THÁNG SÁU, NGÀY MỒNG MỘT
Khi chúng ta có thể nhận thức và tha thứ những hành động thiếu hiểu
biết của một người nào đó trong quá khứ, chúng ta làm cho chính mình
kiên cố, vững vàng và có thể giải quyết những vấn nạn của hiện tại một
cách xây dựng.
THÁNG SÁU, NGÀY MỒNG HAI
Cần có một sự phối hợp lắng nghe, suy nghĩ và thiền quán. Khi bắt đầu
thực tập, chúng ta không nên dự đoán quá nhiều. Chúng ta đang sống
trong thời đại của máy điện toán và tự động, vì thế chúng ta có thể cảm
thấy rằng sự phát triển nội tại cũng là một sự tự động vì ngỡ như chúng
ta nhấn một nút và mọi thứ thay đổi. Nó không phải vậy. Phát triển nội
tại không dễ dàng và nó cần thời gian.
THÁNG SÁU, NGÀY MỒNG BA
Nguyên nhân chính của sự ngã lòng không phải là sự thiếu thốn những
vật chất cần thiết nhưng là sự mất đi tình cảm hay ảnh hưởng của những
người khác.
THÁNG SÁU, NGÀY MỒNG BỐN
Giận dữ và thù hận không thể mang đến hòa hiệp. Trách vụ cao quý của
kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị không thể hoàn thành bằng sự đối
đầu, chỉ trích và lên án. Thái độ thù địch chỉ làm nóng tình thế lên,
trái lại, một cảm giác chân thật, tôn trọng dần dần làm dịu tình hình
những gì nếu khác thì trở nên bùng nổ. Chúng ta phải nhận ra những mâu
thuẫn thông thường giữa lợi ích ngắn hạn và tổn hại lâu dài.
THÁNG SÁU, NGÀY MỒNG NĂM
Trong thiền quán tĩnh lặng tinh thần, trong chín trình độ của tâm, có
một trình độ mà sự phấn đấu phải được từ bỏ; một sự tập trung không nỗ
lực là cần thiết tại một trình độ nào đấy. Nó là không nỗ lực: nó có
nghĩa là tâm chúng ta trở nên thật tĩnh lặng – với những phẩm chất tốt
và hoàn toàn đặc trưng của nó. Tại thời điểm ấy, nếu chúng ta thực hiện
một nỗ lực nó sẽ quấy rối sự tĩnh lặng. Do vậy, để duy trì sự tĩnh lặng
tinh khiết ấy, nỗ lực không nỗ lực phải được dùng đến.
THÁNG SÁU, NGÀY MỒNG SÁU
Trong một trường hợp chúng tôi vào một bệnh viện ở Calcutta, ở đấy
người ta dùng những máy móc to lớn, nhưng người ta thất bại trong việc
chẩn đoán của họ. Những bác sĩ Tây Tạng, không có bất cứ dụng cụ nào,
chỉ chạm vào cổ tay, lắng nghe những mạch máu khác nhau, khám nghiệm
bệnh nhân và biết một cách chính xác những gì sai sót. Toàn bộ hệ thống
thật là xuất sắc.
THÁNG SÁU, NGÀY MỒNG BẢY
Một người nghèo, tầng cấp thấp, có thể nghĩ rằng thật là tuyệt nếu có
một chiếc xe hơi hay một bộ máy truyền hình, và người ấy nên có được
chúng, trước tiên, người ấy sẽ cảm thấy rất vui sướng hạnh phúc. Bây giờ
nếu niềm hạnh phúc như vậy là những gì hiện hữu thường trực, nó sẽ duy
trì như thế mãi mãi. Nhưng nó không phải thế; nó qua đi. Sau vài tháng
người ấy muốn thay đổi những kiểu mới. Những thứ cũ, cùng giống đối
tượng, bây giờ là nguyên nhân không hài lòng. Đây là tính tự nhiên của
đổi thay.
THÁNG SÁU, NGÀY MỒNG TÁM
Chúng ta học hỏi từ tính duyên khởi rằng mọi sự vật và mọi sự kiện
không thể hiện hữu mà không có nguyên nhân. Những điều kiện của khổ đau
và không toại nguyện có nguyên nhân từ những vọng tưởng và những hành
động nhiễm ô gây ra bởi chúng.
THÁNG SÁU, NGÀY MỒNG CHÍN
Những ước mơ là một ý tưởng của tâm thức. Không có những đối tượng sờ
mó được bên dưới những sự xuất hiện đơn độc này. Tương tự thế, tự ngã
và những người khác, luân hồi và niết bàn, được chỉ định hiện hay hữu
bởi tên gọi và những tri thức về chúng. Vì thế, không có sự tồn tại vốn
có của bất cứ đối tượng nào.
