ninh huyện ấn, và lời phê thính bằng -cho phép)
Bổn
xã đồng ký (có đóng dấu xã Phước Thủy)
Lý
trưởng cửu phẩm Ngô Lực nhận ký (có đóng dấu xã Phước
Thủy)
Nguyễn
Địch (pháp danh Như Đương) thủ ký
Cựu
hương bộ Trần Hữu thủ ký
Cựu
hương kiểm Lê Chính thủ ký
Chánh
hương bộ Lê Ký (có đóng dấu hương bộ xã Phước Thủy)
Hương
kiểm Nguyễn Lều thủ ký
Hương
lâm Trần Mít thủ ký
Viết
thế để xin chứng: Trần Thỏa (người xã Hiền Lương) tự
ký
Yết
ma hòa thượng chùa sắc tứ cổ tích Linh Sơn hiệu Quảng
Đức làm chứng minh tự ký
Cố
vấn giáo thọ hòa thượng chùa sắc tứ cổ tích Long Sơn
hiệu Nhơn Thọ hộ niệm ký
Thọ
giáo hòa thượng chùa Long Phước hiệu Nhơn Viên chứng minh
hộ niệm vi tự ký
8.
Văn kiện ngày mồng 1 tháng 7 năm Nhâm Ngọ (1942)
Khổ
21 x 29, gồm 1 tờ giấy trắng A4 in từ bản khắc gỗ của
chính bồ tát Quảng Đức. Đây là một thơ gởi mời chư
vị tôn túc và Phật tử tham dự lễ đón bằng sắc tứ của
chùa Linh Sơn.
Nam
mô A Di Đà Phật
Phật
lịch năm 2505
Mãng
nghe Phật do tâm tạo, đạo dùng tăng hoằng. Nay có trú trì
chùa cổ tích Linh Sơn xã Hiền Lương tổng Phước Tường
nội huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà hiệu Quảng Đức và giám
tự Viên Giác cùng bổn đạo của bổn xã được ơn hoàng
thượng sắc tứ bổn chùa, chọn được buổi sáng ngày 16
tháng 7 để đánh chuông cung nghinh sắc tứ, lại đón nghinh
Bà miếu, vốn đã xin phép thiết đại trai đàn nhằm từ
ngày 16 đến ngày 19 tháng 7, có đầy đủ thuyết pháp, chẩn
tế, trai tăng, tụng kinh, lục cúng, trên để báo ơn Phật
tổ, tiếp nữa là đáp lại ơn đức của giác linh cố hoà
thượng. Kính mong các viên chức cùng quý quyến ngày đó quang
lâm để nghe kinh lễ Phật.
Trên
đây là thiệp mời.(…….)
Quang
lâm, lòng đạo tâm vui lành. (…) mong vậy
Ngày
mồng 1 tháng 7 năm Nhâm Ngọ
Yết
ma hoà thượng chùa Linh Sơn cùng môn đồ bổn đạo đồng
kính thỉnh
Bổn
xã xã Hiền Lương đồng kính thỉnh.
9.
Văn kiện ngày mồng 1 tháng 2 năm Bảo Đại 19 (1944)
Gồm
17 tờ giấy bổi đóng lại bằng chỉ giấy bổi, khổ 14.5
x 25.5. Trong đó có 7 tờ, tức các tờ 7, 8, 13, 14, 15, 16 và
17 để trống, không viết chữ nào. Mỗi tờ có 2 trang a và
b. Từ trang 2b cho đến trang 8a có khuôn dấu xã Hiền Lương
đóng giáp lai. Còn những trang về sau dù để trống hay có
chữ đều không thấy có đóng dấu giáp lai. Chữ viết chủ
yếu bằng bút lông mực Tàu, nhưng có khi cũng viết bằng
bút sắt mực xanh như ở tờ 10a8. Số tờ này là do chúng
tôi đếm, chứ bản thân văn kiện không có đánh số trang.
Đây là văn kiện quyên tiền để trùng tu chánh điện tổ
đình Linh Sơn.
Nam
mô A Di Đà Phật tác đại chứng minh
Yết
ma chùa sắc tứ Linh Sơn xã Hiền Lương tổng Phước Tường
nội huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa hiệu Quảng Đức xin viết
lời báo cáo việc sau:
Nay
chánh điện chùa đã trải qua nhiều năm hư nát, bần tăng
đau lòng xót mắt, phát nguyện trùng tu dựng lại để thờ
Phật cho trang nghiêm. Trộm nghĩ bổn chùa không có tiền bạc
của cải xuất ra, bèn nói rõ cho chư sơn thiền đức và hội
viên An Nam Phật học hội cùng bổn đạo Phật tử thiện
nam tín nữ rộng phát lòng từ, giúp cúng cây gỗ vật hạng
ít nhiều, để sửa lại điện Phật. Tôi cũng báo rõ cho
hào lý sở tại chứng nhận sự thực có bao nhiêu người
hảo tâm giúp cúng tên tuổi ghi vào bản liệt kê dưới đây.
Xin chúc hiện tiền phước thọ tăng long, mất rồi cùng lên
nước Phật. Vì thế, nay xin có lời báo cáo
Ngày
mồng một tháng hai năm Bảo Đại 19 (1944)
Yết
ma chùa sắc tứ Linh Sơn hiệu Quảng Đức tự ký
Bổn
xã điều đồng ký (có đóng dấu xã Hiền Lương)
Chánh
trưởng ban chánh cửu phẩm đội trưởng Trần Lự thủ ký
Phó
trưởng ban cửu phẩm đội trưởng Nguyễn Phương ký
Hội
viên cửu phẩm văn giai Trần Ứng Long
Cửu
phẩm Lê Đê thủ ký
Miễn
sai Trần Yến thủ ký
Sở
tại lý trưởng Lê Như Đính ký (có đóng dấu xã Hiền Lương)
Phó
lý trưởng Nguyễn Khánh thủ ký
Chánh
hương bộ Hồ Vừa thủ ký
Hương
dịch Trần Thương thủ ký
Hương
mục Nguyễn Xuân Du ký
Hương
lâm Trần Minh thủ ký
Yết
ma hoà thượng chùa Phụng Sơn Ninh Hoà hiệu Nhơn Sanh phụng
cúng tiền hộ niệm 10 đồng hiện đã giao
Thích
Hưng Từ chùa Kim Long Ninh Hoà phụng cúng tiền 10 đồng
Giáo
thọ chùa Thạch Sơn hiệu Nhơn Hoằng phụng cúng tiền 5 đồng
Trú
trì chùa Phước Long xã Phước Lý hiệu Hoằng Chất cùng bổn
đạo giúp cúng tiền 50 đồng vái ký
Thích
tử chùa Phổ Hóa Bình Thành hiệu Viên Tịnh phụng hộ niệm
cúng tiền 50 đồng
Trú
trì chùa Khánh Long Tuân Thừa hiệu Từ Vân phụng cúng tiền
10 đồng
My
Phong Am hiệu Khánh Vỹ xã Nga My huyện Phổ Đức tỉnh Quảng
Ngãi cúng tiền 3 đồng hiện đã giao
Bổn
đạo Quách Hữu Thiêm cùng thất trung Lao Thị Cần pháp danh
Như Mẫn phụng cúng tiền 30 đồng
Bổn
đạo tín nữ Văn Thị Dược pháp danh Đồng O phụng cúng
tiền 20 đồng
Lão
nhiêu Nguyễn Văn Chung pháp danh Đồng Nguyện cùng gia quyến
xã Phú Sơn phụng cúng tiền 20 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Thị Nghi pháp danh Đồng O xã Mỹ Hợp phụng cúng tiền 20
đồng hiện đã giao
Hội
viên Phật học hội Ninh Hoà Hoàng Như Quan pháp danh Tâm Uyển
phụng cúng 10 đồng hiện đã giao
Hộ
tự chùa Thiên Bữu Lao Thiện Chánh pháp danh Như Trung phụng
cúng tiền 10 đồng
Võ
Thị Lượng pháp danh Đồng Số thôn Đại Mỹ phụng cúng
tiền dựng chánh điện 50 đồng hiện đã giao
Lại
Văn Mô pháp danh Đồng Nhẫn và vợ Nguyễn Thị Nhàn pháp
danh Đồng Phú xã Văn Định phụng cúng tiền 50 đồng hiện
đã giao
Nguyễn
Thị Quyến pháp danh Đồng Thọ xã Mông Phú phụng cúng tiền
dựng chùa 50 đồng hiện đã giao
Bành
Thị Hoà pháp danh Đồng Cảm xã Vĩnh Phú phụng cúng tiền
dựng chùa 15 đồng hiện đã giao
Ôn
Sĩ Hoàng Nhật Quang pháp danh Đồng Nhật xã Minh Hương phụng
cúng tiền dựng chùa 10 đồng hiện dã giao
Đỗ
Trọng Thành pháp danh Đồng Quả xã Mỹ Hợp phụng cúng tiền
dựng chùa 5 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Thị Hiệu pháp danh Đồng Vọng xã Mỹ Hợp phụng cúng tiền
dựng chùa 30 đồng hiện đã giao
Nguyên
giáo sư Nguyễn Xuân Khoá pháp hiệu Từ Pháp xã Cung Hoà phụng
cúng tiền 3 đồng hiện đã giao
Phan
Thị May pháp danh Đồng Đắc xã Thạch Thành phụng cúng tiền
50 đồng hiện đã giao
Cửu
phẩm lý trưởng Nguyễn Định pháp danh Đồng Quang xã Thạch
Thành phụng cúng tiền 20 đồng
Đặng
Thị Bạng pháp danh Đồng Xúc xã Thạch Thành phụng cúng tiền
30 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Thị Trì pháp danh Như Thiện xã Thạch Thành phụng cúng tiền
10 đồng
Dương
Thị Khuynh pháp danh Đồng Ứng xã Phước Lý phụng cúng tiền
4 đồng hiện đã giao
Lục
Ngọc Cẩn xã Minh Hương phụng cúng 10 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Chất pháp danh Đồng Trực cùng gia quyến xã Lạc Xuân phụng
cúng tiền 10 đồng hiện đã giao
Trần
Thị Chước pháp danh Giác Hạnh tự Diệu Hoá tỉnh Quảng
Ngãi phụng cúng tiền 5 đồng hiện đã giao
Lại
Văn Tụng và thất trung Phạm Thị Mực xã Văn Định phụng
cúng tiền dựng chùa 5 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Thị Mẫn cùng con ruột Nguyễn Văn Đà xã Văn Định phụng
cúng tiền 3 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Văn Tú pháp danh Đồng Cẩm thôn Đại Mỹ phụng cúng tiền
5 đồng hiện đã giao
Bổn
đạo Triệu Thị Hưng pháp danh Như Long, Thẩm Thị Tròn pháp
danh Như Viên cùng cúng tiền 5 đồng
Chánh
trưởng ban Lê Tấn Lực xã Cung Hoà phụng cúng tiền 5 đồng
hiện đã giao
Phạm
Thị Thứ xã Cung Hoà phụng cúng tiền 2 đồng hiện đã giao
Phó
trưởng ban Lê Bút pháp danh Nguyên Quảng xã Cung Hoà phụng
cúng tiền 2 đồng hiện đã giao
Lý
trưởng Lê Duy Thanh xã Cung Hoà phụng cúng tiền 2 đồng hiện
đã giao
Chủ
chùa chùa Long Thọ hiệu Bảo Giác phụng cúng tiền 5 đồng
hiện đã giao
Đệ
tử chùa Thiên Quang Phạm Thị Liên pháp danh Tâm Hoa tự Diệu
Hương cúng tiền 3 đồng hiện đã giao
Đệ
tử chùa Long Thọ Nguyễn Thị Chí pháp danh Nguyên Niệm cúng
tiền 2 đồng hiện đã giao
Chánh
trưởng ban Trần Lục pháp danh Đồng Sự xã Tuân Thừa cúng
tiền 2 đồng hiện đã giao
Cựu
lý trưởng Trần Cái pháp danh Đồng Bồn tự Thiện Lợi xã
Tuân Thừa cúng tiền 2 đồng hiện đã giao
Toạ
chủ chùa Từ Bi hiệu là Thường Trân phụng cúng tiền 1 đồng
Trần
Thị Lộc pháp danh Tâm Lịch xã Quang Vinh phụng cúng tiền
3 đồng hiện đã giao
Cửu
phẩm giáo sư Trần Dụ xã Quang Vinh phụng cúng tiền 1 đồng
hiện đã giao
Trà
Văn Tri pháp danh Đồng Ân xã Lạc Ninh phụng cúng tiền 3 đồng
Đổ
Tất pháp danh Đồng Thiện cùng gia quyến xã Lạc Xuân phụng
cúng tiền 5 đồng hiện đã giao
Lê
Minh pháp danh Đồng Nguyệt phụng cúng tiền 2 đồng
Lê
Minh Hối pháp danh Đồng Ngộ xã Bá Hà phụng cúng tiền 5
đồng hiện đã giao
Nguyễn
Văn Thật pháp danh Chúc Hạnh xã Tân Khê phụng cúng tiền
2 đồng hiện đã giao
Huỳnh
Thị Ích pháp danh Chúc tựu xã Phong Thạnh phụng cúng tiền
3 đồng hiện đã giao
Nguyễn
Thị Sóc pháp danh Chúc Diệu xã Phong Thạnh phụng cúng tiền
3 đồng hiện đã giao
10.
Văn kiện ngày 1 tháng 2 năm Bảo Đại 19 (1944)
Gồm
8 tờ giấy đỏ đóng lại bằng chỉ bổi trắng có bìa trước
và sau bằng giấy trắng. Khổ 13.5 x 24.5. Trong đó chỉ 3 tờ
đầu và tờ thứ 6 là có viết chữ, còn 4 tờ kia trống chữ
viết bằng bút lông mực Tàu, dễ đọc. Đây cũng là văn
kiện đi quyên tiền xây dựng chánh điện tổ đình Linh Sơn
năm đến những người Việt gốc Hoa.
Nam
mô A Di Đà Phật tác đại chứng minh
Yết
ma hoà thượng chùa sắc tứ cổ tích Linh Sơn xã Hiền Lương
tổng Phước Tường nội huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà hiệu
Quảng Đức, giám tự hiệu Viên Giác và các bổn đạo nhằm
xin có lời báo cáo việc sau:
Trộm
nghĩ thuyền đạo vượt biển, gió mát thổi khắp thì bước
lên bờ đạo để đoàn viên; trăng tuệ sáng trời thuyền
từ biển nam tỏ lòng thành mà ích lợi. Vì bổn chùa tại
xã Hiền Lương do nguyên cố hoà thượng Thiên Quang dựng xây,
trải qua năm tháng, cây gỗ hư nát rất nhiều. Nối gót mà
bần tăng trở về nhận ở, vâng việc trùng tu nhà cửa đông
tây và cổng tam quan hiện đã xong rồi. Chỉ một toà chánh
điện chưa thể làm lại trùng tu chấn chỉnh. Nhưng nghĩ lại
bổn chùa có ít của cải đâu thể cán đán nhà lớn. Vì
thế, bần tăng lập tờ này báo rõ việc quý vị thương chủ
cục và thiện tín hảo tâm của Thanh bang hoặc phát lòng từ
lớn giúp cúng tiền của, bố thí vật hạng để trùng tu
lại chánh điện của chùa. Được ơn rất lớn may mắn xiết
bao, xin ghi phương danh cúng vào đây, tức để ghi bảng lưu
truyền tới chốn xa.(do liệt quý vị tưởng niệm đến việc
Phật mà cho của cải gì, bao nhiêu thì bần tăng nghĩ tình
ghi lên bảng ở chùa để đời đời lưu chiếu trước thì
giúp cho long thần hộ hựu, thứ nữa thì để tai mắt mọi
người có thể thấy nghe)
Nay
xin có lời báo cáo. Kính chúc gió trong trăng sáng núi Phổ
Đà, hiện tại sống thì nay thêm phước thọ. Giả như chết
rồi thì an bài nhất định dưới cửa Bắc sơn, nguyện về
trời tây Cực lạc.
