KHAI THỊ QUYỂN 2
Hòa thượng Tuyên Hóa
Ban Phiên
Dịch Việt Ngữ Trường Ðại Học Pháp Giới
Vạn Phật
Thánh Thành Talmage, California
Phần 3
21 .CHIM
ÐẠI BÀNG KIM SÍ ÐIỂU(Vạn
Phật Thành ngày 6 tháng 6 năm 1982)
"Kim sí điểu mệnh
chung,
Cốt nhục tận tiêu
tán,
Duy hữu tâm bất
hóa,
Viên minh quang
sán lạn.
Long Vương thủ vi
châu,
Năng phá thiên
niên ám.
Chuyển Luân đắc
Như ụ,
Năng cứu nhất
thiết nạn.
Như hợp tại nhân
trung,
Nhật dụng nhi bất
kiến!"
Dịch là:
"Chim Ðại Bàng
chết rồi,
Xương thịt tiêu
hóa sạch,
Song tim chẳng
tiêu tán,
Ánh sáng tròn
sáng lạng.
Vua Rồng lấy làm
ngọc,
Phá đặng ngàn năm
tối.
Chuyển Luân được
Như ụ,
Cứu thoát trăm
thứ nạn.
Như ở trong loài
người,
Ngày dùng mà
chẳng thấy!"
Ðó là bài thơ do
Ngài Hám Sơn Ðại Sư viết; bài kệ này là một trong sáu bài, vịnh tâm con
người. Chúng ta đều biết rằng chim Ðại bàng Kim sí điểu khi trương đôi
cánh ra thì có thể bao phủ 360 do tuần (một tiểu do tuần là 40 dặm, một
trung do tuần là 60 dặm, một đại do tuần là 80 dặm). Chim Ðại bàng khi vỗ
cánh thì có thể làm cho nước biển hoàn toàn khô sạch. Nó có thể vỗ cánh
làm nước biển dời tới chỗ khác, cho nên mới thấy sức mạnh vô cùng của nó.
Song chim Ðại bàng thì cũng có ngày sẽ chết. Khi nó chết thì xương đều hủy
họai nhưng chỉ có trái tim thì không hủy diệt.
Chim Ðại bàng này ăn
uống như thế nào? Nó chuyên môn ăn rồng. Rồng là vật có thần thông, có thể
biến lớn, có thể biến nhỏ, có thể tàng hình, có thể hiện thân. Song khi
rồng mà thấy Ðại bàng thì dù có thần thông cách nào nó cũng chịu thua, chỉ
có cách chờ Ðại bàng tới ăn thịt mà thôi. Bởi vậy khi Ðại bàng ăn nhiều
thịt rồng quá thì vua rồng chỉ còn cách cầu cứu với Phật. Y than phiền với
Phật rằng: "Nếu Ðại bàng cứ tiếp tục ăn rồng như vậy thì loài rồng chúng
tôi chẳng bao lâu sẽ hoàn toàn tuyệt diệt; xin Phật nghĩ phương pháp giúp
cho, để Ðại bàng đừng ăn hết giống rồng."
Phật liền nói Pháp
cho Ðại bàng, dạy nó rằng: "Từ đây về sau ngươi không được ăn thịt rồng
nữa." Ðại bàng trả lời: "Nếu không ăn thịt rồng thì làm sao tôi sống?"
Phật mới dạy: "Ta sẽ dạy các đệ tử của ta mỗi ngày đến giờ thọ trai thì
cúng dường cho ngươi ăn!"
Bởi vậy, người xuất
gia trước khi ăn thì cúng dường cho chim Ðại bàng này, gọi là Thí thực
(tức là bố thí đồ ăn cho chim Ðại bàng). Ðây là bài kệ được tụng lúc đó:
"Ðại bàng Kim sí
điểu,
Khoáng dã quỷ
thần chúng,
La sát quỷ tử
mẫu,
Cam lồ tất sung
mãn."
Dịch nghiã:
"Ðại bàng Kim sí
điểu,
Quỷ thần nơi
khoáng dã,
Mẹ con quỷ La
sát,
Ðầy đủ nước Cam
lồ.
Khi cúng cho con Kim
sí điểu này ăn thì cũng cúng cho mấy thứ quỷ thần ở nơi khoáng dã và mẹ
con loài quỷ La sát. "Khoáng dã" tức là chỗ hoang vu, không người ở; những
chỗ cây lớn, rừng rậm là nơi quỷ thần ở. Có mẹ con loài quỷ xuất hiện,
trên đời không ăn được gì cả, chỉ chuyên ăn thịt con nít sơ sinh. Chúng
cho rằng thịt con nít rất mềm, rất thơm tho, đầy chất bổ, so sánh với
vitamins thì còn công hiệu hơn nhiều!
Bà mẹ quỷ có một
ngàn đứa con mà đứa nào cũng thích thịt trẻ thơ. Nếu con nít mà bị chúng
ăn thì nhân loại mau tuyệt chủng, bởi vậy nên Phật không thể khoanh tay
đứng nhìn. Ngài bèn dùng thần thông bắt đứa con nhỏ nhất của bà mẹ quỷ đem
giấu trong bình bát của Ngài. Khi bà mẹ đi ăn thịt con nít về thì phát
hiện đứa con út của mình đã biệt tích rồi. Vì bà ta cũng có thần thông nên
biết được rằng Phật đã bắt nó, bà tới vấn tội Phật rằng: "Tại sao chẳng
duyên cớ gì Ngài bắt cóc con tôi?"
Phật dạy rằng: "Bà
cũng biết là bà cần con bà sao? Nếu bà kiếm con kẻ khác mà ăn thì kẻ khác
kiếm con ai mà ăn?" Bà mẹ quỷ nói rằng:" Tôi ăn thịt là để duy trì tánh
mạng tôi, hiện Ngài bắt cóc con tôi, mà Ngài thì không ăn nó, vậy Ngài bắt
nó làm gì?"
Phật nói: "Bà biết
rằng bà cần con của bà thì thế giới loài người ai ai cũng cần con của họ
cả. Nếu bà ăn thịt con của người ta thì những người đó trong lòng vô cùng
đau xót. Từ đây về sau bà không được ăn thịt con nít nữa!"
Bà mẹ quỷ nói: "Nếu
tôi không ăn thịt chúng thì tôi chẳng có gì ăn, vậy là Ngài muồn làm cho
tôi chết đói sao?"
Phật dạy rằng:
"Không sao! Bà không thể chết đói được. Ta sẽ dạy các đệ tử của Ta mỗi lần
thọ trai thì dành ra một phần đồ ăn để cúng cho bà; từ đây về sau bà không
được ăn thịt con nít nữa!"
Từ đó về sau bà mẹ
quỷ La sát này mới đổi ác làm lành, không ăn thịt trẻ nhỏ nữa.
"Cam lồ tất sung
mãn" có nghĩa là đối với chim Ðại bàng, hay loài quỷ thần nơi khoáng dã,
hay bà mẹ quỷ, ta đều dùng pháp Cam lồ cúng dường, khiến chúng được no đủ,
sung sướng. Cho nên người xuất gia mỗi lần ăn trưa thì niệm chú cúng dường
Thí thực, là do nhân duyên như vậy.
Chim Ðại bàng lúc
sống rất có thế lực nhưng chết rồi thì xương thịt đều tiêu sạch, lại trở
về với Tứ đại (đất, nước, gió, lửa). Song, trái tim thì không mất; dù cho
lửa đốt, nước dìm cũng không bị hủy hoại, mà vẫn y nguyên như xưa. Trái
tim này tròn trịa, có thể phóng ra hào quang sáng chói. Nếu vua rồng lấy
được trái tim này thì nó trở thành viên ngọc rồng (Long châu). Khi đặt
viên ngọc này tại Long cung, thì Long cung sẽ phát hào quang sáng chói.
Nếu vị Chuyển Luân Vương được trái tim này thì có thể biến nó thành viên
ngọc Như ụ (Như ụ bảo châu) để cứu độ tất cả tai ương, hoạn nạn, với sức
thần thông diệu dụng không thể nghĩ bàn. Song, viên ngọc quý này phải
chăng loài người chúng ta chẳng có dự phần vào? Không phải đâu! Mỗi người
chúng ta đều có một viên ngọc vô giá! Viên ngọc Như ụ này có trong tự tánh
của mỗi người, song bị vô minh che lấp, khiến cho mai một đi, chẳng thể
phóng quang được. Dù dùng đủ cách cũng không tìm ra được nó, cho nên viên
ngọc đó chẳng thể dùng đặng. Ðó là chuyện hết sức đau lòng!
Con người ở đời cứ
bỏ gốc mà chạy theo ngọn, quay lưng lại với sự giác ngộ, hòa mình với bụi
trần, không chịu phản bổn hoàn nguyên, không muốn xả trần lụy để quay về
bờ giác. Cho nên mỗi một vị sáng lập tôn giáo đều hết sức tận lòng, tận
tâm giáo hóa loài người, là chỉ vì muốn dạy mình mượn cái giả mà tu cái
chân, lìa mê mà giác ngộ, quay về với nguồn gốc, nhận thức được "bản địa
phong quang" của chính mình, cái gia tài quý giá vốn đầy đủ thứ ngọc Như ụ
ấy của mình.
Song, chúng ta ai ai
cũng muốn truy cầu những điều bên ngoài mà không biết quay ngược lại nhìn
về bên trong để tìm đáp án nơi chính mình. Bởi vậy cho nên đời này đến đời
khác luôn luôn lưu lạc trong biển khổ. Có kẻ muốn tu hành nhưng lại không
thể buông bỏ được ý hưởng thụ, muốn sung sướng; cho nên từ đầu đến cuối
không muốn trở về với thanh tịnh, xả bỏ trần lụy. Ðó là điều thật đáng
thương thay!
