HƯỚNG DẪN
HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT
(Ấn Bản Mới 2011)
Nguyên tác: Chan Khoon San
Biên dịch: Lê Kim Kha
Nhà xuất bản: Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh 2011
Phần V
Tổ Chức Một Cuộc
Hành Hương Đến Ấn Độ
Nội Dung:
1. Hành Trình Đi
Đến Những Thánh Địa Của Ấn Độ
2. Thực Hiện Bố Thí
Hay Cúng Dường Tăng Ni
- Thông Tin &
Những Lời Khuyên Khi Đi Lại Ở Ấn Độ
- Khoảng Cách Giữa Những Nơi Thánh Địa
- Những Đoàn Hành Hương Từ Năm 1991-2011
- Thư Mục Những Sách & Tài Liệu Tham
Khảo
7. Về Người Dịch
8. Hình Ảnh Bốn Nhà Tiên Phong Trong Cuộc
Phục Hưng Phật Giáo ở ẤnĐộ
9. Bản Đồ cuộc hành trình Tây Du của Huyền Trang
10. Bản Đồ Chỉ Vị Trí Địa Lý Của Những
Nơi Hành Hương ở Ấn Độ
11. Hình Ảnh Các Phật Tích, Di Tích
1. Hành Trình Đi Đến Những
Nơi Thánh Địa ở Ấn Độ
1.1 Thời Gian Tối Thiểu
Của Một Chuyến Hành Hương
Khi hoạch định
một chuyến hành hương, một điều thành thật muốn khuyên tất cả chúng ta là không
nên đưa những chương trình phụ từ ban đầu hay thay đổi cuộc hành hương, ví dụ
ghé qua một hay những nước khác. Bởi vì nếu làm như vậy, sẽ làm chúng ta xao
lãng mục đích cao cả và quan trọng của cuộc hành hương. Ngay cả khi chúng ta
thường nảy sinh ra ý muốn sẵn dịp đi thăm viếng những xứ Phật giáo gần Ấn Độ
như Sri Lanka, Miến Điện, chúng ta nên bỏ thêm thời gian chứ không nên gấp rút
hay cắt xén bớt thời gian của cuộc hành hương những thánh địa ở Ấn Độ. Vì nếu
tổng thời gian của cuộc hành hương ở Ấn Độ bị rút ngắn lại, chúng ta sẽ phải
hấp tấp, vội vã từ nơi này đến nơi khác và sẽ trở nên mệt mõi và kết cuộc là cảm
thấy không thoải mái, không mãn nguyện, điều đó hoàn toàn ngược lại với ý
nguyện hành hương ban đầu. Để thăm viếng được Tám Thánh Địa Quan Trọng và những
thánh tích ở những nơi đó theo một nhịp điệu vừa phải và đem lại sự hoan hỷ và
hạnh phúc, chúng ta cần ít nhất 15 ngày
hay 2 tuần để thực hiện một chuyến
đi mãn nguyện.
1.2 Những Hành Trình Bằng
Xe Buýt Có Máy Lạnh
Tất cả những nơi
thánh địa hay ‘miền’ Phật giáo được miêu tả trong quyển sách này đều nằm ở
những bang miền Bắc Ấn Độ như Uttar Pradesh và Bihar, ngoại trừ Lumbini là
thuộc nước Nepal. Vào thời Cổ đại, khu vực này được gọi là Miền Trung Nam của
đất nước (Majjhima Desa), nhưng ngày nay được gọi là chu vi hay Miền
Phật Giáo, thể hiện bằng đường cong bao bọc được kết nối những vị trí
của những thánh địa lại với nhau. (Xem
bản đồ vị trí địa lý các Thánh Địa Phật giáo Ấn Độ). Đa số những đền, tháp,
thánh tích Phật giáo đều nằm ở những nơi xa xôi, thậm chí hẻo lánh, và ở đó,
dịch vụ taxi hay giao thông công cộng rất nghèo nàn, rất khó khăn để đi đến
những thánh tích, nên chúng ta phải đi thành một đoàn hay nhóm thuê nguyên một
chiếc xe khách. Sức chứa thông thường của một chiếc xe buýt khoảng 35 người.
Nhưng xin gợi ý là chúng ta nên đi theo nhóm 25 người cho mỗi xe buýt, để tránh
sự chen lấn, chật chội và không thoải mái. Sau này, những nhà vận chuyển Ấn Độ
cũng đưa vào những xe buýt 45 chỗ, nên có thể đi nhóm 30 người hay hơn trên
loại xe này cũng thoải mái. Đối với những nhóm hành hương ít người hơn, thì có
thể thuê một chiếc xe khách loại 18 chỗ ngồi.
Tất cả những xe buýt đều có gắn máy lạnh, tuy nhiên những máy lạnh rẻ
tiền không có điều khiển hay điều chỉnh, cho nên trong xe có thể là rất lạnh. Vì thế, chúng ta nên mang theo áo khoác
hay áo choàng để giữ ấm. Điều thứ hai là những ghế ngồi thường rất bị sốc và
khó chịu vì đường xá rất xấu. Vì vậy, tốt nhất là nên bỏ trống hai hàng ghế sau
cùng và dành để để hành lý lên đó.
(Cẩn thận: Mọi người nên đi vào ban ngày
vì lý do an toàn, bởi vì đường xá thường rất hẹp và không có đèn đường. Trong
trường hợp xe bị hư máy móc, thì cũng dễ dàng sửa chữa hay cứu hộ vào ban ngày.)
Đối với những
người hành hương lần đầu, đi hành hương theo nhóm, theo đoàn là cách tốt nhất
để dễ đến Tám Thánh Địa vì nhiều lý do khác nhau. Lý do thứ nhất là sự thuận tiện, bởi vì đi theo đoàn thì
mọi hành trình và sắp xếp đã được hoạch định bởi những người đã có kinh nghiệm
hành hương - (xem thêm (*) trong mục 2. bên dưới). Thứ hai, đi theo đoàn, nhóm sẽ an toàn hơn, đặc biệt là những phụ nữ hành
hương. Cuối cùng, có lẽ cũng là lý do quan trọng nhất, là có thêm tinh thần của những người bạn Phật tử đồng hành giữa những
người hành hương với nhau cùng chung một mục đích cao đẹp, đặc biệt là có sự đi
cùng của một hay các Tăng Ni, là những người thầy tâm linh, làm cho chuyến đi
trở nên an lạc, dễ chịu và đầy ý nghĩa hơn. Chỉ có một bất lợi nhỏ trong việc
đi hành hương theo đoàn là lịch trình khó uyển chuyển hay thay đổi theo ý của mình
được.
Nếu đoàn hành
hương có một sư thầy đi cùng, đặc biệt là những thầy theo Thiền Tông hay Phật
giáo nguyên thủy, chúng ta nên nhớ mang theo bữa ăn trưa khi rời khỏi khách sạn
vào buổi sáng, để cho vị sư có thể thọ
thực trước giờ Ngọ khi xe đang chạy trên đường. Thứ hai, để tiết kiệm thời gian
đi đường, những thành viên trong đoàn cũng nên dùng bữa trưa cùng lúc với nhà
sư. Nên cố gắng tránh việc ghé lại dùng bữa trưa ở khách sạn hay quán xá, vì
phải chờ đợi người ta nấu nướng thức ăn theo thực đơn, và vì vậy sẽ mất rất
nhiều thời gian quý báu trong ngày.
