III VẤN ĐỀ LỄ BÁI
Lễ
Bái là một Đạo Nghĩa nhằm tiêu biểu ý chí tôn kính, tưởng niệm đến
những ân đức sâu dày của Tổ Tiên Ông Bà, của chư Phật, chư Bồ Tát, chư
Hiền Thánh Tăng và tự thân Phát nguyện tu tâm luyện trí hầu trở thành
ngời hữu ích trong xã hội để làm tròn bổn phận con cháu của Tông Môn và
để xứng đáng là Đệ Tử của các bậc Thánh Đức. Lễ Bái còn là một Đạo Lý có
tánh cách quy hướng Chánh Giác, với mục đích diệt trừ những phiền Não
sanh tử, loại bỏ tánh cống cao ngã mạn trong mỗi con người, khiến được
Nhứt Tâm để thể nhập được Phật Tánh và để trở thành một vị hoàn toàn
giải thoát như đức Phật. Trước hết muốn thông suốt ý nghĩa và giá trị
của sự Lễ Bái, chúng ta cần phải hiểu qua thế nào là Lễ Bái.
A.- ĐỊNH NGHĨA:
a. Lễ: là những quy tắc nhứt định của cung cách qua sự đi, đứng, nói năng trong những Quan Hôn Tang Tế nhằm thể hiện sù Tôn Kính.
b. Bái: nghĩa là quỳ lạy bằng cách hạ mình xuống đất tưrớc những bậc Hiền Đức mà mình Tôn Kính.
c. Lễ Bái:
tiếng Phạn là Vandana, Tàu dịch âm là Ban Đàm, còn gọi là Hòa Nam, hoặc
gọi là Na Mô Tất Yết La, nghĩa là lễ nghi cung cách với hình thức cúi
đầu quỳ lạy trước những bậc Tiền Nhân Thánh Đức mà mình đã đặt trọn niềm
tin quy ngưỡng hướng về, như lạy chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh
Tăng, như lạy Cha Mẹ, Thầy Tổ v.v... Chúng ta quỳ lạy các vị đó nhằm
biểu lộ đức tánh khiêm tốn và để tỏ lòng tri ân, báo ân mà bổn phận kẻ
dưới hằng tạc dạ ghi tâm, ân tiên công đức. Ngoài ý nghĩa thông thường
trên, theo Phật Giáo, sự Lễ Bái còn tiêu biểu nhiều ý nghĩa khác nữa,
như tiêu biểu: “Chánh Quán Lễ, Phát Trí Thanh Tịnh Lễ, Thật Tướng Bình Đẳng Lễ và Biến Nhập Pháp Giới Lễ”. Ý nghĩa của những phương cách Lễ Bái này sẽ đề cập ở sau.
B.- NGHI CÁCH VÀ Ý NGHĨA LỄ BÁI:
Muốn
hiểu ý Nghĩa Lễ Bái, chúng ta trước hết nên hiểu qua cách thức Lễ Bái
theo mỗi Tôn Giáo cũng như mỗi Tông Phái quy định. Tổng quát chúng ta
nên hiểu cách thức Lễ Bái của những Tôn Giáo và của những Tông Phái hên
hệ rất gần đối với chúng ta. Giờ đây chúng ta nên hiểu cách thức Lễ Bái
của Khổng Giáo và Phật Giáo chủ trương:
C.- QUAN NIỆM
LỄ BÁI:
Mỗi
Tôn Giáo Lễ Bái mỗi cách và mang mỗi ý nghĩa khác nhau, theo sự quy
định của các Giáo Chủ làm cách nào tổ bày được tâm thành của Tín Đồ đối
với những bậc Thánh Đức mà họ quy ngưỡng.
Theo
Truyền Thống Việt Nam, dân tộc ta phần đông chịu ảnh hưởng sâu đậm Văn
Hóa của Khổng Giáo và Phật Giáo, là hai Tôn Giáo có công rất lớn qua quá
trình lịch sử xây dựng đất nước. Mỗi người dân đều chịu ảnh hởng không
ít cách Lễ Bái của hai Tôn Giáo này. Thời xa Vua Chúa đã quy định rõ
ràng, mỗi người dân, khi Lễ Bái Vua, Quan, Hiền Thần, Đình Miếu thì phải
áp dụng theo cung cách của Khổng Giáo và khi Lễ Bái Phật Trời, Hiền
Thánh, Tổ Tiên, Ông Bà v.v... thì phải áp dụng theo cung cách của Phật
Giáo.
Về
sau người dân bị thất truyền, không được ai chú dạy ý nghĩa và cách
thức Lễ Bái cho đúng pháp. Thành thử họ chỉ biết Lễ Bái theo thói quen,
hành động không đúng nghĩa và cũng không đúng chỗ. Chúng ta muốn rõ Nghi
Lễ của Khổng Giáo thì nên đọc “Văn Công Thọ Mai Gia Lễ" và muốn biết Nghi Lễ của Phật Giáo thì nên am tường “Nhân Thừa Phật Học”.
Cả hai rất quan hệ cho cuộc sống làm người. Sự Lễ Bái mà người Việt Nam
thường áp dụng, như trên đã trình bày, đều theo Nghi Cách của Khổng
Giáo và của Phật Giáo. Nghi Cách Lễ Bái khác biệt giữa Khổng Giáo và
Phật Giáo được giải thích dưới đây:
1. THEO QUAN NIỆM KHỔNG GIÁO:
Cách lạy của Khổng Giáo, trước hết con người phải đứng thẳng là tiêu biểu cho cái UY của kẻ sĩ. Hai tay Cung Thủ, nghĩa là hai tay nắm lại nhau là tiêu biểu cho cái Dũng của Thánh Nhân. Trước khi lạy, hai tay Cung Thủ đa lên trán, kế đưa sang phía phải, rồi đưa sang phía trái là tiêu biểu cho Tam Tài (Trời,
Đất và Người). Khi lạy, hai tay Cung Thủ chống lên đầu gối chân mặt và
quỳ chân trái xuống trước là tiêu biểu cho sự Tôn Kính mà không mất tư
thế cái Uy Dũng của kẻ sĩ Cúi đầu xuống đất là tiêu biểu cho sự Cung
Kính những bậc mà mình đảnh lễ. Đó là Cung Cách và Ý Nghĩa tổng quát mà
Khổng Giáo quan niệm.
