CHƯƠNG I VẤN ĐỀ SỬ LIỆU
Vua
Trần Nhân Tông đã
được sử sách qua hàng
trăm năm đánh giá là
một hoàng đế anh minh,
một lãnh tụ thiên tài,
một vị anh hùng dân
tộc. Do thế, cuộc đời
vua được ghi chép tương
đối tỉ mỉ, khi so
với cuộc đời của một
số danh nhân khác của
dân tộc. Dẫu vậy, vẫn
có những chi tiết không
rõ ràng, đặc biệt liên
hệ với các tác phẩm
của nhà vua. Cho nên,
để dựng lại những nét
chính của cuộc đời vua
Trần Nhân Tông, nhằm làm
cơ sở cho việc nghiên
cứu những đóng góp to
lớn, mà nhà vua đã
cống hiến cho đất nước
về các mặt võ công
và văn trị, ta phải
huy động tới những nguồn
tư liệu khác nhau, hiện
được bảo lưu tại nước
ta cũng như tại Trung
Quốc.
Trước
hết, về phía các
nguồn tư liệu Việt Nam
thì tư liệu cơ bản
nhất, ta phải quan tâm,
dĩ nhiên là bộ ĐVSKTT,
phần Bản kỷ của vua
Trần Nhân Tông, do Ngô
Sĩ Liên lấy lại từ
Đại Việt sử ký của
Phan Phu Tiên. Đây là
bộ sử đầu nguồn, mà
các bộ sử sau như Việt
sử tiêu án của Ngô
Thì Sỹ (1726-1780), và
Khâm định Việt sử thông
giám cương mục của Quốc
sử quán triều Nguyễn đã
sử dụng để viết về
vị vua anh minh này.
Dù có tham khảo thêm
các sử liệu khác, chủ
yếu xuất phát từ Trung
Quốc, chúng cũng không có
đóng góp gì mới. Thậm
chí có điểm còn sai
lạc thêm.
Vì
vậy, khi nghiên cứu
vua Trần Nhân Tông, ĐVSKTT
vẫn là nguồn tư liệu
cấp một.
Tuy
nhiên, có những khía
cạnh và sự việc của
cuộc đời vua Trần Nhân
Tông, mà ĐVSKTT đã không
ghi lại hoặc ghi lại
một cách sơ sài thiếu
sót. Ví dụ những ngày
cuối đời của nhà vua,
ĐVSKTT chép không rõ ràng
lắm, khi so với những
gì do Thánh đăng ngữ
lục chép lại. Do vậy,
ngoài ĐVSKTT, chúng ta may
mắn còn được một số
các tài liệu đời Trần
hoặc do người viết về
sau, mà chúng ta phải
tham khảo. Cụ thể là
Thánh đăng ngữ lục,
Thiền tông bản hạnh, Thượng
sĩ ngữ lục, Việt điện
u linh tập, Nam ông
mộng lục và Việt âm
thi tập.
Thánh
đăng ngữ lục là một
tác phẩm ghi chép lại
các thiền ngữ và thơ
văn của các vị vua
đồng thời là thiền sư
của đời Trần, tức các
vua Thái Tông, Thánh Tông,
Nhân Tông, Anh Tông và
Minh Tông. Có thể nói
đây là bộ sử Phật
giáo Việt Nam từ năm
1226 khi vua Trần Thái
Tông lên ngôi cho đến
năm 1357 lúc vua Trần
Minh Tông mất. Người viết
bộ Ngữ lục này, ngày
nay không thấy ghi
chép. Tuy nhiên, căn cứ
vào nội dung tác phẩm,
ta biết tác giả phải
là một người rất gần
gũi với vua Trần Minh
Tông, và khi viết, phải
được sự đồng ý của
vị vua kế nghiệp là
Trần Dụ Tông và triều
đình.
Lý
do nằm ở chỗ, thứ
nhất, nếu không gần gũi
với các vị vua Trần,
đặc biệt là vua Trần
Minh Tông, thì người viết
không có được những
tư liệu đầu tay để
viết nên bộ Ngữ lục
ấy, như ta có hôm nay.
Thứ hai, nếu không
được phép của vua và
triều đình, bộ Ngữ lục
ấy sẽ không bao giờ
được viết, và nếu có
viết lén thì không bao
giờ được công bố, vì
nội dung nó có nhiều
điều, thậm chí nhiều văn
kiện, liên hệ với các
vua. Từ đó, trong số
những tác gia Việt Nam
được biết tên sống sau
năm 1357 và có những
điều kiện như vừa nói,
ta thấy có thiền sư
Kim Sơn, người có quan
hệ chặt chẽ với vua
Minh Tông và được chứng
kiến những giây phút cuối
đời của vị vua này.