Nam
mô A Di Đà Phật
Nay
kính chúc
Thiện
tín thanh bang lớn nhỏ chư liệt quý vị xét cho
Ngày
mồng một tháng hai năm Bảo Đại 19
Nhằm
ngày tốt tháng thới năm Giáp Thân
Chùa
sắc tứ Linh Sơn Thích hiệu Quảng Đức tự ký
Bổn
xã đồng ký (có đóng dấu xã Hiền Lương)
Chánh
trưởng ban chánh cửu phẩm đội trưởng Trần Lự thủ ký
Phó
trưởng ban chánh cửu phẩm đội trưởng Nguyễn Phương thủ
ký
Hội
viên cửu phẩm văn giai Trần Ứng Long
Cửu
phẩm Lê Đê thủ ký
Miễn
sai Trần Yến thủ ký
Sở
tại lý trưởng Lê Như Đính ký (có đóng dấu xã Hiền Lương)
Phó
lý trưởng Nguyễn Khánh thủ ký
Chánh
hương bộ Hồ Vừa thủ ký
Hương
dịch tình thương thủ ký
Hương
mục Nguyễn Xuân Du ký
Hương
lâm Trần Minh thủ ký
Lưu
Chí Tường phụng cúng tiền dựng chùa 3 đồng hiện đã giao
Phương
sanh đường phụng cúng tiền chánh điện 5 đồng
Đồng
Thái phụng cúng tiền chánh điện 5 đồng hiện đã giao.
11.
Văn kiện ngày 8 tháng 12 năm Bảo Đại (1944)
Gồm
1 tờ giấy A4, chữ viết tay bằng quốc ngữ của Hội đồng
hào mục làng Hiền Lương thuận nhượng đất công hoang của
làng cho tổ đình Linh Sơn để làm nghĩa địa chùa theo yêu
cầu của bồ tát Quảng Đức. Tờ thuận nhượng này viết
vào ngày 8 tháng 4 năm 1944, có chữ ký của lý trưởng xã
Hiền Lương cùng hội đồng hào mục làng ký tên và đóng
dấu. Văn bản viết bằng chữ quốc ngữ, nhưng lý trưởng
lại ký bằng chữ Nho.
Tờ
thuận nhượng đất công hoang
Chúng
tôi là ban Hội đồng Hào mục làng Hiền lương, tổng Phước
tường nội, huyện Vạn ninh, tỉnh Khánh hoà,
Đồng
ưng thuận nhượng đất công hoang như sau nầy:
Cứ
theo lời tường của ngài Lâm Văn Tuất, Kiết ma Hoà thượng
hiệu Quảng Đức, trụ trì chùa Sắc tứ Linh Sơn rằng:
Nguyên
cảnh chùa Linh Sơn hiện nay nội cuộc chánh điện, nhà đông,
nhà tây, Miếu bà, Tam quan và bảo tháp rộng chừng 2 mẫu,
đã thành tụ nguy nga rồi, nay ngài lại tường xin thêm đất
công hoang chung quanh cảnh chùa, ước hơn hai mẫu, tục danh
là gò gia để làm nghĩa địa.
Đất
ấy đông giáp đình làng, lại gần viên gia cửu phẩm Trần
Ứng Long, viên gia Nguyễn Trực và viên gia Trùm Mạnh;
Tây
giáp công điền Đồng Bé lại gần đường xe lữa;
Nam
giáp viên gia Nguyễn Địch, lấy 2 cây trụ cửa ngõ chùa làm
giới hạn,
Bắc
giáp sông.
Ngài
tường xin khai phá làm nghĩa địa để ngày sau mai táng những
người thiện tín, Thích tử thiền môn khi lâm chung.
Còn
tất cả người trong làng, ai có từ trần thì được mai táng
nơi vạt đất từ bảo tháp giọc đến Miếu bà, nhưng phải
do chủ chùa chỉ định cho có trật tự, không được tự
tiện.
Cứ
lời tường như vậy, làng chúng tôi xét lại chỗ đất ấy
quả là một khoảnh đất công hoang chứ không xâm phạm công
tư điền thổ nào cả, nên làng chúng tôi cũng đồng ưng
thuận nhượng khoảnh đất công hoang ấy lại cho chùa Sắc
tứ Linh Sơn để làm nghĩa địa.
Nay
thuận nhượng
Làm
tại thôn Hiền Lương ngày 8 tháng 4 năm 1994
12.
Văn kiện ngày 01 tháng 10 năm 1960
Gồm
2 tờ giấy A4 đánh máy bằng chữ quốc ngữ, bên lề có dán
4 con niêm của Việt Nam Cọng Hoà có đóng dấu, mỗi con giá
10 đồng. Nội dung là biên bản khám xét ngày 01 tháng 10 năm
1960 của hội đồng khám xét gồm những người đại diện
chính quyền xã Ninh Đông và thôn Phước Thuận cùng cựu lý
hào thân sĩ, để giải quyết yêu cầu xin vi bằng ruộng đất
chùa của tự trưởng chùa Thiên Ân và thân hào thân sĩ thôn
Phước Thuận. Biên bản này lập ra để trình cho quận trưởng
quận Ninh Hoà thẩm xét để giải quyết. Nguyên do của yêu
cầu cấp vi bằng này là vì “trong thời kỳ còn ổn định
có đủ giấy tờ thực trưng ba sở đất và giấy tờ phụng
cúng của các thiện tín hảo tâm, đều giao cho ông Hoà thượng
Lâm Văn Tuất chấp giữ. Đến năm 1948 chiến tranh, ông Lâm
Văn Tuất tẩu thoát mất và giấy tờ cũng bị mất, thất
lạc không kiếm tìm được”. Như vậy việc yêu cầu cấp
vi bằng năm 1960 chắc chắn là có sự tham mưu của bồ tát
Quảng Đức cho vị đương nhiệm quản lý chùa Thiên Ân thời
đó là ông Lê Thành.
Tỉnh
Khánh Hoà VIỆT NAM CỌNG HOÀ
Quận
Ninh Hoà
Xã
Ninh Đồng BIÊN BẢN NHẬN XÉT
Số:
688/ HC.ĐĐĐ.NĐ
Hôm
nay là ngày 1 tháng 10 năm 1960 hồi 10 giờ.
Chúng
tôi một hội đồng gồm có:
-
Ông Đoàn Phiêu Đại diện xã Ninh Đông.
-
Võ Xuân Sơn Hội viên kinh tế xã.
-
Nguyễn Cương Ban nông vụ xã.
-
Đặng Hơn Thôn trưởng Phước Thuận.
-
Lê Thành tự trưởng chùa Thiên Ân, Phước Thuận.
-
Bùi Du, Nguyễn Bá cựu lý thân hào, thân sĩ. Và 13 ông bàn
cận ký tên sau đây đều hội tại chùa Thiên Ân và quý thân
hào thân sĩ thôn Phước Thiện, xã Ninh-Đông, quận Ninh-hoà,
tỉnh Khánh-hoà.
Chiếu
đơn xin của quý ông trên đề ngày 10/9/1960 về việc xin vi
bằng mất cựu đơn khẩn ruộng đất của chùa Thiên ân,
toạ lạc tại thôn Phước thuận xã Ninh Đông quận Ninh-hoà
tỉnh Khánh-hoà đã bị mất giấy tờ trong thời kỳ chiến
tranh.
Hội
đồng chúng tôi đến tận nơi khám xét:
1.-
là diện tích của 3 sở tư điền thổ của chùa Thiên ân
là 47.988m2 thành 9 mẫu 6 sào 3 thước ta đều toạ lạc tại
thôn Phước thuận diện tích và chi tiết giới cận của 3
sở như sau:
SỞ
THỨ NHẤT: do của ông Tổ khai sơn chùa Thiên ân là Bửu -
Tịnh tậu mải và ông Trương Quyền cúng hồi năm 1802, diện
tích là 29.843 m2 thành 5 mẫu 9 sào 12 theo tam bộ kiến điền
Phước thuận tại xứ đông cầu ké và cây trâm, 1 khoảnh
từ đám số 215 đến 229 và số 337 (và số 291 thổ mộ)
-
thổ hạng ba 4 mẫu 1 sào 8 thước.
-
điền hạng ba 1 mẫu 5 sào 13 thước. Tục danh là ruộng chùa
và giới cận như sau:
-
Đông cận tư thổ viên gia, Cao Bổ, tư điền Nguyễn Chức,
Nguyễn Cương, Đặng Bôn và Gò mả
-
Tây cận sông Chò.
-
Nam cận tư thổ viên gia, Nguyễn Đạt và Nguyễn Khao.
-
Bắc cặn tư điền Nguyễn Cương, Cao Tuyển và tư thổ Nguyễn
Quân.
SỞ
THỨ HAI: do của bà Hào, bà Trộm cúng, diện tích là 12.810m2
thành 2 mẫu 5 sào 10 thước theo tam bộ kiến điền của thôn
Phước thuận gồm có 14 đám tại xứ đông cầu ké, từ đám
số 327 đến số 340 tục danh là ruộng bà hào và giới cận
như sau thuộc tam hạng điền.
-
Đông cận mương nước (mương chủ) Phước thuận.
-
Tây cận tư điền Nguyễn Thị Mươi, tư thổ viên gia Ng-Chức.
-
Nam cận công điền viên gia Nguyễn Dìn và Nguyễn Thép.
-
Bắc cận tư thổ viên gia Hồ Đình và tư điền Nguyễn Khiêm
và Nguyễn Thị Chín.
SỞ
THỨ BA: do của ông Trương Quyền bà Phạm Thị Quá cúng, diện
tích là 5.355m2 thành 1 mẫu 0 sào 11 thước theo tam bộ kiến
điền của thôn Phước thuận gồm có 15 đám từ số 24 đến
số 38 thuộc tam hạng điền tại xứ đông thiện điền, tục
danh là ruộng tiên điền và giới cận như sau:
-
Đông cận mương nước bến chai.
-
Tây cận mương chủ Phước thuận
-
Nam cận là công điền Phước Thuận.
-
Bắc cận mương chủ và công điền Phước Thuận.
Đông
tây tứ cận của ba sở tư điền thổ của chùa, Thiên Ân
trên là đúng theo đơn xin và sơ đồ không bị xâm chiếm
công tư điền thổ của ai.
2.
Diện tích của ba sở tư điền trên quả thật của chùa Thiên
Ân
-
một sở của ông Bửu Tịnh tạo lập hồi Gia Long thứ nhất
(1802)
-
một sở của bà Hào, bà cúng cho chùa có tạt bài vị thờ.
-
một sở của vợ chồng ông Trương Quyền và bà Phạm Thị
Quá cúng có tạt bài vị để tại chùa trong lúc trước trong
thời kỳ còn ổn định có đưa giấy tờ thực trưng ba sở
đất và giấy tờ phụng cúng của các thiện tín hảo tâm,
đều giao cho ông hoà thượng LÂM VĂN TUẤT chấp giữ. Đến
năm 1948 chiến tranh ông Lâm Văn Tuất tẩu thoát mất và giấy
tờ cũng bị mất thất lạc không kiếm tìm được, cũng quả
thật như đơn xin và chứng thật của ông thôn trưởng và
bàn cận nơi toạ lạc của sở tư điền thổ trong thời bị
mất giấy tờ.
3.
Việc mất giấy tờ vì lý do: chiến tranh nên giấy tờ bị
thất lạc cũng quả y như đơn xin và lời chứng của bàn
cận.
Vậy
hôm nay hội đồng khám xét chúng tôi lập biên bản này kính
đệ trình lên ông QUẬN TRƯỞNG QUẬN NINH HOÀ thẩm hành./.
Hội
đồng khám xét ký tên:
Đại
diện xã: Đại diện kinh tế: Ban nông vụ xã: Thôn trưởng
Phước Thuận:
Đoàn
Phiêu Võ Xuân Sơn Nguyễn Cương Đặng Hơn
Ký
tên Ký tên Ký tên Ký tên
Hội
đồng hào lão: Bàn cận ký chứng:
Bùi
Du Nguyễn Bá Nguyễn Cương Nguyễn Chức
Ký
tên Ký tên Ký tên Dấu tay
Lê
Thành Nguyễn Khao Cao Tuyền
Ký
tên Ký tên Ký tên
Nguyễn
Thép Nguyễn Quận Nguyễn Dìn
Ký
tên Ký tên Ký tên
Nguyễn
Thị Chín Hồ Đinh Nguyễn Khiêm
Ký
tên Ký tên Ký tên
Nguyễn
Thị Mười Cao Bổ Nguyễn Đẹt.
Ký
Ký tên Ký tên
13.
Văn kiện ngày 09 tháng 2 năm 1961
Gồm
tờ giấy A4 đánh máy bằng chữ quốc ngữ bên lề có dán
2 con niêm của Việt Nam Cọng Hoà, giá mỗi con 10 đồng và
có đóng dấu nội dung là chứng chỉ vi bằng do quận trưởng
quận Ninh Hoà tỉnh Khánh Hoà cấp cho ông tự trưởng chùa
Thiên Ân nhằm “giúp cho ông tự trưởng chùa Thiên Ân đầu
đơn tại toà án để xin xác nhận quyền sở hữu của chùa,
giúp cho việc điều tra và xét xử của toà án được nhanh
chóng dễ dàng và tạm thời cho ông tự trưởng chùa Thiên
Ân được hưởng hoa lợi các sở ruộng này cùng thọ nạp
thuế cho chánh phủ”.
TRUNG
NGUYÊN TRUNG PHẦN VIỆT - NAM CỘNG - HÒA
Tỉnh
Khánh hòa
Quận
Ninh hòa CHỨNG CHỈ VI BẰNG
Số
990 HC/CCĐĐ
-
Chiếu đơn ngày 10-9-60 của ông TỰ TRƯỞNG chùa THIÊN ÂN
tại thôn Phước thuận xã Ninh Đông quận Ninh Hòa, xin chứng
chỉ vi bằng mất cựu văn khế trong thời kỳ chiến tranh
cho 3 sở ruộng chùa tọa lạc tại thôn PHƯỚC THUẬN, xã
NINH ĐÔNG, quận NINH HÒA kê như sau:
1/-
SỞ THỨ NHẤT: diện tích được 5 mẫu 9 sào 12 thước ta
gần tứ cận như sau:
Đông
giáp viên gia Cao Bổ, tự điền Nguyễn chức, Nguyễn Cương,
Đặng Bốn và Gò mã.
Tây
- Sông chò.
Nam
- viên gia Nguyễn Đẹt, Nguyễn Khao.
Bắc
- tư điền Nguyễn Cương, Cao Tuyền và Nguyễn Quân.
2/-SỞ
THỨ NHÌ: diện tích được 2 mẫu 5 sào 10 thước ta gần tứ
cận như sau:
Đông
giáp: Mương nước Phước Thuận
Tây
- tư điền Nguyễn Thị Mười, tư thổ Nguyễn Chức.
Nam
- công điền và viên gia Nguyễn Dìn và Nguyễn Thép.
Bắc
- tư thổ Hồ Định, tư điền Nguyễn Khiêm và Nguyễn thị
Chín.
3/-
SỞ THỨ BA: diện tích được 1 mẫu 0 sào 11 thước ta gần
tứ cận như sau:
Đông
giáp mương nước bến chài.
Tây
- mương chủ Phước thuận.
Nam
- công điền.
Bắc
- mương chủ và công điền.
Chiếu
biên bản điều tra và khám đất số 688-HC/CCĐĐ-NĐ ngày 1-10-60
của hội đồng xã Ninh Đông xác nhận việc mất cựu văn
khế nói trên của chùa Thiên Aân là đúng sự thật và diện
tích tứ cận y như trong biên bản có kèm theo lược đồ của
đương sự.
Chiếu
thông cáo số 5354-HC/ CCĐĐ-NĐ ngày 15-11-60 của quận Ninh Hòa
đã mãn hạn niêm yết mà không có người nào khiếu nại
về các sở ruộng nói trên.
Nay
cấp cho ông TỰ TRƯỞNG chùa THIÊN ÂN chứng chỉ vi bằng
mất cựu văn khế các sở ruộng nói trên để chấp chiếu.