1.3 Thời Gian Tốt Nhất Để
Đi Hành Hương Đến Ấn Độ
Ấn Độ có 3 mùa:
Mùa lạnh (mùa Đông), mùa nóng và mùa mưa. Thời gian tốt nhất để hành hương đến
miền bắc Ấn Độ là mùa lạnh, từ tháng
Mười Một đến tháng Hai, khi thời tiết đã khô ráo, mát mẻ và dễ chịu. Từ
tháng Ba đến tháng Sáu, thời tiết nóng và bụi bặm, trong khi từ tháng Bảy đến
tháng Mười là mùa mưa. Vào cuối tháng Mười, thời tiết bắt đầu khô ráo và mát mẻ,
cây cỏ bắt đầu mọc xanh tươi khắp những vùng quê và việc đi lại ở miền Bắc Ấn
Độ cũng dễ dàng hơn, vì sau những cơn mưa, đường xá và cảnh vật trở nên sạch sẽ
hơn.
2. Thực
Hiện Việc Bố Thí (Dana) & Cúng Dường Tăng Ni
Gần đến ngày xuất
phát, người hành hương tự nhiên cảm thấy một niềm hân hoan và phấn khởi trong
tâm về sự việc sắp diễn ra của một chuyến đi thật sự về vùng đất của Đức Phật
và những vị A-la-hán đã từng sống và truyền dạy giáo pháp cách đây hơn 2.500
năm. Đối với những Phật tử có điều kiện và rộng lòng, họ sẽ rủ nhau cùng đi mua
những đồ dùng, vật dụng, những thứ cần thiết để mang theo và đến cúng dường cho
các Tăng Ni ở trong các chùa, tu viện xung quanh những thánh địa.
Nhiều Tăng Ni,
đặc biệt là rất nhiều Tăng đến từ Sri
Lanka (Tích Lan) và Myanmar
(Miến Điện) đã dành phần lớn của cuộc đời mình ở những thánh địa ở Ấn Độ. Họ đã
nguyện một lòng phụng sự việc chăm sóc, trông coi những thánh tích thiêng
liêng, luôn luôn làm sống lại Đại Lễ Phật Đản Vaisakha Purnima (Wesak)
và họ đã nổ lực giáo dục những cư dân địa phương về đạo Phật, vốn đã được sinh
ra tại miền Phật giáo này và đã biến mất hơn 600 năm qua, kể từ thế kỷ 13. Sự
có mặt của những nhà sư Phật giáo ở đây đã làm cho những nơi hành hương trở
thành những thánh địa Phật giáo “sống”, và chúng ta có thể thỉnh cầu lời khuyên
hay những giải đáp về những thánh địa từ những nhà sư này. Bằng việc cúng
dường, bố thí (dana) cho các Tỳ Kheo, chúng ta tỏ lòng biết ơn và sự tôn
kính của mình đối với Tăng Đoàn (Sangha),
vì các vị Thầy đã kiên trung chăm sóc, bảo vệ những thánh tích, để cho thế hệ mai
sau còn biết đến Phật giáo và sẽ đến đây và “chiêm bái với lòng thành kính”,
theo đúng như lời dạy của Đức Phật.
Đối với những
người hành hương đi theo đoàn, nhóm (*) thì cũng có lợi về khối lượng hành lý
của mỗi người, vì có thể làm thủ tục (check-in) theo nhóm tại sân bay và thông
thường tổng khối lượng hành lý không vượt quá tổng khối lượng cho phép trên
tổng số lượng người của nhóm. Ví dụ những người hành hương đã mua nhiều đồ đạc,
thực phẩm…để cúng dường cho Tăng Ni, nên hành lý có thể vượt quá khối lượng quy
định cho mỗi cá nhân. Nhưng nếu làm thủ tục cho cả đoàn thì không sao, vì cũng
có những người mang ít hành lý như những sư thầy cùng đi theo. Điều này tạo cơ
hội cho nhiều Phật tử có thể mang theo nhiều sách vở và những thứ cần thiết
khác mà khó có thể mua được ở Ấn Độ và cúng dường cho Tăng Ni.
Tiền mặt nếu có
đem theo có thể đổi qua tiền rupees của Ấn Độ và khi cúng dường có thể trao cho
thị giả hay người phụ giúp (kappiyas)
của các sư hoặc có thể bỏ vào những thùng đựng tiền bố thí ở những tu viện,
chùa ở những nơi hành hương. Như vậy, đồng tiền có thể được dùng vào những chi
phí bảo dưỡng tu viện, chùa, tháp và những điều kiện sống khác của các sư thầy,
Tỳ kheo.
3. Thông
tin và Những Lời Khuyên Khi Đi Lại ở Ấn Độ
3.1 Thị Thực (Visas) Nhập
Cảnh
Những người hành
hương dự định hành hương đến Miền Phật Giáo ở Ấn Độ bằng máy bay phải bảo đảm
có thị thực nhiều lần (multiple entry
visa) để vào Ấn Độ. Cần phải có visa hai lần để được nhập cảnh trở lại Ấn
Độ sau khi thăm viếng Lumbini thuộc nước
Nepal.
Chúng ta có thể
xin visa vào Ấn Độ và cả Nepal
ở tại Việt Nam, nhưng cũng
có thể xin visa tại phi trường hoặc cửa khẩu của Ấn Độ hoặc Nepal.
3.2 Bảo Hiểm & Chi Phí
- Những người hành hương nên mua bảo hiểm về mất mát, bệnh
tật, tai nạn cho suốt cuộc hành trình hay đến phút chót vì bệnh tật hay chuyền
khẩn cấp phải hủy bỏ chuyến đi.
- Những người hành hương luôn đề phòng và cẩn thận bảo vệ
hành lý và tư trang của mình. Khi đi hành hương, không nên đeo vàng bạc, đồng
hồ mắc tiền hay những tư trang có giá trị khác.
- Luôn luôn giữ kỹ tiền bạc và Hộ Chiếu (Passport) của mình mọi lúc, mọi nơi. Mất Hộ Chiếu sẽ rất phiền
phức cho mọi hoạt động hành hương của người đó.
- Cần đem theo tối
thiểu bao nhiêu tiền?
Bởi vì mọi chi phí của chuyến đi như chi phí đi lại,
ăn, ở, thuế sân bay, phí visa …thông thường đã được thanh toán cho công ty lữ
hành trước khi xuất phát, cho nên mọi người không phải đem theo nhiều tiền bạc.
Có thể đem theo một ít tiền để tiêu xài lặt vặt, như mua đồ lưu niệm và tiền từ
thiện, bố thí cho các chùa.
3.3 Giữ Gìn Sức Khỏe
- Để tránh đau bệnh, mọi người luôn luôn uống nước đã nấu
chín hoặc nước đóng chai, nước khoáng, và không nên ăn những thức ăn sống, ngay
cả không nên uống nước đá, bởi vì nước đá ở đó được làm từ nước vòi, nước sinh
hoạt. Luôn yêu cầu công ty lữ hành phải thu xếp cho mỗi người ít nhất một chai
nước đóng chai mỗi ngày.
- Tiêm ngừa bệnh
dịch tả (Cholera):
Những ai muốn tiêm ngừa bệnh dịch tả nên tiêm ngừa
khoảng 2-3 tuần trước chuyến đi để tránh bị sốt có thể phát sinh nếu bị dịch
trong chuyến đi.
