CON ĐƯỜNG ĐẾN TĨNH LẶNG


TUỆ GIÁC HÀNG NGÀY- Đạt Lai Lạt Ma- Bản tiếng Anh: The Path To Tranquility by Renuka Singh- Dịch: Tuệ Uyển- Nhà xuất bản Phương Đông - 2010
21/03/2011 12:39 (GMT+7)
Số lượt xem: 15434
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

THÁNG TÁM, NGÀY MỒNG MỘT

Khi chúng ta thực tập, vào lúc đầu, như một căn bản chúng ta kiểm soát chính mình, chấm dứt những hành động xấu, những điều làm tổn hại những người khác tối đa mà chúng ta có thể. Điều này có tính chất bảo vệ. Sau đó, chúng ta phát triển những phẩm chất nào đấy, rồi thì như một mục tiêu hoạt động, chúng ta nên giúp đỡ những người khác.

Trong trình độ thứ nhất, đôi khi chúng ta cần sự cô lập; tuy thế, sau khi chúng ta có sự vững vàng nào đấy, một năng lực nào đấy, chúng ta phải duy trì sự tiếp xúc với xã hội, và phục vụ nó trong bất cứ lĩnh vực nào – sức khỏe, học vấn, chính trị hay bất cứ điều gì. Để phụng sự, chúng ta phải duy trì sự tiếp xúc với xã hội.

THÁNG TÁM, NGÀY MỒNG HAI

Theo cấp độ của phẩm chất vi tế, ý thức chia làm ba trình độ: trạng thái tỉnh thức hay trình độ thô của ý thức; ý thức của trạng thái mộng, điều này vi tế hơn; và ý thức trong khi ngủ, ngủ say không có mộng, điều này vi tế tĩnh lặng hơn.

Tương tự như thế, ba tình trạng của sinh, chết và tình trạng trung ấm thân cũng được phát sinh trong dạng thức của phẩm chất những cấp độ ý thức vi tế của chúng. Trên căn bản của sự tiếp diễn của dòng suối ý thức được phát sinh cho sự hiện hữu của tái sinh và hóa thân.

THÁNG TÁM, NGÀY MỒNG BA

Mỗi chúng ta phải định hướng một cung cách sống với sự tự tỉnh giác và từ bi yêu thương, hành động tối đa mà chúng ta có thể trong chính niệm và từ bi. Rồi thì, nếu có bất cứ điều chi xảy ra, chúng ta sẽ không có gì để hối hận.

THÁNG TÁM, NGÀY MỒNG BỐN

Chúng ta có thể nói về một hiệu quả và một nguyên nhân trên cả hai phương diện phiền não và phương diện giải thoát. Sự thật về khổ đau và sự thật về nguyên nhân khổ đau là hiệu quả và nguyên nhân về phía những thứ mà chúng ta không muốn; sự thật về việc chấm dứt khổ đau và sự thật về con đường tu tập là hiệu quả và nguyên nhân về phía những thứ mà chúng ta mong cầu.

THÁNG TÁM, NGÀY MỒNG NĂM

Ăn chay thì rất đáng khâm phục. Tuy thế, theo đạo Phật, không có sự cấm đoán rõ rệt chống lại việc ăn thịt. Điều cấm đoán đặc trưng là dùng bất cứ loại thịt nào mà chúng ta đã “gọi-bảo-đặt” với tri thức, hay ngay cả nghi ngờ, rằng nó đã được giết đặc biệt cho chúng ta.

THÁNG TÁM, NGÀY MỒNG SÁU

Khi tiếp nhận những sự giáo huấn, thật quan trọng để có một thái độ đúng đắn. Không phải là thực hành giáo Pháp một cách chính đáng để lắng nghe với ý định đạt đến những thuận lợi vật chất hay danh tiếng. Cũng không phải mục tiêu của chúng ta là để được tái sinh cao hơn trong kiếp tới, cũng không phải chúng ta đang nguyện ước cho sự thoát ly sinh tử luân hồi cho riêng mình. Tất cả những thái độ trên chúng nên từ bỏ. Thay vì thế, vì lợi ích của tất cả chúng sinh, hãy để chúng ta lắng nghe những lời giáo huấn với quyết tâm nguyện cầu đạt đến trình độ toàn hảo tối thắng.

THÁNG TÁM, NGÀY MỒNG BẢY

Ở Tây Tạng, từ ngữ gia hộ có nghĩa là “chuyển hóa qua uy lực hay năng lực”. Tóm lại, ý nghĩa của gia hộ, như một kết quả của kinh nghiệm, là mang đến một sự chuyển hóa trong tâm thức một người để được tốt đẹp hơn.

