14/12/2010 19:18 (GMT+7)
Số lượt xem: 4465
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Theo luật về nghiệp báo, mỗi lựa chọn mà chúng ta thực hiện trong từng giây phút đều quyết định số phận của mình. Mathieu Ricard đưa ra một vài hướng dẫn có ích để hướng nghiệp lực đến bờ hạnh phúc.

Mathieu Ricard, sinh tại Pháp năm 1946, và được đào tạo thành một nhà nghiên cứu Sinh học phân tử tại Viện Pasteur trước khi đổi chiếc áo của phòng thí nghiệm để lấy chiếc áo một tu sĩ Phật giáo Tây Tạng năm 1972.
Ricard trở thành đệ tử và thị giả cho Đại sư Dilgo Kyentse Rinpoche và cùng du phương hoằng hóa với ngài ở các nước Bhutan, Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng cho đến khi ngài qua đời vào năm 1991. Ricard là tác giả, đồng tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như Lượng Tử và Hoa Sen, Hạnh Phúc: Hướng Dẫn Để Phát Triển Kỹ Năng Quan Trọng Nhất Của Cuộc Sống. Ricard hiện trú tại tu viện Shechen ở Nepal. Tôi có cơ hội gặp gỡ thầy trong một chuyến thầy ghé qua New York và có dịp nói chuyện với thầy về nghiệp, một khái niệm cơ bản của Phật giáo, thường gây tranh luận trong văn hóa phương Tây nhưng không được hiểu rõ.
Mark Magill

Hiện nay nhiều người nghĩ về nghiệp theo kiểu “Tôi đã làm gì mà phải chịu hậu quả thế này?”, điều này ám chỉ đến số phận hay định luật vũ trụ.
Đây là một qua niệm truyền thồng Thiên Chúa giáo Do Thái. Trong Phật giáo không hề có khái niệm về một đấng thần linh bên ngoài phán xét hành động của chúng ta và ban thưởng hay trừng phạt.
Quan điểm của Phật giáo về vấn đề này như thế nào?
Ở mỗi thời điểm trong cuộc đời của chúng ta, chúng ta đều như đướng trước một ngã tư đường. Chúng ta là kết quả của quá khứ và là kiến trúc sư xây dựng tương lai của chính mình. Khi bạn ném một hòn đá lên trời rồi quên khuấy đi, đến khi nó rơi xuống đầu rồi lại kêu trời, mà đó là điều chúng ta vẫn thường làm. Chúng ta thường hình dung rằng những gì xảy ra đến cho mình không dính dáng gì đến hàng động của mình. Chúng ta thường đặt câu hỏi tại sao như thế này nhưng câu hỏi quan trọng hơn là nên xử lý việc đó như thế nào.
Nếu bạn muốn biết quá khứ của mình thì chỉ cần nhìn vào hình ảnh hiện tại. Nếu bạn muốn biết tương lai thì hãy nhìn vào tâm trí của minh. Nếu biết rằng “số phận” của mình hoàn toàn do mình định đoạt thì vấn đề tính chất hành động của chúng ta trở thành quan trọng nhất. Đó không phải là vấn đề vũ trụ hay triết học. Đó hoàn toàn là vấn đề thực tiễn. Điều chính yếu là đừng để rơi vào hoàn cảnh rắc rối như thế nữa.
Vậy thì nghiệp là gì? Đó là một mặt của luật nhân quả liên quan để trải nghiệm hạnh phúc hay đau khổ của chúng ta, và tùy thuộc vào động cơ hành động của mình. Khi chúng ta thực hiện một hành động, bất kể là như thế nào, điều quan trọng là động cơ của chúng ta.
Chúng ta không thể nào tiên đoán đầy đủ hậu quả của hành động ấy. Nhưng chúng ta chịu trách nhiệm hoàn toàn về động cơ, tất cả tùy thuộc vào ý định của chúng ta là gây tổn hại hay đem lại lợi ích. Không ai có thể phủ nhận là có thể kiềm soát được động cơ của mình, ngoài trừ mình đã nổi điên và mất khả năng suy nghĩ. Một hành động xuất phát từ một đầu óc vị tha, dù người khác nhận thấy nó như thế nào đi nữa thì nó cũng hợp với đạo lý. Một hành động có ý định gây tổn hại thì dù bề ngoài trông như thế nào đi nữa cũng không hợp với đạo lý.