22 .THỌ,
YỂU, PHÚ, CÙNG ÐỀU KHÔNG RA KHỎI LUÂN HỒI
(Vạn Phật Thành ngày
6 tháng 6 năm 1982)
Thử nhìn xem những
ví dụ lịch sử về kẻ giàu nhất, người sang nhất, kẻ nghèo nhất, và người
bần tiện nhất:
"Thạch Sùng phú
hậu, Phạm Dũng cùng,
Vận vãn Cam La,
Thái Công tảo,
Bàng Tổ thọ cao,
Nhan mệnh đoản,
Lục nhân đô tại
Ngũ Hành trung."
Dịch là:
"Thạch Sùng giàu
sụ, Phạm Dũng nghèo xơ,
Cam La thời trễ,
Thái Công vận sớm,
Bàng Tổ sống dai,
Nhan Uyên chết yểu,
Sáu người nằm
gọn, phạm vi Ngũ Hành."
Xưa nay, người có
tiếng giàu nhất là Thạch Sùng, người đời nhà Tấn; người ta gọi ông là "phú
khả địch quốc", giàu bằng cả nước vậy. Có lần Thạch Sùng và người bạn ăn
tiệc, người bạn mới lấy trong kho ra một cây san hô cao hai thước tám tấc
để cho Thạch Sùng ngắm. Thạch Sùng nhìn rồi nói: "Cái này có đáng gì đâu!"
Liền lấy chân đạp nát cây san hô. Người bạn vô cùng buồn rầu nói rằng:
"Tôi không biết tìm đâu ra vật quý như cây san hô này, nay lại bị anh đạp
nát như vậy thật đáng tiếc quá!" Thạch Sùng nói: "Bạn tiếc làm gì! Cái đó
có chi đáng giá! Trong nhà tôi, đầy nhóc thứ rác rưởi đó, mời bạn tới nhà
tôi mà xem!" Anh bạn này liền tới nhà coi thử, thì quả nhiên trong nhà
Thạch Sùng có cả hàng trăm cây san hô cao ba thước. Thạch Sùng nói: "Bạn
tùy ý mà lấy, thích cái nào thì lấy cái đó nhé!"
Cho nên vật mà người
bạn coi là quý báu thì đối với Thạch Sùng chẳng có giá trị gì. Ðó là nói
rằng ông ta giàu có vô cùng, không cách gì mà biết được.
Phạm Dũng là một
người ăn mày, chẳng có đồ vật gì cả. Hằng ngày phải đi ăn xin, có được bao
nhiêu thì ăn bấy nhiêu, không chịu ra ngoài làm việc, ăn rồi thì lại đi
xin nữa. Cho nên nói rằng:
"Gia vô cách túc
chi lương,
Thân vô lập chùy
chi địa."
Nghĩa là:
"Trong nhà không
có lương thực để ăn ngày hôm sau,
Bản thân không có
một chỗ để dựng cái chùy."
Ông ta tới đâu thì
chỗ đó là nhà. Tuy rất nghèo, phải ra ngoài để xin ăn, song về sau ông góp
nhóp được chút ít lương thực. Có lần Khổng Phu Tử và mấy người học trò bị
tuyệt lương ở nước Trần, vì không có gì ăn nên Khổng Tử mới phái người đến
nhà Phạm Dũng để mượn gạo. Các vị xem! Khổng Phu Tử là một người có rất
nhiều đệ tử mà bây giờ Ngài phải đến một kẻ ăn mày để xin gạo, như vậy
không phải là điều đáng buồn cười sao?
Lúc đó Tử Lộ theo
lời dạy của Khổng Tử tới nhà Phạm Dũng và thưa rằng: "Thầy của tôi hiện
tại chẳng có đồ ăn, bởi vì nước Trần tuyệt hết lương thực, cho nên tôi mới
tới đây để mượn một ít gạo."
Phạm Dũng nói rằng:
"Bạn muốn mượn gạo cũng được, song tôi có mấy vấn đề hỏi bạn, nếu bạn đáp
không được thì tôi không cho mượn." Tử Lộ trong lòng đầy tự tin mới nói
rằng: " Ðược, Ngài cứ hỏi đi!"
Phạm Dũng hỏi: "Bạn
hãy nói cho tôi nghe: Trong trời đất cái gì là nhiều, cái gì là ít; cái gì
là vui vẻ, cái gì là buồn; nếu bạn đáp đúng thì tôi sẽ cho bạn mượn gạo vô
điều kiện; nếu bạn đáp không đúng thì tôi không cho bạn mượn gạo. Ðó là
điều tôi phải giao ước cho rõ ràng."
Tử Lộ nói: "Câu hỏi
dễ quá, thật là hết sức đơn giản! Trong trời đất thì ngôi sao là nhiều mà
mặt trăng là ít; vui vẻ là khi đám cưới, buồn bã là khi người chết."
Phạm Dũng nghe xong
khoát tay nói: "Chẳng đúng! Chẳng đúng!" Tử Lộ tự nhận thấy lời đáp của
mình thật là tuyệt hảo, đúng không chỗ sai, và chẳng có câu trả lời nào có
thể hay hơn được. Ông cho rằng Phạm Dũng vì không muốn cho mượn gạo nên
tìm cách chối từ; song ông cũng không có cách gì khác, nên đành tức giận
bỏ về. Khi gặp Khổng Phu Tử, ông nói: "Thưa Thầy! Tên Phạm Dũng này thật
khả ố chẳng biết đạo lý gì cả!" Sau đó Tử Lộ nhất nhất kể lại lời đối đáp
của đôi bên cho Khổng Tử nghe. Khổng Tử nghe xong, nói: "Con đã trả lời
sai rồi đó!" Tử Lộ kinh ngạc vô cùng, hỏi lại: "Phạm Dũng nói con sai là
bởi vì y đứng trên lập trường của y. Thầy phải đứng trên lập trường của
con mà nói, tại sao Thầy cũng nói con trả lời sai?"
Khổng Tử đáp: "Con
hãy nghe lời ta nói đây: Trong trời đất, kẻ tiểu nhân thì nhiều mà người
quân tử thì ít; lúc vui vẻ là lúc cho kẻ khác mượn, lúc buồn bã là lúc
mượn kẻ khác! Con hãy trở lại gặp Phạm Dũng mà nói như vậy."
Bấy giờ Tử Lộ trở
lại nhà Phạm Dũng và lập lại lời Ðức Khổng Tử. Phạm Dũng nghe xong thì
nhận ngay rằng lời đáp thật chính xác vô cùng, cho nên đem gạo lại cho Tử
Lộ mượn. Ông lấy đầy một gánh gạo cho Tử Lộ gánh về. Song đòn gánh này là
vật bảo bối, gạo bỏ vô rồi thì ăn không bao giờ hết, dùng bao nhiêu nó lại
đầy bấy nhiêu; cho hay kẻ nghèo cùng cũng có bảo bối!
Ðời Tần Thủy Hoàng
có một vị tên là Cam La, năm 12 tuổi làm Tể Tướng; song đó là đã trễ ba
năm rồi, anh ta đáng lẽ phải làm Tể Tướng năm 9 tuổi. Khương Tử Nha lúc 80
tuổi thì gặp Văn Vương; như vậy là đã sớm ba năm rồi, đáng lẽ ông phải gặp
Văn Vương lúc 83 tuổi. Cam La còn trẻ đã làm Tể Tướng, mà Khương Tử Nha
thì lại đến lúc rất già mới gặp Văn Vương!
Bàng Tổ sống đến hơn
800 tuổi cho nên tuổi thọ rất cao; nhưng Nhan Uyên, đệ tử của Khổng Tử,
chỉ sống đến 30 tuổi rồi chết, nên gọi là yểu mạng. Nhan Uyên tuy rằng
mạng ngắn nhưng trong các đồ đệ của Khổng Phu Tử, ông là người thông minh
nhất. Ông cũng là người hiếu học bậc nhất, chỉ cần nghe qua một là biết
được mười, trong khi Tử Cống thì chỉ nghe một biết hai. Lúc Nhan Uyên mất,
Khổng Tử vô cùng thương tiếc mà nói rằng: "Thiên táng dư! Thiên táng dư!".
Ý nói: Trời làm cho Ðạo ta mất đi vậy! Trời làm cho Ðạo ta mất đi vậy!
Sáu người này có kẻ
thì hết sức giàu có, có kẻ vô cùng nghèo khốn, có kẻ sớm có địa vị cao, có
kẻ trễ lên quý phẩm, có kẻ hết sức sống lâu, có kẻ lại chết sớm, song sáu
người này không ra khỏi vận mệnh của Ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ).
Họ đều ở trong vòng Ngũ hành quay đi lộn lại, tuần hoàn trong vòng luân
hồi; cho nên nói: "Ðời người thật là như giấc mộng ảo hóa, như giọt sương
đầu lá, như ánh điện chớp. Hãy luôn quán chiếu như vậy, và đừng nên chấp
trước!" Lúc đó, mình sẽ không có phiền não. Tu hành mà biết thấy suốt rồi
buông xả thì càng tốt hơn nữa. Nếu không thể nhất thời buông hết mọi thứ
thì phải từng bước từng bước, từng việc từng việc mà buông xả. Ðừng nên
lưu luyến ở mãi trong Lục đạo luân hồi này làm gì!
23.
VẠN MA KHÔNG LÙI BỒ ÐỀ
TÂM(Vạn
Phật Thành ngày 19 tháng 6 năm 1982)
"Yếu học hảo, oan
nghiệt trảo,
Yếu thành Phật,
tiên thọ ma."
Dịch là:
"Muốn học tốt,
oan nghiệt tìm,
Muốn thành Phật,
trước gặp ma."
"Muốn học tốt, oan
nghiệt tìm." Mình muốn làm chuyện tốt thì thế nào oan nghiệt cũng đến tìm.
Càng làm tốt thì oan nghiệt kiếm mình càng gắt bởi vì nó muốn thanh toán
nợ nần với mình!
