I. VẤN ĐỀ THỜ
Trước
hết là vấn đề Thờ. Thờ nghĩa là thể hiện, tỏ bày sự Tôn Kính của mình
lên các Tiền Nhân, các Thánh Đức mà mình đã dâng trọn niềm tin, như thờ
Phật, thờ Chúa, thờ Tổ Quốc, thờ Tổ Tiên, Ông-Bà v.v... Người con đã có Giòng Họ Tông Môn thì
phải có bàn thờ Tổ Tiên. Con người có giống nòi chủng tộc thì phải có
bàn thờ Tổ Quốc. Tín Đồ có Tín Ngưỡng Tôn Giáo thì phải có bàn thờ đức
Giáo Chủ của mình. Ngược lại, con cái mà không có bàn thờ Tổ Tiên, Ông
Bà là con bất Hiếu. Một công dân mà không có bàn thờ Tổ Quốc là kẻ bất
Trung. Một tín đồ mà không có bàn thờ đức Giáo Chủ của mình là người bất
Tín.
Nhưng
hiện nay có một số người không hiểu bảo rằng Thờ Cúng là hành động mê
tín dị đoan, kém văn minh, thiếu khoa học, bởi vì những hình tượng được
thờ đều bằng xi măng, hoặc bằng giấy và hương đèn đều bằng cây, bằng mạt cưa làm nên v.v... rồi tin tưởng đặt lên thờ và cho là thiêng liêng. Những hành động ấy đã không lợi ích chi, lại còn nhơ bẩn đến nhà cửa và tốn hao tiền bạc.
Lời này mới nghe qua như có lý, nhưng kỳ thực xét cho kỹ thì hoàn toàn sai lầm. Sự sai lầm này được nhận định như sau:
a.
Hình Tượng mặc dù được xây dựng bằng giấy hay bằng xi măng hoặc hương
đèn được làm nên bằng mạt cưa hay bằng gỗ đi chăng nữa, những vật thể ấy
đã trở thành thiêng liêng cao quí, nhất là đã tượng trưng (Symbolizes)
cho dòng họ, Tổ Tiên, Ông Bà, cho Thánh Hiền, cho chư Phật mà mình đã
Tôn Thờ. Cũng như Lá Cờ của một Quốc Gia, mặc dù nó được kết bằng vải
tầm thường không giá trị, nhưng nó đã được tiêu biểu cho Tổ Quốc, cho
Quốc Hồn Quốc Túy của một Dân Tộc mà ngời Công Dân hay Chiến Sĩ đều phải
Tôn Thờ. Một Công Dân hay Chiến Sĩ mỗi khi chào cờ không phải chào
miếng vải ấy, hoặc hy sinh dưới cờ không phải chết cho miếng vải mà ở
đây họ chào và chết vì Tổ Quốc, vì Hồn Thiêng đất nước đã được biểu hiện
qua lá cờ. nước Mỹ ai cũng cho là một nước Văn Minh đứng đầu trên Thế
Giới về phương diện khoa học cơ giới. Thế mà họ vẫn tôn trọng ngày
Hollyvine nh là một Quốc Lễ và đến ngày đó dân chúng cả nước đều được
phép nghỉ để tổ chức lễ theo phong tục của họ. Chúng ta đối với ngày lễ
này cho là hành động mê tín dị đoan, nhưng đối với người Mỹ, ngày lễ này
là một ý nghĩa trọng đại nhất và mỗi năm cần phải đợc tổ chức linh đình
không cho mất gốc. Còn ngày Lễ Tổ Tiên Ông Bà của chúng ta chính là
ngày cao cả không kém của
Giòng Họ Tông Môn, nhưng một số người khinh thường cho việc làm đó là
hành động mê tín dị đoan thiếu Văn Minh tiến bộ rồi cho nó đi vào quên
lãng. Thật là một tội lỗi nặng nề. Mỗi quốc gia đều có nền Văn Hóa riêng
của họ và Văn Hóa đó được họ tìm mọi cách đề cao tuyệt đối tột đỉnh.