Nói cách khác, ngoài khả
năng là tác giả của
Thiền uyển tập anh và
Cổ châu Pháp vân Phật
bản hạnh ngữ lục, thiền
sư Kim Sơn cũng có
thể là người biên soạn
Thánh đăng ngữ lục.
Thực
tế, Thánh đăng ngữ
lục được viết theo phương
pháp thực lục, nghĩa là
phương pháp dùng để ghi
chép sự việc hàng ngày,
chủ yếu của các vị
vua, mà sử gia Trung
Quốc thường dùng. Cho nên,
đếữn thế kỷ thứ 18,
nhằm dựng lại thiền phả
của dòng thiền Trúc
Lâm, thiền sư Tính Quảng
và Ngô Thời Nhiệm (1746
- 1803) đã trích phần
Trần Nhân Tông của Thánh
đăng ngữ lục, ghép với
bản Niên phổ của Pháp
Loa khắc trên bia tại
chùa Thanh Mai và tiểu
sử của Huyền Quang
chép trong Tổ gia thực
lục, để soạn nên tác
phẩm Tam tổ thực lục.
Điều đáng chú ý là dù
viết theo phương pháp
thực lục, Thánh đăng ngữ
lục chỉ cơ bản ghi
lại các sự việc liên
quan tới hoạt động Phật
giáo của các vị vua
thiền sư, mà tuyệt đối
không có bất cứ ghi
chép nào quan hệ tới
hoạt động chính trị và
quân sự của họ. Dẫu
thế, Thánh đăng ngữ lục
vẫn là một tư liệu
đáng quý, đặc biệt khi
ta nghiên cứu các hoạt
động Phật giáo của vua
Trần Nhân Tông.
Hơn
thế nữa, Thánh đăng
ngữ lục đã là nguồn
tài liệu để cho thiền
sư Chân Nguyên (1647-1726) sử
dụng và viết nên tác
phẩm Thiền tông bản hạnh.
Điểm đặc biệt của bản
Thiền tông bản hạnh
này là khi in vào năm
1745, người đứng in đã
cho in kèm vào 3
tác phẩm tiếng Việt và
Ngộ đạo nhân duyên của
chính Chân Nguyên. Trong
3 tác phẩm tiếng Việt
ấy, thì 2 là của vua
Trần Nhân Tông. Đó là
Cư trần lạc đạo phú
và Đắc thú lâm tuyền
thành đạo ca. Hai bài
phú này, dù đến năm
1745 mới được khắc bản,
nhưng chắc chắn đã tồn
tại trong thế kỷ thứ
17, bởi vì Chân Nguyên
đã trích dẫn Cư trần
lạc đạo phú trong tác
phẩm Kiến tánh thành Phật
do ông viết vào
khoảng những năm 1684.
Ngoài
Thánh đăng ngữ lục,
ta còn có Thượng sĩ
ngữ lục của Tuệ Trung
Trần Quốc Tung, một danh
tướng giải phóng Thăng Long
của cuộc chiến tranh
1285, đã được in dưới
thời Trần Anh Tông, vào
khoảng những năm 1308-1311. Bộ
Ngữ lục nay có chứa
đựng tiểu sử của Tuệ
Trung Trần Quốc Tung
(1230 -1290) do chính vua
Trần Nhân Tông viết.
Bản
tiểu sử ấy cho thấy
một phần nào quá trình
tiếp cận và học tập
Phật giáo cùng văn tài
của nhà vua. Không
những thế, nó còn ghi
lại thêm cho ta một
bài thơ, mà vua đã làm
để ca ngợi đại sĩ
Tuệ Trung.
Bên
cạnh đó, Việt điện u
linh tập do Lý Tế
Xuyên viết vào khoảng
những năm 1329, tuy chủ
yếu ghi lại các anh
hùng, liệt nữ và hạo
khí anh linh của đất
nước ta, cũng đã lần
đầu tiên ghi chép việc
Trần Nhân Tông phong tặng
gia hiệu cho các anh
hùng, liệt nữ và hạo
khí anh linh ấy vào
những năm Trùng Hưng thứ
nhất (1285) và thứ tư
(1288). Sự kiện này không
thấy ĐVSKTT ghi lại,
nhưng về mặt văn hóa
có một ý nghĩa hết sức
thú vị. Đó là lần
đầu tiên một thần điện
Việt Nam ra đời được
nhà nước chính thức công
khai thừa nhận. Việt
điện u linh tập do thế
có một vị trí khá
lôi cuốn trong việc soi
sáng cho ta một số
quan điểm của vua Trần
Nhân Tông về quá khứ
thần thánh của dân tộc.