2. THEO QUAN NIỆM PHẬT GIÁO:
Sự Lễ Bái của Phật Giáo so với sự Lễ Bái của Khổng Giáo có phần khác
biệt về cung cách cũng như về ý nghĩa. Riêng về Phật Giáo, ý nghĩa và
giá trị Lễ Bái được rất nhiều kinh luận đề cập đến. Theo Phật Giáo quan
niệm, sự lễ bái cũng là một trong những phương pháp tu tập để diệt phiền
não mà bổn phận người con Phật phải hành trì thường xuyên trong hằng
ngày để được giải thoát tất cả nghiệp chướng khổ đau sanh tử và sớm
chứng quả Bồ Đề Niết Bàn Tịch Tịnh. Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện quyển
4 ghi rằng: "Phật chỉ dạy các Đệ Tử phải Lễ Bái Tam Bảo và Lễ Bái các bậc Đại Tỳ Kheo”. Kinh Phạm Võng quyển hạ giải thích rằng: “Nếu
có bậc Hoà Thượng, Thượng Tọa, A Xà Lê, hoặc người bạn đồng học, người
đồng kiến giải người đồng hành đều phải nghinh tiếp Lễ Bái và vấn an". Luật Ngũ Phần quyển 7 ghi rằng: “Một vị Tỳ Kheo Ni một trăm tuổi, đã thọ giới Cụ Túc từ lâu cũng phải Lễ Bái một vị Tỳ Kheo Tăng mới thọ giới Cụ Túc”. Đại Đường Tây Vực Ký quyển 2 ghi rằng: “Ấn Độ có chín cách Lễ Bái được gọi là Tây Trúc Cửu Nghi”. Chín cách lễ bái nói trên được ghi nhận như sau;
1. Phát Ngôn Úy Vấn Lễ: nghĩa là Lễ Bái bằng cách mở lời vấn an.
2 . Phủ Thủ Thi Kính Lễ: nghĩa là Lễ Bái bằng cách cúi đầu tôn kính.
3. Cử Thủ Cao Ấp Lễ: nghĩa là Lễ Bái bằng cách dơ tay cao vái chào.
4. Hiệp Chưởng Bình Cung Lễ: nghĩa là Lễ Bái bằng cách chấp tay ngang bằng vái chào.
5. Khuất Tất Lễ: nghĩa là Lễ Bái bằng cách quỳ gối.
6. Trường Quy Lễ: nghĩa là Lễ Bái bằng cách quỳ nầm dài ra.
7. Thủ Tất Cứ Địa Lễ: nghĩa là Lễ Bái bằng cách hai tay và hai đầu gối quỳ sát đất.
8. Ngũ Luân Cu Khuất Lễ: nghĩa là Lễ bái bằng cách năm vóc đều cúi xuống.
9. Ngũ Thể Đầu Địa Lễ: nghĩa là Lễ Bái bầng cách năm vóc gieo xuống đất.
Ngoài
ra người ấn Độ còn có nhiều cách Lễ Bái khác nhau. Theo phong tục mỗi
nơi, người Tín Đồ Lễ Bái trước tượng Phật hoặc trước Bảo Tháp có hơi
khác về cung cách. Sự khác biệt về cung cách Lễ Bái được nêu cử như
sau:
1. Tồn Cứ Lễ: nghĩa là Lễ Bái bằng cách đứng một chân quỳ lạy.
2. Khởi Cư Lễ: nghĩa là dùng nghi thức bước một bước Lễ một lạy.
3. Hữu Nhiễu Tam Thất Lễ: nghĩa là Lễ một lạy rồi đi nhiễu ba vòng về phía bên hữu của Phật hoặc của Bảo Tháp.
4. Tạ Lễ: nghĩa là Lễ Bái bằng cách ngồi xuống đất cúi đầu lạy, tức là lạy bằng cách ngồi v.v...
Phật Giáo Việt Nam hầu hết đều áp dụng phơng pháp “Ngũ Thể Đầu Địa Lễ”
trong khi lễ bái. Đây là một phương pháp tiêu biểu ý chí Tôn Kính cao
đẹp nhất trong các cung cách Lễ Bái. Khi Lễ Bái, người Phật Tử đầu tiên
phải đứng ngay thẳng trước tượng Phật cho nghiêm trang và khép hai chân
sát vào nhau để lấy lại sự an tâm thanh tịnh, đồng thời kiềm thúc Tâm ý
không cho chao động vọng tưởng. Ngay lúc đó, đôi mắt họ nhìn lên Tượng
Phật và Tâm họ quán tưởng các tướng tốt, quán niệm những đức hạnh cao
quý của đức Phật để tỏ bày nguyện vọng chân chánh của mình hầu mong Ngài
chứng minh. Hai tay họ thay vì Cung Thủ (nắm lại nhau) mà ở đây phải
HIỆP CHƯỞNG, nghĩa là hai tay chắp lại nhau cho khít là tiêu biểu Thức
Tâm hiệp nhứt (Nhất Tâm) và để hai tay nơi ngực là tiêu biểu ý nghĩa Ấn
Tâm. Khi lạy Phật, có người để hai tay nơi ngực lạy xuống, nhưng có
người đưa hai tay lên trán rồi mới lạy xuống, cách nào cũng có ý nghĩa
của nó. Cách lạy để hai tay nơi ngực là tiêu biểu ý nghĩa Ấn Tâm như đã
giải thích ở trên. Còn cách lạy đa hai tay lên trán là tiêu biểu ý nghĩa
tâm nguyện của mình dung thông đến chư Phật qua nhục đỉnh kế (qua Mỏ
Ác, hay qua Đỉnh Đầu) và lạy theo nguyên tắc “Ngũ Thể Đầu Địa”,
nghĩa là đầu, hai tay, hai đầu gối của người Lễ Bái phải đặt sát đất và
họ lạy xuống với tư thế ngồi để khỏi thất lễ nơi người đứng sau. Tiếp
theo họ chỏi tay phải lên mặt đất rồi quỳ hai đầu gối và ngửa hai bàn
tay ra giống như đóa sen nở. Họ quán tưởng đức Phật hiện đang đứng trên
đóa sen kết thành bởi hai bàn tay của họ và họ đặt trán mình vào lòng
hai bàn tay như đặt đầu mình lên chân của Phật, đồng thời họ nằm mọp
xuống đất để biểu hiện sự Tôn Kính với tâm thành quy ngưỡng nương tựa.
Cách Lễ Bái này là tiêu biểu cho ý nghĩa “Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ” (nghĩa là đầu và mặt của mình để lên chân của Phật gọi là Quy Mạng Lễ).
Phật
Giáo cho rằng, người Phật Tử ngoài sự Lễ Bái để tỏ lòng Tôn Kính các
đức Phật, các vị Bồ Tát, các Hiền Thánh Tăng, còn phải tưởng niệm những
ân đức cao dày của các Ngài và phát nguyện suốt đời hướng về các Ngài
tiến tu đạo nghiệp để được trở thành đức Phật như quý Ngài. Người Phật
Tử thật hành hạnh nguyện như trên được gọi là quy mạng lễ.