THÁNG TÁM, NGÀY MỒNG TÁM

Sự thật về khổ đau là những gì chúng ta kinh nghiệm qua nhiều loại. Có ba loại khổ đau là:

- Khổ của khổ - điều này liên hệ đến những thứ như nhức đầu (khổ khổ);

- Khổ của đổi thay - điều này liên hệ đến những cảm giác của sự không ngơi nghĩ sau khi được thoải mái (hoại khổ);

- Khổ lan tràn cùng khắp - điều này hoạt động như căn bản của hai thứ khổ nói trước đây và nó bị khống chế bởi nghiệp báo cũng như tâm thức phiền não (hành khổ).

THÁNG TÁM, NGÀY MỒNG CHÍN

Tiêu chuẩn phân biệt một trường phái Phật giáo là nó

chấp nhận bốn giáo lý căn bản, được biết như bốn dấu ấn. Đây là:

1- Tất cả các hiện tượng duyên hợp là vô thường (chư hành vô thường).

2- Tất cả những sự, những vật nhiễm ô là không toại nguyện.

3- Tất cả những hiện tượng là trống không và không có tự thể (chư pháp vô ngã).

4- Niết bàn là an bình thật sự (niết bàn tịch tĩnh).

THÁNG TÁM, NGÀY MỒNG  MƯỜI

Những hành giả chân chính không bị tác động bởi áp lực ngoại tại và những cảm xúc của chính mình; họ tự tại để bảo đảm lợi ích tạm thời và căn bản của chính họ và những người khác. Họ duy trì sự độc lập, không lo sợ gì cả, và không bao giờ kỳ quặc thừa thải với chính mình. Luôn luôn bình an, họ thân hữu với tất cả, và mọi thứ họ nói ra là hữu ích.

Bất cứ nơi nào chúng ta đi đến, hãy để chúng ta khiêm tốn và tránh ồn ào hay hống hách. Hãy để chúng ta không làm tổn hại đến cảm giác những người khác hay là nguyên nhân làm cho họ hành động một cách tiêu cực.

THÁNG TÁM, NGÀY MƯỜI MỘT

Khi những sự việc không xảy ra tốt đẹp cho ai đấy mà chúng ta không thích, thì điểm nào để vui sướng? Nó không làm cho sự khổ đau hiện tại của người ấy tệ hại thêm và ngay cả là thế, nó sẽ buồn thế nào ấy rằng chúng đã mong ước một việc như thế.

THÁNG TÁM, NGÀY MƯỜI HAI

Toàn bộ hệ thống giáo dục (học vấn) của chúng ta ở trong tình trạng khủng hoảng. Nó không thể thích nghi. Thực tế, cơn khủng hoảng này lan rộng đến công nghiệp kỹ nghệ và chính trị. Mọi thứ dường như thoát khỏi suy nghĩ của chúng ta, và vì lý do đó, vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta.

THÁNG TÁM, NGÀY MƯỜI BA

Dường như đối với chúng tôi, Thượng đế đã ngủ ở nơi nào đấy. Chúng tôi đã đùa, như quý vị có thể tưởng tượng, vì chúng tôi không thừa nhận một Thượng đế tạo hóa. Nhưng thật sự rằng nếu Thượng đế đã ngủ, thế thì nhiệm vụ của chúng ta là phải đánh thức Ngài dậy. Chúng ta có thể đổ lỗi tất cả những vấn nạn của chúng ta lên Thượng đế. Cũng không phải số mệnh, cũng không phải nghiệp báo, điều ấy là định luật của chúng ta về chuỗi xích của nguyên nhân, của hành động và hiệu quả. Tất cả những điều này đến từ một thái độ dĩ nhiên là nhút nhát.

THÁNG TÁM, NGÀY MƯỜI BỐN

Chúng tôi tuyệt đối chống lại án tử hình. Người đi trước chúng tôi đã xóa bỏ nó ở Tây Tạng. Ngày nay, chúng tôi không ngờ rằng nó tiếp tục trong những quốc gia rộng lớn như Trung Cộng và Ấn Độ. Người ta tiếp tục giết người nhân danh công lý ở xứ sở của Thánh Gandhi! Ngay chính mảnh đất mà đức Phật thuyết giáo!