Nam
ông mộng lục do Hồ
Nguyên Trừng viết vào
năm 1438 ở Trung Quốc.
Trong 31 thiên truyện do
ông ghi lại, ta thấy
Hồ Nguyên Trừng đã dành
4 thiên để ghi về
vua Trần Nhân Tông. Đó
là các thiên về Trúc
Lâm thị tịch (số 2),
Tổ linh định mệnh (số
3), Cảm kích đồ hành
(số 17) và Thi ý thanh
tân (số 19), nghĩa là
chiếm 15% nội dung
tác phẩm. Qua những ghi
chép này, ta không những
được cung cấp thêm một
số sự kiện và văn
bản liên hệ tới vuaTrần
Nhân Tông, mà còn thấy
được một phần nào những
tác động và ảnh hưởng,
mà vua Trần Nhân Tông
đã có đối với hậu
thế.
Cuối
cùng là Việt âm thi
tập. Tác phẩm này là
một thành quả của cuộc
vận động chấn hưng văn
hoá dân tộc sau khi
đánh đuổi quân Minh và
phục hồi nền độc lập
dân tộc của vị anh
hùng Lê Lợi. Nó được
biên soạn trong giai đoạn
Phan Phu Tiên đang còn
làm ở Quốc sử quán
vào năm 1334 và sau
đó được Chu Xa hoàn
thành vào năm Diên Ninh
thứ sáu (1443). Về phần
Trần Nhân Tông, Phan Phu
Tiên và Chu Xa đã
thu thập được 26 bài
thơ. Nguồn tư liệu sử
dụng chắc hẳn xuất phát
từ những tác phẩm, mà
Quốc sử quán đã tập
hợp được và Phan Phu
Tiên dùng để viết nên
bộ Đại Việt sử ký
tục biên.
Điểm
đáng chú ý là có
bài thơ Hạnh Thiên Trường
phủ, Việt âm thi tập
bảo là của Trần Nhân
Tông và chép xuất xứ
là từ Quốc sử. Quốc
sử đây tức chắc chắn
làĐại Việt sử ký tục
biên của chính Phan Phu
Tiên. Thế nhưng bản ĐVSKTT
ngày nay, xuất phát từ
Nội các quan bản, lại
chép là của Trần
Thánh Tông. Khảo Nam ông
mộng lục, thì bài thơ
đó cũng được ghi là
của Trần Thánh Tông. Vậy
bản Việt âm thi tập
in năm Bảo Thái thứ 7
(1727) có sự sai sót
nào chăng?
Bản
Việt âm thi tập này
sau đó đã được dùng
làm nguồn tư liệu cho
các tác phẩm có ghi
chép về thơ văn của
các vua quan đời Trần.
Điển hình là bộ sách
đồ sộ Toàn Việt thi
lục của Lê Quý Đôn và
Trần triều thế phả
hành trạng của một tác
giả vô danh đời Nguyễn.
Về phần Trần Nhân Tông,
Toàn Việt thi lục của
Lê Quý Đôn, sau khi
loại bài thơ Hạnh Thiên
Trường phủ, cũng chỉ giới
hạn trong số 26 bài
thơ, mà Việt âm thi
tập đã có, chứ không
bổ sung thêm được bài
nào. Thánh đăng ngữ lục
đươc thiền sư Chân Nguyên
in vào năm 1705 và
bản in do Tính Quảng
đề tựa vào năm 1750
đã không đến tay Lê
Quý Đôn. Vì vậy, ông
đã không thể khai thác
số thơ văn có ghi
chép trong tác phẩm đó.
Trần triều thế phả hành
trạng càng giới hạn hơn,
chỉ ghi lại được hơn
18 bài.
Còn
về nguồn tư liệu
Trung Quốc, thì Nguyên sử,
đặc biệt là phần viết
về đất nước ta biết
dưới mục An Nam truyện,
cung cấp một phần lớn
các thông tin liên hệ
đến hai cuộc chiến tranh
Mông - Việt vào những
năm 1285 và 1288 và
những quan hệ ngoại giao
trước và sau hai cuộc
chiến tranh này. Để bổ
sung, ta có An Nam
chí lược của Lê Thực,
Thiên nam hành ký của
Từ Minh Thiện và Trần
Cương Trung thi tập của
Trần Phu. Các tác giả
của ba tác phẩm này
đều là những người cùng
thời với vua Trần Nhân
Tông, đã đứng về phía
kẻ thù của dân tộc
và tham gia trực tiếp
vào các hoạt động chính
trị, quân sự liên hệ
với nước ta dưới dạng
này hay dạng khác. Cho
nên, dù nhìn những hoạt
động ấy dưới lăng
kính đối lập với quyền
lợi của dân tộc, họ
vẫn cho ta một số
thông tin chính trị và
quân sự có quan hệ
với vua Trần Nhân Tông.