Nên mang theo một Túi Sơ Cứu bao gồm những loại thuốc
thông thường để trị đứt tay chân, trặc tay, chân, xương, tiêu chảy, cảm sốt,
ngộ độc thức ăn, các loại dầu để thoa khi muỗi, kiến cắn, Panadol giảm sốt….
Hoặc có thể mua chung một số lớn những vật dụng, thuốc men và chi phí được chia
đều bởi mỗi thành viên trong đoàn.
3.4 Những Thứ Cần Mang Theo
Quan trọng: Trước khi lên máy bay, nên kiểm tra để
chắc chắn không mang theo những vật dụng như dao, kéo nhọn trong hành lý xách tay,
để tránh bị an ninh sân bay không cho đi qua và sẽ ảnh hưởng toàn bộ việc đi
của cả đoàn và của chính mình.
Những vật dụng
sau đây cần được mang theo:
- Đèn Pin trong nhiều trường hợp khách sạn bị cúp điện.
- Quần áo loại rộng rãi, nhẹ nhàng để đi lại ban ngày, vì
ban ngày trời nắng ấm hay nóng như ở Sài Gòn. Tuy nhiên nên đem theo một khăn
choàng hay áo khoác khi ngồi lên xe buýt, vì nhiều khi máy lạnh rất lạnh mà
không có nút điều chỉnh như đã nói ở trên.
- Đối với giày, nên mang theo loại giày đi bộ hay giày chạy
bộ và tất vớ.
- Dù, loại dù xếp, gấp lại được để dễ dàng cầm theo tay khi
đi chiêm bái lúc trời mưa hay quá nắng.
- Những vật dụng như khăn giấy, giấy vệ sinh, xà bông gội
đầu, xà bông giặt… nên được mang theo để sử dụng.
- Những đồ ăn khô,
như bánh quy, bánh ngọt, cà phê hoặc trà, mì ăn liền… cần được mang theo.
- Nên mang theo những loại thuốc vitamin tổng hợp để uống hàng
ngày để bảo vệ sức khỏe.
3.5 Bố Thí, Giúp Đỡ Từ Thiện
Việc ăn xin có
thể là một nghề của một số người ở Ấn Độ, thậm chí trẻ em trong làng cũng rất
thích việc xin tiền khách ngay khi gặp khách hành hương. Khi chúng ta cho một
người, có thể họ sẽ đến bao quanh rất đông để xin thêm, rất ồn ào và có thể gây
khó chịu cho một số người trong đoàn hay có thể sẽ làm mất đi nhiều thời gian của
cả đoàn. Nếu không đủ thời gian (và lòng kiên nhẫn, từ bi!) để bố thí hay làm
từ thiện cho những người nghèo khó, cách tốt nhất là chúng ta nên mang cho tiền
mặt hoặc vật dụng đến các tu viện, chùa để từ đó họ có thể phân phát lại một
cách công bằng. Chúng ta có thể mua mang theo bánh kẹo, viết, sách vỡ, quần áo
mới cũ… để mang đến tặng cho những chi nhánh của Hội Đại Bồ Đề ở Sarnath và
Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), nơi đó Hội lo việc dạy học miễn phí cho những trẻ
em nghèo trong vùng.
4. Khoảng Cách Đi Đường
Giữa Những Nơi Hành Hương
Từ Đến Khoảng
cách (Km)
Delhi Agra 200
Agra Lucknow 363
Agra Sankasia 170
Sankasia Kanpur 220
Kanpur Lucknow 88
Lucknow Sravasti 175
Sravasti Kushinagar 250
Sravasti Lumbini 210
Sravasti Balrampur 15
Balrampur India Border 200
India Border Bhairawa 5
Bhairawa Lumbini 25
Bhairawa Ramagama 30
Lumbini Kapilavastu 27
Lumbini Gorakhpur 125
Lumbini Kushinagar 180
Gorakhpur Kushinagar 56
Kushinagar Sarnath 250
Kushinagar Vaishali 280
Kushinagar Patna 350
Sarnath Bodhgaya 250
Bodhgaya Rajgir 80
Rajgir Nalanda 12
Patna Nalanda 90
Patna Bodhgaya 125
Patna Vaishali 70
Bodhgaya Calcutta 490
Bodhgaya Varanasi 275
Varanasi Sarnath 12
Varanasi Allahabad 130
Allahabad Kaushambi 54
Ghi chú: Tất cả những khoảng cách đều là
‘gần đúng’.
5. Bản Đồ Chỉ Dẫn Vị Trí Địa Lý Của Những Nơi Thánh Địa
▪ Xem Hình:“Bản Đồ Thánh Địa” sau
sách.
Trong 20 năm qua,
kể từ năm 1991-2011, tác giả đã tổ chức nhiều đoàn hành hương đến Ấn Độ cho
những Phật tử ở Thung Lũng Klang, Malaysia. Nhiều Phật tử đã thực hiện được một
hay những chuyến đi được mong ước của một đời người và họ luôn luôn còn
giữ mãi những cảm giác và niềm hạnh phúc trong các chuyến hành hương của lòng
tin và lòng kính đạo. Sự có mặt của những Tăng Ni trong đoàn như những vị thầy
tâm linh, cũng đã tạo nên những chuyến đi hạnh phúc và khó quên được trong lòng
của nhiều Phật tử. Nhiều Phật tử, như tác giả, cũng đã liên tục lại lên đường
hành hương vào mỗi năm.
Sau đây là lịch
trình của những chuyến hành hương tiêu biểu đã được thực hiện. Mục đích tác giả đưa vào quyển sách này để
cho nhiều đoàn hành hương khác nhau thấy được rất nhiều lịch trình hành hương khác nhau, có thể sắp xếp cuộc hành trình
từ nhiều nơi xuất phát và nơi đến đầu tiên và cuối cùng khác nhau có thể được
tổ chức để cho thuận lợi với mỗi đoàn hành hương thuộc nhiều quốc gia, thuộc
những đường hàng không thuận tiện khác nhau.
Ví dụ, nếu từ Tp.HCM,
có chuyến bay thẳng Hàng không Ấn Độ, thì chúng ta sẽ thu xếp chuyến bay thẳng
qua Ấn Độ, đến sân bay nào đó thuộc một thành phố, địa danh nào đó, và tự do
sắp xếp chuyến hành hương theo một lịch trình nào đó bên dưới mà tác giả đã đưa
ra. Hoặc nếu không có chuyến bay thẳng, chúng ta có thể thu xếp chuyến bay qua
Bangkok hoặc Singapore hoặc Kuala Lumpur…để bay đến Ấn Độ hoặc Sri Lanka hoặc
Nepal, tùy theo chương trình của mỗi đoàn, nhóm hành hương.
Những lịch trình
hành hương được thực hiện dưới đây đã được xắp xếp, tính toán và rút kinh
nghiệm trong nhiều năm, nhằm giúp cho các đoàn hành hương chọn cho mình
một chuyến hành hương hiệu quả nhất, tiết kiệm thời gian nhất và đầy đủ nhất.
(Ở đây, tác giả
cũng đưa tất cả những tên của các Phật tử, Tăng, Ni ở Malaysia và Myanmar đã
cùng hành hương trong 20 năm qua, để tôn vinh sự nổ lực và công sức họ đã dành
để thực hiện những cuộc hành hương. Nhưng trong khuôn khổ của bản dịch tiếng
Việt này, người dịch tạm thời không đưa vào – ND).