Đầy là căn bản của đạo lý. Nếu chúng ta không liên hệ hành động với ý định thì không bao giờ biết cái gì đúng cái gì sai. Theo quan điểm Phật giáo, chúng tôi nhận định hành vi nào đúng hay sai tùy thuộc vào nó dẫn đến hạnh phúc hay đau khổ. Nó không phải là một giáo điều lý tưởng hóa về thiện ác từ một nơi chốn cao xa nào đó.
Vậy còn động cơ lầm lạc thì sao? Chúng ta có thể bị lầm lạc trong nhận thức về thế giới và về bản chất của đau khổ hay hạnh phúc, nhưng bất cứ ai, dù bị lầm lạc hay không, cũng có thể kiểm tra xem mình đang hành động vì lòng vị tha hay do ác tâm.
Nếu như ý định của mình tốt mà hậu quả xấu thì sao?
Đó là do ngu si và loạn tưởng tác động đến hành động vị tha. Vì thế cho nên phải phát triển trí tuệ. Đức Phật nói rằng những ai thấu đáo về tính không sẽ là người có cái nhìn thấu suốt. Nói cách khác, những người này biết rõ điều gì cần làm điều gì phải tránh. Chúng ta có thể chọn lựa phương tiện đúng đắn bởi vì có thể đoán trước phương hướng những gì sẽ xảy ra. Đó là lý do vì sao chúng tôi nói rằng giáo lý của Đức Phật là kết hợp giữa tình thương và trí tuệ, kết hợp giữa tính tương duyên với tính không. Một thái độ vị tha là vị tha. Không thể lầm lẫn được. Nhưng nếu thiếu trí tuệ thì chúng ta có thể hành động nhân ái nhưng dại dột.
Vậy thì tôi làm sao để phán đoán về động cơ của mình?
Mình luôn luôn có thể tự hỏi là hạnh động của mình có do mục đích ích kỷ không. Phải chăng mình hành động vì tình thương, vì sự bao dung? Do đó có chánh niệm để tự kiểm tra mọi hành động trong ngày của mình khi mình bắt đầu thực hiện một hành động nào đó.
Và dần dần, bằng cách vun trồng lòng từ bi và nhân ái thường xuyên chúng ta mới có thể đảm bảo rằng hành động của mình ngày càng mang tính vị tha. Và như tôi đã nói, nếu không quây vào bên để quán xét thì chúng ta có nguy cơ hành động dại dột, thiếu phân biệt rách ròi. Cho nên, một lần nữa, chúng ta thấy rằng, lòng từ bi và trí tuệ phải đi đôi với nhau.
Thầy vốn là nhà khoa học, vậy thì sao thầy lại tin rằng nghiệp có thật?
Trước hết, chúng ta hiện đang nhìn thực tại từ một qua điểm rất hạn chế. Chúng ta ai cũng có kinh nghiệm của chính mình mà tự mình có thể quán xét. Kết quả của sự thù hận, giận dữ và ghen ghét, v.v… là gì? Chúng ta cần phải thành khẩn và quán xét một cách sâu sắc. Mặc dầu có rất nhiều bằng chứng xác thực liên quan đến ký ức về kiếp trước – như công trình nghiên cứu của giáo sư Stevenson, người đã khảo sát hàng trăm trường hợp – giới khoa học vẫn đang đòi hỏi điều tra thêm và bằng chứng chắc chắn.
Có ba loại bằng cớ vững chắc được thừa nhận trong giáo lý của Đức Phật. Một là bằng chứng trực tiếp. Chẳng hạn như bạn thấy lửa, bạn biết đó là lửa. Loại kế đó là suy đoán. Khi bạn thấy khói, bạn biết rằng nếu bạn đi tìm bạn sẽ tìm thấy lửa. Hai loại thí dụ đầu liên quan đến hiện tượng hiển lộ và hiện tượng bị che khuất một phần. Có một loại hiện tượng thứ ba là loại ẩn giấu rất sâu kín, nằm ngoài khả năng tri giác và tìm tòi của chúng ta.