Đặc
biệt, họ đã giữ lại
cho ta 22 văn kiện
ngoại giao, mà vua Trần
Nhân Tông đã gửi cho
vua quan nhà Nguyên. Đây
là một mảng tư liệu,
phía nước ta trong bảy
trăm năm qua tuy có
biết đến, nhưng chưa bao
giờ khai thác có hệ
thống và công bố đầy
đủ, nhằm làm cơ sở
cho sự nhận thức về
cuộc đấu tranh ngoại giao
đầy cam go trước và
sau hai cuộc chiến tranh
vừa nói. Chẳng hạn, Lê
Quí Đôn có nhắc tới
Thiên nam hành ký và
Sứ Giao tập của Trần
Cương Trung thi tập, song
chỉ nhặt được một bài
thơ của Trần Phu trong
Kiến văn tiểu lục.
Ngoài
ra, một bức họa do
Trần Giám Như vẽ mang
tên Trúc Lâm đại sĩ
xuất sơn đồ vào năm
Chí Chính thứ 23 (1363)
đã được Trần Quang Chỉ
đề từ vào năm Vĩnh
Lạc thứ 18 (1420) ghi
lại tóm tắt cuộc đời
Trần Nhân Tông tương đối
tổng quát, có một số
chi tiết khá lôi cuốn.
Tuy
nhiên, khi sử dụng
các nguồn tư liệu Trung
Quốc, ta gặp một số
vấn đề cần phải giải
quyết dứt điểm. Thứ nhất,
về vấn đề lịch pháp
thì những người nghiên cứu
cho đến ngày nay đã
thống nhất là hệ thống
lịch pháp nước ta thời
bấy giờ hoàn toàn phù
hợp với hệ thống lịch
pháp của Trung Quốc đời
Nguyên. Cho nên những
năm tháng ghi ra các
sử kiện giữa những sử
liệu Việt Nam và Trung
Quốc không có sai lệch
gì nhiều. Nếu về cùng
một sự kiện mà có
những sai lệch thì, hoặc
do những thông tin khác
nhau, hoặc do những truyền
bản ghi chép bị nhầm
lẫn. Trong Toàn tập
này, chúng tôi chủ yếu
sử dụng hệ thống ngày
tháng của lịch pháp ta,
và chỉ đổi ra ngày
tháng dương lịch ở những
nơi cần thiết để tránh
sự rối rắm không đáng
có. Chỉ riêng đối với
những năm Giáp Tý thì
chúng tôi có chua ở
trong ngoặc đơn năm dương
lịch để cho tiện bề
theo dõi.
Thứ
hai, vấn đề tên tuổi
của các nhân vật lịch
sử thời đó. Đối với
tên các nhân vật lịch
sử Trung Quốc, nhất là
tên những người thuộc
tộc Mông Cổ, chúng tôi
cơ bản vẫn chấp nhận
cách phiên âm của Nguyên
sử, trừ những trường hợp
bị chép sai khi so
với một số sử liệu
khác. Trường hợp này chúng
tôi cho đính chính lại
và có ghi chú rõ
ràng. Nói thế có nghĩa
chúng tôi cũng tái dựng
lại tên của những nhân
vật này trong tiếng Mông
Cổ và để trong ngoặc
đơn, chứ không thay thế
tên đã được lưu hành
trong sử sách Trung Quốc
như một số nhà nghiên
cứu đã làm trước đây.
Trong
liên hệ này cần nói
một chút về chữ Thực
của tên Việt gian Lê
Thực. Trong tiếng Hán tên
này được viết () và
các sử sách viết bằng
tiếng quốc ngữ trước
nay thường phiên âm là
Tắc hoặc Trắc. Tuy nhiên,
ĐVSKTT 5 tờ 46b5-6, dưới
chữ () ấy được chua
là “thổ lực thiết”. Điều
này có nghĩa, ta phải
đọc chữ ( ) là
Thực thay vì Trắc hoặc
Tắc. Thứ ba, về tên
các nhà lãnh đạo Việt
Nam, cụ thể là các vị
vua nhà Trần, do sử
liệu Trung Quốc ghi
lại. Đây là một vấn đề
khó khăn. Khi nghiên
cứu về cuộc kháng chiến
chống Nguyên Mông của nhà
Trần trong Annam shi
kenkyu, Yamamoto đã dành hẳn
một chương để nghiên cứu
vấn đề này, tức
Chinchõ no omei ni kansuru
kenkyu.1 Dẫu thế, những kết
luận của Yamamoto theo
chúng tôi vẫn chưa thỏa
đáng lắm. Vì vậy, cần
phải làm những nghiên cứu
mới. Đây là một yêu
cầu, mà ta phải thỏa
mãn để việc trình bày
các sử kiện cũng như
các tác phẩm liên hệ
đến vua Trần Nhân Tông
mới rõ ràng và có
tính thuyết phục cao.