THÁNG SÁU, NGÀY MỒNG MƯỜI
Phật quả là một trạng thái, một trình độ tự tại với tất cả chướng
ngại vọng tưởng đến tri thức và quấy rầy của những cảm xúc. Nó là một
cấp độ của tâm hoàn toàn khai mở.
THÁNG SÁU, NGÀY MƯỜI MỘT
Tội lỗi, như kinh nghiệm trong văn hóa phương Tây, liên hệ với thất
vọng, ngã lòng, mất hết can đảm và nó là định hướng của quá khứ.
Tuy vậy, chân thành là một tình trạng khỏe mạnh của tâm thức – nó là
định hướng đến tương lai, liên hệ với hy vọng, và là nguyên nhân để
chúng ta hành động, đổi thay.
THÁNG SÁU, NGÀY MƯỜI HAI
Học hỏi về một quyển kinh - sách, chúng ta nên đặt vào nguyên nhân
của những tình trạng, hoàn cảnh, thời gian, xã hội, và cộng đồng địa
điểm mà quyển sách được viết hay những giáo huấn được giảng dạy lần đầu
tiên .
THÁNG SÁU, NGÀY MƯỜI BA
Ai đấy có thể hỏi rằng, nếu mọi thứ là vọng tưởng, thế thì điều gì là
mục đích để thoát khỏi khổ đau vọng tưởng với một phương thuốc mà tự nó
cũng là vọng tưởng? Câu trả lời là khổ đau vọng tưởng là kết quả của
những nguyên nhân và điều kiện cũng là vọng tưởng. Mặc dù đớn đau là
vọng tưởng, chúng ta vẫn đau khổ vì chúng, và chúng ta thật sự không
muốn chúng.
Điều này cũng giống như thế với hạnh phúc an lạc. Nó là một vọng
tưởng, nhưng nó vẫn là những gì chúng ta muốn. Vì thế, phương thuốc vọng
tưởng được dùng để chửa trị, giải độc khổ đau vọng tưởng, giống như một
nhà ảo thuật dùng một huyễn thuật ảo tưởng để làm mất tác dụng chất độc
của một thứ khác.
THÁNG SÁU, NGÀY MƯỜI BỐN
Nỗ lực là gì? Là sự tìm hứng thú trong hành động những gì tốt đẹp. Để
làm thế, cần thiết để từ bỏ bất cứ điều gì làm mất tác dụng những nỗ
lực của chúng ta, đặc biệt là giải đãi. Liên hệ đến những điều này là sự
quyến rũ vui sướng thái quá trong sự biếng nhác, vô tích sự, ngủ nghỉ
và sự sống thờ ơ lãnh đạm với luân hồi như một tình trạng của khổ đau.
THÁNG SÁU, NGÀY MƯỜI LĂM
Sinh sản vô tính là một quá trình sinh sản, mô phỏng, sao chép chính
xác dễ dàng điều ấy hàm ý rằng chúng ta đang chấm dứt những tiến hóa có
thể của chúng ta. Chúng ta tuyên bố rằng chúng ta là toàn hảo, và chúng
ta dừng lại tại chỗ ấy. Và, về mặt khác, nếu chúng ta thật sự đạt đến
vĩnh cửu, đấy là, nếu chúng ta đình chỉ sự chết của chúng ta, cùng một
biểu hiện, chúng ta sẽ phải đình chỉ sự sinh, bởi vì trái đất sẽ nhanh
chóng trở nên quá tải (vì những người vĩnh cửu).
THÁNG SÁU, NGÀY MƯỜI SÁU
Có một điều mà chúng ta không thể nghi ngờ “sự khả dĩ của một phẩm chất”
ở trong chúng ta. Điều ấy gọi là tuệ giác bát nhã. Chúng ta có thể phủ
nhận mọi thứ, ngoại trừ điều này rằng chúng ta có khả năng hiện hữu tốt
hơn. Đơn giản phản ánh trên điều này.
THÁNG SÁU, NGÀY MƯỜI BẢY
Trong trường hợp của những động vật, thông thường từ sự biểu lộ trên
mặt chúng ta có thể nói những gì chúng đang trải qua, trái lại con người
thì thật rắc rối phức tạp hơn nhiều. Trong vài phạm vi chúng ta có thể
cảm nhận nó, nhưng thường thì họ có thể là đánh lừa, hay dối trá; thí
dụ, vào lúc ban đầu họ dễ thương nhưng rồi thì họ trở nên xấu tính, trái
lại trong những trường hợp khác, lúc đầu họ đáng ghét nhưng rồi thì họ
trở nên tốt và đáng tin cậy.