Từ vô lượng kiếp đến
nay, đời này qua đời khác mình tạo nghiệp thiện ác lẫn lộn, không có rõ
ràng; bởi vậy khi muốn tu Ðạo thì chủ nợ họ đều tới tìm mình để đòi nợ. Ví
dụ có kẻ mượn người khác tiền mà chưa trả sòng phẳng. Lúc y chưa phát tài
thì chủ nợ biết y chẳng có tiền nên chẳng đến đòi; nhưng khi y mà phát tài
thì chủ nợ liền đập cửa đòi nợ. Vì sao? Vì chủ nợ biết y có tiền! Nếu y
không tới đòi thì chẳng biết lúc nào đòi đặng, cho nên phải đòi.
Bởi vậy, trong quá
trình tu Ðạo mình sẽ gặp nghịch cảnh, mà gặp nghịch cảnh thì mình phải
càng dũng mãnh tinh tấn, không có thối thất tâm Bồ Ðề. Những nợ nần mà
người chủ nợ đến đòi thì mình phải trả cho hết; tức là đem công đức tu
hành của mình hồi hướng tới chủ nợ, tới những người oán, kẻ thân; để khi
họ nhận được công đức của mình, họ sẽ ly khổ đắc lạc, liễu sinh thoát tử,
đến lúc đó món nợ của mình mới hoàn toàn phủi sạch.
Từ vô lượng kiếp tới
nay, do đủ thứ nhân duyên nên mình mắc nợ không phải ít. Ngay đời này, thử
suy nghĩ một cách chín chắn coi mình đã giết bao nhiêu sinh mạng rồi? Có
bao nhiêu chuyện không công bình mình đã tạo ra? Ðối với chúng sinh, nếu
mình chưa có giết qua một sinh vật nào, thí dụ như sư tử, voi, heo, gà,
trâu, bò v.v... nhưng rất có thể là mình đã sát hại những sinh vật nhỏ hơn
như ruồi, muỗi, dế, thằn lằn... Dù nói rằng mình chưa từng giết những sinh
vật nhỏ như vậy, nhưng chắc chắn mình vẫn có ý niệm sát sinh tồn tại trong
lòng.
Lúc nhỏ, vì mình
không để ý, bất giác giết hại rất nhiều côn trùng nhỏ, cái đó gọi là Vô
tri tội, tội sát mà không có cố ý. Nhưng những chúng sinh bị mình đoạt
mạng thì giờ đây, khi mình muốn tu Ðạo, thì bọn chúng chắc chắn sẽ tới tìm
để đòi nợ. Cái thứ nợ này không phải chỉ có một, hai mà thôi, mà là vô số,
bởi vì đời này qua đời khác mình tích lũy nó, nhiều kể không hết!
Do vậy, đừng nói
rằng ông Trời bất công: "Tôi bây giờ tu hành rồi, tôi không muốn nhận tất
cả những oan gia nghiệp báo, nợ nần hồi xưa." Nghĩ như thế thì vĩnh viễn
mình không thể thành Ðạo được, bởi vì lòng ta không công bình. Tâm mà công
bình thì mình phải nhận nợ. Cho nên nói rằng: "Muốn học tốt, oan nghiệt
tìm"; khi mình trở nên giàu đột ngột, thì bạn bè nghèo cùng đều tới đập
cửa để đòi nợ.
"Muốn thành Phật,
trước gặp ma." Phật mà thành Ðạo là do ma giúp đỡ, nếu như không có ma thì
không có Phật. Ma đến khảo nghiệm làm cho mình tiến bộ; nên nói rằng: Dục
cùng thiên lý mục, Cánh thượng nhất tằng lâu. (Muốn thấy tận cùng ngàn
dặm, Phải bước lên thêm một tầng lầu.)
Ma coi thử "hỏa hầu"
của mình có đủ chưa. Nếu đủ thì ngàn con ma tới mình cũng không thay đổi,
vạn con ma tới mình cũng không thối lui, không thối thất tâm Bồ Ðề. Càng
khốn khổ gian nan bao nhiêu, thì càng tinh tấn bấy nhiêu. ễ nơi nghịch
cảnh chằng chịt, rối ren bao nhiêu, thì tâm càng phải an nhiên, bình thản
bấy nhiên. Ðừng nghĩ là bất công, cũng đừng oán trời, trách người.
Nghịch cảnh lại thì
thuận theo nó mà tiếp nhận, để tu hạnh nhẫn nhục Ba La Mật. Ðó là công phu
mà mình phải tập, khi ma chướng lại thì mình không có đối đầu với chúng,
mình chỉ nhịn thêm một chút khổ cũng chẳng hề chi; mình phải phát nguyện
độ bọn ma đó, làm cho chúng quy y Tam Bảo, phát tâm Bồ Ðề. Ðối với người
nào cũng vậy, đừng sinh ra lòng oán cừu, được vậy thì mình có thể biến
gươm giáo thành ngọc cẩm, biến cừu hận thành an tường. Do đó, phải luôn
tìm điểm tốt nơi bề xấu của sự tình. Cho nên nói:
"Hành hữu bất đắc,
Tắc phản cầu chư kỷ. " (Làm mà không xong thì phải quay ngược về mình mà
tìm.)
Ðừng bao giờ làm
luật sư tự biện hộ cho chính mình, bất cứ chuyện gì cũng phải nghĩ rằng:
"Chân nhận tự kỷ
thác,
Mạc luận tha nhân
phi.
Tha phi tức ngã
phi,
Ðồng thể danh Ðại
bi"
Dịch là:
"Nhận thật rằng
mình sai,
Ðừng để ý lỗi
người.
Lỗi người tức lỗi
ta,
Cùng thể tức Ðại
bi."
Vì đồng một thể nên
bao quát ma quỷ. Ma là một bộ phận của tự tánh. Nếu tự tánh có ma thì mình
mới làm bọn ma bên ngoài xâm nhập được. Tự tánh không có ma thì ma bên
ngoài không có cách gì tiến vô đặng. Thế nào là tự tánh ma? Tức là tham,
sân, si! Nhược vô miêu thực oản, Tắc bất chiêu thương dăng. (Nếu bát đồ ăn
của mèo không để ra, thì không có ruồi bu tới.)
Khi biết mình còn
"vẩn đục" thì ma tìm cách "thừa nước đục thả câu," muốn làm chuyện rối
loạn, muốn hiển lộ cái "ma thông" của nó. Cho nên mỗi cử chỉ, hành động,
mỗi lời nói, ý nghĩ phải hết sức chân thật: "Ngôn tất trung tín, Hành tất
đốc kính". (Lời nói phải trung thật, thành tín, Hành động phải hoàn toàn
cung kính.)
Không được nói dối
trá. Không dám nhận lỗi, lúc nào cũng che đậy lỗi lầm của chính mình: đó
không phải là hành vi của người tu Ðạo. Cho nên mình phải hết sức chân
thành mà bộc bạch, hết sức khẳng khái nói ra lỗi lầm của mình. Luôn luôn
cư xử theo đạo đức lương tâm. Nếu những điều gì không hợp với đạo đức
lương tâm thì đừng bao giờ làm cả.
Người tu Ðạo cần có
đủ trí huệ chân chánh. Kẻ có trí huệ chân chánh thì không bao giờ khen
ngợi chính mình và hủy báng người khác, cũng không bao giờ nói rằng: "Bạn
coi tôi đây, tôi là số một, thanh cao nhất, còn những người kia toàn là
thứ tệ hại, bần tiện." Phàm những kẻ tự khen thì không còn đường tiến nữa;
tuy sống nhưng thực ra như là kẻ đã chết rồi; bởi vì họ đã đi ngược lại
với đạo đức lương tâm, khinh thường kẻ khác, chỉ biết có chính họ. Ðó là
những người mà chư Phật, Bồ Tát không bao giờ hoan nghinh!
Nếu muốn được Phật,
Bồ Tát hoan hỷ bảo vệ thì điều mình nói và việc mình làm phải nhất trí:
Ngôn cố hành, Hành cố ngôn. (Lời nói theo việc làm, Việc làm theo lời
nói.) Ngôn và hành không được mâu thuẫn nhau. Ðừng nên lúc nào cũng tự
khoe là tôi tốt thế này, tôi tốt thế kia, song đến khi làm thì lại toàn là
những chuyện bại hoại!
Người tu Ðạo không
nên có tâm ích kỷ, tâm tự lợi, trái lại phải làm lợi ích kẻ khác. Ðừng làm
hại người để lợi mình, hoặc coi thường người khác. Cho nên các vị phải
biết hồi quang phản chiếu, xét lại chuyện quá khứ đã làm, chuyện hiện tại
đang làm, rồi quán chiếu chuyện tương lai. Lúc nào cũng vậy, bất cứ giờ
nào phút nào cũng không quên lương tâm, đạo đức, thì qua một thời gian
lâu, thiện căn sẽ tự nhiên tăng trưởng, tâm Bồ Ðề sẽ lớn vững. Bấy giờ
mình mới có thể thực hành Ðạo Bồ Tát, làm lợi ích cho chúng sinh được; cho
nên cái quan hệ đó là liên đới.
Ta đừng vì sợ ma mà
thối thất tâm Bồ Ðề. Ma chướng là thử thách, khảo nghiệm. Cũng như học
sinh lúc mới bắt đầu đi học thì cảm thấy bài học rất khó, nhưng thời gian
qua, khi đã nhập môn biết chút đỉnh rồi thì không còn thấy khó nữa. Từ lúc
học Tiểu học, lên Trung học rồi đến Ðại học, ai cũng có tâm trạng như vậy,
cho nên nói rằng: Bất kinh nhất phiên hàn triệt cốt, Trẫm đắc mai hoa phác
tỮ hương? (Không qua một phen lạnh thấu xương, Sao đặng hoa mai nở ngát
hương?)
Và: Thập niên hàn
song vô nhân vấn, Nhất cử thành danh thiên hạ tri! (Mười năm cửa lạnh
không ai hỏi, Một sớm danh thành mọi người hay!)