6.1. Chuyến
hành hương 11 Ngày Nepal/Ấn Độ: 15-25/11, 1991 (22 người)
Ngày 1:
KL/Bangkok/Kathmandu (by TG flight)
Qua đêm Kathmandu
Ngày 2:
Kathmandu/Lumbini (by coach)
Qua đêm Bhairawa
Ngày 3:
Lumbini/Sravasti (by coach)
Qua đêm Balrampur
Ngày 4:
Sravasti/Kushinagar (by coach)
Qua đêm Kushinagar
Ngày 5:
Kushinagar/Patna (by coach)
Qua đêm Patna
Ngày 6:
Patna/Nalanda/Rajgir/Bodhgaya (coach)
Qua đêm Bodhgaya
Ngày 7: Whole day
in Bodhgaya (by coach)
Qua đêm Bodhgaya
Ngày 8:
Bodhgaya/Varanasi (by coach)
Qua đêm Varanasi
Ngày 9:
Varanasi/Sarnath/Kathmandu (flight)
Qua đêm Kathmandu
Ngày 10: Whole
day in Kathmandu
Qua đêm Kathmandu
Ngày11:
Kathmandu/Bangkok/KL (by TG flight)
Quay về
6.2. Chuyến hành hương 15 ngày Sri Lanka/Ấn Độ: 21/11-5/12, 1997 (36
người)
Ngày 1:
KL/Colombo (by Air Lanka flight)
Qua đêm Colombo
Ngày 2:
Colombo/Dambulla/Habarana (coach)
Qua đêm Habarana
Ngày 3:
Habarana/Mihintala/Anuradhapura (coach)
Qua đêm Habarana
Ngày 4:
Habarana/Sigiriya/Habarana (coach)
Qua đêm Habarana
Ngày 5:
Sigiriya/Kandy (coach)
Qua đêm Kandy
Ngày 6:
Kandy/Colombo/Delhi (by flight)
Qua đêm on plane
Ngày 7:
Delhi/Lucknow/Sravasti (coach)
Qua đêm Balrampur
Ngày 8:
Balrampur/Lumbini/Gorakhpur (coach)
Qua đêm Gorakhpur
Ngày 9:
Gorakhpur/Kushinagar/Patna (coach)
Qua đêm Patna
Ngày 10:
Patna/Nalanda/Rajgir/Bodhgaya (coach)
Qua đêm Gaya
Ngày 11: Whole
day in Bodhgaya
Qua đêm Gaya
Ngày 12:
Bodhgaya/Varanasi/Sarnath
Qua đêm Varanasi
Ngày 13:
Varanasi/Agra (flight), Agra/Delhi (train)
Night flight by
Air Lanka to Colombo
Qua đêm trên máy
bay
Ngày 14: Whole
day in Colombo
Qua đêm Colombo
Ngày 15:
Colombo/KL
Quay về
6.3. Chuyến hành hương Ấn Độ 12 Ngày: 31/10-11/11, 1999 (22 người)
Ngày 1: KL/Delhi
(by MAS flight)
Qua đêm Agra
Ngày 2: Agra/Sankasia/Lucknow (coach)
Qua đêm Lucknow
Ngày 3: Lucknow/Sravasti
(coach)
Qua đêm Balrampur
Ngày 4:
Balrampur/Tilaurakot (coach)
Qua đêm Bhairawa
Ngày 5: Lumbini/Kushinagar
(coach)
Qua đêm Gorakhpur
Ngày 6:
Gorakhpur/Sarnath/Varanasi (coach)
Qua đêm Varanasi
Ngày 7:
Varanasi/Bodhgaya (coach)
Qua đêm Bodhgaya
Ngày 8: Whole day
in Bodhgaya (coach)
Qua đêm Bodhgaya
Ngày 9:
Bodhgaya/Rajgir/Nalanda/Patna (coach)
Qua đêm Patna
Ngày 10:
Patna/Vaishali/Patna (coach)
Qua đêm Patna
Ngày 11:
Patna/Delhi (local flight) Whole day in Delhi.
Night flight by MAS to KL
Qua đêm trên máy
bay
Ngày12: Arrive
KLIA
Quay về
6.4. Chuyến hành hương 12 Ngày ấn Độ: 27/10-7/11, 2001 (12 người)
Ngày 1:
KL/Singapore/Delhi (by SIA flight)
Qua đêm Delhi
Ngày 2:
DelhiSankasia/Kanpur (coach)
Qua đêm Kanpur
Ngày 3:
Kanpur/Sravasti (coach)
Qua đêm Balrampur
Ngày 4:
Balrampur/Tilaurakot (coach)
Qua đêm Bhairawa
Ngày 5:
Lumbini/Kushinagar (coach)
Qua đêm
Kushinagar
Ngày 6:
Kushinagar/Sarnath/Varanasi (coach)
Qua đêm Varanasi
Ngày 7:
Varanasi/Bodhgaya (coach)
Qua đêm Bodhgaya
Ngày 8: Whole day
in Bodhgaya (coach)
Qua đêm Bodhgaya
Ngày 9:
Bodhgaya/Rajgir/Nalanda/Patna (coach)
Qua đêm Patna
Ngày 10:
Patna/Vaishali/Patna (coach)
Qua đêm Patna
Ngày 11: Patna/Kolkata
(overnight train) Whole day in Kolkata.
Night flight by
SIA to Singapore
Qua đêm trên máy
bay
Ngày 12:
Singapore/KLIA
Quay về
6.5. Chuyến hành hương 14 ngày ấn Độ: 8-21/11, 2002 (23 người)
Ngày 1: KL//Delhi
(by MH190)
Qua đêm Delhi
Ngày 2:
Delhi/Agra (Shatabdi)/Sankasia/Lucknow (coach)
Qua
đêm Lucknow
Ngày 3:
Lucknow/Sravasti/Balrampur (coach)
Qua
đêm Balrampur
Ngày 4:
Balrampur/Tilaurakot/Bhairawa (coach)
Qua đêm
Bhairawa
Ngày 5: Bhairawa/Lumbini/Kushinagar (coach)
Qua
đêmKushinagar
Ngày 6:
Kushinagar/Kesariya/Vaishali/Patna (coach)
Qua
đêm Patna
Ngày 7:
Patna/Nalanda/Rajgir/Bodhgaya (coach)
Qua
đêm Bodhgaya
Ngày 8:
Whole day Bodhgaya (coach)
Qua
đêm Bodhgaya
Ngày 9:
Bodhgaya/Varanasi (coach)
Qua
đêm Varanasi
Ngày 10:
Sarnath tour. Night train to Bhopal
Qua
đêm trên tàu lửa
Ngày 11:
Morning arrive Bhopal,
visit Bhimbetka
Qua
đêm Bhopal
Ngày 12:
Sanchi/Satdhara/Udaigiri Caves. After dinner
depart Bhopal by night train for Delhi
Qua đêm trên tàu
lửa
Ngày 13:
Whole day Delhi.
Night flight MH191
Qua
đêm trên máy bay
Ngày 14:
Nov 21 Morning arrive KLIA
Quay
về
6.6. Chuyến hành hương 13 ngày Ấn Độ: 3-15/11, 2003 (24 người)
Ngày
1: KL/Delhi (by MAS flight MH 190)
Qua
đêm Delhi
Ngày 2:
Delhi/Agra (Shatabdi Express dep.0600hrs,
arr.