Trong trường hợp các hiện tượng ẩn tàng rất sâu kín, chúng ta phải dựa vào bằng chứng của các loại kia. Điều ấy không có nghĩa là chúng ta phải tin bất cư điều gì mà người ta nói với mình. Nhưng trong trường hợp Đức Phật, bạn có thể phán đoán hành vi, giáo lý và bất cứ phương tiện nào của cuộc đời Ngài mà chúng ta có thể suy xét được. Nếu Đức Phật hoàn hảo về mọi phương diện, thì sao chỉ có một điểm này thôi chúng ta lại nghĩ rằng Ngài có ý định không tốt, lừa phình chúng ta và đưa chúng ta đến chỗ sai lầm? Thế cho nên có thể tin cậy rằng, Đức Phật có vô số phẩm chất đáng tin cậy mà chúng ta có thể nhận thức và suy xét, đã đưa ra những bằng chứng vững chắc khi mô tả những quy luật về nghiệp.
Quý vị có thể nghĩ đó là niềm tin mù quáng. Nhưng khi chúng ta bàn luận về lý thuyết Big Bang hay về hạt cơ bản hoặc điện tử thì chúng ta đang làm gì? Chúng ta dựa vào bằng chứng do một số nhà khoa học đưa ra, vì chúng ta tin rằng các nhà khoa học độc lập với nhau không thể nào đều là kẻ lừa đảo. Vì vậy khi họ đồng ý với nhau về điều gì thì chúng ta tin rằng họ đang đưa ra một sự mô tả đúng đắn các quy luật của tự nhiên. Và rồi chúng ta nói, “Được rồi. Chắc là đúng rồi”. Có thể điều họ biết chưa phải là hoàn hảo, nhưng chúng ta tin rằng họ không nói dối hoặc bịa đặt. Chúng ta tin rằng ắc cũng phải có lý do xác đáng để đưa ra những kết luận như thế, mà bản thân chúng ta hiện giờ không thể tiếp cận được. Nhưng chúng ta có thể đạt được cái hiểu biết như họ nếu chúng ta bỏ ra mười năm để học toán và vật lý.
Tương tự như thế, Đức Phật không bao giờ nói, “Đây là một bí mật ngoài tầm tay với của quý vị. Thôi hãy quên đi. Quý vị phải chấp nhận nó thôi.” Thay vì nói như vậy, Ngài nói “Đừng chấp nhận những gì ta nói chỉ vì ta nói điều ấy. Quý vị có thể kính trọng Ta, nhưng hãy tự mình tìm tòi và khám phá cho mình. Còn đây là những gì Ta tự mình chứng nghiệm. Cây cỏ không có tâm trí, chúng sanh hữu tính có tâm trí. Và có nghiệp. Có đời trước. Ta đã phát hiện ra như thế. Quý vị cũng có thể thực chứng điều ấy. Quý vị phải tự nỗ lực trở thành một người giác ngộ”.
Trong nền văn hóa của chúng ta, nhiều người không đồng ý với việc chấp nhận trách nhiệm về sồ phận của mình, ít ra là ở mức độ mà đạo Phật quan niệm. Vấn đề này có liên qua đến bản chất của tâm thức. Nếu tâm thức hoàn toàn được sản sinh từ trong bộ não, thì chúng ta có thể quên mọi chuyện về nghiệp đi. Nếu không có các trạng thái sinh tồn ở quá khứ và tương lai, thì nghiệp chỉ giới hạn ở những hậu quả ngắn hạn do hành động của chúng ta trong kiếp sống này mà thôi.
Nhưng nếu tâm thức không dựa hoàn toàn vào cơ thể vật lý này, thì chúng ta có thể xem xét nó ở bồi cảnh rộng lớn hơn nhiều. Như thế thì chúng ta có thể nghĩ đến các trạng thái sinh tồn trong quá khứ, chúng nó ra sau và ảnh hưởng của chúng mang theo trong dòng tâm thức của chúng ta như thế nào. Chúng tác động ra sau đến tâm thức hiện tại và kinh nghiệm hạnh phúc trong đời sống này của chúng ta?