Tử hình chỉ là một sự bạo động thuần túy, một sự hoang dã bán khai, và là một sự bạo động không cần thiết. Ngay cả nguy hiểm, bởi vì nó có thể đưa đến những hành vi bạo động khác – như tất cả những điều mà bạo động làm nên. Hình phạt tối đa phải nên là chung thân, và là một điều mà không có hành động hung ác bạo tàn.

THÁNG TÁM, NGÀY MƯỜI LĂM

Thật khó áp đặt công tác kiểm duyệt trong một chế độ dân chủ. Mặc dù chúng ta có thể vẫn thấy chế độ kiểm duyệt trong việc làm ở Ấn Độ, bạo động thật sự và ngay cả dục tình rõ rệt được phép trong phim ảnh ở Ấn Độ. Phụ nữ có thể phô trương chính họ rất kích thích, như họ làm ở mọi nơi nào khác. Tuy thế, cho đến gần đây, đàn ông và đàn bà không bao giờ hôn trên môi. Người ta giết nhau, nhưng họ không hôn. Và tuy là dễ chịu để hôn hơn là giết!

Và phim ảnh Ấn Độ, hầu hết chúng ta chứng kiến sự phát triển của một câu chuyện tình yêu, nơi gặp gỡ những bạo động đối kháng, nhưng vào đoạn cuối  những con người với tấm lòng tốt được sum họp và tưởng thưởng, trong khi những kẻ hung ác bị trừng phạt.

THÁNG TÁM, NGÀY MƯỜI SÁU

Trong vòng sinh tử mà chúng ta gọi là luân hồi, từ lần này đến lần khác, ở đấy xảy ra hiện tượng gọi là hóa thân. Trước hết, hãy để chúng ta làm một sự phân biệt. Vòng sinh tử - luân hồi - chính là điều kiện của tất cả sự sống. Không có sự hiện hữu nào thoát khỏi nó, ngoại trừ nó nhập niết bàn. Điều kiện này là khổ đau, bởi vì nó bắt buộc chúng ta sống và sống nữa, trên những trình độ mà có thể là tệ hại hơn những gì chúng ta đã biết. Nếu tái sinh là một sự bắt buộc, thì hóa thân là một sự chọn lựa. Nó là một quyền năng trợ lực đến những cá nhân xứng đáng nào đấy để kiểm soát sự sinh trong tương lai của họ.

THÁNG TÁM, NGÀY MƯỜI BẢY

Tội lỗi, theo một số học giả, là những gì có thể vượt qua. Nó không tồn tại trong thuật ngữ của Phật giáo. Với Phật tính bản nhiên, tất cả những thứ tiêu cực có thể được tịnh hóa. Tội lỗi không tương hợp với tư duy của chúng ta khi chúng ta là bộ phận của một hành động nhưng không hoàn toàn chịu trách nhiệm cho nó. Chúng ta chỉ là một phần của nhân tố đóng góp. Tuy thế, trong một số trường hợp chúng ta phải ăn năn, thận trọng lãnh trách nhiệm, có hối hận và chẳng bao giờ tái phạm lỗi lầm ấy một lần nữa.

THÁNG TÁM, NGÀY MƯỜI TÁM

Nếu chúng ta có tính tự hào, kiêu kỳ, ngạo mạn như một kết quả sau một thời gian dài học hỏi và hiểu biết, điều này rất bất hạnh. Nếu chúng ta thấy tự hào đối với những người chẳng có ý tưởng gì về thực hành giáo pháp, điều ấy có thể hiểu được. Tuy thế, nếu những cảm xúc làm ưu phiền, đau khổ và tự phụ kiêu căng hiện diện trong những hành giả thực hành giáo pháp, nó là một sự xấu hổ lớn đến việc thực hành.

THÁNG TÁM, NGÀY MƯỜI CHÍN

Điều thuận lợi của việc nương tựa vào một vị thầy tinh thần là nếu chúng ta từng tích tập một hành động mà nó sẽ là tiến trình đưa chúng ta vào trong một tình trạng tiêu cực hiện hữu, kết quả của điều ấy có thể được kinh nghiệm chỉ trong đời này trong hình thức của những khổ đau hay khó khăn tối thiểu, hay ngay cả kinh nghiệm kết quả trong một giấc mộng và qua cách ấy chúng ta có thể tiêu hủy những kết quả tàn hoại của những hành động tiêu cực.

THÁNG TÁM, NGÀY HAI  MƯƠI

Trong trường hợp về sự chết của một người đã từng dấn thân vào những thực hành không đạo đức, ý thức sẽ bắt đầu tan biến từ phần trên của thân thể và rút lui từ tim. Trong trường hợp của một người đã từng thực hiện những hành vi đạo đức, sự tan biến của hơi nóng bắt đầu từ phần dưới của cơ thể và cuối cùng rút lui tại tim. Trong cả hai trường hợp sự di chuyển của tâm thức sẽ xảy ra tại trung tâm.