Nhân
Thừa Phật Giáo có chia làm bảy cách lạy, trong đó có ba cách lạy của
Thế Gian thường áp dụng và bốn cách lạy của Thánh Giáo thường hành trì
về mặt sự (về mặt hình thức) cũng như về mặt lý (về mặt nội dung). Để
cho Phật Tử nhận thức dễ dàng và chọn lựa tu tập cho đúng pháp, bảy cách
lạy được phân tích như sau:
D. VỀ CÁCH LẠY CỦA THẾ GIAN:
Trong
Thế Gian về mặt sự tướng, tức là về mặt hình thức, có ba cách lạy phổ
thông mà người đời thường áp dụng. Trong ba cách lạy nói trên, có hai
cách lạy mà người Phật Tử chân chánh cần phải để ý và tuyệt đối không
nên áp dụng. Hai cách lạy đó là Ngã Mạn Lễ và Cầu Danh Lễ. Hai cách lạy
này chính là những tật xấu không thể có nơi con người thánh thiện. Bảy
cách lạy nói trên dựa theo tinh thần Kinh Pháp Uyển Châu Lâm, quyển 20
được trình bày như sau:
1. Ngã Mạn Lễ:
nghĩa là người lạy Phật hoặc lạy Ông, lạy Bà, lạy Tổ Tiên, vì hoàn cảnh
bắt buộc phải hành lễ, nhưng thâm tâm của họ không muốn lạy, do dó họ
lạy với cử chỉ ngạo nghễ, thái độ kiêu căng, không có chút nào lễ độ
cung kính cả. Đầu họ lạy xuống không sát đất và họ đứng lên cúi xuống
một cách cẩu thả cho qua việc. Họ vì sợ mất thể diện với bạn bè và sợ dơ
bẩn quần áo quý giá của mình, nên buộc lòng phải lễ bái theo kiểu Ngã
Mạn. Họ sợ bạn bè chê trách mình là kẻ bất hiếu, bất nghĩa, bất tín, bất
trung, cũng như họ quý trọng quần áo và bạn bè hơn chư Phật, Ông Bà Tổ
Tiên. Cách lạy đó gọi là Ngã Mạn Lễ.
2. Cầu Danh Lễ:
nghĩa là người lạy vì mong cầu danh vọng, quyền tước qua sự chú ý và
ngợi khen của cấp trên cũng như lấy lòng quần chúng ủng hộ. Khi có cấp
trên cũng như khi có quần chúng, họ siêng năng lễ lạy để cho mọi người
thấy rằng mình có đạo đức, thượng cấp nên nâng đỡ và quần chúng nên ủng
hộ. Thật ra thâm tâm của họ không có chút gì tín thành cả và ngược lại,
một khi không có ai, họ lại biếng nhác giải đãi trong việc lễ lạy. Như
vậy họ lễ lạy vì mọi người chứ thật ra không phải lễ lạy cho chính họ.
Cách lạy này gọi là Cầu Danh Lễ.
Hai
cách lễ lạy vừa trình bày là hành động dối trá không thể có nơi người
Đạo Đức chân chánh. Đức Phật sở dĩ nêu lên trong kinh điển nhằm mục đích
chỉ dạy cho người con Phật sau này phải ngăn ngừa và người con Hiếu
Hạnh phải tránh xa.
3. Thân Tâm Cung Kính Lễ:
nghĩa là người lễ lạy phải thể hiện thân và tâm đều cung kính. Thân và
Tâm người lễ lạy đều cung kính thì sự Lễ Bái mới có giá trị. Nói một
cách khác, người lễ lạy phải chí thành cả Thân và Tâm, nghĩa là họ phải
có đức tin trong sự lễ lạy thì sự cảm ứng rất dễ dàng với chư Phật, với
các Thánh Hiền, với Ông Bà, Tổ Tiên. Ngược lại, Tâm người lễ lạy nếu như
thiếu cung kính thì thân họ sẽ hiện ra phong cách thiếu lễ độ dễ nhìn
thấy (Hữu ư trung xuất hình ư ngoại, nghĩa là Tâm ở trong như thế nào
thì tướng hiện ra như thế đó). Người lễ lạy muốn cho Thân và Tâm đều
cung kính thì phải theo cách lạy của Phật Giáo mà ở trên đã giải thích
và phải lạy thường xuyên để cho cung cách được thuần thục. Người lễ lạy
đã thuần thục thì mới có khả năng nhiếp phục Tâm loạn động của mình.
Thân Tâm Cung Kính Lễ là cách lạy cơ bản của Phật Giáo về mặt sự tướng,
tức là về mặt hình thức mà người xuất gia cũng như kẻ tại gia phải hành
trì cho nghiêm túc. Nhờ đó họ sau này mới đủ khả năng bước vào lãnh vực
Thánh Giáo Lễ của các bậc Thánh Chúng về mặt lý tánh không cảm thấy trở
ngại.
E. VỀ CÁCH LẠY CỦA THÁNH GIÁO:
Cách
lạy của Thánh Giáo là cách lạy thuộc về lý lễ của các bậc Đại Thừa Bồ
Tát thường tu tập. Những cách lạy này nhằm mục đích thể nhập Pháp Giới
Tánh của chư Phật, tức là thế giới thuộc về Pháp Tánh của chư Phật an
trụ và thấy thẳng được Phật Thân, tức là thấy được Pháp Thân thanh tịnh
của chư Phật. Bốn cách lễ lạy của Thánh Giáo xin liệt kê như sau:
1. Chánh Quán Lễ:
Chánh Quán nghĩa là quán chiếu Pháp Thân chân chánh của chư Phật hiện
ra trước mặt, tức là Bồ Tát tu tập bằng cách vận dụng Thiền Quán chiếu
soi Phật Thân ảnh hiện ra trước mặt để lễ lạy. Người thực hiện được cách
hành lễ này phải là người đạt đến mức độ cao thâm trong phương pháp
Thiền Quán. Phương pháp tu Thiền chia ra làm hai phần: CHỈ và QUÁN. Phần
CHỈ tức là phần chận đứng các duyên bên ngoài lôi cuốn để được nhứt Tâm
và nhờ đó dễ đi vào chánh niệm. Tâm một khi chuyên nhất và chánh niệm
thì Trí Tuệ sẽ được phát sanh, thường gọi là Tâm Định.
Còn
về phần QUÁN, người tu Thiền sau khi Huệ đã phát sanh liền sử dụng Huệ
quán chiếu Phật Thân (tức là Pháp Thân thanh tịnh của chư Phật) và Phật
Cảnh (tức là Pháp Giới của chư Phật an trụ) khiến cho tất cả đều hiện
bày ra trước mặt để lễ lạy. Muốn áp dụng phương pháp CHỈ để khiến Trí
Tuệ phát sanh, người tu Thiền phải thực hành ba phương pháp: Điều Thân,
Điều Tức và Điều Tâm cho thuần thục. Điều Thân, Điều Tức và Điều Tâm đã
thuần thục một cách tự tại thì ngay lúc đó Trí Tuệ liền phát sanh. Một
khi Trí Tuệ đã được phát sanh, ngời tu tập Thiền Quán mới có thể bước
sang giai đoạn hai là sử dụng Trí Tuệ để quán chiếu Phật Thân và Phật
Cảnh. Đây là liệt kê tổng quát về phương pháp Thiền Quán.