Giống như chàng tú
tài bỏ mười năm học đơn côi, lạnh lẽo, chẳng ai thèm để ý, chừng khi anh
ta đỗ đạt nổi danh thì lúc đó ai cũng biết. Lúc mình tu hành, đừng vọng
tưởng muốn "xuất phong đầu," muốn người ta để ý tới mình!
Sau khi xuất gia
rồi, nếu còn cầu danh, cầu lợi thì đó là chuyện thật chẳng ra gì. Chúng ta
khi đã xuất gia thì phải nhận chân tu hành một cách thiết thực, phải tài
bồi cái gốc phước huệ của mình. Tu phước thì phải làm lợi ích người khác,
tu huệ thì phải nghiên cứu kinh điển. Thường làm chuyện lợi ích thì mới
sinh được phước đức.
Có người hỏi: "Làm
thế nào để lợi ích người khác? Phải chăng là dùng tiền làm chuyện công
đức?" Chẳng phải vậy! Chỉ cần tâm mình đừng có lòng giết hại, đừng có lòng
trộm cắp, đừng có lòng tà dâm, đừng có lòng dối trá, cũng đừng rượu chè,
thì đó là mình bồi đắp cho ruộng phước của mình rồi. Cho nên nói: Từ bi
khẩu, Phương tiện thiệt, Hữu tiền vô tiền, Ðô tác đức. (Với miệng từ bi,
Với lưỡi phương tiện, Dù có tiền hay không có tiền, Cũng làm được chuyện
có đức.) Nếu miệng mình không chưởi rủa người khác, chẳng nói lời thô
kệch, độc ác, làm tổn thương người khác thì đó là công đức. Bất cứ ở mọi
nơi phải biết tiếc phước đức của mình, đừng làm việc tổn phước. Ở chỗ nào
mình cũng phải tu phước, tu huệ. Tu phước, tu huệ không phải một ngày một
đêm mà thành đặng; phải cần một thời gian, mà mỗi giờ mỗi phút mình phải
làm liên tục không ngừng. Không thể là: Nhất nhật bộc chi, thập nhật hàn
chi. (Một ngày phơi nắng, mười ngày để lạnh. Hay: Một ngày làm, mười ngày
nghỉ.)
Nếu mình như vậy thì
vĩnh viễn không tiến bộ được. Cho nên phải nhận định tông chỉ, dũng mãnh
tinh tấn, đừng thụt lùi, thối chuyển. Ðó là điều căn bản mà người tu Ðạo
phải có đủ!
24.
TẤT CẢ CHÚNG SANH
ÐỀU CÓ PHẬT TÁNH(Vạn
Phật Thành ngày 20 tháng 6 năm 1982)
"Nhất thiết chúng
sanh,
Giai hữu Phật
tánh,
Giai kham tác
Phật."
Ðó là câu nói từ kim
khẩu của Phật. Chỉ vì vọng tưởng, chấp trước nên chúng sinh không chứng
được trí huệ, đức tướng của Như Lai. Từ nơi câu nói này có thể suy ra mọi
chúng sinh đều có tánh Phật; đã vậy thì mình không nên sát sinh, không nên
trộm cắp, không nên tà dâm, không nên vọng ngữ, không nên uống rượu; mà
phải trì Ngũ Giới.
Khi sát sinh là giết
mười phương chư Phật, vì chúng sinh là do Phật thị hiện mà ra. Do một niệm
không giác ngộ nên sinh ra ba thứ vô minh rất vi tế (nghiệp tướng, hiện
tướng, chuyển tướng), vì vậy mình mới trầm luân trong biển khổ, mất đi cái
Chân Ðạo. Ðạo lý này rất là nông cạn, nhưng các vị tu Ðạo hãy quán tưởng
xem: Quán tưởng rằng tất cả chúng sinh đều là cha mẹ của mình trong quá
khứ, đều là những vị Phật trong tương lai, cho nên mình phải tôn kính họ,
mình phải đối với chúng sinh như là đối với ba đời chư Phật vậy! Suy nghĩ
như vậy thì tự nhiên hết khinh thường, bất kính hay nhiễu loạn chúng sinh.
Chúng sinh không
phải chỉ có loại hữu hình, thậm chí loại vô hình như quỷ, thần, tiên, ma
đều là chúng sinh cả. Cho nên mình phải bình đẳng cung kính, tôn trọng họ,
không nên coi thường họ.
Người học Phật cần
phải tin vào lý nhân quả một cách sâu xa; đừng trồng nhân xấu, nếu không
thì tương lai mình sẽ nhận quả xấu. Nếu trồng nhân tốt thì tương lai nhất
định gặt quả tốt. Nhân quả là chuyện không thể sai lệch, dù cho việc nhỏ
như một sợi tóc! Nếu mình giết cha người khác thì sẽ có người giết cha
mình; nếu mình giết anh người khác thì sẽ có người giết anh mình. Thế nên
đừng vì lợi mình mà dùng thủ đoạn hại người; hại người thì chung cuộc là
tự hại mình. Vả lại: "Thượng thiên hữu hiếu sanh chi đức." Trời cao có đức
hiếu sinh, không muốn làm hại chúng sinh; cho nên mình đừng bao giờ làm
những chuyện trái với lý nhân quả. Các vị phải biết rằng: "Nhất thất túc
thành thiên cổ hận.Nhất thất nhân thân, vạn kiếp nan phục." Nghiã là:Một
lần sẩy chân, ngàn đời ôm hận. Mất đi thân người, vạn kiếp khó phục hoàn.
Không tin gì cả cũng được, song
chẳng thể không tin
luật nhân quả! Chối bỏ cho rằng không có luật nhân quả là việc làm hết sức
nguy hiểm. Chư vị Bồ Tát chỉ sợ lúc gieo nhân có sai lầm, song chẳng sợ
khi quả đã chín mùi. Nếu chư Bồ Tát có lỡ làm sai mà chẳng biết, thì lúc
thọ quả báo, các ngài không bao giờ có tâm oán hận. Các ngài không oán
trời cũng không trách người. Chúng sinh thì sợ chịu quả báo mà chẳng sợ
lúc trồng nhân. Lúc chúng sinh trồng cái nhân thì hết sức tùy tiện, điên
đảo; nhưng khi thọ quả báo thì rủa trời, trách đất, oán người!
25.
RẮN LẠI NGHE PHÁP
Chú dẫn: Ngày Chủ
nhật, 20 tháng 6 năm 1982, đúng lúc cử hành Pháp diên, bốn chúng đệ tử
trong Vạn Phật Thành mới cùng nhau niệm "A Di Ðà Phật" trên đường về Ðại
điện, thì phát hiện một con rắn lục có vằn nằm ngay nơi cửa trước Ðại
điện, dài khoảng ba bốn bộ, hình dạng rất nhỏ và dài. Ðại chúng thấy rắn
thì sợ không dám tiến vào, bấy giờ vị Tăng giám thị, Thầy Hằng Vô, muốn
đem con rắn vứt ra ngoài. Song lúc đó thì Hòa Thượng cũng đang tiến lại,
Ngài mỉm cười nói rằng: "Không cần thiết đâu, tất cả chúng sinh đều có
Phật Tánh, con rắn tới là để thân cận Tam Bảo, để nghe Pháp, không nên
đuổi nó!" Kỳ lạ thay con rắn này không giống như những con rắn bình thường
khác, mình nó trườn dài ra mặt đất, tuy có trăm người bước qua mình, mà nó
không có sợ hãi gì cả, nó hết sức thuần thục và hiền lành. Khi Hòa Thượng
lên đài thuyết Pháp thì Ngài dạy rằng: "Kêu con rắn đó vào đây mà nghe
Pháp đi." Con rắn nghe như vậy thì lập tức tiến vào, nó bò từ từ vào đến
ngay giữa Chính điện không hề làm kinh sợ những người hai bên, rồi từ nơi
Ðại điện ở phía trái nó bò qua bên phải, rồi mới nhiễu quanh tượng Phật
một vòng, xong từ từ nằm phục xuống ở Pháp tòa, cũng giống như là quỳ
trước tượng Phật vậy, nằm im nghe Pháp. Hòa Thượng mới khai thị cho nó như
vầy:
"Nhất thiết chúng
sanh
Giai hữu Phật
tánh,
Giai kham tác
Phật.
Ðó là câu nói từ kim
khẩu của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chỉ vì vọng tưởng chấp trước nên chúng
sinh không chứng được trí huệ đức tướng của Như Lai. Từ nơi câu nói này ta
có thể suy ra mọi chúng sinh đều có tánh Phật; đã vậy thì không nên sát
sinh, không nên trộm cắp, không nên tà dâm, không nên vọng ngữ, không nên
uống rượu; mà phải trì Ngũ Giới! Sát sinh là giết mười phương chư Phật, vì
chúng sinh là do Phật thị hiện mà ra. Do vì một niệm không giác ngộ nên
sinh ra ba thứ vô minh rất vi tế (nghiệp tướng, hiện tướng, chuyển tướng),
chúng sinh mới trầm luân trong biển khổ, xa lìa rồi vĩnh viễn mất đi nền
Ðạo chân thật!
Các vị tu Ðạo hãy
quán tưởng xem: Hãy quán tưởng rằng tất cả chúng sinh đều là cha mẹ của
mình trong quá khứ, đều là những vị Phật trong tương lai. Cho nên mình
phải có lòng hiếu thuận với họ, giúp họ ly khổ đắc lạc, cắt đứt sinh tử,
không còn bị ràng buộc trong vòng luân hồi nữa. Bởi họ là các vị Phật
trong tương lai, nên khi họ chưa thành Phật, mình phải tôn kính họ. Mình
phải đối với chúng sinh như là đối với ba đời chư Phật vậy. Suy nghĩ như
vậy thì tự nhiên hết khinh thường, bất kính, hay nhiễu loạn chúng sinh.
Chúng sinh không phải chỉ là thứ hữu hình, thậm chí thứ vô hình như quỷ,
thần, tiên, ma đều là chúng sinh cả. Cho nên mình phải bình đẳng cung
kính, tôn trọng họ, không nên coi thường họ.