Làm sao mà người ta có thể làm ngơ trước nỗi bất hạnh của người khác vì cho rằng, “Ồ, đó là nghiệp của y vì y đã làm như thế này thế nọ”? Chúng ta có thể nói rằng cuộc sống hiện tại của chúng ta trong hiện tại ra sao là do những hành động trong quá khứ. Nhưng chúng ta không thể nào nói một cách chính xác do những nguyên nhân nào. Đó là lý do vì sao người phàm phu bình thường không thể phán đoán về những người phám phu. Chỉ có những bậc giác ngộ mới nhìn thấy một cách sâu xa các nguyên nhân của những hành động của một người nào đó.
Về nghiệp, điều quan trọng là chúng ta hiểu được rằng cuộc sống làm người của chúng ta là kết quả của những hành động thiện lành trong quá khứ. Cuộc sống của chúng ta không phải đến từ hư vô. Chúng ta đã tích lũy rất nhiều điều tốt lành mới có thể sinh ra làm người, vì thế chúng ta có thể dùng những khổ đau của mình để phát khởi niềm mong ước giải thoát. Đó là lý do chúng tôi nói rằng đời người là một bữa ăn sau hàng trăm ngày bị đói. Việc hiều được nghiệp là một yếu tố quan trọng làm cho chúng ta đánh giá cao cái cơ hội độc nhất để có cuộc sống làm người vốn quý giá, thay vì xem nó là được trao tặng. Ý thức được điều này có thể thúc đẩy chúng ta hướng đến các hành động thiện lành.
Phải chăng hành động thiện lành có thể thay đổi kinh nghiệm của tâm thức theo một cách nào đó?
Như tôi đã nói, chính chúng ta là những kiến trúc sư cho tương lai của mình. Chúng ta chịu trách nhiệm về chủng loại tái sinh sắp tới của mình và hoàn cảnh sống mà mình sắp đối mặt. Như ông vừa nói đó, chúng ta không nên đánh giá thấp khả năng của tâm trí mình, vì tâm trí của chúng ta có bây giờ hoặc vị tha hoặc ích kỷ, sẽ hình thành nên cách chúng ta nhận biết thế giới và về những trải nghiệm đau khổ hay hạnh phúc trong tương lai.
Chúng ta hãy xem xét ví dụ cổ điển về ly nước. Đối với loài người đó là thức uống. Đối với loài cá thì đó là nơi cư trú. Đối với quỷ đói thì đó là máu mủ. Đối với chư thiên thì đó là mật hoa. Do tâm thức khác nhau nên nhận thức về cùng một hiện tượng cũng khác nhau. Nó liên quan đến nghiệp chung – tâm thức có cấu tạo như nhau do hành động trong quá khứ. Nhưng vì nghiệp riêng của chúng ta cho nên chúng ta trải nghiệm các hiện tượng này theo cách khác nhau.
Thế thì đấy cũng là vấn một vấn đề về sự thay đổi nhận thức của chúng ta ư?
Đó là vấn đề trong sạch nhận thức. Nếu bạn đang bị giận dữ hay dày vò thì bạn nhìn mọi chuyện theo tâm trạng giận dữ ấy. Xung quanh bạn có thể đang có nhiều người dễ thương, đẹp đẽ, phong cảnh nên thơ nhưng nếu đầu óc của bạn ngập tràn sân hận thì bạn không thể thưởng thức được vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, và cả thế giới dưới mắt bạn là một nơi xấu xa, đáng ghét.
Vì thế điều quan trọng là phải rèn luyện tâm thức mình. Những đặc điểm của chúng ta – cách nhìn thế giới và nhìn về tâm thức của mình – là kết quả tích lũy của biết bao nhiêu tâm tư và tình cảm. Bằng cách chuyển hóa nội dung của những tâm tư, tình cảm này nuôi dưỡng các tâm trạng thiện lành – như tính vị tha và lòng từ bi – và áp dụng đối trị với những tâm trạng bất thiện – như thù oán, mặc cảm, ganh ghét – chúng ta dần dần mới có thể thay đổi nếp sống, giống như chúng ta học những kỹ năng nghề nghiệp mới vậy.
Việc làm sạch tâm tư tác động đến nghiệp thế náo?