Chúng ta cũng có nền Văn Hóa riêng của Dân Tộc ta. Chúng ta cũng phải có
bổn phận phát huy nền Văn Hóa của Tổ Tiên đợc sáng tỏ thêm hơn là đi
bôi bác và chà đạp lên nó để đắc tội với Tiền Nhân.
b.
Chúng ta thờ Tổ Tiên là để tri ân và báo ân các bậc Cha Ông đã dày công
sanh trưởng cuộc đời mình. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo
xã hội và giòng họ. Chúng ta thờ Tổ Quốc là để ghi ân và noi gương các
bậc anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho sự sống
còn của giống nòi. Chúng ta thờ Phật là để quy ngưỡng hướng về các bậc
đã giác ngộ và giải thoát, nhờ các Ngài dẫn dắt chúng ta và chúng sanh
vững vàng đi trên con đường Thánh Thiện. Bàn thờ Ông Bà không được thiết
lập làm biểu tượng thì con cháu không biết nương vào đâu để thể hiện
lòng hiếu thảo đối với Tổ Tiên và bàn thờ Phật không được an vị trang
nghiêm thì đệ tử cũng chẳng biết nương tựa vào nơi nào để bộc lộ lòng
tôn kính đối với bậc Thầy chứng ngộ. Khác nào trên mộ không có đặt vòng
hoa tưởng niệm thì những người còn sống làm sao tỏ bày được lòng tri ân
đến những kẻ đã hy sinh vì đại nghĩa. Con ngời cần phải có điểm tựa để
an tâm, mặc dù điểm tựa đó bằng bất cứ hình thức nào.
Chúng
ta chưa phải là Thánh Nhân thì nghi lễ, cung cách Thờ Cúng và Lễ Bái
rất cần thiết cho việc tu thân, giáo dục gia đình và hướng dẫn con người
làm tròn bổn phận trong xã hội loài người, nhất là con người ở vào thời
đại văn minh. Như vậy Thờ thế nào cho đúng nghĩa?
A. Ý NGHĨA THỜ:
Một
khi thờ nhân vật nào đó, thì nhân vật ấy phải thể hiện được ý sống và
nghĩa sống qua Vật Thể biểu tượng đợc thờ. Một Vật Thể biểu tượng cho
Nhân Vật được tôn thờ phải thể hiện giá trị tinh thần Tâm Ấn Sắc và Sắc
Ấn Tâm. Một Vật Thể biểu tượng tinh thần Tâm Ấn Sắc và Sắc Ấn Tâm sẽ trở
thành Vật Linh, làm môi trường giao cảm giữa người thờ và Nhân Vật được
tôn thờ. Thế nào là Tâm ân Sắc và Sắc ấn Tâm;
a. TÂM ẤN SẮC:
1. Tâm:
tiếng Phạn là Citta nghĩa là Tâm linh của mỗi con người. Tâm linh này
vẫn hiện hữu trong con người khi xa lìa tất cả đối tượng và có khả năng
xét nghiệm tư duy để quyết định mọi việc. Nói một cách khác, Tâm con
người vẫn sinh hoạt suy tư trong khi tất cả đối tượng không còn hiện
hữu. Trước mặt, Tâm là danh từ chung gồm Tâm vương và Tâm Sở, là những
Tâm Pháp quan hệ tương đối với Sắc Pháp. Tâm ở đây tương đương với bốn
Uẩn là Thọ, tưởng, Hành và Thức. Tâm này là chỉ cho Tâm vương một trong
năm Vị (Năm Vị là: Tâm Pháp, Sắc Pháp, Tâm Sở Pháp, Tâm Bất tương Ưng
Hành Pháp, Vô Vi Pháp).
Theo Đại Thừa Duy Thức Tông, Tâm đây chính là Tâm Thức Alaya. Tâm Thức Alaya là thể căn bản có khả năng sanh ra vạn
pháp. Tâm Thức Alaya ngoài việc sanh ra vạn pháp, còn có khả năng sanh
khởi Tâm Ý (Thức Mạt Na) để chấp trì vạn pháp và sanh khởi Tâm Thức Phân
Ly (Ý Thức) để phân biệt vạn pháp. Tâm đây còn có nghĩa là Tinh yếu.