0800hrs)Agra/Sankasia/Kanpur (coach)
Qua
đêm Kanpur
Ngày 3:
Lucknow/Sravasti (coach)
Qua
đêm Sravasti
Ngày 4:
Sravasti/Lumbini/Bhairawa (coach)
Qua
đêm Bhairawa
Ngày 5:
Bhairawa/Kushinagar (coach)
Qua
đêm Kushinagar
Ngày 6:
Kushinagar/Lauriya Nandangarh/Muzaffarpur
Qua đêm Muzaffarpur
Ngày 7:
Muzaffarpur/Vaishali//Patna
(coach)
Qua
đêm Patna
Ngày 8:
Patna/Nalanda/Rajgir/Bodhgaya (coach)
Qua
đêm Bodhgaya
Ngày 9:
Bodhgaya and Dhongra Hill (coach)
Qua
đêm Bodhgaya
Ngày 10:
Bodhgaya/Sarnath/Varanasi (coach)
Qua
đêm Varanasi
Ngày 11: Ganges river tour and Sarnath ruins (boat & coach)
Depart
Varanasi by
overnight train
Qua
đêm trên tàu lửa
Ngày 12:
Arrive Delhi 0805hrs, tour & visit National Museum
Night flight by
MH 191 depart 2300hrs
Qua đêm trên máy
bay
Ngày 13:
Arrive KLIA 0655hrs
Quay
về
6.7. Chuyến hành hương 13 ngày: 22/11-4/12, 2004 (39 người)
Ngày
1: KL/Delhi (by MAS flight MH 190)
Qua
đêm Delhi
Ngày 2:
Delhi/Lucknow (Shatabdi)/Sravasti (coach)
Qua đêm Sravasti
Ngày 3:
Sravasti/Lumbini (coach)
Qua đêm Bhairawa
Ngày 4: Whole day
Lumbini (coach)
Qua đêm Bhairawa
Ngày 5:
Bhairawa/Kushinagar (coach)
Qua đêm
Kushinagar
Ngày 6:
Kushinagar//Vaishali/Patna
Qua đêm Patna
Ngày 7:
Patna/Nalanda/Rajgir/Bodhgaya (coach)
Qua đêm Bodhgaya
Ngày 8: Bodhgaya
and Dhongra Hill (coach)
Qua đêm Bodhgaya
Ngày 9:
Bodhgaya/Sarnath/Varanasi (coach)
Qua đêm Varanasi
Ngày 10: Morning Sarnath,
afternoon Allahabad
Qua đêm Allahabad
Ngày 11: Day tour
of Kaushambi and Allahabad.
Board night train
to Delhi dep.
2130
Qua đêm trên tàu
lửa
Ngày 12: National Museum,
Buddha Vihara, Asoka
Park
Night flight by
MH 191 depart 2300hrs
Qua đêm trên máy
bay
Ngày 13: Arrive
KLIA 0655hrs
Quay về
6.8. Chuyến hành hương 13 ngày Ấn Độ: 31/10-14/12, 2006
Ngày 1: KL/Delhi by
Air India,
Delhi/Agra by coach.
Qua đêm Agra
Ngày 2:
Agra/Sankasia
Qua đêm Myanmar Temple,Sankasia
Ngày 3:
Sankasia/Lucknow/Sravasti
Qua
đêm Nikko Lotus Hotel, Sravasti
Ngày 4:
Sravasti/Sonauli/Bhairawa
Qua
đêm Nirwana Hotel, Bhairawa
Ngày 5:
Bhairawa/Lumbini/Tilaurakot/Bhairawa
Qua đêm Nirwana
Hotel
Ngày 6:
Bhairawa/Kushinagar
Qua đêm Nikko
Lotus, Kushinagar
Ngày 7:
Kushinagar/Vaishali/Patna
Qua đêm Chanakya
Hotel Patna
Ngày 8:
Patna/Naland/Rajgir/Bodhgaya
Qua đêm Sujata
Hotel, Bodhgaya
Ngày 9: Whole day
in Bodhgaya
Qua đêm Sujata
Hotel, Bodhgaya
Ngày 10:
Bodhgaya/Sarnath/Varanasi
Qua đêm Meraden
Hotel, Varanasi
Ngày 11:
Sarnath/Mughal Sarai/Bhusaval by train
Qua đêm trên tàu
lửa
Ngày 12:
Bhusaval/Ajanta/Aurangabad
Qua đêm Rama
Int’l Aurangabad
Ngày 13:
Aurangabad/Ellora Caves/Mumbai by train
Qua đêm trên tàu
lửa
Ngày 14: Whole
day Mumbai, check in airport at 22:55 for Air India
Flight AI 432
dep. 00:55flight
Qua đêm trên máy
bay
Ngày 15: Arrive
KLIA 11:30hr
6.9. Chuyến hành hương 17 Ngày Ấn Độ; 18/11-4/12, 2007 (25 người)
Ngày 1: KL/Delhi
by Air Lanka dep. 1440, arr. 2110
Qua đêm Mathura
Ngày 2: Mathura/Taj Mahal/Sankasia
Qua đêm Sankasia
Ngày 3:
Sankasia/Lucknow/Sravasti
Qua đêm
Sravasti
Ngày 4:
Sravasti/Bhairawa
Qua đêm Bhairawa
Ngày 5:
Bhairawa/Ramagrama/Lumbini/Bhairawa
Qua đêm Bhairawa
Ngày 6:
Bhairawa/Kushinagar
Qua đêm
Kushinagar
Ngày 7:
Kushinagar/Vaishali/Patna
Qua đêm Patna
Ngày 8: Patna/Nalanda/Rajgir/Bodhgaya
Qua đêm Bodhgaya
Ngày 9: Whole day
in Bodhgaya
Qua đêm Bodhgaya
Ngày 10: Whole
day in Bodhgaya
Qua đêm Bodhgaya
Ngày 11: Bodhgaya/Sarnath/Varanasi
(coach)
Qua đêm Varanasi
Ngày 12:
Sarnath/Kamayani Express to Bhopal
Qua đêm on train
Ngày 13:
Bhopal/Sanchi Vidisa/Bhopal
Qua đêm Bhopal
Ngày 14: Whole day
Bhimbetika Train to Delhi
Qua đêm trên tàu
lửa
Ngày 15: Whole
day Delhi, at
night check-in airport for Air Lanka
Delhi/Colombo
flight dep. 2200, arr. 0155+1
Qua đêm trên máy
bay
Ngày 16: Stopover
& half-day tour in Colombo
Qua đêm Colombo
Ngày 17:
Colombo/KL by Air Lanka UL
6.10. Chuyến
hành hương 17 Ngày Ấn Độ: 4-18/11, 2008
Ngày 1:
KL/Delhi by Indian Airlines, travel to Agra
Qua đêm Agra
Ngày 2:
Agra/Sankasia
Qua đêm Sankasia
Ngày 3:
Sankasia/Sravasti
Qua đêm Sravasti
Ngày 4:
Sravasti/Lumbini/Bhairawa
Qua đêm Bhairawa
Ngày 5:
Bhairawa/Ramagrama/Lumbini/Bhairawa
Qua đêm Bhairawa
Ngày 6:
Bhairawa/Kushinagar (coach)
Qua đêm
Kushinagar
Ngày 7:
Kushinagar/Lauriya Nandangarh/Muzaffarpur
Qua đêm
Muzaffarpur
Ngày 8:
Muzaffarpur/Vaishali/Nalanda/Rajgir
Qua đêm Rajgir
Ngày 9:
Rajgir/Bodhgaya
Qua đêm Bodhgaya
Ngày 10: Whole
day in Bodhgaya
Qua đêm Bodhgaya
Ngày 11: Whole
day in Bodhgaya
Qua đêm Bodhgaya
Ngày 12:
Bodhgaya/Sarnath
Qua đêm Varanasi
Ngày 13: Whole
day Sarnath, night train to Delhi
Qua đêm trên tàu
lửa
Ngày 14:
Arrive Delhi,
day tour, night flight home
Qua
đêm trên máy bay
Ngày 15: Arrive KLIA
Quay về
6.11.