Chúng ta có thể sử dụng việc làm sạch nhận thức để can thiệp vào hậu quả của nghiệp bất thiện trước khi nó chính muồi. Lý do vì sao chúng ta có thể thay đổi hậu quả của nghiệp, đó là do không có cái gì có tính bất biến. Mọi chuyện đều có nguyên nhân và kết quả.Hoa trái của nghiệp tùy thuộc vào nhân và duyên hay điều kiện. Những thứ này cũng vô thường, và liên hệ với nhau. Thế cho nên bạn có thể tác động và bất cứ thứ gì miễn là trước khi nó xảy ra. Tất nhiên khi mà các bạn đã nếm trải kết quả của nghiệp rồi thì đã quá trễ. Nhưng trước khi nghiệp chín muồi thì luôn luôn có thể can thiệp được.
Hãy hình dung ban rải hạt giống đủ loại trên mặt đất. Một nửa là những cây cỏ đợc hại và một nửa là hoa trái. Nếu điềi kiện thuận lợi – mặt đất ẩm ướt và ánh sáng đầy đủ – thì các hạt giống có thể trổ thành cây nếu các bạn không can thiệp gì cả. Nhưng nếu các bạn chăm sóc khi chúng vừa nẩy mầm thì có thể nhổ đi các cây độc và giúp cho những cây lành lớn lên, và cứ như thế bạn sẽ gặt hái hoa quả tốt lành.
Chúng ta có thể thực hiện “bốn sức mạnh” để ngăn chặn nghiệp quả xấu trước khi chúng chín muồi. Sức mạnh thứ nhất là nhận diện và thừa nhận chúng ta đã làm hành động bất thiện. Khi đã thấy được sự tổn hại mà mình đã gây ra mình phải sinh tâm hối hận. Hối hận có thể là một phương tiện để ý thức về lỗi lầm của mình và nảy sinh ý định không lặp lại nữa. Trái lại, mặc cảm tội lỗi, là một quan niệm bi quan về mình và về tương lai, sẽ có tác dụng chẳng lành. Sức mạnh kế tiếp là cố gắng thực tập thiền quán – nhằm mực đích hiểu rõ nguyên nhân làm tâm tư rối loạn và hiểu được bản chất của thực tại. Sức mạnh thứ tư là quyết tâm không lặp lại lỗi lầm.
Như thế thì mọi chuyện đều quy về động cơ và hành động?
Động cơ vị tha hình thành nên xu hướng và nhận thức thiện lành. Nó cũng làm trong sạch nghiệp của chúng ta. Khi chúng ta làm cho con mắt sáng tỏ, chúng ta sẽ thấy chính xác hơn bản chất của tương duyên, tính không của sự tồn sinh, và bản chất của thực tại. Đó là cái nhìn trong sáng. Đó là sẽ thay đổi thể cách trải nghiệm cuộc đời của chúng ta.
Các quy luật của nghiệp
1. Nghiệp là chắc chắn: một hành động chắc chắn mang lại kết quả cụ thể trừ phi nó gặp cản trở. Một hành động thiện lành sẽ dẫn đến hạnh phúc. Một hành động bất thiện cuối cùng sẽ sinh ta khổ đau.
2. Nghiệp gia tăng: Chỉ một hạt giống nhỏ bé cũng sẽ sản sinh ra một cây cao lớn, hạt giống của nghiệp thiện và bất thiện sẽ ngày càng lớn mạnh nếu không bị cản trở. Các kết quả thiện lành sẽ bị cản trở bởi những điều kiện sân hận và các hành động bất thiện khác. Các kết quả bất thiện có thể bị cản trở bằng cách làm trong sạch nhận thức.
3. Nghiệp có tính cụ thể: Kết quả của nghiệp sẽ do người tạo nghiệp nhận lãnh.
4. Nghiệp không bao giờ mất: Các hạt giống nghiệp không tự mình mất đi khả năng sinh ra cây trái. Nếu không làm trong sạch nhận thức và ngừng các hành động bất thiện thì các hạt giống nghiệp ấy không bao giờ mất đi tiềm năng sinh trưởng của chúng. Chúng sẽ tiếp tục có sức mạnh mang lại cho chúng ta đau khổ khi hội đủ các điều kiện thích hợp.
----------
(Theo Tricycle, số mùa thu năm 2006)
Nguồn: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo – Số 43 – 15-10-2007


Âm lịch

Ảnh đẹp