2. Ấn:
là in vào, chứng nhận, tức là tiêu biểu hiển bày cái Đức chỗ chứng đắc
nội Tâm của chư Phật. ấn còn có nghĩa là quyết định. Nhưng Ấn ở đây
nghĩa là dùng Tâm in sâu vào vật nào đó và khiến cho vật đó trở thành
Vật Linh (đồ vật được thể hiện sự linh cảm) biểu hiện được Phật Tâm linh
cảm.
3. Tâm Ấn:
theo Đại Nhật Kinh Sớ quyển 3 và Đại Nhật Kinh Sớ Diễn Áo Sao quyển 2
giải thích rằng: “Tâm Ấn là nơi tự thân thực hiện được tất cả Phật Tâm
tác dụng”, nghĩa là khiến cho tất cả Phật Tâm sinh hoạt. Theo Đại Nhật
Kinh Sớ quyển 5, Mục Bất Động Minh Vương giải thích: “Tâm Ấn là biểu thị
vạn Đức ở trong Tâm”.
Như vậy Tâm Ấn nghĩa là Tâm biểu thị vạn Đức và khiến cho Phật Tâm tác dụng chứng đắc cho Hành giả khải thỉnh.
4. Sắc:
là sắc chất, tức là chỉ cho một vật nào đó hoàn toàn thuộc về vật thể
được dùng làm biểu tượng để tôn thờ, như là Hình Giấy, tượng Cốt, Ấn
Dấu, Pháp Khí, Đồ Hình, lá Bùa, khăn Ấn v.v... đều là Sắc Chất. ẤN: là
in sâu, tức là dùng Tâm in sâu vào vật nào đó và khiến cho nó trở thành
Vật linh (đồ vật được linh cảm).
5. Tâm Ấn Sắc:
nghĩa là Tâm Linh của con người in sâu vào một vật nào và khiến cho vật
đó trở thành có giá trị đợc gọi là Tâm Ấn Sắc. Vật đó được Tâm Linh con
người ấn vào gọi là Vật Thể, vì nó là một Vật Linh. Vật Linh là một Vật
Thể biểu tượng có tánh cách linh cảm đối với con ngời.
Thí dụ: Một em bé đem Tâm ấn vào cái gối
nằm (Pillow) của em thì cái gối nằm đó trở thành vật linh đối với em.
Em quí gối nằm nói trên như quí thân mạng của em. Gối nằm nói trên nếu
như mất đi thì em đòi cha mẹ phải tìm cho được, mặc dù em đã trưởng
thành và cái gối nằm kia đã rách nát. Một lá thơ của bà con ở Việt Nam gởi là một Vật Linh, nguyên vì bà con đã Ấn Tâm vào đó. Một Danh Thiếp (Card) chúc tết là một Vật Linh, nguyên vì người chúc tụng đã Ấn Tâm vào đấy.
b. SẮC ẤN TÂM:
Sắc Ấn Tâm:
nghĩa là một Vật Thể nào được in sâu vào trong Tâm Linh của con người
và hình bóng Vật Thể đó làm khởi điểm trợ duyên cho Tâm Linh con người
tác dụng giao cảm bằng cách nhớ nhung, hồi tưởng, tưởng niệm gọi là Sắc
Ấn Tâm.
Thí dụ: Anh A nhớ quê hương, nhớ Ông Bà
nhà cửa, nhớ bà con thân thuộc, nhớ bạn bè làng xóm, nhớ những hình ảnh
kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ những quá trình kinh nghiệm sống của mình
v.v... Những hình ảnh nhớ nhung nói trên được gọi là Sắc Ấn Tâm.