Chuyến hành hương 17 Ngày ấn Độ: 19/11-3/12, 2011 (32 người)
Ngày 1/Nov 19: KL/Delhi AirAsia
Qua đêm Best Western,
dep.0920 / arr.1310 Radha Ashok, Mathura (D)
Ngày 2/Nov 20: Mathura/Sankasia
Qua đêm Burmese
Temple, Sankasia (B)
Ngày 3/Nov 21: Sankasia/Savatthi
Qua đêm Nikko Lotus Hotel, Sravasti (LD)
Ngày 4/Nov 22: Savatthi/Lumbini
Qua đêm Crystal Garden Hotel, Lumbini (BLD)
Ngày 5/Nov 23: Lumbini/Ramagama/Lumbini
Qua đêm Crystal Garden Hotel Lumbini (BLD)
Ngày 6/Nov 24: Lumbini/Kushinagar
Qua đêm Nikko Lotus Hotel, Kushinagar (BLD)
Ngày 7/Nov 25: Kushinagar/Pava/Kesariya/
Qua đêm Residency Hotel Vaishali /Vaishali (BLD)
Ngày 8/Nov 26: Vaishali/Nalanda/Rajgir
Qua đêm Hotel Residency Rajgir (BLD)
Ngày 9/Nov 27: Rajgir/Bodhgaya
Qua đêm Sujata Hotel Bodhgaya (BLD)
Ngày 10/Nov 28: Bodhgaya
Qua đêm Sujata Hotel Bodhgaya (BLD)
Ngày 11/Nov 29: Bodhgaya
Qua đêm Sujata Hotel Bodhgaya (BLD)
Ngày 12/Nov 30: Morning Gayasisa/
Qua đêm Ideal Tower Varanasi (BLD) /afternoon to Varanasi
Ngày 13/Dec 01: Morning Sarnath/
Qua đêm Sujata Hotel Bodhgaya/afternoon back Bodhgaya (BLD)
Ngày 14/Dec 02: Morning Bodhgaya/
Qua đêm Hindustan Intl Kolkata / afternoon to Kolkata (BLD)
Ngày 15/Dec 03: Flt Kolkata/KL dep. 16:35(BL)
Quay về.
Thư Mục Sách & Tài
Liệu Tham Khảo
Trong suốt quyển sách này, những ghi chú, chú giải được
đánh dấu ở các chương, mục (ví dụ: số (6),
(9) trong 2.3) Những
Điểm Cần Thăm Viếng (6), (9)) được tham khảo,
tra cứu hay trích dẫn trong những sách và tài liệu số 6, số 9 bên dưới đây):
1. The Significance
of the Places of Pilgrimage (Ý nghĩa của những Nơi Hành hương), tác
giả Sayagyi U Chit Tin. Xb lần đầu tiên bởi trên tập san Dhammadana (Pháp Thí),
Series 10.
The First
International Conference and Pilgrimage in the Tradition (Hội Nghị Quốc
Tế và Cuộc Hành hương Truyền Thống), tác giả Sayagyi U Ba Khin, Xb bởi Sayagyi
U Ba Khin Memorial Trust U.K. 1988 (Quỹ Tưởng niệm Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin,
Anh Quốc) .
2. Dhamma Padetha
Volume III, tác giả Saddhammaramsi Sayadaw Ashin U Kundalabhivamsa. Xb
bởi Saddhammaramsi Meditation Centre (Trung Tâm Thiền Saddhammaramsi), Yangon, Myanmar
2001.
3. The Life of the
Buddha According to the Pali Canon (Cuộc Đời của Đức Phật theo Kinh Tạng
Pali), tác giả Bhikkhu Nanamoli. Xb bởi Buddhist Publication Society (Hội Xb
Phật Giáo), Kandy, Sri Lanka, 1972.
4. Last Days of the
Buddha, A Translation of the Mahaparinibbana Sutta by Sister Vajira. (Những Ngày Cuối Cùng của Đức Phật,
Bản dịch Kinh Đại Bại Bát-Niết-bàn, dịch giả Ni Sư Vajira). Buddhist
Publication Society (Hội Xb Phật Giáo), Kandy, Sri Lanka 1964.
5. 2500 Years of
Buddhism (2500 Năm Phật Giáo), Tổng biên tập GS. P. V. Bapat, Bộ
Thông Tin và Truyền Thông Ấn Độ Xb, 1956.
6. Chinese Monks in India (Những Nhà Sư
Trung Hoa ở Ấn Độ), tác giả I-Ching. Bản dịch tiếng Anh của Latika Lahiri, Nxb Motilal
Banarsidass, Dehi, 1986.
7. A Record of the
Buddhist Religion as Practised in India and the Malay Archipelago (Ký Sự về Phật
Giáo được Thực Hành tại Ấn Độ và Quần đảo Mã-lai), tác giả Ngài Nghĩa Tịnh.
Dịch sang tiếng Anh bởi J. Takakusu, Nxb Munshiram Manoharlal Publishers Pvt.
Ltd., New Delhi, 1982.
8. Si-Yü Ki.
Buddhist Records of the Western World. (Tây Vực Ký), của Ngài Huyền
Trang (năm 629 sau CN), dịch sang tiếng Anh bởi Samuel Beal, Nxb Motilal
Banarsidass, Delhi,
1981.
9. Origin and
Expansion of Buddhism (Nguồn Gốc và Sự Phát Triển của Phật Giáo), tác giả
Bhikkhu J. Kashyap, trong tập The Path
of The Buddha (Con đường của Đức Phật). Biên tập bởi Kenneth W. Morgan, Nxb
Motilal Banarsidass, Delhi,
1986.
10. Buddhist Monks
and Monasteries in India (Những Tu Sĩ
Phật Giáo và Tu Viện ở Ấn Độ), tác giả Sukumar Dutt. Nxb Motilal Banarsidass, Delhi, 1988.
11. The History and
Literature of Buddhism (Lịch Sử và Văn Học Phật Giáo), tác giả Tiến Sĩ T.
W. Rhys Davids. Nxb Bhartiya Publishing House, B 9/45, Pilkhana Sonarpur, Varanasi, U.P., India. Ấn bản đầu tiên năm 1896, Ấn
bản lần thứ 6 năm 1975.