2. Phát Trí Thanh Tịnh Lễ:
nghĩa là người thật hành Thiền Định phải tu tập Thiền Quán cho đến khi
nào Trí Tuệ thanh tịnh phát sanh từ nơi Chân Tâm mà không phải Trí Tuệ
phát sanh từ nơi Thức Tâm. Trí Tuệ thanh tịnh phát sanh từ nơi Chân Tâm
tức là Phật Trí trong bản Tâm thanh tịnh của mình đảnh lễ Pháp Thân chư
Phật trong mười pháp Giới. Trí Tuệ phát sanh từ nơi Tâm Thức thuộc về
Phàm Trí. Còn Trí Tuệ thanh tịnh phát sanh từ nơi Chân Tâm thuộc về
Thánh Trí. Phàm Trí còn bị lệ thuộc cũng như bị giới hạn bởi Căn và
Trần. Trái lại Thánh Trí đã thoát ra ngoài vòng cương tỏa cả hai. Người
tu tập Thiền Quán phải thấu triệt rằng: Pháp Thân chư Phật trong mười
Pháp Giới đều phát sanh từ nơi Bản Tâm thanh tịnh (tức là Pháp Thân
thanh tịnh của chư Phật hiện bày từ nơi Chân Tâm) và Trí Tuệ thanh tịnh
của mình cũng phát sanh từ nơi Bản Tâm Thanh tịnh chung của mười Pháp
Giới. Lý do đó, người lễ bái lạy một đức Phật tức là lạy tất cả chư Phật
trong mời phương không ngăn ngại.
3. Thật tướng Bình Đẳng Lễ:
nghĩa là cách lễ lạy này, người tu Thiền phải dùng Trí Tuệ quán chiếu
thật tướng của vạn pháp đều thể hiện một cách bình đẳng không sai biệt,
không có nhân ngã bỉ thử, tức là người lễ bái không thấy có mình lạy và
người để cho mình lạy. Nói một cách khác, người thật hành Thật tướng
Bình Đẳng Lễ là dùng Trí Tuệ quán chiếu thật tướng vạn pháp để nhận thấy
rằng: mình và người, thể và dụng, phàm và thánh thảy đều vắng lặng
không hai (đều là nhứt như). Ngài Văn Thù Bồ Tát nói: “Năng lễ Sở lễ tánh không tịch”, nghĩa là thể tánh của mình đang lạy và thể tánh của người để cho mình lạy thảy đều vắng lặng và bình đẳng.
4. Biến Nhập pháp Giới Lễ:
nghĩa là người tu Thiền phải tận dụng Trí Tuệ Bát Nhã thanh tịnh của
mình quán chiếu Thân và Tâm nơi chính minh biến nhập vào Pháp Giới Tánh
của vạn pháp một cách dung thông, giống như Bác Sĩ sử dụng năng lượng
Quang Tuyến X (X-ray) rất lớn chiếu soi vào thân thể con người và năng
lượng Quang Tuyến X thấu suốt xuyên qua thân thể con người không chút
ngăn ngại. Đó mới chính là lễ lạy thật sự theo phương pháp Biến Nhập
pháp Giới Lễ. Pháp Giới Tánh tức là Thể Tánh của vạn pháp biến giáp khắp
thế giới và thường trụ bất diệt. Pháp Giới Tánh là nơi mà chư Phật
thường an trụ để hiện thân hóa độ chúng sanh. Người thực hiện được pháp
quán chiếu này một cách tự tại thì người đó mới thật sự hành lễ đúng
pháp chân thật.
Qua
những phương cách Lễ Bái đã được trình bày ở trên, Thân Tâm Cung Kính
Lễ chính là pháp môn quan trọng là điều kiện tất yếu của người hiếu
nghĩa tín tâm để tỏ bày lòng tri ân và báo ân. Cách lễ lạy này cũng là
phương tiện cần thiết dùng làm gạch nối giữa chư Phật và tâm linh con
người qua sự nguyện cầu gia hộ. Phương pháp lễ lạy này lại còn là nền
tảng căn bản cho Phật Tử trên con đường tiến tu đạo nghiệp để được chứng
ngộ qua bốn cách lễ bái của Thánh Giáo. Vậy ngời Phật Tử phải nên cố
gắng hành trì cho đúng pháp.
G. LỢI ÍCH CỦA SỰ LỄ BÁI:
Như
trước đã trình bày, Lễ Bái ngoài ý nghĩa tỏ lòng Tôn Kính và tưởng niệm
ân đức sâu dày của các bậc Tiền Nhân Thánh-Đức của Tổ Tiên dòng họ, còn
là phương pháp tu tập nhằm diệt phiền não, loại bỏ tánh cống cao ngã
mạn của mỗi con người nhằm mục đích quy hướng Chánh Giác để được giải
thoát và giác ngộ như đức Phật. Đặc tánh Cống Cao Ngã Mạn đã sẵn có nơi
mỗi con ngời. Nó châm rễ ăn sâu trong Tâm Thức con người từ vô lượng
kiếp về trước. Nó gây nên nguyên nhân đau khổ sanh tử lưu chuyển trong
ba cõi. Con dao bén Cống Cao Ngã Mạn chặt đứt tình thương, phá hoại tình
đoàn kết và gây nên nhiều hận thù chia rẽ.
Quyển “Phật và Thánh Chúng”
của Cao Hữu Đính, trang 110, Mục 18 về bi vận của thành Ca Tỳ La, do
Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản ghi lại câu chuyện tại họa do tánh Cống
Cao Ngã Mạn gây nên trong lịch sử ấn Độ như sau:
Nguyên
từ trước khi vua Ba Tư Nặc chưa quy y Phật, nhà vua đã cho sứ giả qua
Ca Tỳ La cầu hôn với giòng họ Thích Ca. Các Thân Vương của giòng họ nầy
tự cao tự đại cho rằng giòng họ mình là cao quý nhất đời không nên hạ
mình kết hôn với vua nước Kiều Tát La. Tuy nói huynh hoang như thế, nhng
họ lại sợ uy thế của vua Ba Tư Nặc, vì Kiều Tát La bấy giờ là một cường
quốc như Ma Kiệt Đà trong vùng châu thổ sông Hằng. Do đó, giòng họ
Thích Ca mới dùng một Nữ Tỳ nô lệ hầu hạ trong cung tên là Mạt Lỵ
(Malika), tráo thành Vương Nữ đem gả cho Ba Tư Nặc. Mạt Lỵ tuy là gái nô
lệ, nhưng tư chất rất thông minh mà dáng mạo lại cực kỳ xinh đẹp, nên
được vua Ba Tư Nặc sủng ái, phong làm Đệ Nhất Phu Nhân.