Cũng
từ tinh thần Tâm Ấn Sắc và Sắc Ấn Tâm vừa trình bày, người có tín
ngưỡng phát tâm thờ Phật hoặc thờ Ông Bà trong nhà thường rước Thầy đến
làm lễ an vị hầu giúp cho bàn thờ Phật hay bàn thờ Ông Bà trở thành Vật
Linh để làm biểu tượng (Symbolizes) cho sự cầu nguyện. Bàn thờ Phật hay
bàn thờ Ông Bà sau khi làm lễ an vị thì đã thể hiện được ý sống và nghĩa
sống giữa chư Phật, chư Bồ Tát cùng với Tín Đồ, cũng như giữa Tổ Tiên
Ông Bà cùng với con cháu. Tâm Linh của chư Phật, chư Bồ Tát liền cảm ứng
với Tâm Linh của Tín Đồ, cũng như Tâm Linh của Tổ Tiên ông Bà liền giao
tình với Tâm Linh của con cháu qua tầng số từ trường (Magnetic-field) ý
sống và nghĩa sống được phát xuất từ Vật Thể biểu tượng nơi bàn thờ qua
sự nguyện cầu.
Trường
hợp này cũng giống như Tấm Thiệp chúc Tết là một Vật Thể biểu tượng ý
sống và nghĩa sống tình cảm của Tâm Linh người chúc tụng với Tâm Linh
người được chúc tụng. Tấm Thiệp chúc Tết sau khi mua về được người chúc
tụng Ấn Tâm vào đấy bằng cách thành tâm viết vài chữ cầu chúc trong đó
hến trở thành Vật Linh, nghĩa là tấm Thiệp chúc tết này đã có chứa đựng ý
sống của người chúc tụng. Người được chúc tụng sau khi tiếp nhận tấm
Thiệp chúc Tết nói trên của bạn gởi, liền phát khởi Tâm Linh giao cảm
nghĩa sống truyền đến người bạn chúc tụng qua từ trường (Magnetic-field)
ý sống của Vật Thể (Tấm Thiệp). Tấm Thiệp chúc Tết trợ duyên này đóng
vai trò vật đới chất (vật dùng làm chỗ nương tựa) cho Tâm Linh của hai
người giao cảm ý sống và nghĩa sống với nhau. Duy Thức Học có dạy: “Dĩ Tâm Duyên Tâm Chân Đới Chất” là ý nghĩa của đoạn văn nói trên. Câu “Dĩ Tâm Duyên Tâm Chân Đới Chất”
nghĩa là đem tâm mình duyên với tâm người qua sự nương tựa nơi Vật Thể
làm khởi điểm giao cảm một cách chân thành. Bàn thờ Ông Bà nếu như không
có để làm chỗ trợ duyên đới chất thì nhất định Tâm Linh của Tổ Tiên
không thể giao cảm với Tâm Linh của con cháu, cũng như Tấm Thiệp chúc
Tết nếu như không có đại diện thì Tâm Linh người chúc tụng không thể
giao cảm đến với ngời được chúc tụng. Bàn thờ Phật cũng thế. Người Tín
Đồ cầu nguyện, nếu không có bàn thờ Phật để làm biểu tượng trợ duyên thì
sự linh thiêng của chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền trong mười
phương khó có thể cảm ứng đến với người cầu nguyện.
Nhưng
ở đây, một cành hoa giấy và một cành hoa sống thì cành hoa giấy chỉ có
giá trị trang trí bàn thờ cho thêm sắc sảo so với một cành hoa sống. Một
cành hoa sống, ngoài nhiệm vụ tô điểm làm đẹp bàn thờ lại còn có giá
trị thể hiện được ý sống và nghĩa sống một cách trọn vẹn so với bông hoa
giấy. Nguyên vì cành hoa tươi tự nó có từ trường (Magnetic-field) sức
sống tỏa ra, trong lúc đó cành hoa giấy chỉ là một loại hoa chết. Một
đôi đèn nến có giá trị hơn đôi đèn điện. Đôi đến nến, ngoài sự tiêu biểu
cho ánh sáng, còn nói lên được ý sống và nghĩa sống của một Vật Thể. Đôi đèn nến biểu tượng được ý sống và nghĩa sống
của một Vật Thể qua sự biến thuyên liên tục không ngừng. Nhờ sự biến
thuyên liên tục không ngừng mà Vật Thể mới sống còn tồn tại. Nhưng cũng
vì sự biến thuyên liên tục không ngừng này mà Vật Thể nói trên phải chết
đi để chuyển sang một Vật Thể khác qua ý sống và nghĩa sống của nó kết
hợp nối liền. Một Vật Thể nếu như không có ý sống và nghĩa sống tức là
Vật Thể đó đã chết. Dòng nước chảy là dòng nước sống và dòng nước không
chảy chính là dòng nước đã chết. Dòng nước đã chết thì không thể hiện
được ý sống và nghĩa sống của dòng nước.