Chứng
chỉ này chỉ có giá trị về phương diện hành chánh, giúp
cho ông TỰ TRƯỞNG chùa THIÊN ÂN đầu đơn tại tòa án để
xin xác nhận quyền sở hữu của chùa, giúp cho việc điều
tra và xét xử của tòa án được nhanh chóng dễ dàng và tạm
thời cho ông TỰ TRƯỞNG chùa THIÊN ÂN được hưởng hoa lợi
các sở ruộng này cùng thọ nạp thuế cho chánh phủ
NINH
HÒA, ngày 9 tháng 2 năm 1961
QUẬN
TRƯỞNG QUẬN NINH HÒA
Nơi
nhận
Ông
Tự Trưởng chùa THIÊN ÂN
1
bản chứng chỉ vi bằng
1
biên bản khám đất
3
bản lược đồ để chấp chiếu TRẦN NGỌC NGHI
Ông
đại diện hội đồng xã Ninh Đông (ký tên đóng dấu)
1
bản chứng chỉ vi bằng
1
biên bản khám đất
3
bản lược đồ để lưu tại xã
Hồ
sơ và lưu chiếu.
14.
Văn kiện ngày 24 tháng 10 năm 1961
Gồm
1 tờ giấy A4 đánh máy bằng chữ quốc ngữ, có con niêm Việt
Nam Cọng Hoà đóng dấu, giá 20 đồng. Nội dung là phán quyết
của toà án sơ thẩm Khánh Hoà đối với quyền sở hữu bất
động sản của chùa Thiên Ân đối với 9 mẫu 6 sào 3 thước
điền thổ của mình, mà khế ước bị thất lạc trong thời
gian chiến tranh từ 1945 đến 1954. Số khế ước này của
chùa Thiên Ân nguyên do bồ tát Quảng Đức chấp giữ. Sau
đó, do điều kiện khách quan cho phép, thầy Giác Huệ cùng
với giáo hội tăng già tỉnh Khánh Hoà đã đứng ra xin quyền
sở hữu vừa nói.
TRÍCH
LỤC BẢN CHÍNH ĐỂ TẠI PHÒNG LỤC SƯ TÒA SƠ THẨM KHÁNH
HÒA
Ngày
24-10-1961 VIỆT- NAM CỘNG - HÒA
Án
hộ số 250/ DS NHÂN DANH QUỐC DÂN VIỆT NAM
Án
xác nhận Tòa sơ thẩm Khánh Hòa khán định về án ông
quyền
sở hữu bất động sản. NGUYỄN HỮU THỨ ngồi ghế công
tố viên và
Vụ
số 586/ 61 ông NGUYỄN HỮU CHẤN ngồi ghế lục sự đã
-----
nhóm lại ngày 24 tháng 10 năm 1961 trong phiên
Có
mặt xử các ông: xử công khai tại Pháp đình công đường
tòa sơ
NGUYỄN
TOẠI: Chánh án thẩm Khánh Hòa và đã tuyên án như sau:
NGUYỄN
HỮU THỨ: Biện lý BẢN ÁN
NGUYỄN
HỮU CHẤN: lục sự TÒA ÁN
Chiếu
đơn đề ngày 30-9-1961 của THÍCH HẠNH HẢI tục danh Phan Cẩm
Long, chánh trị sự trưởng giáo hội tăng già Khánh hòa và
đại diện tăng già quận Ninh hòa trình bày rằng chùa Thiên
Ân ở thôn Phước Thuận, xã Ninh Đông, quận Ninh Hòa có ba
sở tư điền thổ tọa lạc tại thôn Phước Thuận là:
-
Sở thứ nhất: diện tichs 29.843m2 tức 5 mẫu 9 sào 12 thước
do Trương Quyên cúng cho chùa hồi năm 1802
-
Sở thứ hai: diện tích 12. 810 m2 thành 2 mẫu 5 sào 10 thước
do các bà Nguyễn Thị Hào, Nguyễn Thị Trộm lập hậu điền.
-
sở thứ ba: diện tích 5.355 m2 thành 1 mẫu 0 sào 11 thước
do Trương Quyên và Phạm Thị Quá cúng cho chùa.
Ba
sở tư điền thổ này thật của tư hữu của chùa Thiên Ân
có lớp trú trì kế thế cùng thuộc quyền của tăng sĩ. Đến
năm 1945 trong thời chiến tranh, trụ trì đương thời chùa
Thiên Ân là hòa thượng Thích Quảng Đức lánh nạn văn khố
bị thất lạc, ngôi chùa bị tàn phá. Đến năm 1960 Lê Thành
hiệu là Giác Huệ về làm tự trưởng trùng tu lại chùa và
quản trị các điền thổ đã xin vi bằng chứng chỉ thất
lạc văn khế tại quận Ninh hòa. Đến nay Lê Thành già yếu
nên đem giao lại cho giáo hội tăng già quận Ninh hòa nên giáo
hội cử nguyên đơn đứng đơn xin tòa công nhận quyền sở
hữu về ba sở điền thổ nói trên.
Chiếu
biên bản điều tra và khám đất số 688-HC/ CCĐĐ-NĐ ngày
1-10-60 của hội đồng xã Ninh đông xác nhận việc mất văn
khế về các tư điền thổ nói trên của chùa Thiên Ân
Chiếu
thông cáo số 5354-HC/ CCĐĐ-NĐ ngày 15-11-60 của quận Ninh Hòa
đã mãn hạn niêm yết mà không có ai khiếu nại về các bất
động sản nói trên.
Chiếu
chứng chỉ vi bằng ngày 9-2-61 của quận trưởng Ninh Hòa.
Chiếu
tài liệu hồ sơ thì có đủ bằng chứng là những bất động
sản nói trên thuộc quyền sở hữu của chùa Thiên Ân.
VÌ
NHỮNG LẼ ẤY
Xử
công khai, theo đơn thỉnh cầu, sơ thẩm về dân sự.
Xác
nhận rằng những tư điền thổ sau đây tọa lạc tại thôn
Phước thuận, xã Ninh Đông quận Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa là
thuộc quyền sở hữu của chùa Thiên Aân ở thôn Phước Thuận:
SỞ
THỨ NHẤT: diện tích 29.843m2 thành 5 mẫu 9 sào 12 thước do
Trương Quyên cúng vào chùa năm 1802.
Đông
cận: tự thổ viên gai Cao Bổ, tự điền Nguyễn Chức, Nguyễn
Cương, Dạng Bốn và Gò mả
Tây
cận: sông chò
Nam
Cận: tự thổ viên gia Nguyễn Dẹt và Nguyễn Khao
Bắc
cận: tự điền Nguyễn Chương, Cao Tuyên và tự thổ Nguyễn
Quận.
SỞ
THỨ HAI: diện tích 12. 810 m2 thành 2 mẫu 5 sào 10 thước do
các bà Nguyễn Thị Hào, Nguyễn Thị Trộm lập hậu điền.
Đông
cận: Mương nước Phước Thuận
Tây
cận: Tư điền Nguyễn Thị Mười, tư thổ viên gia Nguyễn
Chức.
Nam
cận: Công điền và viên gia Nguyễn Dìn và Nguyễn Thép.
Bắc
cận: Tư thổ viên gia Hồ Định, tư điền Nguyễn Khiêm và
Nguyễn thị Chín.
SỞ
THỨ BA: diện tích 5.355 m2 thành 1 mẫu 0 sào 11 thước do Trương
Quyên và Phạm Thị Quá cúng cho chùa.
Đông
cận: Mương nước bến chài.
Tây
cận: Mương chủ Phước thuận.
Nam
Cận: Công điền Phước thuận.
Bắc
cận: mương chủ và công điền Phước thuận.
Đễ
nguyên đơn chịu án phí.
Đã
lập phán định và đã tuyên tại ngày tháng năm kể trên
tại Pháp đình công đường tòa sơ thẩm Khánh Hòa.
Ký
tên: NGUYỄN TOẠI NGUYỄN HỮU CHẤNH
Trước
bạ tại Nha Trang, ngày 6 tháng 12 năm 1961
TA
HUYNH
SAO
Y CHÍNH BẢN
Bản
sao cấp cho THICH HANH HAI theo lời yêu cầu
Nha
Trang, ngày 21 tháng 12 năm 1961
CHÁNH
LỤC SƯ
LƯƠNG
TƯ PHẤN
CHƯƠNG
II
Hai
tư liệu liên hệ với thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng
Thâm
Chương
II là hai văn kiện liên hệ đến việc cúng ruộng và đúc
chuông của bổn sư Bồ tát Quảng Đức là thiền sư Như Đạt
Giải Nghĩa Hoằng Thâm. Vì là cậu ruột của bồ tát Quảng
Đức, nên thiền sư cũng sinh ra và lớn lên tại cùng quê
là làng Hội Khánh huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà. Thiền sư
là người con thứ ba trong gia đình, sinh năm Đinh Tỵ (1857),
tên đời là Nguyễn Giá, anh ruột của bà Nguyễn Thị Nương
là mẹ của bồ tát Quảng Đức.
Thiền
sư xuất gia muộn, lớn hơn vị thầy của mình là thiền sư
Chơn Hương Huyền Túc Thiên Quang đến cả 6 tuổi. Thiền sư
sinh ngày 1 tháng 5 năm Đinh Tỵ (1857) và cũng mất trước thầy
mình 18 năm vào ngày 23 tháng 11 năm Tân Dậu (1921), thọ 67
tuổi. Tương truyền trước khi xuất gia, thiền sư đã luyện
tập các môn huyền học. Dân vùng Vạn Ninh còn kể chuyện
thấy thiền sư cỡi cọp từ trong núi đi ra. Cọp vùng này
thuộc loại dữ nhất nước, như ca dao đã từng ghi nhận:
cọp Khánh Hoà, ma Bình Thuận.
Sau
khi xuất gia, học tập và thọ giới với bổn sư của mình
tại tổ đình Linh Sơn, thiền sư đã đến làng Phú Cang ở
tại chùa Long Hoà của làng này cho đến lúc khai sơn chùa
Long Sơn vào năm Thành Thái thứ 10 (1899). Chính tại ngôi chùa
này vào cuối năm 1976, chúng tôi đã phát hiện ra bản in xưa
nhất của tác phẩm dài nhất của văn học quốc âm Việt
Nam là Hứa sử truyện vãn do chính tác giả là thiền sư Toàn
Nhật Vi Bảo Quang Đài (1757- 1834) đứng in. Văn bản này đã
trở thành tư liệu cơ sở cho công tác nghiên cứu và công
bố các thơ văn mà chúng tôi tập hợp được thành Toàn tập
Toàn Nhật Quang Đài. Căn cứ vào bản kê khai pháp bảo tự
khí của tổ đình Linh Sơn do Hoằng Chất thiết lập vào năm
Bảo Đại 15 (1940) ở trên ta không thấy có văn bản ấy.
Điều này chứng tỏ nó phải được chính thiền sư Như Đạt
Giải Nghĩa Hoằng Thâm đã thỉnh ở đâu đó về chùa Long
Sơn của mình, nếu không nữa thì các đệ tử, trong đó có
khả năng là Bồ tát Quảng Đức của chúng ta đã làm việc
ấy.
Dẫu
sao đi nữa, ngoài Bồ tát Thị Thủy Hạnh Pháp Nhơn Tri Quảng
Đức, thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm đã đào
tạo được một số đệ tử kế thừa mình tại chùa Long
Sơn cũng như các chùa khác ở Vạn Ninh. Chẳng hạn, thiền
sư Thị Hớn Hạnh An Nhơn Thọ (1881-1947) đã kế thế bổn
sư mình để làm trú trì chùa Long Sơn, thiền sư Thị Cảnh
Hạnh Phước Viên Minh (1881-1967), thế danh Lâm Văn Quy, là anh
ruột của Bồ tát Quảng Đức, trú trì chùa Pháp Hải ở
làng Lạc Hoà, Ninh Hoà v.v….Cho nên, sự có mặt của Hứa
sử truyện vãn tại tổ đình Long Sơn chứng tỏ, nếu không
được các vị ấy thỉnh về thì chắc chắn cũng được
các vị ấy đọc và học tập. Từ đó, nó có ảnh hưởng
nhất định trên tư tưởng và hành động của đồ chúng
tổ đình Long Sơn.
Hứa
sử truyện vãn được truyền bá rất rộng rãi, đặc biệt
tại các vùng Nam trung bộ và Nam bộ. Phần lớn những bản
in và chép tay, dù xuất hiện ở các vùng khác của đất nước,
cũng chủ yếu xuất phát từ hai vùng ấy. Sự tình này giải
thích không ít tại sao những vùng đấy đã sản sinh ra nhiều
nhân tài Phật giáo, mà tiêu biểu là thiền sư Thiệt Diệu
Liễu Quán (1668-1746), người khai sáng ra dòng thiền Thiên Thai
Thiền Tôn ở Huế và Võ Trứ người cùng với Trần Cao Vân
cầm đầu cuộc khởi nghĩa năm 1887 tại Phú Yên mà thực
dân Pháp gọi là “giặc thầy chùa” trong quá khứ và nhất
là Bồ tát Quảng Đức của chúng ta trong thời hiện đại.
Bản
thân thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm thông qua lời
lẽ trong văn kiện cúng ruộng ngày 12 tháng chạp năm Duy Tân
thứ hai (1907) cho tổ đình Linh Sơn, Long Hòa và Long Sơn cho
ta thấy một phần nào tâm nguyện hộ đạo của Người. Bản
thân chùa Long Sơn là do chính thiền sư Hoằng Thâm khai sơn
vào năm Thành Thái thứ 10 (1899). Điều này chứng tỏ thiền
sư đã xuất gia và theo học với thầy mình tại tổ đình
Linh Sơn một thời gian. Rồi sau đó, căn cứ vào văn kiện
cúng ruộng cho chùa Linh Sơn và Long Hòa, ta biết thiền sư
đã ra ở chùa Long Hoà. Chùa này là ngôi chùa do dân làng Phú
Cang dựng nên. Cho nên, đến năm 1899, thiền sư đã khai sơn
chùa Long Sơn cũng tại làng ấy. Việc xây dựng chùa Long Sơn
kéo dài trong một thời gian dài, cho đến ngày 28 tháng 2 năm
Duy Tân thứ 2 (1907) thì hoàn tất việc đúc đại hồng chung
cho chùa, hiện vẫn còn. Cùng năm với việc đúc chuông, đến
tháng chạp thì thiền sư đã đem ruộng cúng cúng cho ba chùa
Long Sơn, Linh Sơn và Long Hoà.
Tổ
Hoằng Thâm làm xong những việc đó thì đến ngày 23 tháng
11 năm Tân Dậu (1921) thiền sư đã vĩnh viễn ra đi. Các đệ
tử của thiền sư, trong đó có bồ tát Quảng Đức lúc ấy
đang làm tri sự chùa, đã cùng nhau đưa tiển vị thầy mình
đến nơi an nghĩ cuối cùng và xây tháp ở bên trái phía trước
chùa. Trong số các văn kiện liên hệ đến tổ Hoằng Thâm,
ta hiện chỉ mới phát hiện được hai. Đó là bài minh khắc
trên chuông chùa Long Sơn ghi tên những vị chứng minh và cúng
tiền đúc nên quả chuông đó vào ngày 28 tháng 2 năm Duy Tân
thứ 2 và văn kiện cúng ruộng cho chùa Long Sơn, Linh Sơn và
Long Hoà vào ngày 12 tháng 12 năm Duy Tân thứ 2 (1907).
15.
Văn kiện ngày 28 tháng 3 năm Duy Tân thứ hai (1907).
Văn
kiện này là một bài minh khắc trên đại hồng chung của
chùa Long Sơn đúc vào ngày 28 tháng 3 năm Duy Tân thứ hai (1907)
do thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm thực hiện. Nội
dung ghi trên bốn mặt của thân chuông, mỗi mặt khắc một
chữ ghi lại tên mùa là Xuân, rồi Hạ, rồi Thu và Đông,
chủ yếu ghi tên những Phật tử đã cúng tiền đúc chuông
dưới sự chứng minh của tổ sư Thiên Quang chùa Linh Sơn và
Hiền Thạnh chùa Linh Thượng. Bắt đầu từ mặt chữ Xuân,
bài minh này đọc:
(xuân)
Trú trì chùa cổ tích Long Sơn xã Phú Cang tổng Phước Tường
nội phủ Ninh Hoà tỉnh Khánh Hoà nước Đại Nam hiệu Hoằng
Thâm kính thưa:
Đến
chỗ vết Phật, mắt trông bờ kia mà thấy cao sáng. Nhờ được
sự che chở mà bần tăng tự đến cửa thiền cùng bổn xã
tự ra tiền của và quyên góp mười phương, vâng dựng chùa
Phật, để làm báu pháp, nay đã trải nhiều năm mà chuông
trống chưa có. Nay việc tu sửa chùa chiền đã hoàn thành,
hương chủ của bổn xã nguyện phát tâm thỉnh hồng chung
một chiếc. Có bao nhiêu tiền bạc quyên được và quý danh
xin khắc vào trên chuông:
(hạ)
Yết ma chùa Linh Sơn hiệu Thiên Quang chứng minh.