Theo
các sử liệu Trung
Quốc, cụ thể là An Nam
truyện của Nguyên sử
209 tờ 1a8 và 1b4, thì
vị vua đầu tiên của
nhà Trần là Trần Nhật
Cảnh, “đến tháng hai
năm Mậu Ngọ thì Nhật
Cảnh truyền nước cho con
trưởng là Quang Bính, cải
nguyên là Thiệu Long...
”. Điều này hoàn toàn
phù hợp với những gì
do Ngô Sĩ Liên chép
lại trong ĐVSKTT.
ĐVSKTT
quyển 5 tờ 24a4-6
viết: “Ngày 24 tháng 2
năm Mậu Ngọ, vua nhường
ngôi cho Hoàng Thái tử,
rút lui về ở Bắc
cung. Thái tử lên ngôi
Hoàng đế cải nguyên là
Thiệu Long”. Vậy rõ ràng
Quang Bính của Nguyên sử
là một tên khác của
vua Trần Thánh Tông trong
ĐVSKTT.
Tiếp
đến, An Nam truyện
của Nguyên sử 209 tờ
3b13 viết: “Năm (Chí Nguyên)
14, Quang Bính chết,
người trong nước lập thế
tử Nhật Huyên, sai trung
thị đại phu Châu Trọng
Ngạn, trung lượng đại phu
Ngô Đức Thiệu đến
chầu”. Năm Chí Nguyên thứ
14 tức năm 1277. Đây
đúng là năm vua Trần
Thái Tông Nhật Cảnh mất,
như ĐVSKTT 5 tờ 59a6-7
đã ghi. Chính dựa vào
năm mất này của Quang
Bính, mà Yamamoto đã đi
đến kết luận Quang Bính
chính là một tên khác
của vua Trần Thái Tông
và Trần Nhật Huyên là
tên của vua Trần
Thánh Tông.
Tuy
nhiên, Bản kỷ của
Nguyên sử 10 tờ 4a12
lại chép: “Năm (Chí Nguyên)
15, tháng sáu ngày Tân
Tỡ, vua nước An Nam
là Trần Quang Bính sai
sứ dâng biểu đến cống”.
Rõ ràng nếu Quang Bính
chết vào năm Chí Nguyên
thứ 14 (1277) thì tất
nhiên đến năm Chí
Nguyên thứ 15 không thể
nào gửi sứ đến cống
được. Yamamoto cho là An
Nam truyện chép nhầm 14
thành 15. Song một đề
xuất như thế tỏ ra
không thuyết phục lắm, vì
nếu Quang Bính là một
tên khác của vua Trần
Thánh Tông, thì năm Chí
Nguyên 15 vẫn còn gửi
sứ qua Nguyên. Dù với
trường hợp nào đi nữa,
trong Nguyên sử ta có
hai thông tin khác nhau
về Quang Bính. Một
nói Quang Bính chết năm
1277, và một nói Quang
Bính năm 1278 còn gửi
sứ qua cống. Vậy không
thể đơn giản chỉ dựa
vào năm mất của Quang
Bính ở An Nam truyện
của Nguyên sử để kết
luận Quang Bính là tên
vua Trần Thánh Tông, như
Yamamoto đã làm.
Ngoài
ra, Bản kỷ của Nguyên
sử 10 tờ 13b3-4 chép:
“Ngày Nhâm Tý tháng
11 năm Chí Nguyên 16
(1279) sai Lễ bộ thượng
thư Sài Thung cùng đi
với sứ nước An Nam
là Đỗ trung tán đem
chiếu đến dụ thế tử An
Nam là Trần Nhật
Huyên vào chầu”. Điều này
xác định tên Nhật Huyên
chỉ xuất hiện trong sử
sách Trung Quốc vào thời
điểm, khi vua Trần
Nhân Tông đã lên ngôi,
tức tháng 10 năm Mậu
Dần (1278), như ĐVSKTT 5
tờ 37b9 - 38a1 đã
ghi cùng với việc vua
Trần Nhân Tông sau đó
đã tiếp phái bộ của
Sài Thung.
Thêm
vào đó, tên Trần Nhật
Huyên còn xuất hiện
một năm sau khi vua
Trần Thánh Tông đã mất,
tức năm Chí Nguyên thứ
28 (1291). Bản kỷ của
Nguyên sử 16 tờ 11b8-9
chép: “Năm (Chí Nguyên) thứ
28 tháng 9 ngày Tân
Hợi, vua An Nam là
Trần Nhật Huyên sai sứ
dâng biểu cống phương vật,
vừa để tạ tội không
đến chầu”.