Như vậy trên bàn thờ, chúng ta không thể không đốt hương, đốt đèn, cắm hoa tươi v.v... là những Vật Thể biểu tượng được ý sống
và nghĩa sống, làm tăng thêm sự uy nghiêm, tôn kính, linh động đối với
chư Phật, chư Tổ, Thánh Hiền hoặc đối với Tổ Tiên Ông Bà qua sự linh ứng
biểu trưng này. Trên bàn thờ, những Hình tượng, những nén hương, những
đôi nến, những cành hoa tươi v.v... đều là những gạch nối giao cảm quan trọng giữa Tâm Linh của Ôg Bà Tổ Tiên, của chư Phật mười phương cùng với Tâm Linh của Môn Đồ Đệ Tử và của con cháu họ hàng. Nh vậy, Thờ thế nào cho phải cách?
B. CÁCH THỜ:
Thờ
Tổ Tiên là tiêu biểu đức nhẫn nại của Ông Cha đã dày công bồi đắp cho
giòng họ, cho Tông Môn một sự nghiệp tinh thần, một ý sống của con người
hầu giúp con cháu đủ sức vươn lên trong xã hội và bắt chước đức tính đó
để tiếp nối xây dựng thế hệ mai sau ngày càng thêm vinh hiển.
Thờ
Tổ Quốc là tiêu biểu gương cao quý của các bậc Tiền Nhân đã hy sinh
xương máu để tài bồi Giang Sơn Cẩm Tú của chúng ta trường tồn và noi
theo gương sáng đó để bảo vệ giống nòi, phồn vinh đất nước và xây dựng
một cuộc sống thanh bình an lạc thật sự cho Dân Tộc, dĩ nhiên trong đó
có con cháu của mình.
Thờ
Phật là tiêu biểu cho Trí Tuệ Giác Ngộ, cho Đức Hạnh Từ Bi, cho ý chí
Dũng Mãnh của chư Phật mà chúng ta nương theo những gương cao quý này để
đào luyện cho mình đầy đủ sáng suốt, đầy đủ tình thương và đầy đủ nghị
lực giống như các đức Như Lai, ngõ hầu đả thông trước mọi vấn đề mê ngộ,
chân giả, để khỏi bị lầm lạc và nhận thức được chân giá trị của cuộc
đời, giải thoát mọi khổ đau sanh tử luân hồi. Đó là chân nghĩa của cách
thờ tự mà chúng ta đã và đang theo đuổi thực hiện.
C. CHỗ THỜ:
Theo quan niệm Tiền Nhân, con người phải có xương sống mới đứng vững, cây
cỏ phải có gốc rễ mới tồn tại thì cái nhà phải có cột chính, thường gọi
là cột Cái mới hình thành. Cột chính bao giờ cũng ở giữa gọi là “Trung”
để gánh vác hai mái nhà và cột hai bên gọi là cột Con, cũng gọi là cột
Biên chỉ đóng vai trò phụ đỡ hai mái nhà yên đứng. Đây là nói về phương
diện hình thức tổ chức. Còn về phương diện tiêu biểu, cột chính gọi là
cột Trụ của cái nhà, cũng như Tổ Tiên Ông Bà cha mẹ là cột Trụ của gia
đình giòng họ, có nhiệm vụ gánh vác cả sự nghiệp của Tiền Nhân và bảo
tồn sự sống còn của con cháu từ khi sanh ra cho đến khi thành nhân. Thế
nên người xưa, trong ba căn nhà, họ chọn căn giữa là căn Chính của cái
nhà để thờ Tổ Tiên Ông Bà. Lớn hơn nữa, mỗi giòng họ như họ Trần, họ
Nguyễn, họ Lê v.v... phải có nhà thờ Họ, được thiết lập riêng trong làng
Họ của mình để cùng nhau thờ tự. Giả sử một gia đình nghèo khó đến mấy
đi chăng nữa, dù chỉ có túp lều tranh, họ cũng chọn chỗ nào chính giữa
của túp lều ấy để trang trí bàn thờ Tổ Tiên.