Yết
ma chùa Linh Thượng hiệu Hiền Thạnh chứng niệm.
Hương
chủ sở tại Võ Văn Trung pháp danh Ngộ Đắc phụng cúng tiền
10 đồng.
Hương
trưởng Thái Văn Lương cúng tiền 2 đồng.
Thủ
sắc Ngô Khanh pháp danh Tâm Quang cúng tiền 1 đồng.
Yển
tri Phạm Văn phụng cúng tiền 3 đồng.
Cựu
lý trưởng Đinh Văn Tài cúng tiền 1 đồng.
Cựu
phó lý Võ Văn Trọng cúng tiền 1 đồng.
Binh
Ngô Văn Lộc cúng tiền 5 quan.
(thu)
Võ Văn Giới pháp danh Thị Chiếu cúng tiền 1 đồng.
Đệ
tử chùa Thánh Kinh Bành Viên Khải cúng tiền 5 hào.
Trú
trì chùa Nghĩa Phương Triệu Phổ Quảng cúng tiền 3 quan.
Điển
toà chùa Linh Sơn pháp danh Như Độ cúng tiền quan điệu Hoằng
Phước cúng tiền 1 đồng.
Phạm
Văn Mâu pháp danh Thị Tâm cúng tiền 1 đồng.
Nguyễn
Thị Hậu cúng tiền 3 quan.
Trương
Mẫn cúng tiền 1 đồng.
Nguyễn
Văn Ngoan cúng tiền 1 quan 5 hào.
Nguyễn
Thị Ký cúng tiền 3 quan.
Y
Nguyễn Hữu Chí cúng tiền 1 đồng.
Bổn
đạo chùa Linh Sơn Nguyễn Ngọc Tung pháp danh Như Kịch cúng
tiền 2 đồng.
(đông)
cựu lý trưởng Chất cúng tiền 5 hào.
Cựu
lý truởng Nguyễn Văn Chữ cúng tiền 1 đồng.
Vợ
chồng lý trưởng xã Vinh Hoà Nguyễn Văn Thành cúng tiền 1
đồng.
Lê
Văn Ngọt cúng tiền 1 đồng.
Hoàng
Văn Tịch cúng tiền 1 quan 5 hào.
Hồ
Thị Bằng cúng tiền 1 quan 5 hào.
Đinh
Điệu cúng tiền 1 đồng.
Hương
Lễ cúng tiền 6 quan.
Hồ
Văn Tang xã Xuân Tự cúng tiền 1 đồng.
Danh
Đặng Quán pháp danh Như Tiến cúng tiền 3 quan.
Bổn
đạo chùa Linh Sơn pháp danh Như Niệm cúng tiền 3 quan.
Võ
Văn Tự cúng tiền 2 quan.
Hồ
Như Tâm cúng tiền 3 quan.
Ngày
28 tháng 3 năm Duy Tân thứ 2
Nguyện
khắp lớn nhỏ đều thành chánh giác.
16.
Văn kiện này ngày 12 tháng 12 năm Duy Tân thứ 2 (1907)
Văn
kiện này là một bản sao của chính bản do thiền sư Tâm
Thanh Tịch Tràng thực hiện ngày 15 tháng 5 năm 1958 lúc ấy
đang trú trì chùa Linh Sơn, có chứng thực của Đại diện
Hội đồng xã Vạn Lương ngày mồng 3 tháng 6 cùng năm cũng
như sự xác nhận của Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Khánh
Hoà ngày 30 tháng 9 năm 1958.
Văn
kiện này hiện chỉ có 2 tờ giấy bổi láng, khổ 14x20, đóng
chung với bản sao 6 văn kiện cúng ruộng đất khác của chùa
Linh Sơn và được Đại diện hội đồng xã Vạn Lương chứng
thực vào cùng một ngày. Nội dung viết bằng chữ Hán như
sau:
Đệ
tử Nguyễn Như Đạt, tự Giải Nghĩa, hiệu Hoằng Thâm chùa
cổ tích Long Sơn xã Phú Cang tổng Phước Tường nội phủ
Ninh Hoà trăm lạy xin thưa về việc phụng cúng tự điền
cùng trần tình sự duyên:
Đạt
từ lúc nhận giới điệp của bổn sư tới nay, vui thấy mây
từ, mừng gội mưa pháp, bốn ân tưởng đến, thường quấn
tấc lòng, nhưng không biết làm sao. Lòng trái với việc, tình
bị cảnh trở đến nỗi ngổn ngang chưa định, mịt mờ không
thông. Những đêm thanh vắng lúc tham thiền tưởng nhớ, thì
lòng trần vứt hết, bèn may mắn mở được một con đường
giác ngộ.
Vì
thế, Đạt không tiếc những gì mình có, chỉ muốn dùng đem
để trả ơn. Đạt xin đem những pháp khí, tự sản cùng tự
điền của Đạt (16 mẫu) đưa vào chùa cổ tích Long Sơn để
tiện về một mối. Còn ba mẫu thì xin dâng cúng cho chùa Linh
Sơn của bổn sư để biểu nghĩa thầy trò, ba mẫu thì đem
dâng cúng cho chùa Long Hòa nơi mình ở để đáp lại ơn đất
nước.
Cúi
mong hoà thượng bổn sư treo cao trời tuệ, tác đại chứng
minh, duỗi lòng xét nhận hầu giúp tâm thành của Đạt vươn
thấu tới hư không, để cho một tấm hạ tình của Đạt
chóng tiêu hết những lo lắng trần tục. Đạt khôn xiết
cảm tạ đội ơn.
Nay
ruộng ba mẫu đem dâng cúng có gì cũng đem nơi chốn kê ra
dưới đây. Nay lời dâng cúng ruộng xin kê:
Dâng
cúng ruộng 3 mẫu toạ lạc tại xứ Đồng Bé (đông giáp
ruộng chùa và sông, tây giáp ruộng chùa, nam giáp đường
sông và bắc giáp ruộng chùa).
Sở
ruộng 3 mẫu.(hạng nhất 7 sào, hạng nhì 8 sào, hạng ba một
mẫu và hạng tư 5 sào)
Ngày
12 tháng 12 năm Duy Tân thứ 2 (1907).
Bổn
xã đồng ký.
Xã
Vinh Huề bổn xã đồng ký.
Đệ
tử hiệu Hoằng Thâm tự ký.
Vâng
viết lời: Đệ tử Phạm Ngũ Giáo tự ký.
Chương
III
Văn
kiện liên hệ đến Tổ đình Linh Sơn
Chương
này tập trung 12 văn kiện liên hệ chủ yếu đến tổ đình
Linh Sơn và thiền sư Chơn Hương Huyền Túc Thiên Quang về
các sinh hoạt Phật sự ruộng đất và xây dựng của tổ
đình. Thiền sư Thiên Quang sinh giờ Dần ngày 28 tháng 12 năm
Nhâm Tuất (1863) và mất vào giờ Dần ngày 26 tháng 12 năm
Mậu Dần (1939), thế danh là Phạm Huyền Túc, tại làng Sơn
Hoà tỉnh Phú Yên. Cha là cụ Phạm Dĩ mẹ là bà Nguyễn Thị
Điền. Lớn lên, thiền sư đến xuất gia với tổ Ấn Chánh
Tổ Tông Huệ Minh, nên sau đó được đặt tên là Chơn Hương
Thiên Quang. Ta hiện chưa truy ra pháp tự của thiền sư. Những
người đồng hàng và đệ tử của thiền sư Ấn Chánh đều
bắt đầu bằng chữ đạo như Chơn Chánh Đạo Tâm Pháp Tạng,
người đã chép bản Hứa sử truyện vãn vào năm Thành Thái
Ất Mùi (1895), Chơn Tâm Đạo Tánh Pháp Thân, người đã khai
sơn chùa Phước Huệ tại Huế và chú giải Tam bảo biện
hoặc luận v.v..
Thiền
sư Chơn Quang lớn lên thì đất nước đang bị nạn ngoại
xâm do giặc Pháp gây ra. Chính tại quê hương Phú Yên của
mình, những người Phật tử yêu nước đã anh dũng đứng
lên dưới sự lãnh đạo của các thiền sư Võ Trứ và Trần
Cao Vân, quyết liệt chống trả với kẻ thù vào những năm
1893. Đây hẳn là thời điểm thiền sư Thiên Quang đã vào
vùng Vạn Ninh lánh nạn để tránh sự trả thù đê hèn của
giặc, sau khi cuộc khởi nghĩa Võ Trứ Trần Cao Vân thất bại.
Dù với thời điểm nào, ta cũng có thể chắc chắn là thiền
sư vào trú trì chùa Linh Sơn vào khoảng thời gian ấy.
Lý
do suy nghĩ như vậy xuất phát từ chỗ tổ Thiên Quang có người
đệ tử là thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm, mà
ta biết đã khai sơn chùa Long Sơn vào năm Thành Thái thứ 10
(1899) và trước khi khai sơn, đã đến ở chùa làng Phú Cang.
Việc khai sơn chùa ấy vào năm đó chứng tỏ thiền sư phải
xuất gia cũng trên dưới 10 năm, một khoảng thời gian cần
thiết để một người xuất gia có thể rời thầy mình, để
đi hành hoá ở một trú xứ mới. Cần nhớ rằng khi cuộc
khởi nghĩa Võ Trứ Trần Cao Vân xảy ra, thiền sư Thiên Quang
mới 30 tuổi, tức về mặt đời sống đạo vẫn còn trẻ
lắm. Dẫu thế, tuy ta không biết thiền sư Hoằng Thâm xuất
gia vào lúc nào, nhưng điều chắc chắn là phải xuất gia
vào khoảng 1893, nếu không là trước đó.
Chỉ
chừng ấy thôi thì những văn kiện này cũng đáng để chúng
ta quan tâm, vì chúng có thể giúp hiểu thêm một giai đoạn
Phật giáo thông qua sinh hoạt của một ngôi chùa. Đặc biệt
khi giai đoạn ấy là một giai đoạn đất nước đầy những
biến cố, lớp lớp người yêu nước đã liên tục đứng
lên để đấu tranh cho nền độc lập của tổ quốc.
Tuy
nhiên, cũng thông qua các văn kiện ấy, chúng ta không những
biết về các hoạt động của tổ Chơn Hương Huyền Túc Thiên
Quang, mà còn biết thêm về các công việc của tổ Như Đạt
Hoằng Thâm và bồ tát Quảng Đức. Chẳng hạn, trong văn kiện
ngày mồng mười tháng 4 năm Ất Tỵ (1905) ta biết vào thời
điểm ấy tổ Hoằng Thâm đang làm “thủ tòa chùa Long Sơn
tỉnh Khánh Hoà”. Rồi trong văn kiện ngày mồng 6 tháng 6
năm Khải Định thứ 2 (1917), tổ lại là “giáo thọ chùa
cổ tích Long Sơn”. Cũng trong văn kiện này, vào thời điểm
1917 bồ tát Quảng Đức đang làm “tri sự chùa cổ tích Long
Sơn”. Chính vì những chi tiết này mà các văn kiện ở đây
tỏ ra có một sức hấp dẫn lạ thường đối với chúng
ta.
17.
Văn kiện ngày 21 tháng 11 năm Thành Thái 14 (1902)
Đây
là một bản sao trên giấy bổi láng có chứng thực của Đại
diện hội đồng xã Vạn Lương ngày 3 tháng 6 năm 1958 và của
vị trú trì chùa Linh Sơn là thiền sư Tâm Thanh Tịch Tràng
vào ngày 13 tháng 5 năm 1958 cùng với sự phê duyệt của Ban
trị sự Phật giáo tỉnh hội Khánh Hoà ngày 30 tháng 9 năm
1958. Gồm 3 tờ, khổ 13x21, đóng chung cùng với các văn kiện
có sự chứng thực của xã Vạn Lương cùng ngày. Văn kiện
viết bằng chữ Nho, nhưng trang b của tờ thứ nhất có một
đoạn phê tiếng Pháp viết bằng bút sắt mực xanh.
Các
vị chức dịch binh dân xã Hiền Lương tổng Phước Tường
nội huyện Quảng Phước phủ Ninh Hoà xin lập tờ bán đất
ruộng sự việc như sau:
Bổn
xã có một chủ tuyệt tự để lại một thửa ruộng nguyên
là một mẫu 6 sào đo theo chiều rộng cộng lại thành 6 mẫu,
toạ lạc tại địa phận của bổn xã, tục gọi là xứ Cây
Cau, đông giáp ruộng chùa tây giáp ruộng công, nam giáp ruộng
công, bắc giáp ruộng công, đông tây bốn phía đúng như trong
sổ bộ. Nay bổn xã lập tờ bán đứt cho người thôn Hội
Khánh là Trần Thị Từ pháp danh Như Chí, đúng giá một ngàn
bốn trăm quan tiền. Việc giao nhận tiền xong, bèn lập văn
khế giao cho chủ mua chấp chiểu, đem cúng cho hoà thượng
bổn sư chùa Linh Sơn xã Hiền Lương của chúng tôi hiệu Thiên
Quang vâng giữ để đáp nhu phí hương đèn cho tam bảo và
cha mẹ của chủ mua, đời đời nối nhau cho đến mãi mãi,
để cúng để kỵ, để làm rộng ruộng phước. Đến như
thuế lệ thì chiếu theo bổn xã mà đăng nạp. Ngày sau người
nào trong xã không được nói trái, lẽ gì thì phải chịu
lấy tội. Đây là tờ bán đứt ruộng.
Ngày
21 tháng 11 năm Thành Thái thứ 14 (1902)
Lý
trưởng Nguyễn Văn Chợ nhận ký
Cựu
lý trưởng Trần Văn Thiêm thủ ký
Lão
nhiêu Trần Văn Đạt điểm chỉ
Cựu
lý trưởng Thành thủ ký
Cựu
lý trưởng Xuân thủ ký
Hương
hào Đức thủ ký
Cựu
lý trưởng Lộc điểm chỉ
Cựu
lý trưởng Hoàn thủ ký
Cựu
lý trưởng Chánh thủ ký
Tri
yển Tự
Trùm
yển Thuần thủ ký
Tráng
Bính thủ ký
Tráng
Duyên điểm chỉ
Tráng
Nở điểm chỉ
Cựu
hương trưởng Bá điểm chỉ
Tráng
Bối thủ ký
Tráng
Lung thủ ký
Tráng
Diệu điểm chỉ
Tráng
Thiệu điểm chỉ
Tráng
Tình thủ ký
Cựu
phó lý Xung thủ ký
Viết
lời Nguyễn Thống tự ký
No
33. Vente en une rôle le 20 Décembre 1902 d’une rizière faites par
les autorités communales du village de Hiền Lương, phủ de Ninh Hòa,
à la nommée Trần Thị Từ, bonzesse de la pagode dite Linh sơn tự,
qui donne comme don à la dite pagode, moyennant cent soixante dix huit
piastres en ligatures, mille quatre cents ligatures. 3% sur 178$00. Recu
dix piastres soixante huit cents.(3% sur 178$00 = 5$34 plus amende)
P.o.
L’Administrateur adjoint.
Signature
illisible et cachet
18.
Văn kiện ngày 12 tháng 7 năm Thành Thái thứ 15 (1903)
Khổ
14 x 21, gồm 2 tờ giấy bổi láng, đóng chung với 6 văn kiện
khác có chứng thực của Đại diện Hội đồng xã Vạn Lương
ngày 3 tháng 6 năm 1958. Đây là một bản sao do thượng tọa
trú trì chùa Linh Sơn là thiền sư Tâm Thanh Tịch Tràng thực
hiện vào ngày 15 tháng 5 năm 1958, có chứng thực của Đại
diện Hội đồng xã Vạn Lương vào ngày 3 tháng 6 năm 1958
và khán duyệt của Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Khánh
Hòa ngày 30 tháng 9 năm 1958. Nội dung viết bằng chữ nho mực
Tàu, đề cập đến việc cúng ruộng cho chùa Linh Sơn của
bà Trần Thị Từ.