THÁNG SÁU, NGÀY MƯỜI TÁM
Khi chúng ta gặp những vấn nạn và khi ai đấy muốn làm tổn hại, não
loạn đến chúng ta, thế thì lập tức chúng nổi giận lên. Giận dữ đến như
một kẻ trợ lực hay giúp đỡ bởi gì nó làm chúng ta liều lĩnh, táo bạo,
can đảm và chúng ta có thể trả đũa hay đáp ứng mạnh trở lại.
Khi sự dính mắc đến, nó giống như một người bạn thân thiết nhất, hay
gần gũi nhất. Vì thế, chúng là một phần của tâm thức của chúng ta, một
phần bẩm sinh, và thông thường chúng ta xem chúng như là đương nhiên và
không phiền toái nhiều về chúng khi chúng nổi lên trong chúng ta. Vì
chúng đến như bạn của chúng ta hay kẻ hỗ trợ, do vậy, giận dữ và dính
mắc thật sự có thể đánh lừa chúng ta.
THÁNG SÁU, NGÀY MƯỜI CHÍN
Niềm tin xua tan nghi ngờ và ngập ngừng, nó giải thoát chúng ta khỏi
khổ đau và đưa chúng ta đến nơi của hòa bình và hạnh phúc. Niềm tin loại
bỏ sự mờ tối và hỗn độn của tinh thần và làm cho tâm thức chúng ta
trong sáng. Niềm tin chinh phục tính kiêu hảnh của chúng ta, và là gốc
rễ của sự tôn kính. Nó là hồ ao siêu tuyệt, bởi vì chúng ta có thể vượt
từ một trình độ này đến một trình độ khác của con đường tâm linh. Nó
giống như bàn tay nơi chúng ta có thể tập họp tất cả những phẩm chất đạo
đức.
THÁNG SÁU, NGÀY HAI MƯƠI
Đức Phật không bao giờ nói rằng những vấn nạn mà chúng ta gặp phải là
kết quả của một sự hiểu sai, một sự giải thích sai về một ngôi nhà, hay
sự bắt đầu một chương trình, hay hành động vào một ngày không thích
đáng hay thời gian không thích hợp.
Đức Phật luôn luôn nói về những kinh nghiệm tiêu cực như một kết quả
của những hành động tiêu cực đã diễn ra trong quá khứ. Vì thế, đối với
một hành giả tinh tường, giỏi giang, không có năm mới, không có ngày tốt
hay ngày xấu.
THÁNG SÁU, NGÀY HAI MƯƠI MỐT
Hiện trạng thiếu can đảm không là phương thức của một con người,
chúng ta không phải là chim chóc hay thú vật, vì thế thật không khá để
chúng ta chỉ đơn giản than van và phàn nàn mà chúng ta nên sử dụng sự
thông minh của mình để hành động một cách cần mẫn.
THÁNG SÁU, NGÀY HAI MƯƠI HAI
Một khía cạnh của từ bi yêu thương là tôn trọng đến những quyền của
người khác và tôn trọng những quan điểm của người khác. Đấy là căn bản
của sự hòa giải. Tinh thần nhân loại về hòa giải đặt căn cứ trên từ bi
yêu thương hoạt động sâu thẩm, cho dù con người thật sự biết hay không.
Căn bản tự nhiên của nhân loại là hiền hòa; vì thế, không cần biết
chúng ta đã trải qua bao nhiêu bạo động và những việc xấu khác, cuối
cùng giải pháp chính là trở lại những cảm xúc và tình thương mến của
con người. Vì thế, tình thương hay từ bi không chỉ là những vấn đề của
tôn giáo, nhưng trong đời sống hằng ngày của chúng ta thật rất là cần
thiết và không thể thiếu được.
THÁNG SÁU, NGÀY HAI MƯƠI BA
Đối với những đòi hỏi cá nhân, tiêu chuẩn lý tưởng là có ít sự mắc
míu hơn, ít nghĩa vụ hơn, và ít tình cảm, bận rộn hơn hay bất cứ điều gì
khác cũng vậy. Tuy thế, đối với sự quan tâm của cộng đồng lớn hơn,
chúng ta phải liên hệ và hành động tối đa mà mình có thể đóng góp.
THÁNG SÁU, NGÀY HAI MƯƠI BỐN
Trong chính mình, trong mỗi cá nhân đơn lẻ, chúng ta khám phá nhiều
sự bất nhất và mâu thuẫn. Đôi khi sự khác biệt giữa những suy tư trước
và sau trong ngày là rất to lớn mà chúng ta đã dành tất cả năng lượng
của mình cố gắng để tìm ra phương pháp làm thế nào để nó được giải
quyết. Điều này có thể đưa đến nhức đầu.
Vì thế, một cách tự nhiên, giữa hai người, giữa cha mẹ và con cái,
giữa anh chị em, có những sự khác nhau. Những xung đột và không đồng ý
bị vướng mắc đã xảy ra.