Mạt
Lỵ phu nhân sanh con đầu lòng là Tỳ Lưu Ly (Virùdhaka) về sau mệnh danh
là ác Sanh Vương. Năm Tỳ Lưu Ly lên tám, vua cha cho sang quê ngoại để
luyện tập bắn cung, vì Ca Tỳ La vốn nổi tiếng về môn xạ thuật.
Bấy
giờ, trong thành Ca Tỳ La mới kiến thiết xong một đại giảng đường nguy
nga dành để đón tiếp Phật mỗi khi Phật về thuyết pháp. Giòng họ Thích Ca
cho đây là một chốn thiêng liêng, cấm không cho kẻ ty tiện bước vào.
Không dè Tỳ Lưu Ly nhân thả bộ rong chơi trong cung, lạc vào chơi cấm
địa ấy, bị các Thân vương bắt gặp, xỉ mạ không tiếc lời, bảo rằng con
của gái nô lệ Mạt Lỵ đã làm ô uế Thánh Địa. Họ đuổi Tỳ Lưu Ly ra và lập
tức truyền lệnh cho gia nhân cấp tốc đến bới đất cũ trong giảng đường
lên rồi chở đất mới về thay thế.
Tỳ lưu Ly nộ khí xung thiên, bèn phát lời thề độc rằng: “Khi nào lên ngôi vua, ta thề quyết tiêu diệt sạch giòng họ Thích Ca mới hả giận”.
Về
sau, khi trở về Xá Vệ, Tỳ lưu Ly ngày đêm mưu tính việc rửa hận. Một
hôm, nhân vua Ba Tư Nặc cùng Mạt Lỵ xuất thành tuần thú, Tỳ ưlu Ly cùng
nghịch thần Ca Lê Da Na tập hợp quân đội lại, chặt đầu thị vệ của vua
cha, đoạt lấy vương miện và bảo kiếm. Nghe tin, Ba Tư Nặc hết sức kinh
hoàng. Mạt Lỵ khuyên nhà vua nên tạm lánh nạn qua lưu vong bên Ca Tỳ La,
chờ dịp khôi phục. Nhưng không bao lâu sau, ông chết tại bên ấy thọ 80
tuổi.
Tỳ Lưu Ly nghe tin vua cha băng hà, hạ lệnh cô lập thái tử Kỳ Đà, rồi tự tuyên bố thừa kế vương vị. Bi vận Ca Tỳ La bắt đầu.
Một hôm, nhân đại triều, Tỳ Lưu Ly truyền hỏi bá quan rằng:
Nếu
có kẻ sỉ nhục Đấng Quốc vương tôn quý của mình, khinh thị Đấng Quốc
vương ấy là con giòng hạ tiện, tội ấy các khanh nghĩ nên xử trị như thế
nào?
Muôn miệng đáp trọng tội ấy đáng tru di.
Giòng
họ Thích Ca tự cao tự đại, Tỳ Lưu Ly nói tiếp. Họ cho rằng ta là con
của một gái nô lệ, vậy nay phải hung binh tru diệt họ.
Ba
lần xuất quân, ba lần Tỳ Lưu Ly gặp Phật cản đường tìm cách ngăn trở.
Nhưng đến lần thứ tư, biết rằng không ngăn đón được nữa vì nghiệp nhân
quá khứ của giòng họ Thích Ca quá nặng. Phật xót xa báo trước cho A Nan
hay ráng trong 7 ngày nữa thì giòng họ Thích Ca sẽ tuyệt diệt. Tự mình
tạo nghiệp dữ, không cách gì cứu gỡ nỗi...
Tỳ
Lưu Ly tiếp tục công hãm thành rất gấp và cuối cùng hạ được. Sau khi
vào thành, y hạ lệnh bắt lính giữ thành gồm 500 người đem giết hết. Còn
nhân dân trong thành ước chừng 3 vạn người kể cả già trẻ lớn bé, y bắt
chôn chân xuống đất để cho voi dữ chạy qua mà chà nát. Ma Ha Na Ma nghe
tin này lấy làm kinh hoàng đau xót, bèn xin với Tỳ lưu Ly cho ông và
nhân dân được chết toàn thây. Tỳ Lưu Ly mới cho đổi lệnh giết bằng voi
chà ra lệnh giết bằng trầm nịch. Thế là cả thành bị lùa xuống sông cho
chết đuối. Tỳ Lưu Ly lại hạ lệnh vớt xác Ma Ha Na Ma lên, bắt chặt đầu
treo lên gốc cây.
Sau
khi tiêu diệt giòng họ Thích Ca và sát nhập Ca Tỳ La vào lãnh thổ Kiều
Tát La, Tỳ Lưu Ly cho thi hành một chính sách vô cùng bạo ngược và giết
luôn anh là Thái Tử Kỳ Đà. Vì vậy đời mới gọi ông là Ác Sanh vương.
Không lâu sau, cung thành Xá Vệ bị một trận hỏa hoạn khủng khiếp, Tỳ Lưu
Ly và tất cả vợ con dâu bị chết cháy trong trận hỏa hoạn nầy. Nước Kiều
Tát La dần dần suy yếu, khiến A Xà Thế sau khi quy y Phật cất quân sang
đánh, chiếm được Kiều Tát La, rồi sát nhập Kiều Tát La và Ca Tỳ La vào
bản đồ nước Ma Kiệt Đà.
Lịch
sử ấn Độ ghi lại câu chuyện trên cho chúng ta thấy rằng tai họa khủng
khiếp do nghiệp Cống Cao Ngã Mạn gây nên. Nghiệp Cống Cao Ngã Mạn có thể
diệt vong cả một quốc gia, cả một chủng tộc. Một chủng tộc cao quý nhất
là chủng tộc Sakya, chủng tộc sanh ra một vị Giáo Chủ tôn vinh nhất
đương thời chính là Đức Phật Thích-ca cũng không thoát khỏi thảm họa
diệt vong đó. Cống Cao Ngã Mạn là danh từ khác của tự cao tự đại, nghĩa
là đặc tánh của một loại Nghiệp thích tự cho mình trên hết, cho giòng họ
mình, chủng tộc mình là cao cả và lại khinh khi kẻ khác, ghép họ vào
hạng thấp hèn. Nhà Duy Thức phân chia tánh Cống Cao Ngã Mạn thành hai
trạng thái Tâm Lý khác nhau. Tánh Cống Cao với một danh từ là Kiêu. Tánh
Ngã Mạn với một danh từ là Mạn. Theo nhà Duy Thức, tánh Cống Cao là
loại tâm lý tự cao có thể hóa giải dễ dàng một khi con người giác ngộ
được sự tai họa của nó. Cho nên nhà Duy Thức ghép nó thuộc về Tâm Sở
Kiêu. Tâm Sở Kiêu là một trong mười Tiểu Tùy Phiền Não. Còn tánh Ngã Mạn
là loại tâm lý tự đại khó có thể hóa giải, mặc dù con người đã giác ngộ
được sự tai họa của nó. Cho nên nhà Duy Thức ghép nó thuộc về Tâm Sở
Mạn. Tâm Sở Mạn là một trong sáu Căn Bản Phiền Não. Đặc tánh của Tâm Sở
Kiêu và Tâm Sở Mạn được quyển Khảo Nghiệm Duy Thức Học cùng một Tác giả
do Ban Văn Hóa Xã Hội chùa Phật Tổ Ấn Hành, trang 88-99 trình bày như
sau:
1. Tâm Sở Kiêu:
là kiêu căng ngạo mạn. Trạng thái Tâm Lý này thường xuất hiện mỗi khi
thấy mình giàu sang, thấy mình có quyền tước, có tài năng, có sắc đẹp
v.v... vợt trội hơn người khác. Những kẻ có bệnh Kiêu thích hành động
kiêu cách, ngạo nghễ và nhìn mọi ngời dưới cặp mắt thấp hèn. Tất cả có
sáu loại Kiêu được phân định như sau:
a. Không bệnh tật kiêu.