Hôm nay con rắn mà
các vị gặp ở Phật điện cũng là một chúng sinh. Song do nó thị hiện thân
rắn, nên chúng ta thấy sợ, thấy mà không nhận thức, thậm chí còn bị lừa
nữa. Rắn này tới đây chỉ để thân cận Tam Bảo, để nghe Pháp, nghe Kinh, nếu
không vậy thì sao nó vào đây mà hết sức hiền hòa, nằm phủ phục chẳng động
đậy gì cả nơi bục cửa?
Tuy nhiên, lấy mắt
nhìn thì nó chỉ là con rắn nhỏ; kỳ thật rắn này có sức thiên biến vạn hóa;
có thể ẩn hình, có thể thu nhỏ, biến lớn, lại biết đằng vân giá vũ, bay
qua lượn lại trong không trung. Chúng ta không thể biết được bản lĩnh của
nó. Rắn này tương lai tu hành thành công cũng sẽ đắc Ðạo. Phật kinh có đề
cập tới Thiên Long Bát Bộ, thì rắn này thuộc một trong tám bộ đó: tức là
Ma Hầu La Già (Ðại mãng xà).
Quán sát nhân duyên
rắn này, có thể là: ở thời nhà Châu, rắn này là một vị Ðại thần, song tâm
địa rất xấu xa, hiểm ác. Vì âm mưu soán đoạt ngôi vua, cho nên y dùng một
con dao găm có tẩm rượu độc bỏ trong tay áo rồi đi hành thích nhà vua. Tuy
nhiên, chẳng những y không soán đoạt được ngôi vua mà ngược lại, còn làm
cho trời giận, dân oán. Vị Ðại thần đó khi lâm chung thì sinh tâm hết sức
sân hận, độc địa, cho nên chết rồi đọa làm thân rắn, rồi có đời chuyển
thành con trăn lớn.
Ởấ trên thế gian có
hai thế lực là âm và dương, hay thiện và ác. Nếu theo đường thiện mà tận
lực tu phước và huệ thì có thể thành Tiên, thành Thánh, thành Bồ Tát,
thành Phật. Nếu theo đường ác mà luyện tập thì thế lực càng ngày càng lớn,
song toàn làm những chuyện hắc ám, nào là hãm hại, tàn sát, oán hận, báo
thù, do đó mỗi ngày mỗi chồng chất oán khí dầy đặc, lớn lao; kẻ tích tập
oán khí sâu dầy đó sau này sẽ biến thành độc xà, độc long v.v...
Những thứ rắn độc
hay rồng độc không phải là thứ mà mắt phàm thấy đặng, song chúng đầy dẫy
trong thế giới này. Thứ rắn độc, rồng độc đó là do tâm tham, sân, si tích
lũy hình thành. Cho nên khi bọn chúng tới chỗ nào là chỗ đó có tai họa.
Thiên tai, nhân họa, phi thi (xác chết biết đi), tà quỷ (quỷ phá làng phá
xóm), yêu tinh (những thứ cây cối thực vật, khoáng chất... hấp thụ tinh
khí trời đất mà thành), ma yếm (quỷ tu luyện lâu năm thành ma), hay hoạnh
dịch lưu hành (những thứ bịnh nan y) đều do những thứ rắn độc này tác
quái. Còn rồng độc, dịch quỷ, thì chuyên phóng khí độc để làm loạn tâm
người hoặc đoạt tinh khí của người, làm cho người ta kinh sợ, điên cuồng.
Cho nên, hiện thời
lưu hành đủ thứ bịnh tâm lý, như là tinh thần phân liệt, hoặc là điên
cuồng, khiếp sợ và đủ thứ tật bịnh sinh lý..., tất cả đều không ra ngoài
phạm vi làm sóng làm gió của bọn yêu ma quỷ quái này. Tâm lý học và y học
hiện đại không hiểu được một cách sâu sắc nguyên do của những chứng bệnh
đó, cho nên không thể đối bịnh cho thuốc để chữa trị. Ðương nhiên Phật
Pháp thì có linh dược triệt để trừ hết được tai nạn, dứt hết được tai
ương!
Lại nói đến nhân
duyên của rắn độc này: Vì sẵn có tâm sân hận, lại thêm tu luyện cái tâm
sân hận đó cho nên mới thành tinh. Rắn luyện pháp thuật càng ngày càng
cao. Trải qua một thời gian lâu dài thì nó thông thiên triệt địa, nhưng
chỉ lấy chuyện hại người làm vui. Những chuyện tương tợ như con rắn này
trong trời đất có nhiều vô số kể, nên tôi hy vọng bọn chúng mau sinh tâm
sám hối, đừng làm chuyện yêu nghiệt, gieo họa cho nhân gian nữa.
Cho tới đời nhà Tống
thì rắn này trở thành một con rồng độc. Nó ngự trị nơi một con sông lớn
chuyên làm sóng gió mưa bão, sát hại không biết bao nhiêu thuyền chài, ngư
phủ và khách qua sông. Cả một khoảng thời gian dài, nhân dân ở đó hết sức
lo sợ, kinh hoàng. May thay có một vị Thánh Tăng pháp thuật rất cao cường
đặc biệt tới để giải cứu. Vị đó tay cầm tích trượng, đứng bên bờ sông lớn
tiếng khiển trách rồng độc. Rồng độc nghe được thì vô cùng tức giận, mới
trổ hết bản lĩnh hiện ra thân hình mãng xà dài ngàn trượng. Song vị Pháp
Sư vì có Kim Cang Tam Muội chấp trì nên chẳng hề sợ hãi. Ngài dùng pháp
Câu triệu và pháp Hàng phục (hai phương pháp để chế phục quỷ thần), trải
qua ba ngày ba đêm sống chết chiến đấu với nó, cuối cùng thì Ngài chiết
phục được rồng độc. Tà không thắng chánh! Khi ác thuật bị phá rồi thì rồng
độc chẳng còn cách gì khác hơn là phải đầu hàng. Bấy giờ vị Pháp sư này
mới thuyết pháp rằng: 'Tất cả mọi thứ đều là khổ, là không, là vô thường,
là vô ngã, và chỉ có cái nghiệp là theo thân mình!' Ðồng thời Ngài dạy nó
nên sinh lòng từ bi, dùng pháp thuật để giúp ích chúng sinh, chớ không thể
gia hại sinh linh nữa.
Rồng nghe Pháp rồi
thì thức tỉnh, nên được con mắt thanh tịnh. Vị Pháp Sư mới truyền thọ cho
nó Tam Quy, Ngũ Giới, rồi biểu nó tới một sơn động nọ để tu hành, đừng làm
não loạn nhân dân nữa; rồng độc liền tuân theo lời dạy. Từ đời Tống đến
nay đã trải qua mấy trăm năm lịch sử rồi, con rồng đó đã trở thành một
trong Thiên Long Bát Bộ, thần thông biến hóa vô cùng."
Có lần trong Vạn
Phật Ðiện có một vị Tỳ Kheo Ni nói rằng: "Mấy ngày trước, khi đi ngang qua
Ðại Hỷ Xả Viện tôi thấy đuôi con rắn này thò ra ngoài, cho nên tôi lấy cây
gắp bỏ vô hộp gỗ, định đem đi xa rồi thả để nó đừng gây hại người. Ai ngờ
chỉ quay đầu lại, mở hộp ra thì rắn đã biến mất rồi. Rõ ràng rắn không
cách gì có thể thoát ra được, nhưng lạ thay, thật là nó có thần thông."
Hòa Thượng cười mà
nói rằng: "Con rắn này tôi đã biết nó từ trước rồi! Hai mươi năm trước,
khi tôi còn ở chùa Từ Hưng trên núi Ðại Dư ở Hương Cảng thì nó đã từng tới
chùa để nghe kinh. Tuy nó không làm hại ai nhưng ai cũng đều sợ nó! Sợ cái
tướng rắn. Có lần có người cũng nhặt nó bỏ trong lồng, rồi đem đi thật là
xa, không biết bao nhiêu dặm, chừng khi mở hộp để thả nó, thì rắn không
cánh mà bay mất. Ngày nay Phật Pháp truyền sang Tây Phương, rắn này cũng
không chối từ đường sá xa xôi bay qua Mỹ để hộ pháp."
Sau cùng, Hòa Thượng
giảng dạy như sau: "Chúng sinh học Phật cần phải tin sâu nhân quả. Nếu
không trồng nhân ác thì tự nhiên chẳng kết quả ác, nếu trồng nhân tốt thì
tương lai chắc chắn sẽ được quả tốt. Nhân, quả không sai một mảy may. Mình
giết cha người khác thì có người giết cha mình, mình giết anh người khác
thì người khác sẽ giết anh mình. Ðừng nghĩ rằng có thể tùy tiện làm chuyện
ác vì làm chuyện ác sẽ hết sức tổn hại cho mình. Vì sao? Vì trời cao có
đức hiếu sinh, không muốn cho chúng sinh làm hại chúng sinh. Khi mình làm
sai với lý nhân quả thì: Thân người mà mất đi, Vạn kiếp khó có lại được.
Cho nên, chuyện gì không tin cũng được, nhưng chẳng thể không tin lý nhân
quả! Nếu bài bác lý nhân quả thì tương lai sẽ hết sức nguy hiểm. Bồ Tát sợ
nhân mà không sợ quả, cho nên hết sức thận trọng lúc trồng nhân. Nếu vì vô
ý mà trồng nhân ác, thì lúc thọ quả báo ác, các ngài đối mặt tiếp thọ quả
báo, không chạy trốn, không oán trời cũng không trách người. Ngược lại,
chúng sinh thì sợ quả báo mà không sợ lúc trồng nhân. Lúc trồng nhân thì
hết sức tùy tiện làm chuyện điên đảo, đến lúc thọ quả báo thì sợ hãi vô
cùng, oán người trách trời: 'Tại sao tôi phải chịu đau khổ thế này? Tại
sao tôi phải chịu báo ứng bất công như thế này?'