Trần
Thị Từ pháp danh Như Chí và con ruột Nguyễn Tấn Khoa thôn
Hội Khánh tổng Phước Tường ngoại huyện Quảng Phước
phủ Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa xin lập tờ cúng ruộng sự việc
như sau:
Nguyên
trước song thân thị sinh hạ chỉ được hai người. Anh ruột
thị trước đã qua đời. Tiếp đó, cha mẹ thị cũng đã
đi chơi cõi tiên. Chỉ còn mình thị. Hễ là con gái sinh ra
là nhắm nhà khác, cô quả một thân, sợ trăm năm sau không
người nối thờ. Lòng mong báo đáp, còn thẹn phận gái thiếu
sót nhiều. Nghĩ kế muốn lâu dài, phải nhắm tới cửa thiền
mà gởi dấu.
Nay
thị tình nguyện xuất tiền của, mua đứt chủ ruộng một
thửa tọa lạc tại xứ Cầu Cau xã Hiền Lương, giá tiền
một ngàn bốn trăm quan, đông tây bốn bên đúng như trong
khế. Nay đem dâng cúng cho Hòa thượng bổn sư Thiên Quang chùa
Linh Sơn vâng giữ để làm ruộng chùa và trả phí hương hoả
cho cha mẹ thị, để cúng để kỵ, đời đời nối nhau, ngỏ
hầu lâu dài cùng trời đất, trải bể dâu mà không nát.
Trước đi sau tiếp, theo thứ lớp mà mãi truyền. Được như
vậy thì song thân thị thỏa niềm an ủi ở dưới đất, mà
mẹ con thị cũng nhận ơn tế độ tại bến mê.
Do
thế, lập tờ đơn này cùng bản khế gốc, vái giao cho bổn
sư chấp chiểu, lưu làm khoán sắt ngàn muôn năm của bổn
chùa, ngày sau con cháu thị không được nói trái lẽ gì. Nay
dâng tờ cúng ruộng, do ruộng một thửa lớn nhỏ hai mươi
bốn hạng. Nay do.
Ngày
12 tháng 7 năm Thành Thái thứ 15 (1903)
Trần
Thị Từ pháp danh Như Chí điểm chỉ
Con
ruột Nguyễn Tấn Khoa thủ ký
Người
làm đơn: Phạm Ngũ Giáo tự ký
19.
Văn kiện ngày 10 tháng 4 năm Ất Tỵ (1905)
Khổ
16 x 26, gồm 6 tờ giấy bổi đóng bằng chỉ giấy bổi với
hai bìa trước sau màu gạch. Nội dung kêu gọi quyên góp để
đúc lại tượng Phật cho tổ đình Linh Sơn do thiền sư Chơn
Hương Thiên Quang thực hiện.
Yết
ma hòa thượng chùa Linh Sơn xã Hiền Lương tổng Phước Tường
nội huyện Quảng Phước phủ Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa hiệu
Thiên Quang xin lập tờ thiện khuyến:
Hưởng
ơn lành của Phật tổ thì bước nền cũ ở gò cao, qua chỗ
yên của người xưa thì cỡi lấy nhà trên núi. Đã trải
mười năm ngóng trông, được lấy nền hư tại Hiền Lương.
Thấy nền đó gặp buổi tranh giành, nhân lúc gần trưa, trời
hè khí hun, về nam gió tạt. Than ôi, rường cột điện Phật,
thảy giao cho một mồi lửa. Cơ đồ thê thảm, hình tượng
cũng trở thành rụi tàn.
Bần
tăng há ngồi nhìn, há yên lòng ư? Do thế, đã nhọc mình
đau óc, hết sức chạy lui chạy tới, dựng lấy một am chùa,
vẽ mấy tượng Phật. Thế mà đã một kỷ, trước mây che
khỏi gió mưa. Thế mà đã mười năm, nhờ đó mà công phu
nổi lại.
Nay
một gian chùa am sắp đổ, mỗi nghĩ một mình khó kham. Mấy
tượng Phật chưa đúc, thâm tâm nguyện lớn sao đáp, nên
lòng mãi lo âu, chí mãi trông ngóng. Cho nên, trình bày cầu
xin bố thí, khuyên lành phương xa. Kính mong thạc đức hiền
nhân ban ơn, giúp cho cơ đồ sắp đổ trở lại như xưa.
Kính
nghĩ người nhân quân tử ban ơn, xót những hình tượng đã
hư nát, phải phục hồi lại cho rực rỡ sáng tươi. Như thế
thì dòng thơm mãi chảy, phước lớn vô cùng. Trên bản ghi
tên cùng với tháng năm bất tuyệt. Trong bản lưu chiếu cũng
đời đời chẳng thể quên mất. Đại nguyện lòng này đâu
phải trộm thôi, há dám dong dài. Vậy thôi, xin trước bản
xem xét.
Ngày
10 tháng 4 năm Ất Tỵ (1905)
Yết
Ma hoà thượng hiệu Thiên Quang ấn ký.
Lý
trưởng xã Hiền Lương Nguyễn Thông nhận thực ký.
Thủ
toạ chùa Long Sơn tỉnh Phú Yên hiệu Thiên Đạo phụng cúng
tiền 2 đồng
Thị
tăng chùa Khánh Long hiệu Minh Khánh phụng cúng tiền 3 đồng
Đoàn
Thị Tố phụng cúng tiền 1 đồng.
Thủ
toạ chùa Long Sơn tỉnh Khánh Hoà hiệu Hoằng Thâm phụng cúng
3 đồng.
Nam
xương Trần Thị Quyển phụng cúng tiền 1 đồng
Phạm
Văn Liên thôn Đông Hải phụng cúng tiền 3 quan
Châu
Nam Xương thôn Đông Hải vui cúng tiền 1 đồng chẳn hiện
đã giao
Châu
Thành Huệ vui cúng tiền 5 hào hiện đã giao
Châu
Tự Phụng vui cúng tiền 5 hào hiện đã giao
Châu
Lệ Kim vui cúng tiền 5 hào hịen đã giao
Thôn
Đông Hải phụng cúng tiền 3 quan
Phước
Điền cúng tiền 3 quan
Nguyễn
Thi Lũ cúng tiền 1 quan
Võ
Văn Thống Trần Văn Viên cúng tiền 1 đồng
Nguyễn
Thị Thức cúng tiền 1 quan
Lê
Thị Cảnh cúng tiền 5 đồng
Võ
Văn Mân thôn Thang Đông tổng Xương Hà huyện Vĩnh Xương vui
cúng tiền 5 hào
Trần
Văn Thắng phụng cúng tiền 2 quan
Nguyễn
Thị Cẩn phụng cúng tiền 1 quan
Đặng
Văn Xung phụng cúng tiền 1 quan
Đăng
Tiêu Văn Đá phụng cúng tiền 5 xu
Nguyễn
Văn Mao phụng cúng tiền 1 quan
Lữ
Thừa Chân phụng cúng 1 đồng
Trần
Thị Chi cúng 4 hào
Nguyễn
Văn Chu, Lê Thị Quyên cúng tiền 1 đồng
Thông
sự Quan Dụ Phước vui cúng 5 hào
Nguyễn
Văn nên thôn Đông Hải phụng cúng tiền 3 quan
Chùa
Hiền Lương, chùa Khánh Long phụng cúng
Trần
Văn Tuy thôn Đông Hải phụng cúng tiền 2 quan
Chùa
Hiền Lương chùa Khánh Long phụng cúng
Lê
Văn Tung thôn Phú Thọ phụng cúng chùa Khánh Hoà tiền 1 đồng
Tung tự ký
Nguyễn
Thị Tuyệt thôn Phú Thọ cúng tiền 1 hào
Lê
Thị Thử thôn Phú Thọ cúng tiền 6 hào
Lê
Văn Dài thôn Phú Thọ cúng tiền 1 đồng Dài tự ký
Lê
Quang Trạch thôn Như Đàm cúng tiền 5 hào
Nguyễn
Văn Phụng thôn Phú Thọ cúng tiền 4 hào
Nguyễn
Du thôn Phú Thọ cúng tiền 4 hào
Nguyên
chánh tổng Nguyễn Phú Xuân thôn Phú Thọ cúng tiền 4 hào
Nguyên
tri hương Lê Thoả thôn Bình Tây phụng cúng tiền 4 hào hiện
đã giao
Cựu
xã phó Đặng Văn Phỉ thôn Bạch Hà cúng tiền 3 quan
Chùa
Hiền Lương, chùa Khánh Long phụng cúng
Nguyên
thủ bổn Đổ Văn Xa thôn Bá Hà phụng cúng tiền 3 quan
Chùa
Hiền Lương, chùa Khánh Long phụng cúng
Lương
Khai Hoà thôn Bá Hà phụng cúng tiền 3 quan
Chùa
Hiền Lương, chùa Khánh Long phụng cúng
Nguyên
Nguyễn Văn Hạnh thôn Bình Tây phụng cúng tiền 4 hào hiện
đã giao
Chánh
tổng Lê Thiện tổng Hà Ngoại phụng cúng tiền 5 hào tự
ký
20.
Văn kiện ngày 6 tháng 6 năm Khải Định thứ 2 (1917).
Khổ
16 x 30, gồm 8 tờ đóng lại bằng chỉ giấy bổi 2 bìa trước
sau màu gạch. Nội dung viết bằng chữ Nho mực tàu, đề cập
đến việc quyên tiền sửa chùa Linh Sơn. Giữa các tờ đều
có đóng dấu giáp lai của Xã Hiền Lương.
Hoà
thượng chùa cổ tích Linh Sơn xã Hiền Lương tổng Phước
Tường nội phủ Ninh Hoà tỉnh Khánh Hoà hiệu Thiên Quang cùng
với hộ chủ Trần Như Trí cúi trình việc khuyên phát tâm
trùng tu sau:
Hưởng
hồng ân Phật tổ thì đền chùa phải nguy nga, trải dựng
xây mấy phen thì bao lần trao đổi chịu nhiều năm mưa gió
thì nay xem nó thấy nát hư. Há yên lòng mà ngồi xem, chẳng
mù mắt mà tìm thấy. Do thế, lòng mãi lo âu, chí mãi nhắm
tới. Mỗi muốn trùng tu, mà nghĩ một cây không thể chống
được nhà lớn. Khó kham một mình nên mong chắp lớp ngõ
hầu dệt nên áo cừu. Đã vậy, phải nhọc lòng vắt óc,
đâu từ hết sức bôn ba, vì để rộng cầu bố thí, khuyên
lành phương xa.
Kính
nghĩ đại đức ban ơn, giúp cho chùa đền sắp nổi. Kính
mong người nhân ra huệ, dựng lại rường cột cho vút cao.
Để có thể ở, để có thể trụ, mà thấy được nó rực
rỡ lại và tươi sáng thêm thì ngõ hầu bỏ cũ dựng mới,
cùng vung tên thơm vào nơi bất hủ, làm sáng đời trước,
để ơn lớp sau, cùng gội phước lớn đến vô cùng. Đó
cúng là ý của người lành giống với bần nạp. Cho nên,
dám nhắm tới quý vị mong được lượng cao. Nay vâng có lời
khuyến.
Ngày
6 tháng 6 năm Khải Định thứ 2 (1917)
Tăng
là hoà thượng Thiên Quang cúi trình ký
Bổn
xã đồng ký ( có đóng dấu xã Hiền Lương)
Tăng
bổn chùa cúng tiền 50 đồng (do nguyên cai Cung xã Vinh Huềø
cúng bổn sư để lại sau xây bảo tháp, vì thiếu, dùng tiền
này vá vào, việc xong, nay do đó)
Bổn
xã hộ chủ Trần Văn Chu pháp danh Như Trí thủ ký phụng cúng
tiền 50 đồng
Nguyên
thông ngôn Thương chánh Nguyễn Phổ vái cúng tiền 4 hào hiện
đã giao
Chùa
Trùng Khánh hiệu Chơn Niệm hoà thượng hộ niệm phụng cúng
tiền 5 đồng, việc rồi vâng nhận ký rõ
Yết
ma hoà thượng chùa Phước Điền chùa Như Pháp phụng cúng
tiền 2 đồng tự ký
Trú
trì chùa Long Thạnh hiệu Hoằng Ứng phụng cúng tiền 1 đồng
hiện đã giao ký
Trương
Thị Thọ phụng cúng 3 quan tiền ký hiện đã giao
Mai
Văn Đoài thôn Xuân Mỹ phụng cúng tiền 3 hào hiện đã giao
Vợ
chồng phó lý trưởng Nguyễn Tham xã Phú Gia tổng Phước Thiện
phụng cúng tiền 1 đồng hiện đã giao
Bần
tăng chùa Kim Quy hiệu Tứ Đức cúng tiền 1 đồng
Thẩm
Hương Hiệu và con ruột Thẩm Vinh, Thẩm Thơ phụng cúng 3
quan hiện đã giao
Lê
Công Dụng xã Phú Gia phụng cúng tiền 1 quan hiện đã giao
Tri
hương Phan Thuỵ xã Phú Gia cúng tiền 4 hào
Thủ
sắc Nguyễn Tập xã Phú Gia cúng tiền 3 quan hiện đã giao
Cựu
tri hương Đắc xã Phú Gia phụng cúng 5 hào, hiện đã giao
5 hào ký
Hương
trưởng Lê Muộn xã Phú Gia phụng cúng tiền 1 đồng hiện
đã giao ký
Phạm
Văn Trực xã Phước Thủy phụng cúng tiền 3 quan tự ký
Lý
trưởng Phạm Ngọc Điển phụng cúng tiền 1 đồng tự ký
Sương
phụ Bùi Thị Thoả xã Hiền Lương phụng cúng tiền 30 quan
ký
Giáo
thọ chùa cổ tích Long Sơn hiệu Hoằng Thâm phụng cúng cây
gỗ
Đinh
Chơn Hậu cúng tiền 1 đồng
Nguyễn
Thị Hoa pháp danh Thị Liên cúng tiền 20 quan, lúa 30 đấu
Giám
tự chùa cổ tích Long Sơn Nguyễn Vô Vi phụng cúng tiền 3
đồng hiện đã giao
Tri
sự chùa cổ tích Long Sơn hiệu Quảng Đức phụng cúng tiền
2 hào
Tục
nhân chùa Báûo Ân phụng cúng tiêu đen 10 đấu
Hương
chủ Hồ Văn Sồi xã Xuân tự cúng tiền 15 quan
Võ
Thị Cầm xã Mỹ Đồng cúng tiền 30 quan
Đội
trưởng Hoàng xã Long Hòa phụng cúng tiền 2 đồng
Đồng
Hoài Ứng xã Vinh Huề cúng nếp 1 ang
Hoàng
Văn Giao xã Vinh Huề ưng cúng tiền 1 quan 5 hào
Phạm
Như Diệu phụng cúng tiền 5 đồng
Trú
trì tăng chùa Phước Long Quan Đông hiệu Giác Khánh phụng
cúng tiền 1 đồng
Hồ
Thị Lưới xã Quan Đông phụng cúng tiền 3 quan
Đệ
tử Hồ Thị Đổ pháp danh Thị Tiến bổn đạo chùa Long Sơn
phụng cúng tiền 3 quan
Lữ
Thị Giao pháp danh Thị Sơ phụng cúng tiền 3 quan
Phan
Thị Sao phụng cúng tiền 20 quan
Cai
tri Chương ngụ xã Vinh Huề phụng cúng tiền 3 quan hiện đã
giao
Thủ
bộ Ngô Tương xã Phú Cang cúng tiền 1 quan 5 hào hiện đã
giao
Phụ
nhân Phạm Thị Chạy thôn Hải Triều phụng cúng 3 quan, con
ruột tự ký
Trần
Văn Nao thôn Hải Triều phụng cúng tiền 1 quan
Xã
Quảng Hội phụng cúng tiền 1 quan, Võ Văn Xuân thủ ký
Cựu
thủ sắc Phan Văn Thái xã Quảng Hội phụng cúng tiền 5 xu
Bát
phẩm Nguyễn Khoa xã Mỹ Tương phụng cúng tiền 4 đồng hiện
đã giao
Cựu
lý trưởng Vị xã Mỹ Đồng phụng cúng tiền 1 đồng hiện
đã giao
Mười
Bông ngụ xã Hiền Lương phụng cúng tiền 1 đồng hiện đã
giao
Bá
hộ Lê Đức thôn Xuân Mỹ phụng cúng tiền 1 đồng hiện
đã giao
Phạm
Thị Nghĩa xã Vinh Huề phụng cúng tiền 1 đồng hiện đã
giao
Chánh
bát phẩm Ngô Quang xã Trung Dõng phụng cúng tiền 2 đồng hiện
đã giao
Cựu
lý trưởng Nguyễn Khải thôn Phú Hội phụng cúng tiền 6 quan
hiện đã giao
Huỳnh
Trước thôn Phú Thọ phụng cúng tiền 3 quan hiện đã giao
Lê
Văn Thơ thôn Sơn Định phụng cúng tiền 3 quan hiện đã giao
Phan
Thị Sanh thôn Sơn Định phụng cúng tiền 3 quan hiện giao
Vợ
chồng nguyên dịch thừa Nguyễn Thuận xã Tân Phước phụng
cúng tiền 6 quan hiện giao ký
Nam
mô A Di Đà Phật, bần tăng Vạn Minh chùa Giác Hoa vái dâng
tiền 6 quan ký
Nguyễn
Văn Niên xã Thạch Thành phụng cúng tiền 6 quan hiện đã giao
Vợ
chồng cựu trùm trưởng Nguyễn Văn Kỳ phụng cúng tiền 3
quan hiện đã giao.