Sự
kiện này, Yamamoto có
đề cập tới, nhưng cho
đây là một chép sai.
Tuy nhiên, căn cứ vào
những sự kiện, như ta
vừa thấy trên và theo
cách đồng nhất của chúng
tôi, thì Trần Nhật Huyên
ở đây chính là vua
Trần Nhân Tông, chứ không
phải vua Trần Thánh Tông.
Cần nhớ là Bản kỷ
của Nguyên sử chép Quang
Bính còn sai sứ qua
Nguyên sau khi vua Trần
Thái Tông đã chết được
một năm. Một lần nữa,
vua Thánh Tông đã mất
một năm, mà Nhật
Huyên còn gửi sứ. Việc
đồng nhất Quang Bính với
vua Trần Thánh Tông và
Nhật Huyên với vua Trần
Nhân Tông cho phép ta
không cần phải nại đến
những giả thiết của sự
chép sai. Thực tế, Bản
kỷ ít chép sai hơn
phần Liệt truyện nhiều,
bởi vì Bản kỷ chỉ ghi
chép dựa vào Khởi cư
chú, tức nhật ký những
việc làm của vua hằng
ngày như tiếp sứ, nhận
biểu tấu, ra chiếu
chỉ v.vỢ, trong khi Liệt
truyện phải tổng hợp nhiều
nguồn tư liệu khác nhau,
do đó dễ đưa đến
sai sót.
Hơn
nữa, Kinh thế đại
điển tự lục do Triệu
Thế Diên và Ngu Tập
soạn vào những năm 1330-1331,
về mục Chinh phạt, mà
sau này được sao lại
vào Nguyên văn loại 41
tờ 26b1 đến 27b6, chép
ở tờ 27a8 việc “Đường
Ngột Đãi đuổi Nhật
Huyên và Thượng hoàng đến
cửa biển An bang”. Một
lần nữa, Nhật Huyên lại
có Thượng hoàng. Nếu Nhật
Huyên là vua Trần
Thánh Tông, và vua Trần
Thái Tông đã mất vào
năm 1277, thì làm gì
vào năm 1285, khi cuộc
chiến tranh lần thứ hai
nổ ra, lại có mặt
Thượng hoàng Trần Thái Tông.
Chỉ
dựa trên bốn chứng cứ
này thôi thì Nhật
Cảnh không còn nghi ngờ
gì nữa phải là vua
Trần Thái Tông, Quang Bính
phải là vua Trần Thánh
Tông và Nhật Huyên là
vua Trần Nhân Tông. Tuy
nhiên, cũng có hai chi
tiết để Yamamoto nghĩ
rằng Trần Nhật Huyên chính
là vua Trần Thánh Tông.
Thứ
nhất là việc An Nam
truyện của Nguyên sử
209 tờ 10a9 ghi: “Năm
(Chí Nguyên) 27, Nhật Huyên
chết, con là Nhật Tôn
sai sứ đến cống”. Năm
Chí Nguyên 27 (1290) là
năm vua Trần Thánh Tông
mất, như ĐVSKTT 5 tờ
59a6-7 đã ghi.
Chi
tiết thứ hai là việc
An Nam truyện của
Nguyên sử 209 tờ 7a10-12
ghi lại báo cáo mô
tả những gì, mà quân
Nguyên khi chiếm Thăng Long
đã thấy được trong cuộc
chiến tranh năm 1285.
Theo đó thì “Nhật Huyên
tiếm xưng Đại Việt quốc
chúa, Hiến Thiên Thể Đạo
Đại Minh Quang Hiếu hoàng
đế Trần Uy Hoảng,
nhường ngôi cho Hoàng thái
tử, lập Hoàng thái tử
phi làm hoàng hậu. (...)
Nhật Huyên liền ở ngôi
Thái Thượng hoàng, thấy
lập vua nước An Nam
thuộc hệ con của Nhật
Huyên, lưu hành niên hiệu
Thiệu Bảo”. Hiến Thiên Thể
Đạo Đại Minh Quang Hiếu
hoàng đế đúng là tôn
hiệu của vua Trần
Thánh Tông như ĐVSKTT 5
tờ 24b8 đã ghi. Và
niên hiệu Thiệu Bảo đúng
là niên hiệu của vua
Trần Nhân Tông, mà ở
đây được xác định là
niên hiệu thuộc con của
Nhật Huyên.