Các vị có biết đâu
rằng nếu như khi xưa không trồng nhân như vậy thì bây giờ sao gặt quả như
thế? Hôm nay gặp nhân duyên này, có Thiên Long Bát Bộ hiện thân thuyết
pháp, cho nên tôi nhân cơ hội nói cho các vị biết tiền nhân hậu quả.
"Chỉ nhân nhất trước
thác,
Thâu liễu mãn bàn
kỳ."
Nghiã là: Chỉ đi sai
một nước, Mà thua cả ván cờ. Sai lầm chỉ một niệm mà kiếp vận khó vãn hồi.
May thay là con rắn này đã quy y Tam Bảo, tương lai nó còn có cơ hội để
minh tâm kiến tánh. Nếu các vị không tin vào nhân duyên này, thì cứ tự
mình thí nghiệm xem; còn nếu tin nhân quả, thì đừng nên nghi ngờ gì chuyện
này cả!"
26.
TỰ TẠI PHI THA TẠI
(Vạn Phật Thành ngày 16 tháng 9 năm 1982)
Trên thế giới mỗi
ngày mọi chuyện đều biến. Loài người, vạn vật, thời gian, không gian đều
biến.
Mùa này đáng lẽ
không mưa, song lại mưa; đó là khí hậu bất thường. Do có nhiều nhân duyên
đặc thù nên nó mới biến. Như núi lửa bộc phát là vì lòng đất tích chứa áp
lực lên khối đất bên trên quá lớn; đó cũng gọi là biến. Con người thất
thường thì ta gọi là điên (bịnh thần kinh). Khí hậu thất thường thì ta gọi
đó là bịnh thần kinh của khí hậu; chắc chắn là có chuyện bất thường xảy
tới. Ðó đều không phải là hiện tượng tốt.
Trong lúc này, đủ
thứ tai ương, tật bịnh phát sinh, mình cần phải dụng công tu hành, phải
biến điều u tối thành điều kiết tường, phải làm cho tai họa trở thành bình
an. Nếu mình không tu cho tốt thì khi khí hậu thay đổi, mình cũng thay đổi
theo! Khi con người biến đổi về tâm lý thì nhiều vấn đề phát sinh. Nên kẻ
học Phật Pháp, lúc có sự biến hóa phát sinh thì phải đặc biệt dụng công tu
hành, hoặc là niệm Phật cho nhiều, hoặc là trì chú, tụng kinh cho nhiều.
Khi có sức lực thì phải ráng làm nhiều chuyện tốt lành, bởi:
Ðức đại oan
nghiệp tiêu.
(Ðức lớn
thì oan nghiệp mới tiêu trừ được.)
Ở vào thời không
bình thường thì mình phải "tùy duyên bất biến," theo duyên mà không thay
đổi. Ðiều quan trọng nhất là đừng sinh lòng nóng giận, vì nóng giận thì
tức là biến, là thay đổi. Con người muốn liễu sinh tử thì phải chịu nỗ
lực. Nỗ lực tức là sao? Nghĩa là bất cứ làm việc gì đều phải hết sức chân
thật. Khi gặp điều tai hoạ, chuyện nghịch ý, rắc rối thì đừng động tâm,
đừng sinh lòng bực tức, nóng giận. Ðó tức là nuôi dưỡng cái tánh Trời,
tánh Ðất trong người mình. Làm đặng như vậy thì có thể vá trời lấp biển,
trở thành kẻ chân chánh tu Ðạo, chân chánh học Phật, cầu Pháp. Cho nên cần
phải nghiên cứu một cách rõ ràng sâu sắc, không nên chấp trước mọi chuyện,
mọi việc. Hễ chấp trước thì mình không giải thoát, tự tại.
"Khán phá, phóng hạ,
tự tại." Khán pháÔ tức là nhìn suốt; phóng hạ tức là buông xả, vất bỏ. Hễ
khán phá thì hiểu suốt rõ ràng mọi sự; hễ phóng hạ thì giải thoát; hễ giải
thoát thì mới chân chánh tự tại. Không giải thoát thì không thể tự tại
được. Tự (mình) mà không tại thì tha (kẻ khác) tại. Tha tại tức là vọng
tưởng đầy dẫy. Nếu theo mặt chữ mà nói thì đầy ý nghĩa: Tha tại tức là
người khách chiếm đoạt cương vị người chủ; người chủ bây giờ không còn làm
chủ nhà nữa. Các vị chú ý điểm đó: Người chủ mà không quản lý được nhà
mình thì thật là điên đảo! Chuyện gì cũng sẽ không có quy củ!
Phóng hạ tức là giải
thoát, nghĩa là đã tốt nghiệp trường Giới Luật rồi, và đã ra khỏi nhà
phiền não, vô minh. Khi tốt nghiệp, lãnh bằng cấp chứng nhận tức là đã
giải thoát. Có giải thoát thì mới tự tại; nếu tự mà không tại thì tha tại!
Giặc mà lại thì bao nhiêu vật báu trong nhà đều bị y vét sạch cả. Tha tức
là vô minh, vọng tưởng, phiền não, thiên ma, ngoại đạo, quỷ quái. Nếu mình
không thể chăm sóc được nhà của mình thì đương nhiên kẻ khác sẽ chiếm
đoạt. Cho nên các vị phải hết sức chú ý, cẩn thận: nhất định là phải tự
tại!
Nhưng muốn tự tại
thì trước hết mình phải nhìn cho xuyên thủng, phải thấu suốt rõ ràng mọi
sự:
"Nguyện
tiêu tam chướng, trừ phiền não,
Nguyện đắc
trí huệ chân minh liễu,
Phổ nguyện
tội chướng tất tiêu trừ,
Thế thế
thường hành Bồ Tát Ðạo."
Dịch là:
"Nguyện
tiêu ba chướng, sạch phiền não,
Nguyện đạt
trí huệ, thật suốt rõ,
Tất cả tội
chướng nguyện tiêu trừ,
Ðời đời
luôn tu Bồ Tát Ðạo."
Ðó là tự tại, tự làm
chủ chính mình. Nếu muốn giải thích một cách sâu xa thì tự mà không tại
tức là Phật tánh không hiện tiền; khi đó ma vương ngự trị bên trong nhà,
và chính mình bị Lục tặc xâm phạm, nên dù muốn về nhà cũng về không đặng.
Do đó từ sáng đến tối, mình cứ luôn luôn có ý nghĩ phạm giới. Tuy chưa
thật sự phạm giới, nhưng lúc nào cũng có tư tưởng phạm giới, vậy không
phải ngu si thì là gì?
Cho nên tự mà không
tại thì bị giặc xâm phạm; tự mà tại thì mới làm được chủ nhà mình. Tự mà
không tại thì không tự chủ, cứ như bị giòng nước trôi, tùy theo cảnh giới
mà luân chuyển. Hợp với người mà không a dua với đám đông, đó là ý nghĩa
không bị cảnh giới làm lay chuyển. Cho nên kẻ tu hành dụng công chẳng ở
đâu khác: ngay nơi thân này, nơi mạng này, nơi tánh này. Làm chuyện gì
mình cũng phải thấu suốt rõ ràng. Ðược vậy mình sẽ không làm chuyện hồ đồ,
mà sẽ đạt đến chỗ tri hành hợp nhất!
27.
YÊU QUÁI XUẤT THẾ(Vạn
Phật Thành ngày 30 tháng 9 năm 1982)
Thời Mạt Pháp là
thời mà "ma cường Pháp nhược," thế lực của ma càng ngày càng mạnh, thế lực
của Phật thì càng thu hẹp. Phật không chú trọng đến thế lực mà chú trọng
đến oai đức. Lúc phước báo của chúng sinh còn lớn thì lúc đó "Pháp mạnh ma
yếu"; lúc phước báo của chúng sinh mà ít thì "ma mạnh Pháp yếu."
Hiện tại toàn thể
nhân loại giống như một trái núi do nhiều quả trứng nhỏ bé hợp thành vậy.
Nếu một quả trứng nào bể thì cả một núi trứng sẽ sụp đổ. Cho nên sinh mạng
của con người thật sự bị đe doạ. Chính vì vậy nên ở chỗ nào cũng thấy ma
vương và bè lũ quyến thuộc của nó.
Chân lý nói ra thì
chẳng có người nghe, song điều tà nói ra thì không biết bao nhiêu người
tin theo! Như lúc giảng Kinh thuyết Pháp thì tuy có người đến nghe song họ
tới rất miễn cưỡng, không phải thật sự vui vẻ mà nghe; nhưng nói đi nghe
ca hát, đi coi chiếu bóng, đi khiêu vũ thì tranh nhau đi, cho đó là điều
hay nhất, tốt nhất. Các vị có thể thấy: Lòng người không như xưa nữa, Ðạo
đức đã suy đồi! Ðiều đó cho thấy ma vương đã dùng thế lực và "ma thông" để
nhiễu loạn thế giới!
Hiện tại yêu quái
lớn nhất là điện não (computer). Sau khi máy này được phát minh thì con
người trở thành phế vật, không còn chỗ dùng nữa bởi vì máy điện não có thể
giải quyết mọi vấn đề. Ðiện não làm cho con người tê cứng đi không còn
lòng nhân nghĩa; cũng làm cho con người trở nên ủy mị, không còn phấn chấn
được nữa, chuyện gì cũng chẳng hiểu được thấu đáo, như "sinh ra trong cơn
say, chết đi trong giấc mộng." Cho nên điện não không phải là ma quái thì
là gì? Pháp thuật nầy là do trí khôn của ma quỷ mà phát sinh ra.