Vợ
chồng binh Nguyễn Văn Nam xóm Phú Hòa thôn Hội Khánh phụng
cúng tiền 3 quan hiện đã giao ký
21.
Văn kiện ngày 4 tháng 11 năm Khải Định thứ 2 (1917)
Khổ
13.5 x 21. Chỉ là một bản sao trên một tờ giấy bổi láng,
đóng chung vào một tập với 6 văn kiện khác. Bản sao do thiền
sư Tâm Thanh Tịch Tràng lúc ấy trú trì chùa Linh Sơn chép
vào ngày 15 tháng 5 năm 1958, có chứng thực của Đại diện
Hội đồng xã Vạn Lương vào ngày 3 tháng 6 năm 1958 và khán
duyệt của Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa vào
ngày 30 tháng 9 năm 1958, tất cả đều có đóng dấu.
Vợ
chồng lão Trần Văn Cho xã Hiền Lương tổng Phước Tường
nội phủ Ninh Hòa nay lập tờ phụng cúng ruộng lúa, việc
như sau:
Vợ
chồng lão tạo mãi còn có điền sản, cũng hưởng được
ơn tôn vinh trông cậy phù trì. Nay thiết nghĩ vợ chồng lão
thành tâm Phật pháp, may được an khang, không có vật gì để
lại ngàn năm, nhằm đáp ơn hương hỏa. Lão đồng ý trích
lấy ruộng lúa hai nơi (ruộng Bàu Gia 4 sào cùng ruộng trong
Đồng Bé 3 sào) dâng cúng vào chùa Linh Sơn, hòa thượng bảo
hiệu Thiên Quang nhận canh vĩnh viễn, đợi cho vợ chồng lão
tịch cốc theo tiên, xin ghi bài vị. Nếu sau này đám con trái
lời thì chịu tội. Đây là tờ dâng cúng (cùng ruộng Bàu
Gia, ruộng lớn nhỏ sáu khoảnh, lại ruộng Đồng Bé hai khoảnh)
Ngày
4 tháng 11 năm Khải Định thứ 2 (1917)
Chứng
kiến: Lý trưởng Hồ Văn Nghị nhận ký
Lão
Trần Văn Cho điểm chỉ
Vợ
Ngô Thị Xung điểm chỉ
Viết
thế tờ đơn: Cao Xuân Sanh tự ký
22.
Văn kiện ngày 24 tháng 12 năm Khải Định thứ 2 ( 1917).
Khổ
16 x 29 gồm 3 tờ giấy bổi đóng lại bằng chỉ giấy bổi.
Mỗi tờ 2 trang a và b. Trang 1a có đề chữ Hán văn văn bằng.
Trang 2a viết nội dung văn kiện đề cập việc xin trùng tu
chùa. Trang 2b có đóng dấu Ninh Hòa phủ ấn và lời phê của
tri phủ Ninh Hòa có bốn dấu triện vuông đề chữ Ninh Hòa.
Giữa trang 2b và 3a có đóng giáp lai dấu triện vuông Ninh Hòa
và dấu xã Hiền Lương.
Tăng
là hòa thượng Phạm Thiên Quang chùa Linh Sơn xã Hiền Lương
tổng Phước Tường nội phủ Ninh Hòa khấu đầu xin trình
việc trùng tu chùa Phật như sau:
Tăng
từ lâu đã đến ở chùa Linh Sơn (tại địa phận xã Hiền
Lương) quy y. Nhân chùa nầy xây dựng đã lâu, nay đã hư nát,
không còn chịu nỗi gió mưa. Tăng thấy vậy đau lòng, bèn
dám cúi xin quan phủ đường đại nhân xét thương ra văn phê
cho làm bằng, giúp tăng chúng được xây dựng lại ngôi Phật
đường, hầu khỏi phải nỗi khổ hương tàn khói lạnh. Muôn
lần trông nhờ. Nay khấu đầu trình.
Ngày
24 tháng 12 năm Khải Định thứ 2 (1917)
Hòa
thượng Phạm Thiên Quang thủ ký
Đệ
tử Phạm Hoằng Chất vái ký
Bổn
xã đồng vái ký (có đóng dấu xã Hiền Lương)
Lý
trưởng Nguyễn Xung nhận ký (có dấu xã Hiền Lương)
(Lời
phê của tri phủ):
Xuất
của ra làm thì được, nếu mượn vay riêng thì trị tội
nặng, đừng trách.
23.
Văn kiện ngày 20 tháng giêng năm Khải Định thứ 5 (1920)
Khổ
19 x 24. Gồm 8 tờ giấy bổi trắng đóng lại bằng chỉ giấy
bổi với 2 bìa màu gạch trước sau. Mỗi tờ 2 trang a và b.
Từ trang 2b cho đến trang 8a đều có đóng dấu giáp lai của
xã Hiền Lương, dù có những trang không viết chữ nào như
2 tờ 7 và 8. Đây là một quyển sổ quyên tiền để đúc
tượng Tam thế cho tổ đình Linh Sơn do tổ Thiên Quang thực
hiện.
Thiền
hòa chùa Linh Sơn xã Hiền Lương tổng Phước Tường nội
phủ Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa hiệu Thiên Quang cúi trình khuyên
phát tâm trùng tu việc Phật như sau:
Ở
chùa của thiền hòa, chùa này tương đối mười phần đầy
đủ, chỉ trên điện báu vàng chưa có Tam thế từ tôn mấy
tượng thánh ông còn thiếu. Thâm tâm đại nguyện là muốn
làm sao để đáp đền trong khám ngọc vẫn còn thiếu diệu
tướng. Đêm thanh bái sám, trông lên không có chổ làm bằng.
Ngày sáng đốt hương nghĩ hào quang mà cảm vắng.
Nay
điêu khắc đúc tô hình tượng Phật thánh, mà bổn chùa đáp
ứng rất thiếu. Hễ một tay thì khó mà làm nỗi. Vì thế,
lòng mãi lo âu, chí lâu nhắm tới, chỉ mong giải bày tìm
lấy bố thí, khuyên lành phương xa. Kính mong người nhân quân
tử ban ơn thương hình tượng Phật thánh ấy, muốn thấy
rực rỡ lại để tươi sáng thêm. Đó tức là thơm lâu mãi
mãi, phước lớn vô cùng. Xin xét lời này thì khôn xiết mong
đáp đại nguyện.
Nay
kính
Ngày
20 tháng giêng năm Khải Định thứ 5 (1920)
Bổn
xã đồng ký (có dấu của xã Hiền Lương)
Lão
nhiêu Trần Văn Chu điểm chỉ, phụng cúng tiền ? đồng
Lý
trưởng Hồ Văn Nghị phụng cúng tiền 1 đồng
Cựu
lý trưởng Nguyễn Công thủ ký, phụng cúng tiền 1 đồng
Cựu
thủ sắc Thủ thủ ký, phụng cúng tiền 6 quan
Cựu
lý trưởng Thống thủ ký phụng cúng tiền 1 đồng
Cựu
lý trưởng Nguyễn Hữu Thụy thủ ký phụng cúng tiền 5 hào
Cựu
lý trưởng Nguyễn Thông thủ ký, phụng cúng tiền 1 đồng
Nguyễn
Khắc Minh thủ ký phụng cúng tiền 1 đồng
Nguyễn
Hữu Đức thủ ký hiện phụng cúng tiền 1 đồng
Nha
Trang khẩn Xuân Sơn sở chánh cửu phẩm văn giai Trần Chư
thủ ký, phụng cúng tiền 10 đồng hiện đưa
Nha
Trang khẩn Xuân Sơn sở dật sĩ Trần Tường ký, phụng cúng
tiền 1 đồng hiện đưa
Huỳnh
Văn Vu thủ ký, Xuân Tự cúng tiền 1 đồng
Cựu
lý trưởng Nguyễn Tấn Hựu thủ ký, phụng cúng tiền 1 đồng
hiện có
Cựu
hương trưởng Lê Văn Dần phụng cúng tiền 1 đồng thủ ký
Cựu
thí sanh Nguyễn Trọng Cảnh ký, phụng cúng tiền 1 đồng
Thủ
sắc Nguyễn Hương xã Quảng Tân cúng tiền 1 đồng
Bùi
Thị Thỏa phụng cúng tiền 2 đồng
Vợ
Trần Thị Bền cúng tiền 5 hào
Nguyễn
Văn Vạn phụng cúng tiền 5 hào
Trần
Văn Thâm cúng tiền 2 hào
Trần
Văn Sự (pháp danh) Như Sanh cúng tiền 1 đồng hiện có
Nguyễn
Thị Xuyên cúng tiền 3 quan
Phạm
Thị Nhạc cúng tiền 3 đồng hiện có
Ngô
Văn Lực xã Phước Thủy cúng tiền 3 quan
Phạm
Thị Đài cúng tiền 1 đồng hiện có
Hương
trưởng Nguyễn Thắng xã Phước Thủy cúng tiền 1 đồng
Nguyễn
Thị Sành cúng tiền 1 đồng hiện có
Vợ
Phạm Thị Truyền cúng tiền (cho?) chồng
Nguyễn
Thành Long cúng tiền 1 đồng hiện có
Huỳnh
Chấn (xã) Quảng Tân cúng tiền 4 quan
Nguyễn
Thị Chu cúng tiền 1 đồng hiện có
Cựu
lý trưởng Nguyễn Lâu (xã) Quảng Tân phụng cúng cùng vợ
chồng tiền 1 đồng, vợ Thị Đường Thị An, chưa (đưa)
Nguyễn
Thị Mau cúng tiền 1 đồng hiện có
Vợ
chồng giáp trưởng Nguyễn Hậu (xã) Quảng Tân cùng cúng tiền
5 hào chưa (đưa)
Cô
phó tổng cúng tiền 2 đồng hiện có
Cai
tri Trần Tình cúng tiền 8 quan
Lữ
Thị Giao phụng cúng tiền 2 đồng hiện có
Nguyễn
Thị Thuỵ (xã) Quảng Tân cúng 1 quan 5 tiền
Huỳnh
Thị Nhàn cúng tiền 1 đồng hiện có
Tri
hương Đổ Bính cúng tiền 1 đồng
Nguyễn
Văn Giới cúng tiền 1 đồng hiện có
Cựu
đội trưởng Mai Văn Chữ (xã) Hiền Lương cúng tiền 3 quan
Nguyễn
Thị Kiêm cúng tiền 1 quan
Hồ
Văn Quyền (xã) Mỹ Tương cúng tiền 2 quan
Trần
Thị Trạch (xã) Mỹ Đồng cúng tiền 5 hào
Vợ
chồng Lê Văn Luận (xã ) Mỹ Đồng cúng tiền 2 quan
Võ
Thị Niệm (xã) Mỹ Đồng cúng tiền 3 quan
Phạm
Thị Chỉ cúng tiền 1 quan
Phạm
Văn Thông (xã) Mỹ Đồng cúng tiền 5 hào
Tri
bộ Nguyễn Hữu Tạo xã Hiền Lương cúng tiền 5 hào thủ
ký
Nguyễn
Trung Lương (xã) Mỹ Đồng phụng cúng tiền 2 hào
Trần
Văn Lai (xã) Xuân Tự cúng 1 quan 5
Huỳnh
Văn Tử 1 đồng
Trần
Văn Chi cúng tiền 2 hào và vợ Thị Đệ cúng tiền 3 quan
Lê
Văn Mô xã Hiền Lương cúng tiền 3 quan
Xuân
Tự xã phụng cúng tiền 2 đồng
Phó
tổng dụng Hồ Văn Chỉ phụng ký
Cựu
lý trưởng Nguyễn Văn Vị (xã) Mỹ Đồng phụng cúng tiền
3 quan
Hồ
Văn Ẩn xã Hiền Lương phụng cúng tiền 1 đồng
Trịnh
Văn Đốn thôn Đông Hải phụng cúng tiền 1 đồng
24.
Văn kiện ngày 12 tháng 2 năm Bảo Đại thứ 4 (1929)
Khổ
21 x 27. Chỉ là một bản sao trên giấy trắng do thiền sư
Tâm Thanh Tịch Tràng thực hiện ngày 15 tháng 5 năm 1958, lúc
đang làm trú trì chùa Linh Sơn, rồi được Đại diện Hội
đồng xã Vạn Lương chứng thực ngày 3 tháng 6 năm 1958 và
Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa khán duyệt ngày
30 tháng 9 năm 1958. Đây là văn kiện bán 6 mẫu ruộng của
bà Huỳnh Thị Điểu cho vợ chồng ông Phan Quang Đức. Vì
sau nầy bà vợ của ông Phan Quang Đức là bà Nguyễn Thị
Thành đã đem 6 mẫu ruộng đó cúng cho tổ đình Linh Sơn,
nên giấy bán ruộng của bà Huỳnh Thị Điểu vào ngày 12
tháng 2 năm Bảo Đại thứ 4 (1929) và nhập vào hồ sơ giấy
tờ ruộng đất của tổ đình.
Huỳnh
Thị Điểu thôn Tân Đức tổng Phước Tường nội phủ Ninh
Hòa đã lập tờ bán đứt ruộng tư sự việc như sau:
Có
một thửa ruộng tư toạ lạc tại địa phận xã Phước Thủy
(xứ Khu đá, tục gọi là xứ Bàu Vịt), đóng thuế 6 mẫu
(hạng 3 ba mẫu, hạng tư ba mẫu), đạc thừa một mẫu, cộng
thành bảy mẫu, đông giáp đất mộ, lại giáp miếu, tây
giáp ruộng tư của Lê Văn Nam, nay là Lê Mại, nam giáp rừng,
lại giáp đường nước và đường trâu bò, bắc giáp cây
mây, lại giáp đường nhỏ, bốn phía giáp ranh đúng như trong
đơn.
Nay
dân đem ruộng đó, bán đứt cho người ngụ xã Hiền Lương
là vợ chồng ông Phan Quang Đức ưng mua ruộng đó với giá
tiền phải trả là tám trăm năm mươi đồng chẳn. Ngày lập
khế ước giao nhận tiền xong, thì thửa ruộng mua đó, chủ
mua canh tác, giữ làm của mình vĩnh viễn. Nếu có người
nào tranh chấp cản trở thì tự mình chịu bồi thường. Vì
thế, nay viết tờ giấy bán đất.
Ngày
12 tháng 2 năm Bảo Đại thứ 4 (1928)
Lý
trưởng xã Phước Thủy sở tại là Ngô Lực nhận thực ký,
có đóng dấu.
Huỳnh
Thị Điểu điểm chỉ
Người
viết đơn: Nguyễn Quý tự ký
25.
Văn kiện ngày mồng 9 tháng 12 năm Bảo Đại thứ 5 (1930).
Khổ
16 x 29. Gồm 6 tờ giấy bổi trắng, đóng bằng chỉ giấy
bổi với một bìa trước màu gạch. Văn kiện viết hoàn toàn
chữ Nho, có đóng dấu giáp lai của xã Hiền Lương giữa các
tờ 2 và 3, 4 và 5. Nội dung quyên tiền xây tháp cho thiền
sư Thiên Quang vào năm 1930.