Căn
cứ vào hai chi tiết
này, Nhật Huyên quả là
tên chỉ vua Trần Thánh
Tông, và Nhật Tôn quả
chỉ vua Trần Nhân
Tông. Tuy vậy, không thể
hoàn toàn dựa vào hai
chi tiết này để xác
định Quang Bính là tên
vua Trần Thái Tông, Nhật
Huyên là tên vua Trần
Thánh Tông và Nhật Tôn
là tên vua Trần Nhân
Tông, như Yamamoto đã làm.
Lý do nằm ở chỗ
nếu đem hai chứng cớ
này so với bốn chứng
cớ trên thì chỉ số
lượng thôi cũng không cho
phép ta đi đến một
kết luận kiểu ấy.
Sự
thật, tất cả rối rắm
đấy có nguyên do của
nó. Nguyên do thứ nhất
là sự lên ngôi và
thoái vị của các vua
Việt Nam cho đến thời
đại vua Trần Nhân Tông
và trở về sau thường
không được báo cáo hoàn
toàn chính xác trong các
văn thư gửi cho các
vua Trung Quốc. Chẳng
hạn, ngay từ thời Đinh
Tiên Hoàng, Đinh Liễn đã
viết thư cho vua Tống
như là lãnh tụ tối
cao của nước Đại Cồ
Việt, chứ không phải là
Đinh Tiên Hoàng, như Tống
sử ghi. Gần hơn, sau
thời vua Trần Nhân Tông,
ta thấy An Nam truyện
của Nguyên sử ghi rời
rạc tên của những người
kế nghiệp như Nhật
Sủy vào năm Chí Đại
thứ 5 (1311), Nhật Khoáng
năm Thái Định thứ nhất
(1324), mà trong sử liệu
Việt Nam, cụ thể là
ĐVSKTT, ta không bao gờ
tìm thấy những tên người
như thế.
Xuất
phát từ những văn thư
qua lại không chính
xác này giữa Việt Nam
và Trung Quốc, sự rối
rắm càng gia tăng vào
thời điểm vua Trần Nhân
Tông lãnh đạo kháng chiến
trong cuộc chiến tranh năm
1285, do sự có mặt
của một số tên Việt
gian đầu hàng giặc như
Trần Ích Tắc, Trần Văn
Lộng, Lê Thực trong hàng
ngũ đối phương. Chính
bọn này đã cung cấp
những báo cáo nhiều mặt
về đất nước ta, trong
đó chắc chắn có cả
việc lên ngôi và thoái
vị của các vua chúa
Việt Nam và quan hệ
giữa họ với nhau. Chính
từ những báo cáo của
chúng và từ những văn
thư vừa nói đã tạo
nên mớ hỗn độn mâu
thuẫn, như vừa thấy ở
trên. Và đấy là nguyên
do thứ hai. Do thế,
ta không thể dựa vào
các sử liệu Trung Quốc
để đồng nhất các tên
do chúng ghi lại với
tên các vị vua có
trong sử liệu Việt Nam.
Phải hoàn toàn dựa vào
sử liệu Việt Nam, lấy
chúng làm cơ sở để
xác định tên các vị
vua xuất hiện trong sử
liệu Trung Quốc là ai.
Sử liệu Trung Quốc trong
trường hợp này chỉ dùng
để tham khảo.
Quan
điểm chúng tôi, vì
vậy, không chấp nhận cách
giải quyết của Yamamoto bằng
việc đồng nhất Quang
Bính với vua Trần Thái
Tông, Nhật Huyên với vua
Trần Thánh Tông và Nhật
Tôn với vua Trần Nhân
Tông, do việc những sử
liệu không cho phép đồng
nhất một cách dễ dàng
như thế, ngay cả về
phía Trung Quốc, mà ta
đã thấy trên. Chúng có
quá nhiều mâu thuẫn.
Cho nên, cách giải quyết
của chúng tôi là lấy
chính sử Việt Nam làm
sử liệu cơ bản. Căn
cứ trên các cơ sở sử
liệu này, chúng tôi coi
Quang Bính chính là
vua Trần Thánh Tông, Nhật
Huyên và Nhật Tôn chính
là những tên gọi khác
nhau của vua Trần Nhân
Tông, còn Nhật Sủy và
Nhật Khoáng là chỉ vua
Trần Anh Tông và vua
Trần Minh Tông. Đặc biệt,
việc đồng nhất Nhật
Huyên và Nhật Tôn với
vua Trần Nhân Tông, vì
vua Trần Nhân Tông là
đối tượng nghiên cứu của
chúng ta.