Còn một thứ yêu quái
khác là truyền hình (T.V.), một sản phẩm làm cho con người bị mê hoặc
không phân biệt được trắng đen, thị phi, sự lý. T.V. dạy trẻ nít làm
chuyện mê muội, điên đảo, làm sao để giết người, đốt nhà, trộm cắp, cưỡng
dâm, hút ma túy. Ðó đều là do ảnh hưởng của T.V. mà ra. Cho nên điện não
và T.V. là hai thứ quái vật. Tuy là quái vật song người đời không nhận
thức rõ ràng, lại coi như là của quý nên bỏ ra một số tiền lớn để mua về
dùng.
Lại còn một thứ quái
vật khác nữa, đó là hỏa tiễn vệ tinh. Bởi vì loại vệ tinh này bắn lên
không trung rồi thì có thể hướng dẫn đầu đạn nguyên tử, khinh khí hay tia
laser để giết người. Tia laser (tiếng Trung Hoa gọi là tử quang) là một
danh từ hết sức không tốt, bởi vì "tử quang" có nghĩa là ánh sáng giết
người. Ðây cũng là một thứ do ma vương phát minh ra để tiêu diệt nhân
loại. Ngoài ra con người còn dùng mọi phương pháp để giúp sức cho quái vật
này, phóng ra đủ thứ độc khí làm ô nhiễm con người, làm con cho người lạc
vào mê hồn trận, đông tây nam bắc không còn phân biệt là đâu nữa. Ðó là do
quyền lực của bọn ma này làm ra cả.
Hiện tại có một loại
ma từ ngoài không gian tới muốn hủy diệt thế giới, với mọi thủ đoạn để
tiêu diệt nhân loại. Chúng tung ra độc khí, hễ trúng vào ngũ cốc, lúa gạo,
thì người ăn vào trúng độc; hễ trúng vào súc vật thì người ăn thịt chúng
cũng trúng độc. Hễ trúng vào cá, hải sản thì người ăn chúng cũng trúng
độc, sinh ra đủ thứ bịnh ung thư rồi chết.
Chúng ma này còn
dùng chất độc có tác dụng chậm, bôi trên đồ vật mình dùng hằng ngày, như
là giấy vệ sinh chẳng hạn. Giấy vệ sinh có mùi rất thơm làm người ta thích
dùng, song lại có hại vô cùng, bởi vì nó sinh ra bịnh ung thư hoặc các
bịnh khác. Xưa kia con người không có dùng giấy vệ sinh thơm tho và cũng
không có những thứ quái bịnh nhiều như hiện giờ!
Nhưng thứ độc dược
nguy hại nhất chính là đồng tiền giấy mà không ai có thể xả bỏ được. Trên
tiền giấy có thứ độc dược, con người mà đụng tới nó thì sinh ra bịnh tham
lam; đến nỗi chuyện gì cũng phải cần tiền cho nhiều. Bất luận là ăn, là ở,
là làm, cái gì cũng muốn càng nhiều tiền càng tốt; nên chỉ tìm đủ cách để
kiếm tiền. Khi đầu óc lúc nào cũng nghĩ tới tiền thì sẽ sinh ra bịnh ung
thư, mà cái độc này thì không có gì cứu nổi.
Ởấ trong Tam thiên
Ðại thiên thế giới, bởi vì có chư Phật ở nơi Vạn Phật Thành nên ta mới có
thể viễn ly được độc khí đó. Các vị học Phật ở đây phải không tranh, không
tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối, thì mới không
bị trúng độc của đồng tiền.
Các vị không ăn
thịt, chỉ ăn chay, thì cái độc trong thịt cũng không xâm nhập vào người
được. Chay lạt từ thực vật thiên nhiên, bản chất nó có sức giải độc. Cho
nên bất luận là yêu ma quỷ quái phóng độc gì, nếu ăn chay một thời gian
thì chất độc đó tự nhiên tiêu giải; do vậy ăn chay là phương pháp tốt nhất
để kiện khang, trường thọ.
Hôm nay nói các vị
nghe rồi, sau đây các vị hãy suy nghĩ, coi thử mình có phạm vào lỗi lầm gì
không, nếu có thì mau mà cải đổi. Ðừng nên tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự
lợi, nói dối. Nếu bỏ sáu tập khí xấu xa đó đi rồi thì không thể bị trúng
độc được!
Ðiều quan trọng nhất
là phải quét sạch đi rác rưởi của chính mình. Quét sạch tâm hận, oán, não,
nộ, phiền. Hễ ai còn lòng tạp nhiễm trên, thì rác rưởi trong lòng người đó
còn chưa quét sạch. Tâm mình mà sạch sẽ thì tự nhiên không hận ai, không
oán ai, không sinh lo buồn, phiền não, không có nổi giận, cũng không sinh
lòng phiền hà gì ai cả.
Phàm là đệ tử quy y
tôi, bất luận là tại gia hay xuất gia, chân chánh tin tưởng tôi thì phải
biết cải thiện thói quen lỗi lầm của mình. Phải đổ sạch thùng rác trong
tâm mình, như vậy thì tại thời đại Mạt Pháp này mình có thể phóng hào
quang làm cho thế giới được sáng lạng. Thế giới này sớm hay muộn sẽ hủy
hoại, song nếu có người chân chánh tu hành thì thế giới tăng thêm chánh
khí, giảm bớt tà khí; thế lực của Phật sẽ mạnh hơn, thế lực của ma sẽ yếu
đi.
Các vị đừng coi lời
nói của tôi giống như gió thổi qua tai, bởi nó rất trọng yếu và quan hệ
thiết thực tới vấn đề hiện tại!
28.
PHÁP GIỚI DUY TÂM TẠO(Vạn
Phật Thành ngày 2 tháng 10 năm 1982)
Chúng sinh trong thế
giới có nhiều loài khác nhau. Mỗi một vị Phật thì có quyến thuộc của vị
đó; mỗi quyến thuộc lại có vô số chủng loại khác nhau. Bồ Tát, Duyên Giác,
Thanh Văn các ngài thì cũng như vậy. Ðó là bốn Pháp Giới của chư Thánh,
Hiền. Mình là phàm phu thì sự cách biệt giữa mình với các Thánh rất là xa,
khó mà diễn bày đặng trình độ và trí huệ của các ngài.
Hiện đang nói về sáu
Pháp Giới của kẻ phàm, thì trên cả là Pháp Giới loài Trời. Trời cũng có đủ
thứ bất đồng. Trời, cộng thêm A Tu La và loài Người, là ba Thiện đạo. Ba
Ác đạo là Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh; mỗi thứ đều có đủ thứ quyến thuộc
của chúng với đủ thứ thiên sai vạn biệt. Ở mỗi loại lại còn phân ra đủ thứ
chủng loại khác nhau nữa. Mười Pháp Giới từ đâu lại? Chúng từ nơi một tâm
niệm hiện tại của mình (hiện tiền nhất niệm tâm)! Cái tâm có thể tạo ra
Pháp Giới, tâm có thể tạo ra vạn vật, tâm có thể tạo ra đủ thứ hình tướng,
đủ thứ chủng loại: Nhất thiết duy tâm tạo. (Mọi thứ đều do tâm tạo ra.)
Lại nói:
"Nhược nhân
dục liễu tri,
Tam thế
nhất thiết Phật,
Tam thế
nhất thiết chư Bồ Tát,
Tam thế chư
Thanh Văn,
Tam thế chư
Thiên,
Ðại,Tiên,
Nhân,
Chủng chủng
A Tu La,
Chủng chủng
chư Súc sanh,
Chủng chủng
chư Ngạ quỷ,
Chủng chủng
chư Ðịa ngục,
Ưng quán
Pháp Giới tánh,
Nhất thiết
duy tâm tạo."
Nghiã là:
"Nếu người
muốn rõ biết,
Ba đời tất
cả Phật,
Ba đời chư
Bồ Tát,
Ba đời chư
Thanh Văn,
Ba đời chư
vị Trời,
Ðại Tiên
cùng với Người,
Các loại A
Tu La,
Vô số thứ
Súc sanh,
Vô số loại
Quỷ đói,
Vô số lớp
Ðịa ngục,
Nên quán
tánh Pháp Giới,
Mọi thứ do
tâm tạo."
Cái tâm có thể tạo
ra Thiên đường, tạo ra Ðịa ngục. Tâm làm mình thành Phật, tâm có thể làm
mình thành Ngạ quỷ, thành Súc sanh, đọa Ðịa ngục, thành Bồ Tát, Thanh Văn.
Vì mọi thứ do tâm tạo, nên mọi thứ đều chỉ ở nơi tâm này. Nếu tâm muốn
thành Phật thì Phật Pháp Giới là quyến thuộc của mình. Các Pháp Giới còn
lại cũng như thế!
Mọi thứ không rời
khỏi tâm này, vì tâm này tạo mọi thứ; cho nên các vị chú ý: đi, đứng, nằm,
ngồi lúc nào cũng phải biết "khắc kỷ phục lễ" (chế phục chính mình theo
đúng lễ nghĩa). Mình chỉ làm điều chân thật, không làm điều hư ngụy, cẩu
thả bê bối; phải tránh trường hợp: Chỉ nhân nhất trước thác, Thâu liễu mãn
bàn kỳ. (Chỉ đi sai một nước, Mà thua cả ván cờ.)
Tạo Pháp Giới của
Phật thì phải có lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả; biết lợi ích chúng sinh, song không
chấp trước rằng có chúng sinh. Ðừng dụng công hời hợt, tu ngoài da; phải
thật sự từng bước từng bước mà dụng công.
Tại sao tôi muốn tạo
Pháp Giới của chư Phật? Nếu tạo không xong thì sao?" Chỉ do tâm niệm không
chuyên nhất, ý chí không kiên cố, cứ tùy theo duyên mà xoay chuyển rồi bị
cảnh giới dẫn dắt, cho nên mình mới quên mất mọi chuyện: Quên mất là mình
phải tạo Phật, tạo Bồ Tát, tạo bốn thứ Thánh, do vậy mình chỉ biết tạo Ðịa
ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh! Cho nên nói rằng: Niệm động bách sự hữu, Niệm
tịnh vạn sự vô. (Tâm động thì trăm sự đều có, Tâm tịnh thì vạn sự đều
không.)