b. Trẻ tuổi hơn ngời kiêu.
c. Sắc đẹp kiêu.
d. Quý phái kiêu.
e. Giàu sang kiêu.
f. Học nhiều, biết nhiều kiêu.
Đặc
tánh của Tâm Sở Kiêu thường thúc đẩy con người khinh khi kẻ khác, tự đề
cao mình lên và cho mình là nhân vật quan trọng hơn cả. Đối xử với quần
chúng, người kiêu cách hành động thiếu sự nhún nhường và thiếu sự khiêm
cung lễ độ. Tâm Sở này chính là nguyên nhân sanh ra các tội lỗi. Tâm Sở
này cũng làm chướng ngại và ngăn cản không cho tâm lý Không Kiêu Căng
phát sanh.
Thí dụ: Ông
A và ông B trước kia là bạn chí thân ở cùng quê. Lúc còn nhỏ, ông A
nghèo hơn ông B và đến tá túc nhà của ông B tại Linh thành để đi học.
Gia đình ông B đối xử với ông A rất đẹp. Đến khi tốt nghiệp, ông A khéo
nịnh hót nên được cấp trên cân nhắc lên Sài Gòn làm quan to có nhà lầu,
có xe hơi, có cổng kín tường cao. Một hôm ông B nhơn dịp lên Sài Gòn
chơi, nghĩ đến tình xa bạn cũ, nên ghé thăm ông A. Ông A đã không tiếp
và lại còn bảo người ở ra trả lời rằng, “Quan lớn không có quen biết với kẻ ăn xin, đừng thấy sang bắt quàng làm họ. Ông nên về đi”. Đây là giọng nói của kẻ kiêu cách, của kẻ thiếu lịch sự khiêm cung.
2. Tâm Sở Mạn:
là khinh mạn, ngạo mạn. Trạng thái tâm lý này thích biểu lộ tánh khinh
khi và tỏ bày cử chỉ hống hách với mọi người chung quanh. Con ngời khinh
mạn thường đề cao cá nhân mình trên hết và cho mọi ngời chung quanh đều
là hạng thấp hèn. Họ ỷ có tài đôi chút hoặc cậy thế lực hơn người nên
xem ai không ra chi. Những thái độ của người khinh mạn thường thể hiện
trong những trường hợp như:. có khi hành động bộc lộ ra ngoài và cũng có
lúc dấu kín cử chỉ ngấm ngầm bên trong thân tâm. Về phía cử chỉ dấu kín
ngấm ngầm bên trong thân tâm của người khinh mạn, chúng ta chỉ để ý đến
thì mới nhận biết được sự ngạo mạn của họ qua cách đối xử. Tâm Sở này
được phân làm sáu loại như sau:
a. Mạn:
nghĩa là người có đôi chút tài năng hoặc có quyền thế nào đó liền tự
hào, hãnh diện, lên mặt hiu hiu tự đắc với mọi người chung quanh, chỉ
thấy mình trên hết, xem mình quan trọng hơn cả và coi ai không ra chi.
Người khinh mạn thờng biểu lộ cử chỉ cao ngạo hống hách và bắt buộc mọi
người chung quanh phải quan tâm đến mình. Còn đối với những kẻ tài năng
và quyền thế ngang hàng mình, người khinh mạn hay ỷ lại, tự phụ và xem
mình có vai vế tương đương với họ, cho nên trước công chúng, người kinh
mạn giao tiếp với họ thiếu phong cách và thiếu lễ dộ.
Thí dụ 1:
Ông thầy T.Q. có đôi chút tài năng được tiếng là người du học ngoại
quốc lại là người đương kim một chức vụ nào đó trong Giáo Hội, rồi lên
mặt cao ngạo nhìn mọi người không ra chi. Nhưng thật ra, có tiếng mà
không có miếng, nghĩa là ông không có khả năng tương xứng với địa vị
đương kim mặc dù họ là người du học.
Thí dụ 2: Ông T và ông H là hai người bạn
thân với nhau và tài năn của hai người đều tương đơng nhau. Ông T thì
may mắn hơn được phong chức là Giám Đốc của một Xí Nghiệp P.B. Một hôm,
ông H vì muốn thăm ông T, nên từ Cần Thơ cồn cả lên thành phố Sài Gòn.
Ông T đã không tiếp và lại còn sai nhân viên ra tiếp. Trong khi tiếp
chuyện, người nhân viên tỏ thái độ bất cần trước mặt ông H. Ông H bất
mãn ra về.
b. Quá mạn:
nghĩa là đối với những người có tài năng và địa vị ngang hàng mình,
người Quá Mạn thường lên mặt kiêu cách, tự cho mình hơn họ. Còn đối với
những người có tài năng và dịa vị hơn mình, người Quá Mạn lại lên mặt
khoe khoang tự cho rằng mình bằng họ.
Thí dụ 1: Cùng một địa vị ngang nhau, trớc
mặt công chúng, anh X có bệnh Quá Mạn thích ra mặt thầy đời, tỏ ra mình
là người lãnh đạo, tự cho mình là kẻ chỉ huy, đi cắt đặt người này, sai
bảo người kia và bắt mọi ngời phải theo sự điều khiển của mình mà thật
ra anh X không có nhiệm vụ chi cả.