Sự
đồng nhất các tên gọi
kể trên xuất phát từ
hai nguồn sử liệu khác
nhau. Thứ nhất, về
phía Trung Quốc, cụ thể
là Nguyên sử Bản kỷ
và Kinh thế đại điển
tự lục, đều xác nhận
Quang Bính sống cho đến
năm Chí Nguyên 15 (1278)
trong khi vua Trần Thái
Tông mất trước đó một
năm (1277), và Nhật Huyên
năm 1279 mới sai sứ
qua cống cho đến năm
1291, nghĩa là sau khi
Trần Thánh Tông mất một
năm và có Thượng
hoàng của mình trong cuộc
chiến năm 1285.
Và
thứ hai, về phía sử
liệu Việt Nam, Hồ
Nguyên Trừng và Ngô Sĩ
Liên cho rằng “Gia pháp
của họ Trần... thì khi
con đã lớn liền cho
nối ngôi chính, cha lui
ở cung Thánh Từ xưng
là Thượng hoàng, cùng trông
coi chính sự, kỳ thực
chỉ truyền ngôi để yên
việc sau, phòng khi
thảng thốt mà thôi, chứ
mọi việc đều do ở
Thượng hoàng quyết định cả”
(Nam ông mộng lục, tờ
3a7-9 và ĐVSKTT 5 tờ
24a9-b3). Song trong trường
hợp vua Trần Nhân Tông,
dù Thượng hoàng Thánh Tông
đang còn, nhưng tất cả
mọi việc đều chính do
vua Trần Nhân Tông
quyết định. Thí dụ điển
hình là sự kiện “Đỗ
Hành chỉ được phong quan
nội hầu, vì khi bắt
được Ô Mã Nhi không
dâng lên vua mà lại
dâng lên Thượng hoàng”, như
ĐVSKTT 5 tờ 56b9 -
57a1 đã ghi. Việc Đỗ
Hành không được phong tước
cao này rõ ràng xác
định vai trò của vua
Trần Nhân Tông trong sự
lãnh đạo và quyết định
công việc của đất nước.
Thực tế, ĐVSKTT đã ghi
chính vua Trần Nhân
Tông đã tiếp các phái
bộ của Trung Quốc từ
cuối năm 1278 cho đến
khi mất.
Sự
thật, việc nghiên cứu
vua Trần Nhân Tông cũng
như bất cứ nhân vật
lịch sử nào của Việt
Nam, tất nhiên phải lấy
các sử liệu Việt Nam
làm chính. Song vào thời
vua Trần Nhân Tông, nước
ta có những quan hệ
ngoại giao và quân sự
với Trung Quốc. Quan hệ
ấy đặc biệt đã để
lại cho ta một số
sự kiện và tác phẩm
mang tên những người lãnh
đạo đất nước ta, nhưng
lại không có trong chính
sử của Việt Nam. Vì
vậy, nó đòi hỏi ta
phải xác định các tên
vừa nêu liên hệ với
những nhân vật nào có
mặt trong chính sử ấy.
Ngay một sự kiện vua
nhà Trần đã đổi tên
mình trong quan hệ ngoại
giao với Trung Quốc đã
cho thấy ít nhiều ý
đồ các hoàng đế Đại
Việt không muốn cho phía
Trung Quốc biết rõ nhân
thân của các nhà lãnh
đạo Việt Nam. Việc dài
dòng bàn cãi để đồng
nhất các tên ấy với
nhau trở thành tất yếu.
Một
lý do nữa là vì
vấn đề này đã được
một số nhà nghiên cứu
nước ta đề cập tới,
nhưng đã dễ dàng chấp
nhận cách giải quyết của
Yamamoto. Thực tế, cách giải
quyết của Yamamoto, như
chúng tôi đã chứng tỏ,
có quá nhiều sơ hở,
đặc biệt ông đã không
coi trọng chính sử Việt
Nam làm cơ sở. Vì
thế, khi bàn cãi, chúng
tôi không chỉ nhắm đến
những sơ hở của chính
Yamamoto, mà còn nhắm đến
việc sửa sai những tác
động nhận thức của
Yamamoto đối với giới nghiên
cứu sử học của nước
ta.
Từ
đây, trong tác phẩm
này, chúng tôi tập trung
tất cả các sử kiện
và tác phẩm mang tên
Trần Nhật Huyên và Trần
Nhật Tôn về cho chính
vua Trần Nhân Tông. Chỉ
trừ hai chi tiết là
tôn hiệu Hiến Thiên Thể
Đạo Đại Minh Quang Hiếu
hoàng đế và việc Nhật
Huyên mất vào năm Chí
Nguyên 27, còn tất cả
sử kiện khác do phía
Trung Quốc ghi lại dứt
khoát là thuộc về vua
Trần Nhân Tông và chúng
tôi sẽ không bàn cãi
gì thêm nữa.