Lại nói rằng:
"Tâm chỉ
niệm tuyệt: chân phú quý,
Tư dục đoạn
tận: chân phước điền!"
Nghiã là:
"Ý niệm
dứt, tâm dừng, chính là giàu sang,
Lòng tư dục
đoạn tuyệt, mới thật ruộng phước!"
Có người hỏi: Vì sao
ma không phải là một Pháp Giới?
Trả lời: Ma thì
giống như bọn thổ phỉ hay là du kích, lúc nào cũng lưu lạc trong bốn
phương, không có xứ sở nhất định, cũng không có người cai quản. Kẻ cướp là
loài người nhưng không phải người nào cũng là kẻ cướp, cho nên không nói
Pháp Giới của loài cướp. Ðạo lý này giải thích loài ma cũng tương tự như
vậy.
Trên trời cũng có
ma, trong A Tu La cũng có ma. Thành phần thiện thì thuộc một pháp giới,
thành phần không thiện thì thuộc về ma giới; vì ma biến khắp cả Lục Phàm
Pháp Giới, thậm chí nó có thể biến hóa, xâm nhiễm, phá phách Tứ Thánh Pháp
Giới.
Phật hay ma đều là
do một niệm sai biệt mà ra. Phật thì có tâm từ bi, ma thì có tâm tranh
thắng. Giống như Ðề Bà Ðạt Ða là người có tâm thắng phụ rất mạnh, lúc nào
cũng muốn cùng Phật đấu tranh, song Phật thì không tranh với ông ta. Ðề Bà
Ðạt Ða cũng có Phật tánh, bất quá y lỡ bước lầm đường, lạc lối quá sâu,
không thể quay đầu lại, nên mới rơi vào ma giới. Theo tinh thần Ðại Thừa,
Phật vì giáo hóa loài ma cho nên cũng thị hiện thân ma để giáo hóa loài
ma. Ma thì biến khắp Lục Phàm Pháp Giới, nên không cần thiết phải lập thêm
một pháp giới. Tuy biến khắp các pháp giới, nhưng đó là thứ giả, hư ngụy,
không thật. Giống như ở đời có kẻ tự mình chiếm hòn núi, tự mình xưng
Vương; giặc cướp cũng mạo xưng là quân đội, nhưng đi tới đâu là phóng hỏa
giết người tới đó. Ma cũng tương tự như vậy!
29.
CÁI HỌC TẠO MỆNH(Vạn
Phật Thành ngày 7 tháng 10 năm 1982)
Lão Tử nói rằng:
"Quân tử
hữu tạo mệnh chi học,
Mệnh do ngã
lập,
Phước tự kỷ
cầu.
Họa, phước
vô môn,
Duy nhân tự
chiêu."
Nghiã là:
"Quân tử có
cái học tạo mệnh,
Mệnh do
mình lập,
Phước do
mình cầu.
Phước với
họa chẳng có cửa,
Chỉ do mình
tự chiêu cảm lấy."
"Quân tử hữu tạo
mệnh chi học." Trời, Ðất, Người gọi là Tam Tài. Người là đại biểu của
trời, đất; trời không thể nói được mà đất cũng không thể nói được, chỉ có
người mới có ngôn từ, có động tác. Sinh mạng con người không phải là nhất
định, nhưng cũng có thể nói là nhất định. Tại sao nhất định? Cũng như là
mình chia đồ vật vậy: Anh một phần, tôi một phần; đó gọi là nhất định. Thế
nào là không nhất định? Giống như đồ vật của anh thì anh dùng hết rất mau,
mà đồ vật của tôi thì tôi không dùng cho nên vẫn còn nguyên; đó gọi là
không nhất định. Cho nên nói: "Quân tử có cái học tạo mệnh."
Khi sinh ra, chẳng
ai kêu mình làm chuyện ác cả, song mình cứ làm ác; đó là mình tự cải biến
vận mạng của chính mình. Sinh ra chẳng có ai kêu mình làm chuyện thiện cả
nhưng mình cứ làm chuyện thiện, thì đó là mình siêu thoát ra khỏi vận
mệnh. Thí dụ như khách bộ hành, muốn đi hướng đông thì nhắm hướng đông mà
đi, muốn đi hướng tây thì nhắm hướng tây mà đi. Mệnh vận của người quân tử
thì rất linh hoạt chớ không phải là cứng ngắc; tất cả mọi chuyện đều do
nơi tay mình làm nên, bởi thế: "Quân tử có cái học tạo mệnh."
"Mệnh do ngã lập."
Mình có thể cải biến vận mệnh của chính mình. Nếu như khi có bịnh mà biết
giữ gìn thì không đi đến tình trạng nguy hiểm đến tánh mạng. Ðó là tự mình
có năng lực kiểm soát chính mình, không phải ỷ lại người khác. Ðáng lẽ
phải sống chết luân chuyển trong Lục đạo, nhưng nếu biết tu Ðạo thì có thể
siêu thoát ra khỏi vận mệnh, cắt đứt vòng sinh tử; đó cũng gọi là tạo
mệnh.
"Phước tự kỷ cầu."
Phước từ nơi mình mà cầu: Nếu mình biết tu phước thì có phước, biết tu huệ
thì có huệ. Phước, huệ cùng tu thì càng tốt hơn nữa.
Tu phước thì phải
hướng về bên trong mà cầu; cầu nơi chính mình, coi thử mình có đức hạnh
hay không. Có đạo đức là có phước, không đức hạnh thì là kẻ vô phước. Quân
tử cầu nơi chính mình, tiểu nhân thì cầu cạnh nơi người khác. Tiểu nhân
lúc nào cũng hướng ra bên ngoài mà cầu.
"Họa, phước vô môn.
Duy nhân tự chiêu." Họa, phước không có cửa ra vào, chỉ do mình tự chuốc
lấy; có nghĩa là: Bịnh tùng khẩu nhập, Họa tùng khẩu xuất. (Bịnh từ miệng
mà vào, Họa do miệng mà ra.) Con người gặp phải đủ thứ tai họa, hoạn nạn
là do ăn nói bậy bạ mà ra. Kẻ ham ăn vị ngon, cá thịt, gà vịt, đồ biển
v.v... tuy rằng nhất thời sướng cái miệng song sẽ mang nhiều bịnh tật. Khi
ăn thì thấy ngon thiệt, nhưng dần dà khi chất độc ngấm vào sanh bịnh thì
sẽ hết thuốc chữa! Hiện tại thịt động vật có một chất độc mà không có
thuốc nào chữa được. Cho nên khi ta ăn thịt thú vật thì thứ độc ấy truyền
vô người mình. Thực vật là loại không có sinh mạng, nên dù có độc cũng rất
ít. Chất độc trong thịt là 100%, còn độc trong đồ chay chỉ có 1%, cho nên
có thể nói rằng ăn thịt với ăn chay khác nhau một trời một vực!
Các vị học Phật Pháp
đừng nên tham ăn đồ ngon, đừng tham ngon miệng! Sau một thời gian ăn chay,
chất độc trong người có thể bài tiết ra hết mà không mắc phải những bịnh
quái gở. Hy vọng các vị chú ý nghiên cứu lời tôi nói. Thời đại bây giờ vô
cùng tệ hại, nên mọi người phải mạnh dạn khuyến khích nhau đừng sát sinh,
mà phải bảo vệ sinh mạng thì mới tránh được họa nhân loại diệt vong. Mong
các vị hãy thận trọng, và hãy tự chế!
30.
ĂN
THỊT THÌ CŨNG GIỐNG NHƯ LÀ ĂN CHẤT ÐỘC VẬY!
Tất cả thịt của
chúng sanh đều có chất độc. Chất độc này không phải một ngày một đêm tích
tụ mà thành, cũng không phải mới một đời một kiếp mà có. Chất độc ấy tích
lũy trong nhiều kiếp, từ sự hỗ tương tàn sát giữa người với người đã tạo
thành một thứ oán độc, mà chẳng thể nào xóa bỏ được.
Khi mình giết súc
vật thì cũng tạo ra một thứ oán hận trong tâm chúng; lúc gần chết vì quá
khủng khiếp và sợ hãi nên chúng nảy sinh lòng cừu hận muốn báo thù. Bởi
vậy từ nơi lòng oán hận phẫn uất ấy phát tiết ra một độc tố thấm suốt da
thịt chúng, nên hễ ai ăn thịt chúng thì giống như ăn phải chất độc vậy!
Lúc ăn thì không thấy hại, nhưng dần dà sẽ mắc đủ chứng bịnh kỳ quái mà
chẳng có thuốc gì cứu nổi.
Thời đại bây giờ thì
oán khí đầy trời. Oán khí đó so với đầu đạn nguyên tử thì lợi hại hơn
nhiều, bởi vì nó vô hình vô tướng song lại có thể tận diệt toàn thể nhân
loại.
Có bài kệ rằng:
"Thiên bách
niên lai oản lý canh,
Oán thâm tự
hải hận nan bình.
Dục tri thế
thượng đao binh kiếp,
Thả thính
đồ môn dạ bán thanh!"
Dịch là:
"Ngàn năm
oán hận ngập bát canh,
Oán sâu như
biển, hận khó tan.
Muốn biết
vì sao có chiến tranh,
Hãy nghe lò
thịt lúc nửa đêm!"
Trăm ngàn
năm nay, miếng thịt trong bát canh chứa đựng sự oán hận sâu như biển, khó
mà san bằng được. Nếu các vị muốn biết nguyên nhân của chiến tranh trên
thế giới thì hãy lắng nghe tiếng kêu thảm thiết của những con vật nơi nhà
kẻ đồ tể vào lúc nửa đêm. Cho nên cổ nhân nói ra bài kệ này là có nhân
duyên, có căn cứ. Chúng ta phải thấu triệt đạo lý đó thì mới có thể trị
được tật bịnh của chính mình.