Thí dụ 2: Thấy
người khác có địa vị cao sang hơn mình, người có bệnh Quá Mạn thích
khoe khoang, ưa khoác lác với mọi người rằng; Tài năng ông đó dâu có hơn
tôi ông ấy nhờ gặp thời nên mới được địa vị như thế. Tôi nếu như ra
lãnh đạo thì đâu có thua ông ấy.
c. Mạn Quá Mạn:
nghĩa là tranh lấy phần hơn. Theo nguyên tắc, người ta thật sự đã hơn
mình về khả năng cũng như đức độ Thế mà mình lại ra mặt tranh lấy phần
hơn với họ và quả quyết rằng mình nhất định không thua họ. Ai khuyên can
mình cũng không chịu nghe.
Thí du: Anh A và anh B tranh tài với nhau.
Kết cuộc Ban Giám Khảo chấm anh A thua anh B. Nhưng anh A không chịu
thua. Anh viện đủ lý do phản đối cho rằng, Ban Giám Khảo bất công, thiên
vị. Anh cương quyết đấu tranh đòi hỏi anh B phải thi lại. Lúc đó mọi
người đều khuyên can, nhưng anh cũng không nghe.
d. Ngã Mạn:
nghĩa là ỷ mình có đôi chút tài năng và quyền thế, người bệnh Ngã Mạn
thường đề cao cá nhân, tự cho mình là kẻ đáng quý hơn hết và mỗi khi
giao tiếp với bất cứ ai, họ thường ra mặt khinh khi và hành động lấn áp
những người chung quanh.
Thí dụ: Anh K là một nhà chánh trị có tài
năng và địa vị trong xã hội, đương kim là một Nghị Sĩ trong Quốc Hội.
Anh K thường hách dịch cao ngạo, tự tôn vinh mình và tự cho mình là nhân
vật quan trọng trong xã hội. Anh ta nhìn mọi người dưới cặp mắt thấp
hèn và cho họ không xứng đáng để anh ta làm quen. Người nào nếu như có
tài năng bằng anh ta hoặc vượt bực hơn anh ta thì người đó nhứt định bị
anh ta tìm mọi cách chèn ếp, lấn áp và đè đầu họ xuống không cho ngước
lên.
e. Tăng thượng Mạn: nghĩa
là những kẻ chưa chứng ngộ đến chỗ chân lý tuyệt đối chưa đạt được
chánh đạo mà lại đi quảng cáo, đi khoe khoang, lâm ra vẻ mình đã chứng
đắc để mờ mắt mọi người.
Thí dụ:
Một vị tu pháp môn nào đó có chuyên nghiệp dôi chút, rồi lập dị, làm
tướng, khoe khoang, dùng mọi kỷ thuật quảng cáo cho mọi người biết mình
đã chứng đắc, nhằm để mê hoặc chúng sanh. Đồng thời họ chê bai các pháp
khác của Phật đều sai lầm, chỉ có pháp của họ mới đúng chân lý v.v...
g. Ty Liệt Mạn:
nghĩa là biết mình kém tài kém đức hơn người ta, nhưng vẫn khoe khoang
với mọi ngời rằng, mình có nhiều tài nhiều đức hơn họ và chuyên đi khích
bác người này, chê bai người nọ, cho tất cả không ai bằng mình.
Thí dụ: Anh
G thì học lem nhem không có bằng cấp chi cả. Nhưng anh ta vẫn khoe
khoang và khoác lác với mọi ngời rằng, anh có chứng chỉ này, có bằng cấp
nọ, rồi anh mượn áo Cử Nhân, mượn áo Tiến Sĩ chụp hình để lòe đời.
Nhưng khi vào thực tế anh chẳng làm được trò chi, bởi lẽ anh không có
khả năng và trình độ chút nào cả.
Đặc tánh của Tâm Sở Mạn là nguyên nhân để sanh ra các tội lỗi và ngăn chận không cho Tâm lý Khinh An phát sanh.
Bao
nhiêu bệnh Kiêu Mạn vừa trình bày đã nói lên được sự nguy hiểm của
chúng trong việc điều khiển con người sinh hoạt ở mọi lãnh vực. Chúng
tạo nên những nguyên nhân Chấp Ngã và Chấp Pháp kiên cố. Người tu hành
muốn diệt sự chấp ngã và chấp pháp, trước tiên phải diệt những con bệnh
Kiêu Mạn. Nhưng muốn diệt con bệnh Kiêu Mạn, chúng ta hằng ngày phải áp
dụng phương pháp Lễ Bái một cách thuần thục. Lễ Bái là một trong những
phương pháp hữu hiệu nhất cho việc hóa giải con bệnh Kiêu Mạn. Con người
can đảm cúi đầu hạ mình trước kẻ khác chính là người khiêm cung nhất.
Con người đó đã diệt được tánh kiêu mạn và họ không còn chấp ngã chấp
pháp nữa. Theo quan niệm của Phật Giáo, mình cúi đầu đảnh lễ trước kẻ
khác không phải hành động mất phẩm cách con người. Cử chỉ đó biểu lộ sự
tương kính và tăng thêm sự cảm thông đối với mọi người chung quanh. Con
người sợ mình không có tài năng, sợ mình không có căn bản đạo đức làm
người và đừng sợ rằmg, mình cúi đầu lễ bái kẻ khác sẽ mất thể diện.
Đức.Phật cho chúng ta biết: “Tất cả chúng sanh đều cồ Phật Tánh”,
nghĩa là tất cả chúng sanh đều có Tâm Phật. Tất cả chúng sanh đã có Tâm
Phật thì tất nhiên họ cũng có Thân Phật. Tâm Phật trong Tâm chúng sanh
thì Thân Phật cũng ở trong Thân phàm phu của chúng sanh. Cho nên một vị
Sa Môn đảnh lễ một vị Tỳ Kheo không phải đảnh lễ tấm thân ô trược (tấm
thân xác thịt nhơ nhớp tanh hôi) của họ mà ở đây, vị Sa Môn phải quán
tưởng rằng, đang định lễ Thân Phật thanh tịnh trong con người của vị Tỳ
Kheo đó. Giá trị của sự Lễ Bái qua Tiểu Sử về vua A Dục (Asoka) được ghi
lại trong giai thoại như sau: Theo sử liệu, vua A Dục (Asoka) là con
của vua Tân Đầu Sa La (Bindusàra) thuộc vương Triều Khổng Tước (vương
Triều Maurya). Vua lên ngôi khoảng sau đức Phật nhập diệt 218 năm. Vua
phát tâm theo Phật Giáo khoảng sau đức Phật nhập diệt 234 năm. Vua có
công lớn nhất trong việc Kiết Tập Kinh Điển Phật Giáo lần thứ III. Giai
Thoại rằng, sau khi Quy Y theo Phật Giáo, vua gặp vị Sa Môn nào và bất
cứ ở đâu đều cúi đầu đảnh lễ sát đất. Vị Cận Thần thấy vậy khuyên vua
rằng:
-
Bệ Hạ là một vị cao quý được vạn dân tôn vinh và đầu của Bệ Hạ là biểu
tượng cho các bậc Thánh Đức. Bệ Hạ đừng đảnh lễ mấy Đạo Sĩ ăn xin hạ
tiện làm mất thể diện của Đức Vua.