Đệ
tử chùa Linh Sơn xã Hiền Lương tổng Phước Tường nội
phủ Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa hiệu Hoằng Nguyện cùng chúng
lục hòa vái trình sự việc xin phát tâm sùng tu bảo tháp
như sau:
Mãng
nghe bốn đại đều không, bỏ trí tuệ vô tư của Phật ta
thì sáu căn muốn dứt, không Bồ đề thì thiếu sự tu trì
đó. Kính nghĩ bổn sư của chúng đệ tử là hòa thượng
chùa Linh Sơn hiệu Thiên Quang thượng nhân lúc thiếu thời
mộ đạo xuất gia, tham thiền nhập định, giới nhận sa môn,
thành chánh quả Phật, trong có đức trí nuôi chứa, ngoài
có hạnh đẹp rõ ràng. Cửa mở trí thông, bàn cơ huyền của
đạo tối thượng, nhà vào từ bi giảng pháp diệu của dụng
vô vi. Không biết trải qua bao bể dâu mới có ngày hôm nay.
Chúng
tôi những nghĩ đời người như sương xuân móc thu, chốc
lát thì tan, như cây bờ dây giếng, há được dài lâu, nếu
không lo việc từ trước, e lại phải hối về sau. Cho nên,
nay bổn sư của chúng đệ tử, tuổi quá sáu mươi, mình đã
run rẩy, tuy mang sắc vẻ của tùng bách không sợ gì nương
dâu cảnh xế, nhưng một mai bỗng phải viên tịch, cả thế
giới còn có hạt cải để dấu bao thì việc nghìn thu nhất
định phải có nơi bằng cứ để vùi lấy kiếp trần vào
chốn tam muội diệt tận. Chúng đệ tử thảy đều thầy
tu nghèo, rất sợ điều đó.
Thiết
nghĩ dựng nhà lớn không phải một cây mà làm được, dệt
áo cừu chẳng phải lông của một con cáo mà thành ra, bèn
dám tập hợp vái xin, lập làm một tờ quyên góp, nói rõ
cùng lý hào sở tại cho họ chứng ký. Rồi riêng đi khắp
mười phương, kính trình các thiện nam tín nữ, ánh tuệ duỗi
soi, lượng biển rộng mở, cùng trồng ruộng phước, ít nhiều
dự vào, để giúp bảo tháp nơi tàng chứa chân thân ngàn
ức năm của bổn sư chúng đệ tử, hầu được tháp nền
vút cao, cây báu um tốt, hoa điềm lành nở đẹp, đất Hiền
lương ánh tươi. Ấy sắc ấy không, ngộ được bồ đề
không cây. Bất sanh bất diệt, hiểu rõ gương sáng chẳng
đài. Về sau, chúng đệ tử và thiện tín, một là y bát chân
truyền, hai là đàn na chứng quả, cùng gội mưa pháp, khí
thiêng sông Lệ mãi xuôi, cùng trông mây từ, màu núi non Trì
tự tại.
Có
bao nhiêu thiện tín ban ơn, xin đem quê quán tự hiệu, ghi vào
sổ quyên, đợi khi việc xây tháp xong xuôi, xin chép vào bảng
để truyền bất hủ. Đây là lời kính quyên góp để xây
tháp.
Mồng
mười tháng ba năm nay khởi công
Ngày
mồng 9 tháng 12 năm Bảo Đại thứ 5 (1930)
Lý
trưởng sở tại Trần Đoan nhận chứng ký (có đóng dấu
xã Hiền Lương)
Đệ
tử chùa Linh sơn hiệu Hoằng Nguyện vâng vái ký
Chùa
Thiên Bửu (thượng) phụng cúng tiền xây bảo tháp 1 đồng,
hòa thượng hiệu Phước Tường ký
Đệ
tử Trần Như Trí và thất trung (vợ) Ngô Như Huệ phụng cúng
tiền bảo tháp 50 đồng
Chánh
cửu phẩm Trần Lự thủ ký, phụng cúng tiền 1 đồng
Đệ
tử bổn chùa Phùng Như Chi nguyện cúng tiền 10 đồng
Đệ
tử chùa Linh Sơn Nguyễn Như Lãng nguyện cúng tiền 15 đồng
Chùa
Thiền Lâm phụng cúng tiền xây bảo tháp 5 hào, trú trì đệ
tử Nguyễn Hiệu thủ ký
Đệ
tử Nguyễn Như Cảm phụng cúng tiền bảo tháp 40 đồng ký
Đệ
tử Nguyễn Như Đăng phụng cúng tiền bảo tháp 5 đồng ký
Ngô
Thị Vện cúng tiền 2 đồng ký
Đệ
tử Phạm Như Diệu thôn Hội Khánh ký, phụng cúng tiền xây
tháp bổn sư 20 đồng
Đệ
tử Huỳnh Như Thái xã Long Hòa ký, phụng cúng tiền xây tháp
bổn sư 10 đồng
Đệ
tử Như Nghi, Như Thật, bào tỷ Nguyễn Thị Cảm đồng ký,
phụng cúng tiền xây tháp bổn sư 10 đồng
Đệ
tử Huỳnh Như Năng qui y chùa Linh Sơn phụng cúng tiền 5 đồng
chẳn ký
Đệ
tử chùa Linh Sơn Bùi Như Nhàn, thất trung Nguyễn Như Chánh
phụng cúng tiền xây tháp 20 đồng ký
Đệ
tử chùa Linh Sơn Nguyễn Như Sanh phụng cúng tiền 1 đồng
ký
Đệ
tử chùa Linh Sơn Nguyễn Đức pháp danh Như Tài, Lê Thị Việt
pháp danh Như Thừa phụng cúng tiền 10 đồng thủ ký
Chánh
bát phẩm Nguyễn Mưu xã Mỹ Đồng phụng cúng tiền 10 đồng
xây tháp, nay vâng thừa ký
Đệ
tử chùa Linh Sơn pháp danh Nguyễn Như Xuân phụng cúng tiền
2 đồng ký
Đệ
tử Nguyễn Như Hữu phụng cúng tiền bảo tháp 5 đồng ký
Đệ
tử pháp danh Như Hóa Huỳnh Trọng Hối phụng cúng 2 đồng
ký
26.
Văn kiện ngày 15 tháng 7 năm Bảo Đại 11 ( 1935)
Khổ
13.5 x 21. Gồm 2 tờ giấy bổi láng, đóng chung với 6 văn kiện
ruộng đất khác của tổ đình Linh Sơn. Đây chỉ là 1 bản
sao do thiền sư Tâm Thanh Tịch Tràng sao y bản chánh vào ngày
15 tháng 5 năm 1958, lúc đang làm trú trì tổ đình Linh Sơn,
có chứng thực của Đại diện Hội đồng xã Vạn Lương
ngày 3 tháng 6 và khán duyệt của Ban trị sự tỉnh hội Phật
giáo Khánh Hòa ngày 30 tháng 9 cùng năm. Nội dung đề cập
đến việc cúng ruộng của vợ chồng ông bát phẩm Nguyễn
Khoa làng Mỹ Đồng ở Vạn Ninh vào năm 1935 cho tổ đình Linh
Sơn.
Vợ
chồng bát phẩm Nguyễn Khoa xã Mỹ Đồng tổng Phước Tường
nội huyện Vạn Ninh xin lập tờ đặt ruộng linh sự việc
như sau:
Vợ
chồng (lão) nhiêu ân cần sáng tạo ruộng mầu, tuy bảo nhờ
đức trạch của tiên tổ mà có ra, nhưng thật sự là nhờ
Phật trời giúp ban mà tới được phước vậy. Thiết nghĩ
ơn lặng giúp của Tam Bảo chưa chút báo đền. Vì thế, nay
tình nguyện đem một thửa ruộng tư mua được này dâng cúng
cho hòa thượng chùa Linh Sơn hiệu Thiên Quang và các vị trú
trì đến sau được truyền lại nhận quản lý cúng kỵ, đặt
làm ruộng linh, truyền nhau đời đời cho được tiện nghi.
Lão
nhiêu phụng đặt bài vị tiên linh (tên họ ngày kỵ liệt
ra ở trong bài vị) ở chùa hằng năm hoa quả kỵ chạp, để
báo đền ơn trạch vô cùng của tiên linh cho đời sau. Còn
bao nhiêu thì để chi dụng việc Phật, có lý hào xã Hiền
Lương sở tại nhận ký xác minh đầy đủ.
Đơn
này chép thành 2 bản. (Một bản phụng giao cho chùa và các
loại đơn khế cũ mới của ruộng đó. Một bản lão nhiêu
giữ làm lưu chiểu) ngày sau con cháu trai gái của lão nhiêu
không được nói trái, nếu có lẽ gì thì chịu tội. Nay phụng
cúng tờ đơn:
1.
Nguyện cúng ruộng tư, vì để đặt ruộng linh bốn mẫu toạ
lạc tại địa phận xã Quảng Tân xứ Khẩu Gia, đông giáp
ruộng tư của Nguyễn Khoa Nguyễn Số, tây giáp ruộng tư của
Nguyễn Khoa, nam giáp ruộng tư của Nguyễn Ứng, bắc giáp
đường nước. Ruộng hạng nhất 1 mẫu, hạng nhì 3 mẫu.
Đơn khế cũ mới và bản vẽ bảy trương, một bản toà án
do Tây ghi lại đóng thành một tập, đều giao cho chùa Linh
Sơn nhận giữ chấp chiểu.
2.
Phụng đặt bài vị tiên linh tại chùa, hằng năm kỵ chạp,
con cháu đều đến chùa hầu lạy, cầu nhờ ơn Phật cho siêu
độ.
Ngày
15 tháng 7 năm Bảo Đại 11 (1935)
Bổn
xã đồng ký
Chánh
cửu phẩm đội trưởng Trần Lự thủ ký
Cửu
phẩm Nguyễn Trọng Cảnh thủ ký
Hòa
thượng chùa Linh Sơn hiệu Thiên Quang nhận đặt ruộng linh
ký
Lý
trưởng xã Hiền Lương Trần Ứng Long ký
Bát
phẩm Nguyễn Khoa thủ ký
Vợ
Thị Cầm áp chỉ
Người
vâng chép đơn thế: đệ tử Trần Thoả pháp danh Đồng Minh
tự ký
27.
Văn kiện ngày 7 tháng 4 năm Canh Dần (1950)
Khổ
21 x 27. Chỉ một bản sao trên 2 tờ giấy manh bằng chữ quốc
ngữ do thiền sư Tâm Thanh Tịch Tràng thực hiện vào ngày
15 tháng 5 năm 1958, rồi được Đại diện Hội đồng xã Vạn
Lương chứng thực vào ngày mồng 3 tháng 6 cùng năm và kháng
duyệt của Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa ngày
30 tháng 9 năm đó. Nội dung đề cập đến việc cúng cho tổ
đình Linh Sơn sáu mẫu ruộng, mà bà Nguyễn Thị Thành cùng
chồng là ông Phan Quang Đức mua lại của bà Huỳnh Thị Điểu
trong văn kiện số 8 trên. Khi cho đánh máy lại văn kiện này,
chúng tôi vẫn giữ nguyên cách viết chữ quốc ngữ của nó.
Những chữ cần phải sửa lại cho đúng cách viết chuẩn
ngày nay, chúng tôi để những chữ ấy vào trong ngoặc đơn.
Thí dụ, chữ diều thì ngày nay phải viết dìu, chúng tôi
để chữ dìu trong ngoặc ( ).
Nam
mô Thập phương Thường trú Tam Bảo
Kính
bạch Bổn Sư Đại Đức trú trì chùa Linh Sơn
Kính
bạch hiện tiền đại chúng
Đệ
tử là Nguyễn Thị Thành thọ ưu bà di giới, pháp danh Như
Trung, bổn đạo chùa Linh Sơn.
Nhờ
ơn Thập phương thường trú Tam Bảo, hiện tiền Bổn sư trú
trì và đại chúng từ bi chứng minh có đệ tử những lời
nguyện vọng như sau:
Thân
người khó đặng, pháp Phật khó nghe, đệ tử trước đã
sẵn gieo căn lành phước đức chút ít nay mới được làm
người mà lại nhờ thầy truyền thọ cho pháp Tam quy, Ngũ
giới và thiện trí thức diều (dìu) dẫn cho theo con đường
sáng suốt của Phật là nơi an nhàn giải thoát, thiệt là
hạnh phúc biết bao nhiêu. Đệ tử hằng đội tứ ân không
biết lấy gì đền đáp trong muôn một, trộm nghĩ rằng:
Chùa
là nơi phụng sự Tam bảo, là nơi tiếp tăng độ chúng, là
cơ quan hoằng hoá đạo đức, nếu của thường trú không
có được cho dồi dào thì sự duy trì khó được trang nghiêm
bền bỉ mà phần đạo đức khó bề phát triển cho phổ thông.
Ngôi Tam Bảo không bền bỉ, đạo đức không phổ thông thì
chúng sanh mãi mãi về sau trong đêm trường tăm tối biết
làm sao thấy đặng ánh quang minh của Phật, biết do đâu mà
tìm nơi giải thoát, nên đệ tử trước kia cùng chồng là
Phan Quang Đức có tạo được một sở ruộng tục danh là
Bầu Vịt rộng được sáu mẫu, thuộc về địa phận làng
Phước Thủy, nay đồng lòng với con trai là Phan Vu Huợt nguyện
đem cúng vào chùa Linh Sơn làm ruộng Tam Bảo đời đời thường
trụ.
Sau
đây nguyện nhờ ơn thầy và đại chúng từ bi cho đệ tử
qui bài vị quyến thuộc quá vãng của đệ tử trí đời đời
tại chùa Linh Sơn để nhờ ơn chú nguyện của Tam Bảo trong
những ngày huý kỵ của tiên linh có tên trong ấy.
Phật
pháp còn thì chùa còn, chùa còn thì ruộng đất còn, ruộng
đất còn thì tăng chúng còn có chỗ tu học; Tăng chúng có
tu học thì còn có người ra đảm đương hoằng pháp lợi
sanh.
Đệ
tử nguyện cùng pháp giới hữu tình nhờ duyên lành nầy ai
nấy đều đặng vãng sanh Tây phương, đồng thành chánh giác.
Nam
mô Thập phương thường trú Tam Bảo tát ( tác) đại chứng
minh.
Linh
Sơn tự Đại đức trú trì chứng minh
Tân
Đức ngày mồng 7 tháng 4 năm Canh Dần (1950)
Đệ
tử thọ Ưu bà di giới Nguyễn Thị Thành pháp danh Như Trung
kính bạch
Con
trai là Phan Vu Huợt tuỳ hỷ tự ký
Tân
Đức xã lý trưởng nhận thiệt ký
Lý
trưởng vắng mặt, hương bộ được quyền chứng. Tên ký
không rõ, đóng dấu
Lý
trưởng Hiền Lương nhận thiệt cho bà Nguyễn Thị Thành hảo
tâm phụng cúng cấp sở ruộng cho chùa Linh Sơn duỷ (dĩ) hưởng
duỷ (dĩ) tự chư linh
Ký
tên không rõ, đóng dấu
CHƯƠNG
IV
MẤY
NHẬN XÉT
Thông
qua 27 văn kiện vừa công bố trên, trong đó có 14 văn kiện
trực tiếp liên hệ đến Bồ tát Quảng Đức, chúng ta rút
ra mấy nhận xét sau:
Thứ
nhất, đối với Bồ tát Quảng Đức, kể từ lúc xuất gia
vào khoảng năm 1904 cho đến trước năm 1945, trong hơn 40 năm
này, ngoài thời gian còn nhỏ, bồ tát đã có những hoạt
động Phật sự rất sớm. Chẳng hạn, Văn kiện ngày mồng
6 tháng 6 năm Khải Định thứ 2 (1917), tức Văn kiện số 20
của Chương III, đã ghi nhận vào thời điểm ấy, lúc mới
20 tuổi, bồ tát đã giữ chức tri sự của tổ đình Long
Sơn. Tri sự là một chức vụ tương đối quan trọng trong
chùa, chỉ đứng sau vị trú trì hay giám tự, lo quán xuyến
đời sống kinh tế của chùa từ việc ăn uống hằng ngày
của tăng chúng cho đến kỵ giỗ tu sửa xây cất chùa.