THÁNG TÁM, NGÀY HAI  MƯƠI MỐT

Một người nên thể nhập, thực hiện sự thực hành tâm linh với một động cơ tương tự như động cơ và thái độ của một trẻ thơ thâm nhập trong thể thao hay vui chơi. Một đứa trẻ hoàn toàn mãi mê trong vui chơi cảm nhận vô cùng hoan hỉ với nó và rằng đứa trẻ chẳng bao giờ cảm thấy thỏa mãn – đấy nên là thái độ tinh thần của chúng ta trong việc tạo nên nỗ lực đối với việc thực hành giáo pháp.

THÁNG TÁM, NGÀY HAI  MƯƠI HAI

Có nhiều cảm xúc phiền não như tự phụ, kiêu ngạo, ganh tị, thèm khát, tham dục, hẹp hòi, khép kín, mù quáng, v.v… nhưng trong tất cả những thứ này, thù hận và giận dữ được xem như là những tai họa lớn nhất. Điều kết luận này vì hai lý do. Một là thù hận hay giận dữ là tình trạng chướng ngại lớn nhất cho một hành giả, người thiết tha nâng cao tính vị tha và đạt đến một trái tim tốt, một lòng hảo tâm. Thứ hai, khi thù hận hay giận dữ phát sinh, chúng có khả năng tàn phá đạo đức và sự tĩnh lặng tâm thức của một người.

THÁNG TÁM, NGÀY HAI  MƯƠI BA

Có thể chỉ cho biết cung cách tâm linh đặc thù đời sống một người qua những biểu lộ bên ngoài, như là mặc áo quần loại nào đấy, có một điện thờ hay bàn thờ trong nhà, thực hành trì niệm hay tán tụng. Tuy thế, những thực hành này là thứ yếu đối với cung cách đời sống của một hành giả tôn giáo bởi vì những hành vi ấy có thể được thực hiện bởi một người chất chứa những tình trạng rất tiêu cực trong tâm thức.

Trái lại, tất cả những đạo đức của tâm thức, những phẩm chất tinh thần, là những phẩm chất tâm linh chân thành bởi vì tất cả những phẩm chất tinh thần nội tại không thể tồn tại trong một khoảnh khắc đơn độc đồng thời với những cảm giác bệnh hoạn hay tình trạng tiêu cực của tâm thức.

THÁNG TÁM, NGÀY HAI  MƯƠI BỐN

Nhìn vào sự liên hệ giới tính hỗ tương, chúng tôi thấy hai loại chính của những mối quan hệ dựa trên sự hấp dẫn tính dục. Một hình thức là ước muốn tình dục trong sạch trong điều mà động cơ hay sự thúc đẩy là sự thỏa mãn tạm thời, hay một loại hài lòng lập tức. Nhưng nó không đáng tin cậy bởi vì cá nhân liên hệ đến mỗi người khác không như những con người, nhưng đúng hơn là những đối tượng.

Trong loại thứ hai, hấp dẫn là không là ưu thế vật lý, thân thể. Đúng hơn, có một sự tôn trọng và cảm kích bên dưới giá trị của người khác, đặt trên sự cảm xúc mà người khác ân cần, lịch sự và tế nhị. Vì thế, một người có thể ban đến sự tôn trọng và chân giá trị đến cá nhân người khác.

THÁNG TÁM, NGÀY HAI  MƯƠI LĂM

Trong khi chúng ta sở hữu những sự dễ dàng về tài sản, địa vị, học vấn, v.v… thật thiết yếu để có nhân tố kiềm chế nội tại liên tục giữ gìn chúng ta trong sự kiểm soát, vì thế chúng ta không bị hư đốn vì những thứ tiện nghi này và không bao giờ đánh mất tuệ giác căn bản vào trong sự bất mãn tự nhiên tiềm ẩn phía dưới của vòng luân hồi. Viễn tượng chính đáng là sử dụng điều này như một sự hỗ trợ trên con đường thực tập, và trong hoạt động cho lợi ích của những chúng sinh khác.

Luôn luôn có sự cần thiết để duy trì cân bằng, không đi đến chỗ thái quá, và để có đầy đủ kiến thức để làm thế nào tiến bước theo con đường tu tập một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

THÁNG TÁM, NGÀY HAI  MƯƠI SÁU

Có ba loại nỗ lực hoan hỷ vui sướng:

1-   Nỗ lực hoan hỷ giống như áo giáp.