Vua
A Dục không trả lời và ra lệnh vị Cận Thần đó đi bán đầu người, đồng
thời sai vị Đại Thần khác đi bán đầu heo. Chiều đến vua triệu hai vị vào
cung báo cáo kết quả. Trước hết vua hỏi vị Đại Thần bán đầu heo: Khanh
bán đầu heo như thế nào? Vị Đại Thần bán đầu heo thưa:
- Tâu Bệ Hạ, đầu heo không đủ bán cho dân. Họ yêu cầu cung cấp thêm.
Tiếp theo vua hỏi vị Cận Thần bán đầu người.
- Còn Khanh, Khanh bán đầu ngời nh thế nào?
Vị Cận Thần bán đầu người lo sợ tái mặt, cúi đầu cúm núm thưa:
- Muôn tâu Bệ Hạ, Hạ Thần bán đầu người không được. Ai cũng đều chê không chịu mua.
Vua liền nói:
- Như vậy đầu của Trẫm đây cũng không có giá trị bằng đầu heo?
Các quần Thần đều im lặng, ngẩn người.
Vua nói tiếp:
-
Các vị Sa Môn là những bậc tu hạnh ly trần thoát tục, đáng cao quý.
Trẫm đây cúi đầu đảnh lễ các bậc đã thật hành những điều mà người đời
không thể làm được để tỏ lòng tôn kính họ. Tại sao các Khanh cản trở
Trẫm. Từ đây về sau ai cản trở không cho Trẫm đảnh lễ các vị Sa Môn sẽ
bị chém đầu.
Câu
tryện lịch sử ở trên nói lên ý nghĩa và giá trị của sự lễ bái trong
Phật Giáo mà vua A Dục đã bày tỏ trước quần thần. Người đời thường chìm
đắm trong bể ái dục khổ đau một cách đam mê không chút gì giác ngộ.
Những tiền của, danh vọng, sắc dục, ăn uống, ngủ nghỉ v.v... trói buộc
họ quá nặng trong vòng lẫn quẩn và thúc đẩy họ tạo thêm nhiều tội ác của
nghiệp sanh tử luân hồi trong ba cõi. Họ biết đó là những điều đau khổ
trước mắt, nhưng họ vẫn sa ngã và hành động không chút từ nan.
Thế
mà, bậc Sa Môn là những người đã cắt ái ly gia, thoát khỏi những sự
ràng buộc của thế tình, dứt bỏ ngoài thân năm điều ái dục, an nhiên tự
tại trên con đường giải thoát và giác ngộ. Họ đã thoát khỏi những điều
mà thế nhân không thoát khỏi và họ đã thật hành những hạnh thanh tịnh mà
thế nhân không thể làm. Họ là những bậc đáng cao quý cho chúng ta lễ
bái. Thế nên vua A Dục sẵn sàng đảnh lễ họ bất cứ lúc nào và bất cứ ở
đâu mỗi khi được diện kiến.
Lợi
ích của sự Lễ Bái như đã trình bày ở trước, ngoài công dụng tiêu diệt
dần đần những phiền não trong mỗi con người, còn tăng trưởng Đạo Lực
trong nội Tâm của người tu tập. Mình lạy người khác tức là mình lạy
mình. Mình tôn vinh người khác tức là mình tôn vinh mình. Trường hợp này
cũng như chúng ta học Anh Văn. Chúng ta càng đọc lớn lên chừng nào thì
chúng ta càng mau thuộc chừng đó. Chúng ta càng học nhiều chừng nào thì
chúng ta càng thuộc lòng nhiều và nhớ lâu chừng đó. Chúng ta càng niệm
Phật nhiều chừng nào thì Phật Tâm của chúng ta càng phát triển chừng đó.
Chúng ta càng lạy Phật tụng Kinh thâm hậu chừng nào thì công đức Đạo
Lực trong nội Tâm của chúng ta càng nẩy nở và tăng trưởng chừng đó.
Chúng ta phát ra Đạo Tâm bao nhiêu thì lúc đó chúng ta thâu vô Đạo Lực
bấy nhiêu không bao giờ mất. Những công đức càng bồi dưỡng bao nhiêu thì
càng phát triển bấy nhiêu không chút sai trái.
Kinh
Tăng Nhất A Hàm, quyển 24 có ghi lại những điều lợi ích của sự Lễ Bái.
Kinh nói rằng: cung kính lễ bái đức Như Lai sẽ hưởng được năm phần công
đức như sau:
1. Đoan Chánh:
nghĩa là ngời lễ bái thấy tướng hảo của Phật liền khởi niệm hoan hỷ và
phát tâm ớc mơ mong cầu. Nhờ nhân duyên đó họ qua kiếp sau có thể hưởng
được tướng mạo đoan trang tốt đẹp.
2. Hảo Thinh:
nghĩa là người lễ bái xưng tụng danh hiệu đức Như Lai ba lần. Nhờ nhân
duyên đó họ đời sau có thể được tiếng nói lảnh lót trong trẻo tốt đẹp.
3. Đa Tài Bảo: nghĩa
là người lễ bái thường dâng hoa, đốt đèn v.v... để bố thí cúng dường
các đức Như Lai. Nhờ nhân duyên đó họ đời sau hưởng được nhiều tiền của
vật báu.
4. Sanh Trưởng Giả Gia:
nghĩa là người lễ bái đem tâm không chấp trước, chấp tay quỳ gối, chí
thành lễ Phật. Nhờ nhân duyên đó họ đời sau được sanh vào nhà giàu sang
quí tộc.
5. Sanh Thiện Xứ Thiên Trhượng
nghĩa là nhờ công đức cung kính lễ bái các đức Như Lai, hành giả (người
lễ bái) đời sau sẽ được sanh vào các cõi lành hoặc các cõi trời.
Tóm
lại, Lễ Bái không phải hành động thấp hèn làm mất phẩm cách con người.
Trái lại Lễ Bái chính là một đạo nghĩa của con người tiến bộ và còn là
một đạo lý của Tín Đồ chân chánh. Đối với Tổ Tiên, người Hiếu Hạnh cần
phải lễ bái để tỏ lòng cung kính đối với Thánh Hiền, Tín Đồ chân chánh
cần phải lễ bái để thể hiện đức tính khiêm cung trong sự tu tập đạo lý
giác ngộ. Lễ Bái nhầm giao cảm với bề trên, kết sợi giây tương thân
trong xã hội và tạo nên chất liệu để xóa bỏ mọi dị biệt ngăn cách chia
rẽ trong đoàn thể. Người con Hiếu Hạnh không thể thiếu cung cách Lễ Bái.
Người Tín Đồ trung kiên và đạo đức gương mẫu không thể thiếu nghĩa vụ
với nghi cách Lễ Bái này.