Ngày
nay theo quan niệm Tây phương, họ cho chỗ chính của cái nhà là phòng
khách, vì họ không chủ trương thờ Ông Bà. Họ sống theo chủ nghĩa cá
nhân, chỉ biết lấy mình mà thôi, ngoài ra không cần thiết đến ai cả,
nhất là những người thân thuộc về quá khứ, cho đến tông môn của họ cũng thế.
Chúng ta là người Á Châu, ý thức được huyết
thống giống nòi, nhận chân được sự liên quan chặt chẽ hệ thống Tâm Linh
trong quá trình chuyển hóa luân lưu, nhất định phải có bàn thờ Ông Bà
trong nhà để làm điểm tựa tinh thần, mặc dù bàn thờ đó lớn hay nhỏ tùy
theo hoàn cảnh của mỗi người. Ở nước ngoài, khi nhu cầu đời sống còn
thiếu thốn, chúng ta khó chọn chỗ thờ tự đúng theo ý mình muốn. Đạo Phật
chú trọng tinh thần hơn hình thức. Chúng ta thờ tự như thế nào cũng
được miễn sao chỗ thờ đó thể hiện được lòng thành của mình đối với các
Đấng Thiêng Liêng và những Bậc trên trước.
D. GIÁ TRỊ NƠI THỜ:
Chúng
ta thờ tự đức Phật hay Tổ Tiên Ông Bà bằng cách nào đi chăng nữa cũng
phải nói lên được giá trị thiêng liêng nơi thờ. Theo Phật Giáo chúng ta
có thể đặt bàn thờ bất cứ nơi nào trong nhà, nhưng với điều kiện vị trí
chỗ thờ phải được thanh tịnh và bàn thờ phải được thiết trí trang
nghiêm, có thể gợi lên cho con cháu một ấn tượng Tôn Kính mỗi khi chiêm
ngưỡng. Chúng ta đừng quan niệm rằng, bàn thờ như kệ đựng sách, như bàn
đựng rượu v.v... bỏ lên trên đó đủ thứ tạp nhạp để phải đắc tội với các
bậc Thiêng Liêng. Chúng ta có một bàn thờ rất sang trọng lộng lẫy, nhưng
cứ để hương tàn khói lạnh thì càng thêm có tội với Người Trên. Chi bằng
chúng ta chỉ có một bàn thờ đơn giản, nhưng được thiết trí trang nghiêm
thanh tịnh và được con cháu tới lui thăm viếng mỗi ngày cũng đủ nói lên
bổn phận làm người và giá trị nơi thờ. Chúng ta hằng ngày phải có nhiệm
vụ chăm sóc bàn thờ cũng như chăm sóc phòng khách, và coi trọng bàn thờ
như trọng bản thân, đừng tỏ thái độ khinh thường nơi thờ tự và mỗi khi
chiêm bái.
Để
xác định một lần nữa, thờ tự không phải là một hành động mê tín dị đoan
mà là Truyền Thống Văn Hóa và Tín Ngưỡng của Dân Tộc, chúng ta không
thể quên được sự nghiệp của nguồn gốc Văn Hóa Đông Phương. Đó chính là
một trong những biểu tượng văn minh của người Á Đông mà các nước Tây
phương khó có thể tìm được giá trị Tâm Linh ấy trong cuộc sống xã hội
con người.
Người
Phật Tử chúng ta đã hiểu được ý nghĩa, giá trị và phương cách thờ tự
theo quan niệm Phật Giáo, hãy cố gắng giữ gìn Truyền Thống và thực hiện
cho kỳ được việc Thờ Tự tại gia cho chu đáo, vừa lợi ích cho mình trong
việc tu tạo bản thân, cải thiện hoàn cảnh và giáo dục con em sau này trờ
nên Thiện Mỹ để xứng đáng là người Phật Tử trong hoàn cảnh hiện tại
giữa thời đại hiện kim này.