12. Indian Buddhism – A Survey with
Bibliographical Notes (Phật Giáo Ấn Độ – Một Nghiên Cứu với Những Chú Giải Tham
Khảo), tác giả Hajime Nakamura. Nxb Motilal Banarsidass Publishers Private
Limited. Reprinted: Delhi,
1989.
13. The Legend of
King Asoka (Huyền Thoại Vua Asoka): Ban Nghiên Cứu và Bản Dịch của
Quyển Asokavadana, tác giả John S. Strong. Loạt Xb ‘Buddhist
Tradition Series’, Nxb Motilal Barnasidass, Delhi 1989.
14. Asoka by
Radhakumud Mookerji. (Vua Asoka, tác giả Radhakumud Mookerji ) Nxb
Motilal Barnarsidass, 1962
15. The Pioneers of
Buddhist Revival in India (Những Nhà Tiên
Phong Trong Việc Phục Hưng Phật Giáo ở ấn Độ), tác giả D. C. Ahir. Nxb Sri
Satguru Publications, a Division of Indian Books Centre, 40/5, Shakti Nagar,
Delhi-110007, India
1989.
16. Sir Alexander
Cunningham Commemorative Number. (Con Số Để Tưởng Nhớ Ngài Sir Alexander
Cunningham), Dharmadoot Kartik Purnima Issue 2007. Xb bởi Hội Đồng Bảo Dưỡng Ấn
Độ (Maha Bodhi Society of India),
Sarnath, Varanasi, India.
17. History of the
Mulagandha Kuty Vihara – The Prime Place of Worship at Isipatana. (Lịch Sử
Tu Viện Mulagandha Kuty Vihara – Một Nơi Quan Trọng Để Lễ Cúng ở Isipatana),
biên tập TS. Kahawatte Siri Sumedho Thero 2006.
18. The Life Story of
Sri Bhaddhanta Chandramani Mahathera (Câu Chuyện Cuộc Đời Trưởng Lão Sri
Bhaddhanta Chandramani Mahathera), tác giả U Tha Doe Hla, Xb bởi U
Maung Nu; dịch sang tiếng Anh bởi U Sein Tun Aung, London; biên tập bởi cô Josephine
Williams, London. Nxb U Chandramani Foundation, Myanmar
Buddhist Temple,
Sarnath, Varanasi,
May 2002.
19. Theravada
Buddhism in Modern Nepal (Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada ở Nepal
Ngày Nay), tác giả Sujano Bhikkhu, Đây là một tham luận và là một phần của Luận
Án Thạc Sĩ theo đề tài nghiên cứu “Sự Phục Hưng Của Phật Giáo Nguyên Thủy
Theravada và Sự Đóng Góp của Phật Giáo Đối Với Xã Hội Nepal”. Trường Đại Học Mahachulalongkorn
University Bangkok, Thailand.
20. Annihilation of Caste with A Reply
to Mahatma Gandhi (Sự Tiêu Diệt Giai Cấp Bằng Một Câu Trả Lời Của
Ngài Mahatma Gandhi), tác
giả BR. Ambedkar, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ (ĐH London), Tiến Sĩ Luật (ĐH Columbia), Tiến Sĩ Văn
Chương, Tiến Sĩ Văn Chương (ĐH Osmania), Luật Sư.
21. Gandhi & The
Black Untouchables in Chapter 2 of “Mahatma Gandhi Unveiled” (Gandhi và Những
Người Giai Cấp Hạ Tiện, Chương 2 “Tiết lộ Mới về Mahatma Gandhi”), tác giả
Naresh Majhi.
22. Dr. Babasaheb
Ambedkar Writings and Speeches, Volume 7 (Who were the Shudras? How they
came to be the Fourth Varna in the Indo-Aryan Society. The Untouchables: Who
were they and Why they became Untouchables)
Những Bài Viết và
Phát Biểu của TS. Babasaheb Ambedkar, Volume 7 (Ai là những nô
bộc (Shudras)? Làm Thế Nào Để Họ Trở Thành Đẳng Cấp Thứ Tư trong Xã Hội Ấn -Aryan? Những Người Giai Cấp Hạ
Tiện: Họ là Ai và Tại Sao Họ Trở Thành Giai Cấp Hạ Tiện?
23. The Vow Still
Remains (Tâm Nguyện Vẫn Còn Mãi), tác giả Đại Trưởng Lão B.
Pannarama Mahathera, Số phát hành tập san ‘Sambodhi Vaishakha’ 1996. Xb bởi
HDBD o BDDT (Maha Bodhi Society of India,
Buddhagaya), India.
24. Buddhist Monuments (Những Công
Trình Tưởng Niệm của Phật Giáo), tác giả Debala Mitra. Nxb Shishu Sahitya
Samsad Pvt. Ltd., 32A Acharya
Prafulla Chandra Road, Calcutta
9.
25. A Manual of
Buddhism (Cẩm Nang Phật Giáo), tác giả Trưởng Lão Narada
Mahathera. Xb bởi Hội Truyền Giáo Phật (Buddhist Missionary Society), Kuala Lumpur, Malaysia, 1977.
26. The Great
Chronicles of Buddhas, Volume Two, Part One (Đại Biên Niên
Sử Các Vị Phật), tác giả Hòa Thượng Thiền Sư Mingun Sayadaw.Dịch sang tiếng Anh
bởi U Ko Lay, U Tin Lwin. Nxb Ti-Ni Publishing Center,
Yangon, 1994.
27. Buddhist Shrines
in India (Những Đền Tháp
Tưởng Niệm Phật Giáo ở Ấn Độ), tác giả D. C. Ahir. Nxb B.P. Publishing
Corporation, Delhi-110052, 1986.
28. Lumbini, the
Birthplace of Lord Buddha (Lumbini, Nơi Đản Sinh Của Đức Phật), tạp
chí “Visit Nepal”, năm 1998, Xb bởi Bộ Du Lịch, Kathmandu, Nepal.
29. Kapilavastu – The
Ancient Sakya
Kingdom in Nepal. (Ca-Tỳ-La-Vệ –
Kinh Đô Cổ Xưa của Vương Quốc Thích Ca), tác giả Basanta Bidari, Dharmadoot
Vaisakha Purnima Special 1997. Hội Đồng Bảo Dưỡng Ấn Độ (Maha Bodhi Society of India), ở Sarnath, Varanasi, India.
30. Kapilavastu – The
World of Siddhartha (Ca-Tỳ-La-Vệ – Thế Giới Của Tất Đạt Đa), tác giả Basanta
Bidari. Xb tại Hill Side Press (P) Ltd, Kha 2-5 Kalimati, Kathmandu 2004.
31. The Early
Constructional Phases of the Bodhimana at Bodhgaya. (Những giai
đoạn xây dựng ban đầu của Bodhimana tại Bồ Đề Đạo Tràng), tác giả By
Roland Silva, loạt phát hành ‘Sambodhi Buddha Purnima Souvenir 1993’, Xb bởi Hội
Đồng Bảo Dưỡng Ấn Độ tại Bồ Đề Đạo Tràng (Maha Bodhi Society of India Buddha
Gaya), India.
32. The Bodhidruma –
Its History and Significance. (Cây Bồ Đề – Lịch Sử và Ý Nghĩa), tác
giả M. Shahabuddin, loạt phát hành ‘Sambodhi Buddha Purnima Souvenir 1993’, Xb bởi
Hội Đồng Bảo Dưỡng Ấn Độ tại Bồ Đề Đạo
Tràng (Maha Bodhi Society of India Buddha Gaya), India.