Chùa
Long Sơn lúc ấy không phải ngôi chùa nhỏ nằm trong một vùng
heo hút không có người ở. Trái lại, bấy giờ, cũng từ
Văn kiện số 20 vừa nêu, ta biết bổn sư của Bồ tát là
thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm đang làm giáo thọ,
còn giám tự chùa là thiền sư Vô Vi. Ngoài ra, căn cứ vào
Văn kiện ngày 12 tháng 12 năm Duy Tân thứ 2 (1907) về việc
cúng ruộng của thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm
công bố ở Chương II trên, ta biết tối thiểu chùa Long Sơn
có tới 16 mẫu ruộng phải quản lý. Chắc chắn Bồ tát Quảng
Đức với tư cách tri sự của chùa phải trực tiếp coi sóc
16 mẫu ruộng vừa nêu, ngay cả khi ta giả thiết Bồ tát đem
ruộng cho người làm mướn.
Sự
thật thì việc đem ruộng chùa cho mướn tại vùng Vạn Ninh
vào thời điểm ấy không xảy ra phổ biến, như ta tưởng.
Chỉ cần đọc lại Văn kiện ngày 10 tháng giêng Bảo Đại
16 (1941), tức Văn kiện số 5, ta thấy vào thời điểm ấy
việc trùng tu tổ đình Linh Sơn thiếu tiền, Bồ tát Quảng
Đức muốn cho mướn ruộng, để lấy thêm tiền chi trả việc
trùng tu, bồ tát phải viết văn kiện ấy để xin quan huyện
Vạn Ninh cho phép. Điều nầy chứng tỏ việc cho mướn để
lấy tiền thu tô không đơn giản chút nào, chùa phải trình
cho chính quyền huyện cho phép mới thực hiện được. Và
đó là chưa kể phải thông qua sự cho phép của chính quyền
sở tại là lý hào xã Hiền Lương. Vì thế, mười sáu mẫu
ruộng của chùa Long Sơn thời đó phải được tri sự chùa
Long Sơn là bồ tát Quảng Đức trực tiếp canh tác.
Sau
thời gian làm tri sự chùa Long Sơn, và khi bổn sư Như Đạt
Giải Nghĩa Hoằng Thâm viên tịch vào năm 1921, bồ tát Quảng
Đức thọ tang thầy mình xong, đã đến cầu pháp với thiền
sư Thanh Chánh Quảng Đạt Phước Tường (1867-1932) tại chùa
Thiên Bửu (thượng) xã Điềm Tịnh ở Ninh Hòa khoảng những
năm 1925 về sau nếu kể luôn 3 năm nhập thất tại hòn Núi
Đất thôn Mỹ Trạch xã Ninh Hà huyện Ninh Hòa. Chính vì cầu
pháp với thiền sư Thanh Chánh Quảng Đạt Phước Tường,
nên Bồ tát mới có thêm pháp hiệu Nhơn Tri. Nhân đây, cần
nói thêm là sau khi thiền sư Hoằng Thâm viên tịch, một số
đệ tử đã đến cầu pháp với thiền sư Phước Tường,
nên có các pháp hiệu Nhơn Thọ, Nhơn Hoằng, Nhơn Sanh, Nhơn
Duệ v.v…
Đến
năm 1933, Bồ tát đã đến trùng tu lại chùa Thiên Ân xã Phước
Thuận nay là xã Ninh Đông huyện Ninh Hòa, rồi đến năm 1937
đã làm đơn xin sắc tứ cho chùa Thiên Ân. Trước đó, năm
1935, Bồ tát đã đến khai sơn chùa Thiên Lộc trên đỉnh
đồi Núi Đất, như biển chùa Thiên Lộc đã ghi (hiện đang
treo tại chùa Thiên Tứ). Tiếp theo, sau khi tổ Thiên Hương
viên tịch vào đầu năm 1939, bồ tát Quảng Đức đã được
mời về làm trú trì tổ đình Linh sơn. Một loạt văn kiện
do bồ tát Quảng Đức viết để quyên góp cho việc trùng
tu tổ đình Linh Sơn cùng việc xin sắc tứ cho tổ đình đã
xuất hiện từ những năm 1940 đến năm 1944. Không những thế,
bồ tát còn đứng ra mở rộng đất đai của chùa.
Như
vậy, thông qua số văn kiện liên hệ đến Bồ tát Quảng
Đức, ta có nhận thức rõ hơn về các hoạt động Phật sự
của Bồ tát trong nửa đầu thế kỷ XX. Đây là giai đoạn
hoạt động hết sức tích cực của Bồ tát Quảng Đức tại
vùng Vạn Ninh cũng như tỉnh Khánh Hòa, mà kết quả là 14
ngôi chùa đã có những gắn kết với Bồ tát. Theo thống
kê thì trong đời của Bồ tát đã trùng tu và khai sơn 31 ngôi
chùa, trong đó 17 ngôi ở miền Nam và 14 ngôi ở miền Trung.
Về 14 ngôi ở miền Trung này, ta hiện đã xác minh được.
Có
một chi tiết mà Văn kiện ngày 12 tháng 6 năm Bảo Đại thứ
12 (1937), tức Văn kiện số 2 ở trên đề cập tới là việc
Bồ tát Quảng Đức có gốc gác là “nguyên tùng cửu phẩm
bá hộ cổ tích Thiên Ân tự yết ma”. Thế thì, tại sao
vị Yết ma Quảng Đức của chùa Thiên Ân lại có chức tùng
cửu phẩm bá hộ. Phải chăng để hợp thức hoá việc xuất
gia của Bồ tát Quảng Đức nên thiền sư Như Đạt Giải
Nghĩa Hoằng Thâm đã mua cho Bồ tát 1 hàm tùng cửu phẩm văn
giai và chức bá hộ, để khỏi bị sưu dịch ở quê nhà,
khi Bồ tát đã đến tuổi trưởng thành? Điều này còn cần
làm rõ thêm trong tương lai.
Để
có một quá trình hoạt động Phật sự tích cực, dẫn cuối
cùng đến sự kiện lịch sử vị pháp thiêu thân ngày 11 tháng
6 năm 1963, tức ngày 20 tháng 4 nhuận năm Quý Mão, bồ tát
đã có sự giáo dưỡng tác thành của thầy tổ, đặc biệt
là thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm chùa Long Sơn
và tổ Chơn Hương Thiên Quang của tổ đình Linh Sơn. Qua các
văn kiện, từ số 15 đến số 27 công bố trên, ta thấy các
vị thầy tổ này đã có những hoạt động Phật sự tích
cực không kém trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh bảo vệ
Phật giáo trong giai đoạn đất nước đang trải qua cuộc
đấu tranh để phục hồi chủ quyền của đất nước. Những
văn kiện vừa nêu từ đó đã cho ta một cái nhìn khá rõ
nét không chỉ về bồ tát Quảng Đức cùng thầy tổ, mà
còn cả về một giai đoạn Phật giáo và đất nước đầy
những biến cố bi hùng.
Thứ
hai, về thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm, với văn
kiện cúng 22 mẫu ruộng cho ba chùa là Long Sơn, Linh Sơn và
Long Hòa vào năm Duy Tân thứ hai, ta biết thiền sư chắc chắn
xuất thân từ một gia đình tương đối khá giả. Chỉ có
vấn đề là trong văn kiện cúng ruộng ấy, thiền sư đã
nói chuyện đem “pháp khí tự sản tinh tự điền”, tức
pháp khí, tài sản của chùa cùng ruộng chùa, để đem cúng
cho ba chùa vừa nói. Vậy, phải chăng ruộng mà thiền sư đem
cúng cho các chùa, là ruộng thuộc ngôi chùa tư của cha mẹ
thiền sư ?
Sự
thật tên chùa Long Sơn xuất hiện từ việc đúc chuông vào
tháng 2 và cúng ruộng vào tháng Chạp của năm Duy Tân thứ
2 (1907). Trước đó ngôi chùa này có tên là Thánh Kinh, mà
ta còn thấy xuất hiện trong bài minh chùa Long Sơn. Nói rằng
năm Thành Thái thứ 10 (1899) tổ Hoằng Thâm dựng chùa Long
Sơn, thực ra là dựng chùa Thánh Kinh này. Cho nên, khi văn kiện
cúng ruộng cho chùa Long Sơn, Linh Sơn và Long Hoà ghi là đem
“tự điền và tự khí” để cúng, thì thực chất là đồ
dùng và ruộng đất của chùa Thánh Kinh vừa nói.
Theo
lời truyền lại của các vị bô lão làng Phú Cang, thì vào
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thiền sư Hoằng Thâm đã
phát canh nhiều ruộng đất tại làng ấy. Làng nầy là một
làng tiếp giáp với rừng, có một cánh đồng khá rộng dưới
chân núi. Số ruộng, mà thiền sư Hoằng Thâm đem cúng cho
ba chùa, phải chăng là số ruộng phát canh mà dân làng nói
tới ? Đây là một vấn đề cần nghiên cứu thêm, mới có
thể làm rõ được.
Thứ
ba, về tổ Chơn Hương Thiên Quang, dù gốc gác từ Phú Yên
vào hoằng hoá tại vùng Vạn Ninh, tổ đã có một ảnh hưởng
rất lớn lên người dân vùng nầy. Nhờ thế, tổ đã huy
động được sự đóng góp của nhiều giới Phật tử vào
các Phật sự khác nhau từ việc xây chùa đúc tượng cho đến
việc mở rộng đời sống hoạt động kinh tế của chùa.
Đặc biệt là tổ đã thành công đào tạo được một lớp
đệ tử mà sau nầy đủ khả năng và đức độ để giáo
dưỡng và tác thành nên bồ tát Quảng Đức.
Không
những thế, sinh hoạt Phật sự thông qua việc quyên góp và
lễ hội của chùa đã tạo nên một dạng tổ chức Phật
giáo nối kết những người Phật tử tại những địa phương
khác nhau thành một tập thể có tính thống nhất, nhằm thực
hiện những công trình Phật giáo. Dạng tổ chức nầy cho
đến bây giờ chưa có một nghiên cứu đầy đủ. Hai mươi
hai Văn kiện trên sẽ giúp cho chúng ta một phần tư liệu
cho công tác nghiên cứu vừa nêu. Nói tóm lại, số tư liệu
liên hệ tới những hoạt động Phật sự của bồ tát Quảng
Đức tại vùng Khánh Hòa như vậy đang hứa hẹn nhiều cái
nhìn mới về tình hình Phật giáo của giai đoạn nửa đầu
thế kỷ XX với nhiều biến cố của nó.
Thông
qua các văn kiện này, vấn đề truyền thừa trong dòng thiền
của bồ tát Quảng Đức đã có thể được vẽ lại. Ta đã
biết thầy của bồ tát Quảng Đức là thiền sư Như Đạt
Giải Nghĩa Hoằng Thâm (1865-1921) và thầy của tổ Hoằng Thâm
là thiền sư Chơn Hương Thiên Quang (1862-1939). Thiền sư Thiên
Quang, ta đã biết xuất gia với tổ Ấn Chánh Tổ Tông Huệ
Minh (?-1904) tại chùa Bảo Lâm ở Phú Yên. Tổ Ấn Chánh có
nhiều đệ tử kế thừa, mà một trong số đó ta hiện có
tư liệu phú pháp là thiền sư Chân Tâm Đạo Tánh Pháp Thân
với bài kệ:
Chánh
pháp trung diệu lạc
Vật
trục tà kiến mê
Cổ
kim đa hiền thánh
Giải
liễu tức bồ đề
(Vui
mầu trong chánh pháp
Thấy
bậy chớ theo mê
Xưa
nay nhiều hiền thánh
Hiểu
được tức bồ đề)
Tổ
Ấn Chánh lại là đệ tử của tổ Chương Như Tông Chí Từ
Ý tại chùa Thiên Hưng thôn Hội Phú xã An Ninh Đông huyện
Tuy An tỉnh Phú Yên. Và tổ Chương Như lại là đệ tử của
tổ Toàn Thể Vi Lương Linh Nguyên. Toàn Thể là tác giả của
Từ Quang tự sa môn Pháp Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm nhân
do sự tích chí viết vào năm Giáp Tý của vua Gia Long (1804)
và là anh em đồng sư với một tác gia nổi tiếng của lịch
sử văn học và Phật Phật giáo Việt Nam là Toàn Nhật Vi
Bảo Quang Đài (1757-1834). Những tác gia này đều là học trò
của một tác gia nổi tiếng khác là Pháp Chuyên Luật Truyền
Diệu Nghiêm (1726-1798). Đây là lý do giải thích tại sao Hứa
sử truyện vãn của Toàn Nhật Vi Bảo Quang Đài lại xuất
hiện tại chùa Long Sơn của bồ tát Quảng Đức. Tổ Pháp
Chuyên lại là đệ tử của tổ Thiệt Dinh Chánh Hiển Ân
Triêm (1712-1796). Tổ Thiệt Dinh là cao đệ của tổ Minh Hải
Đắc Trí Pháp Bảo (1670-1746), người đã khai sáng ra dòng
thiền Chúc Thánh tại nước ta. Cây thiền phả của bồ tát
Quảng Đức do thế có thể vẽ lại như sau:
Minh
Hải Đắc Trí Pháp Bảo
Thiệt
Dinh Chánh Hiển Ân Triêm
Pháp
Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm
Toàn
Thể Vi Lương Linh Nguyên
Chương
Như Tông Chí Từ Ý
Ấn
Chánh Tổ Tông Huệ Minh
Chơn
Hương (?) Thiên Quang
Như
Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm
Thị
Thuỷ Hạnh Pháp Quảng Đức
Trên
đây là một số nhận xét về những đóng góp của số tư
liệu mà ta vừa phát hiện ở vùng Vạn Ninh. Đó là những
tư liệu cực kỳ quý giá giúp ta hiểu một giai đoạn lịch
sử đầy bi tráng của dân tộc và Phật giáo tại một địa
phương đất không rộng người không đông. Không những thế,
đối với cuộc đời của bồ tát Quảng Đức, chúng cống
hiến cho ta một cái nhìn rõ hơn về cuộc đời ấy trong nửa
đầu thế kỷ XX, đặc biệt giúp ta tạo nên một niên biểu
chi tiết cho bồ tát Quảng Đức.
Năm
Sự kiện
1897
Bồ tát Quảng Đức sinh
1898
Tổ Hoằng Thâm khai sơn chùa Thánh kinh
1903
Bồ tát đến ở với tổ và đổi tên là Nguyễn Văn Khiết
1907
Tổ Hoằng Thâm đổi chùa Thánh Kinh làm chùa Long Sơn, đúc
đại hồng chung và đem 6 mẫu ruộng chùa Long Sơn cúng cho
chùa Long Hoa và tổ đình Linh Sơn
1914
Bồ tát được gởi vào chùa Linh Sơn ở Cam Ranh tham học với
thiền sư Thiện Tường
1917
Bồ tát làm tri sự chùa Long Sơn
1921
Tổ Hoằng Thâm viên tịch
1925
Bồ tát vào tổ đình Thiên Bửu, tham học với thiền sư Thanh
Chánh Quảng Đạt Phước Tường (1867-1932)
1927
Bồ tát nhập thất tại Núi Đất
1933
Bồ tát trú trì chùa Thiên Ân
1935
Bồ tát dựng chùa Thiên Lộc tại Núi Đất
1936
Bồ tát xuống trú trì chùa Thiên Lộc, đúc 2 chiếc chuông
gia trì hiện còn, một ghi Trú trì hiệu Quảng Đức kiến
tạo Ất Hợi niên (1935) thập nhất nguyệt cát nhật và một
ghi Hoà thượng hiệu Nhơn Tri kiến tạo, Bính Tý Bảo Đại
thập nhất niên (1936) thất nguyệt thu
Làm
chứng minh cho hội Phật học Ninh Hoà và có thời gian đến
trú trì chùa Khánh Long.
1937
Khai sơn chùa Long Hà
1940
Bồ tát về trú trì chùa Linh Sơn
1941
Trùng tu tổ đình Linh Sơn và chứng minh cho chùa Bảo Sơn dựng
lại
1942
Bồ tát chủ trì đón nhận bằng sắc tứ tổ đình Linh Sơn
1944
Trùng tu chánh điện tổ đình Linh Sơn và mở rộng đất tổ
đình.