11/11/2010 15:29 (GMT+7)
Số lượt xem: 77478
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

GÓP Ý NGHI LỄ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Tỳ kheo Thích Trí Viên

Trưởng ban Hoằng pháp THPG Khánh Hòa

Cuối mùa thu năm nay, PL 2554- 2010, Ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức Hội thảo Nghi lễ Phật giáo toàn quốc lần thứ hai tại xứ trầm hương, quê hương Bồ Tát Thích Quảng Đức, thánh tử đạo Yến Phi. Đây là dịp tập hợp những ý tưởng chuyên ngành của Nghi lễ Phật giáo Việt Nam được thảo luận quy mô hơn lần thứ nhất. Qua đây, chúng tôi xin góp ý một số việc thực tế khi sinh hoạt nghi lễ trong thời kỳ đất nước hội nhập.

Như chúng ta đã biết, một số Hội thảo các các Ban nghành như: Hội thảo Văn hóa toàn quốc, Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc, Hội thảo Nam Nữ Phật tử cấp vùng….. mấy năm vừa qua đã cho chúng ta những kinh nghiệm gì? Hiệu quả công tác thực tế như thế nào?

Nếu chúng ta chưa có kế hoạch, hoặc chưa thấy những ưu khuyết của hội thảo, để tạo được một hội thảo có chiều sâu, súc tích nhiều vấn đề, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập thì ngành Nghi lễ cũng bị chạy theo bệnh thành tích, đáng tiếc!

Nghi lễ là mẫu mực cho đời sống tâm linh của Tăng Ni và Phật tử, là sự thực hành theo những lời dạy của chư Phật, chư Tổ. Người thực hành nghi lễ giữ vai trò khá quan trọng trong sinh hoạt tôn giáo, như Phật giáo chẳng hạn. Cho nên chúng ta cần nghiêm túc, mẫu mực khi ứng dụng. Nhờ phương tiện này sẽ đưa đạo vào đời rất hiệu quả. Vì vậy, chư vị Tổ sư, chư vị tiền bối đã dầy công qua nhiều phương tiện để kiến tạo, vun bồi đức tin đối với mọi người hướng tâm vào đạo, trung thành với lý tưởng, cùng xây dựng cảnh an bình nơi thế giới phàm Thánh đồng cư này. Thật khó có thể tán dương hết những công hạnh ấy. Do đó, Hội thảo ngành Nghi lễ cần có những điều lệ tiêu biểu, mẫu mực.

Chúng ta lập diễn đàn, hội thảo, nhưng thiếu sự kiểm soát hội thảo, thiếu người động viên, khuyến khích những ý tưởng hay của hội thảo. Vì thế, mạnh ai nấy làm, làm theo cá tính, tùy tiện, không theo chủ trương. Trong tương lai không lâu, ngành Nghi lễ sẽ trở thành món hàng mà ai mua bán cũng được, nhiều sắc màu xen lẫn mà ai là người đủ lực ngăn chặng tệ nạn này?

Trong thời hội nhập, ngành Nghi lễ Phật giáo Việt Nam lại đóng vai trò khá quan trọng và rất tế nhị.Thời kỳ du nhập, Phật giáo Việt Nam đã xây dựng nên niềm tin và đức tin. Thời kỳ hội nhập xây dựng kiến thức về nghi lễ đến với lòng người, rất cần phải có sự mẫu mực. Trên tinh thần đó, có thể truy nguyên lịch sử dân tộc từ thời Lý - Trần, thời kỳ hào hùng mà chúng ta đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội để cùng thảo luận. Nếu không có sự mẫu mực, oai nghi lễ giáo của Đại Thiền Sư Vạn Hạnh và kế tiếp 8 đời vua thời Lý, sự rực sáng vàng son của Phật giáo đời Trần, thì Phật giáo Việt Nam có được như hôm nay?

Chúng ta không nên thiên lệch, thực hành nghi lễ chỉ lo cúng kiến là xong, chức năng của Nghi lễ Phật giáo là cần phải phát huy và duy trì lễ nhạc, không những để tán dương công đức của chư Phật mà còn để giữ gìn nếp sống thanh cao cho đời.

Như chúng tôi đã trình bày, nghi lễ là sự thực hành những chuẩn mực đời sống tâm linh đối với mọi người, đặc biệt là người con Phật. Hòa thượng Thích Trí Quang có nói: “Lời Phật dạy: Một chữ là một trời nghĩa, một chữ tiêu diệt nghiệp chướng như hằng sa….những điệu tán nghiêm, trầm xuống với Thiền vị thanh tịnh bổng lên với Thiền tâm nguy nga… sẽ làm sáng tỏ thêm nghĩa lý cao sâu của lời-chữ Phật dạy.” Sự sống sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc đời một người hướng tâm theo đạo. Cho nên, chúng ta không thể bàn luận rồi cho qua, là việc làm đáng buồn!

10 chủ đề mà Ban Tổ chức đã nêu. Chúng tôi xin góp ý tiêu đề số 5. “Cách trang phục của người thực hành nghi lễ, từ hình thức đến nội dung – sự lý viên dung để đưa đạo vào lòng người”.

- Trang phục nghi lễ:

Hiện nay, việc lạm dụng trang phục nghi lễ một cách tùy tiện, gần như món hàng đắc giá mà quần chúng lại ưa thích.

Ngành nghi lễ bỏ mặt, không người kiểm soát. Người thực hành nghi lễ, tuổi nào cũng dùng được. Như vậy có lễ giáo không?

Trước đây, Ban Tăng Sự, Ban Nghi Lễ có nêu một số mẫu, nhưng ai là người giám định để sửa sai? Không một ai lên tiếng. Như thế, nó chỉ phô trương nơi giấy mực, hao của tín thí, tiêu tốn thời gian…

Mũ, áo và những nhu yếu khác khi thực hành nghi lễ, nên xem lại, quy định rõ ràng, không nên thả lỏng như thời gian qua./.

 


Âm lịch

Ảnh đẹp