33. Buddha Vandana
Souvenir. (Vật Lưu Niệm Thành Kính Đức Phật), Xb bởi Buddha
Mahotsav Organizing Committee, Gaya 823001, Bihar, India,
Oct. 1998.
34. Archaeological
Excavations in Bihar since Independence
(Những Cuộc Khai Quật Khảo Cổ Ở Bihar Sau Ngày Độc Lập), tác giả Navin
Kumar. Xb bởi Janaki Prakashan, Ashok Rajpath, Chauhatta, Patna
800 004, India,
ấn bản lần 1 năm 1999.
35. Kushinagar – The
Holy City of Lord Buddha’s Maha Parinibbana (Kusinagar – Thành
Phố Thiêng Liêng Nơi Đại-Bát- Niết- bàn Của Đức Phật),tác giả Pimbure Samitha
Thero, Tỳ Kheo Trợ Lý Phụ Trách ở Chùa Nhật Bản- Tích Lan, Kushinagar, 1977.
36. Rajgir (Vương-xá) – Xb bởi Ban (Cục) Khảo Cổ ấn Độ (Archeological Survey
of India), Delhi
1987.
37. Some Notes on the
Political Division of India
when Buddhism Arose (Một Số Ghi Nhận về Nền Chính Trị ấn Độ vào thời
Phật Giáo Hưng Thịnh), tác giả TS. T.W. Rhys Davids. Tạp Chí Hội Kinh Điển Pali,
Journal of the Pali Texts Society, 1897-1901, London.
38. The Mahavamsa (Đại Biên Niên Sử Tích Lan). Bản dịch
của Wilhelm Geiger. Xb bởi Pali Text Society, London
39. The Origin of the
Buddha Image (Nguồn Gốc Tranh Tượng Phật), tác giả Ananda K.
Coomaraswamy. Nxb Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., 54 Rani Jhansi Road, New Delhi-110055, India 1972
40. Sanchi, tác giả Debala
Mitra. Xb bởi Ban Khảo Cổ Ấn Độ (Archeological Survey of India), New Delhi, India,
2001
41. Buddhism in North
India and Pakistan (Phật Giáo ở Bắc
ấn Độ và Pakistan),
tác giả D. C. Ahir. Nxb Sri Satguru Publications, a Division of Indian Books
Centre, 40/5, Shakti Nagar, Delhi-110007, India, 1998.
42. Buddhism in Central Asia (Phật Giáo ở Vùng Trung Á), tác giả B.N.
Puri. LoatJ Xb ‘Buddhism Tradition Series’, in tại Nxb Motilal Banarsidass, Delhi, India
1996.
43. Ancient Khotan (Nước Khotan Cổ
Đại), tác giả Mark Aurel Stein, vol-1 – 108. Copyright (C) 2003-2008 National Institute of
Informatics and The
Toyo Bunko.
44. Devotion in
Buddhism (Lòng Mộ Đạo Trong Phật Giáo), tác giả Trưởng Lão Nyanaponika
Thera. Loạt Xb ‘Wheel Series No. 18’, Nxb BPS, Kandy, 1975
45. Gandhara –
Geography, Antiquity, Art & Personalities. (Gandhara – Địa
Lý, Cổ Vật, Nghệ Thuật & Tính Cách), Di Sản Minh Họa của Pakistan. Tác giả TS. M. Ashraf
Khan & A.G. Lone. In tại Nxb 786 Printers Islamabad. Tel: 051-2273756
46. Decline &
Fall of Buddhism: A tragedy in Ancient India (Sự Xuống Dốc
& Suy Vong Của Phật Giáo: Một Thảm Họa ở ấn Độ Cổ Xưa), tác giả TS. K.
Jamanadas, Nxb Blue Moon Books, S 201, Essel
Mansion, 2286 87, Arya Samaj Road, Karol Baug, New Delhi 110 005.
Về Người Dịch
Sinh năm 1969 tại Nha Trang.
Năm 1989-1991: học Đại Học Tổng
Hợp Tp. HCM, khoa Anh văn, đến năm thứ 3.
Năm 1991-1992: nghỉ học Đại học,
biên dịch Từ Điển Anh-Việt 65.000 từ (Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia ấn hành).
Năm 1993-1994: dạy bán thời gian
môn tiếng Anh, Đại Học Công Nghệ Tp.HCM.
Năm 1996-2000: làm đại diện bán hàng nguyên liệu cho một
số Cty nước ngoài tại Việt Nam (Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Singapore, Thụy Sĩ …).
Năm
2003-2004: Tốt nghiệp Cao Học QTKD (MBA), Đại Học University of Washington; Tốt
nghiệp Mini-MBA, Chương trình Hội CNTT & Quản trị Kinh Doanh Hoa Kỳ.
Năm 2001-2009: Làm Trưởng VPĐD Tập
đoàn ICEC Corp. (Mỹ) tại Việt Nam.
Năm 2005-2009: Làm kim Giám Đốc
Phát triển Thị trường Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh & Pakistan cho 3 Tập đoàn
sản xuất hóa chất nông nghiệp Trung Quốc ở Sơn Đông (AM&PC), Nam Kinh
(Jiangsu E/H) & Quảng Đông (Zhanhua Chem & Guangdong AMP).
Năm 2009 (40 tuổi): Nghỉ hưu
Năm 2009-2011: Bắt đầu dịch Kinh
sách Phật giáo; in & ấn tống miễn phí Kinh sách Phật giáo; tham gia các
chương trình từ thiện Phật giáo.
Quy y Tam Bảo tại Thiền Viện Trúc
Lâm Đà Lạt, pháp danh Đức Trí Thành.
* Những
sách Phật học đã biên dịch & viết:
1) Những Điều Phật Đã Dạy (“What
The Buddha Taught” by The Most Ven. PhD. Wapola Rahula).
2) Giáo Trình Phật Học (Toàn bộ)
(“Buddhism Course” by Chan Khoon San).
3) Hành Hương Về Xứ Phật (“Buddhist Pilgrimage” by Chan Khoon San).
4) Đức Phật & Phật Pháp (“The Buddha & His Teaching”) by The
Most Ven. Narada Maha Thera).
5) Hướng Dẫn Vi Diệu Pháp Tạng (Nguyên Thủy), (“Guide Through the
Abhidhamma Piþaka”) by Nyanatiloka Mahathera - Buddhist Publication Society- Sri Lanka.
6) Lịch Sử Phật Giáo Nguyên Thủy ở Các Nước Đông & Nam Á (“History of Theravada Buddhism in Southern
& Eastern Asia”).
7) Một Kiếp Người (đang biên soạn).
8. Hình Ảnh Bốn Nhà Tiên Phong Trong Cuộc
Phục Hưng Phật Giáo ở Ấn Độ
9. Bản Đồ cuộc hành trình Tây Du của Huyền Trang
10. Bản Đồ Chỉ Vị Trí Địa Lý Của Những
Nơi Hành Hương ở Ấn Độ
11. Hình Ảnh Các Phật Tích, Di Tích
1. Lumbini, Nơi Đức Phật Đản Sinh
2. Bodhgaya, Nơi Đức Phật Giác Ngộ
3. Sarnath, Nơi Đức Phật Khai Giảng Giáo Pháp
4. Kusinara, Nơi Đức Phật Bát-Niết-Bàn