Nếu vậy, rồi thì chúng ta làm thế nào để đối phó với chúng? Nếu chúng
ta có sự vững vàng quả quyết trong khả năng của mình cho vấn đề hòa
giải, thế thì chúng ta sẽ có thể đối phó với những trường hợp này.
THÁNG SÁU, NGÀY HAI MƯƠI LĂM
Khi chúng ta nói về sáu toàn thiện – rộng rãi, nguyên tắc đạo đức,
nhẫn nại, nỗ lực, tập trung, và tuệ trí (bố thí, trì giới, nhẫn nhục,
tinh tấn, thiền định, trí tuệ ba la mật) – chúng cũng có thể tìm thấy
trong những hành giả khác không phải bồ tát, họ hành động là vì chính sự
giải thoát của họ hơn. Điều làm cho sự thực tập về sáu nhân tố được
toàn thiện là động cơ liên hệ (đến việc hành trì).
Để cho việc thực tập nhẫn nhục của chúng ta là một sự thực tập của sự
nhẫn nhục toàn thiện, chúng ta cần động cơ, đấy chính là bồ đề tâm. Nếu
sự thực tập của chúng ta được thúc đẩy bởi bồ đề tâm – nguyện vọng để
đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh – thế thì sự thực tập
của chúng ta thật sự trở thành một sự thực tập toàn thiện (ba la mật).
THÁNG SÁU, NGÀY HAI MƯƠI SÁU
Thời gian không bao giờ chờ đợi nhưng sẽ trôi chảy mãi. Không chỉ
thời gian trôi chảy không ngừng, mà đời sống tương ứng của chúng ta cũng
không luôn luôn tiến về phía trước.
Nếu điều gì đấy xảy ra sai lầm, chúng ta không thể ngược thời gian để
thử lại lần nữa. Trong ý nghĩa ấy, không có sự chân thành lần thứ hai.
THÁNG SÁU, NGÀY HAI MƯƠI BẢY
Một đơn từ hay một cụm từ trong Mật điển Tantra có thể có bốn nghĩa khác nhau tương ứng đến bốn trình độ của diễn giải, được biết như 4 phương thức của sự thông hiểu, đấy là:
1- Nghĩa đen.
2- Nghĩa thông thường.
3- Nghĩa ẩn dụ.
4- Nghĩa tận cùng tối thượng.
THÁNG SÁU, NGÀY HAI MƯƠI TÁM
Tôi không có bất cứ kinh nghiệm nào trong tâm lý trị liệu ứng dụng
Tây phương đến con đường của Phật giáo. Tuy thế, tôi biết chắc rằng sự
thân thiết là cần thiết cho một hành giả tâm linh, đặc biệt nếu cá nhân
ấy đang cố gắng vượt thắng những vấn đề tinh thần.
Khi chúng ta cởi mở trong lòng chính mình, chúng ta cũng làm thế chỉ
với những ai chúng ta tin tưởng từ đáy lòng mình, những ai chúng ta cảm
thấy gần gũi. Cởi mở trong cách này là một bước quan trọng trong việc
vượt thắng những vấn đề tinh thần.
THÁNG SÁU, NGÀY HAI MƯƠI CHÍN
Trái đất trong một chừng mực nào đấy là mẹ của chúng ta. Bà ta quá tử
tế thân thương, bởi vì bất cứ những gì chúng ta làm, bà bao dung cả.
Nhưng bây giờ, khi đến lúc mà năng lực tàn phá của chúng ta quá kinh
khiếp, vì thế Bà Mẹ Đất bắt buộc phải nói với chúng ta là nên cẩn thận.
Sự bùng nổ dân số và nhiều chỉ dẫn khác đã làm điều ấy rõ ràng, có phải
thế không? Thiên nhiên có những giới hạn tự nhiên của nó.
THÁNG SÁU, NGÀY BA MƯƠI
Tĩnh lặng hay yên bình bất biến là một trình độ nâng cao của tĩnh
thức sở hữu một tự nhiên nhất điểm tột cùng, đi cùng với những khả năng
uyển chuyển của tinh thần và vật lý. Thân và tâm chúng ta trở nên linh
động, dễ tiếp thu và phụng sự một cách đặc biệt.
Tuệ giác đặc biệt là một trạng thái tĩnh thức cao độ, cũng đi cùng
với sự uyển chuyển của tinh thần và vật lý, trong điều mà khã năng phân
tích của chúng ta tiên tiến bao la cao độ.
Vì thế, yên bình bất biến, tĩnh lặng hay tịch tĩnh là thẩm thấu trong tự nhiên, trái lại tuệ giác là phân tích trong tự nhiên.