2-   Nỗ lực hoan hỷ trong thu thập đạo đức;

3-   Nỗ lực trong hành động vì những người khác.

Những chướng ngại chính để phát triển những nỗ lực này thì ở những trình độ khác nhau của biếng nhác – sự lười biếng chủ yếu của sự chần chừ, và sự lười biếng xuất phát từ uể oải và từ cảm giác của sự thấp kém.

THÁNG TÁM, NGÀY HAI  MƯƠI BẢY

Bên cạnh việc thực tập trong trạng thái tỉnh thức, nếu chúng ta cũng sử dụng đến ý thức của chúng ta trong khi ngủ cho những mục tiêu lành mạnh, thế thì năng lực của sự thực hành tâm linh của chúng ta sẽ lớn mạnh hơn lúc nào hết. Trái lại, tối thiểu vài giờ mỗi tối sẽ chỉ là một sự lãng phí. Vì thế, nếu chúng ta có thể chuyển hóa giấc ngủ của chúng ta vào trong những gì đạo đức, điều này thật là lợi ích. Phương pháp của Kinh Thừa (Suttayana) là cố gắng khi chúng ta đi ngủ để phát triển một trạng thái tinh thần bổ ích, như từ bi, quán chiếu về vô thường hay tính không.

THÁNG TÁM, NGÀY HAI  MƯƠI TÁM

Những tạo vật sống trên trái đất này – chúng là nhân loại hay động vật – là ở đây để cống hiến, mỗi thứ trong những phương thức đặc thù của chúng, đến sự xinh đẹp và thịnh vượng của thế giới. Nhiều tạo vật đã làm việc khó nhọc một cách đơn độc hay hợp lực để làm cho đời sống chúng ta thoải mái. Thực phẩm chúng ta ăn, áo quần chúng ta mặc, không phải rơi từ trên bầu trời xuống. Nhiều tạo vật đã lao động để sản xuất chúng. Đấy là tại sao chúng ta nên biết ơn đến tất cả những tạo vật của chúng ta.

Từ bi và tử tế ân cần là những dấu hiệu xác nhận, là tiêu chuẩn, là phẩm chất của thành tựu và an lạc hạnh phúc.

THÁNG TÁM, NGÀY HAI  MƯƠI CHÍN

Nói chung, chúng tôi tìm thấy nhiều ấn tượng thật về xã hội Tây phương. Đặc biệt, chúng tôi khâm phục năng lượng và sáng tạo và sự khao khát vì kiến thức của nó.

Mặt khác, một số việc về cung cách sống của phương Tây làm tôi quan tâm. Người ta ở đấy có một khuynh hướng để nghĩ về những thuật ngữ của “trắng và đen” và “hoặc, hay”, điều ấy lờ đi những sự kiện của liên hệ hỗ tương và tính tương đối.

Giữa hai quan điểm người ta đánh mất cảnh tượng của những vùng xám. Cũng thế, với hàng nghìn anh chị em là những người hàng xóm, có rất nhiều người hiện hữu chỉ có thể biểu lộ cảm tính cho những con mèo hay chó của họ.

THÁNG TÁM, NGÀY BA MƯƠI

Gia hộ không đủ. Gia hộ phải đến từ bên trong. Không có sự nỗ lực của chính chúng ta, sự gia hộ không thể hiện hữu.

THÁNG TÁM, NGÀY BA MƯƠI MỐT

Một vị y sĩ tài giỏi chăm sóc đến bệnh nhân của mình một cách cá nhân, cho mỗi bệnh nhân một loại thuốc thích hợp cần thiết để cứu chữa bệnh trạng đặc thù của bệnh nhân. Xa hơn thế, phương pháp và vật chất cho chữa trị sẽ khác biệt tùy theo sự phối hợp đặc thù của những trường hợp của thời gian và xứ sở. Tuy thế, tất cả những loại thuốc khác nhau nhiều và những phương pháp y tế thì giống nhau trong mỗi thứ hướng đến cứu khỏi sự khổ đau tật bệnh của bệnh nhân.

Cũng cùng một cách như thế, tất cả những giáo huấn và những phương pháp của tất cả những tôn giáo được hướng tới để giải thoát chúng sinh khỏi những nổi khốn khổ và nguyên nhân của đau khổ cùng cống hiến cho họ hạnh phúc và nguyên nhân để tạo hạnh phúc.


Âm lịch

Ảnh đẹp