Bài kệ thứ 41-45
GIẢNG LUẬN DUY BIỂU HỌC
Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản 1996
KỆ
THỨ 41
Quán
chiếu tính y tha
Vô
minh thành tuệ giác
Luân
hồi và chơn như
Tuy
hai mà thành một.
Nếu
chúng ta sống có chánh niệm để có thể thấy được tính
y tha khởi trong lòng sự vật thì chúng ta có thể chuyển vô
mình thành tuệ giác được, đó là cái chìa khóa. Trong Duy
Biểu học có giáo lý về ba Tự tính. Tự tính là Svabhava,
dịch tiếng Anh là The Tue Nature, Self Nature. Tự tính tức là
cái bản chất của chính nó. Sự vật có tự tính của nó.
Và tự tính đó là đối tượng nhận thức của mình. Và
chúng ta đã học tự tính đầu là tự tính biến kế. Tự
tính này không phải chính nó tự có mà tại vì vô minh, tại
vì sự ngu muội của chúng ta cho nên thực tại mang màu sắc
đó. Ví dụ chúng ta buồn, chúng ta nhìn mặt trăng thì chúng
ta thấy mặt trăng nó buồn. Tự tính là do tâm thức của
chúng ta tạo tác, gọi là tự tính biến kế (parikalpita). Đó
là những tạo tác của tâm, ý. Như khi mà chúng ta quan niệm
thế giới nó có sinh, có diệt, có thành, có hoại, có một,
có nhiều, có lui, có tới đó là chúng ta tạo tác ra những
cái tính chất của thực tại mà chính cái thực tại đó
không có, gọi là tự tính biến kế chấp. Và chúng ta bị
giam hãm trong thế giới của vô minh, sinh tử, vì chúng ta đã
tạo ra cái thế giới mà chúng ta tưởng là thực tại tự
thân nhưng kỳ thực đó là thế giới biến kế chấp.
Ngược
lại thế giới biến kế chấp là thế giới Viên thành thật.
Thế giới Viên thành thật là thế giới không có sự tạo
tác của tâm ý, không có những khái niệm (conception). Đây
thực sự là tự tính của vạn pháp. Tự tính viên thành thật
đích là tự tính của vạn pháp trong đó không có sinh, có
diệt, không có một, không có nhiều, không có đi, không có
tới, không có có và không có không. Và tự tính thứ ba mà
chúng ta gọi là tính y tha, nói cho đủ là Tự Tính Y Tha Khởi.
Y tha khởi tức là nương vào những cái vật khác mà phát
sinh, tiếng Phạn là paratantra. Y tha khởi. tại vì tất cả
mọi sự mọi vật đều nương vào những những hiện tượng
khác mà phát khởi. Ví dụ như bông hoa. Bông hoa, tự tính
của nó là y tha khởi. Y tha khởi tức là nương vào những
điều kiện khác mà có. Ví dụ như là hạt giống, đám mây,
sức nóng của mặt trời v.v… những cái đó đều gọi là
tha. Tha tức là những điều kiện khác. Y tha khởi cũng là
tự tính của vạn vật. Và nếu chúng ta biết quán chiếu
tính y tha khởi của vạn vật thì chúng ta có khả năng chuyển
“Vô minh thành tuệ giác”. Quán ở đây là nhìn, nhìn sâu
và nhìn kỹ, nhìn vào trong lòng sự vật. Chiếu là đưa ánh
sáng tới để có thể nhìn. Nếu không có ánh sáng thì không
có nhìn. “Quán chiếu tính y tha” ở đây tức là sử dụng
Vô thường quán, sử dụng Vô ngã quán và Nhân duyên quán.
Vô thường quán nó là Vô ngã quán, và Vô ngã quán cũng là
Nhân duyên quán. Trước khi đi vào 50 bài tụng thì chúng ta
đã học về Tam pháp Ấn và chúng ta đã thấy rằng khi mà
chúng ta tiếp xúc được với vô thường và vô ngã của vạn
pháp thì chúng ta có thể tiếp xúc được tự tính niết bàn
của vạn pháp. Vô thường vô ngã là đứng về hiện tượng
mà nói, còn Niết-bàn là đứng về phương diện bản thể
mà nói. Cho nên bài Tam Pháp Ấn rất là quan trọng, nó là
chìa khóa để mở ra Duy Biểu. Vô thường là chìa khóa đầu,
chúng ta dùng để mở cửa thực tại và Vô ngã là đứng
vè phương diện không gian. Tuy hai cái nhưng kỳ thực là một,
tại vì chúng ta đã học thời gian với không gian nó nương
vào nhau mà thành. Thời gian và không gian nó cũng là y tha khởi.
Thì chúng ta đã cũng có thể tạm nói rằng Vô thường, Vô
ngã là cái thấy của chúng ta đứng về phương diện hiện
tượng (phenomna). Còn Niết-bàn là đứng về phương diện
bản thể. Có thể nói Niết-bàn là tương đương với tự
tính Viên thành thật, tức là thực tại không sinh, không diệt,
không tới, không đi, không một, không nhiều, không có và
không không. Và chúng ta muốn thực chứng thực được được
cái thức tại Niết-bàn thì trước hết chúng ta phải tiếp
xúc với thực tại Vô thường, Vô ngã nó tương đương với
tự tánh thứ hai là tự tánh y tha khởi. Như vậy cái tự
tính biến kế chấp nó nằm ở đâu? Tự tính biến kế chấp
nằm ở cái chỗ là chúng ta tin vào thường và ngã. Cái thấy
của chúng ta là tin vào thường và ngã. Đó là cái thấy thông
tục của những người không có tu học, của những người
vô minh và thực tại đối với họ là có thường và có ngã.
Và khi mà thực tại hiển hiện ra cho họ như là những cái
gì có thường, có ngã thì thực tại đó mang màu sắc của
tự tính biến kế chấp. Vì vậy cho nên người tu học phải
sử dụng hai chìa khóa vô thường và vô ngã để bắt đầu
nhìn sự vật bằng con mắt quán chiếu vô thường, vô ngã,
thì lúc đó là sử dụng cái thấy của y tha khởi. Và cái
phương pháp của mình là thắp ánh sáng chánh niệm trong đời
sống hàng ngày của mình. Mình nhìn cái gì, nghe cái gì, tiếp
xúc cái gì cũng dùng chánh niệm để có thể thấy được
tự tính y tha khởi ở trong những sự vật mà mình tiếp xúc,
dầu nó là thân thể, hay là hơi thở hay là cảm thọ, hay
là tâm hành, hay là thiên nhiên, núi, sông, cây, cỏ. Tiếp
xúc và nhìn vào bất cứ một hiện tượng nào cũng phải
làm bằng chánh niệm để có thấy được tính chất y tha
của tất cả mọi vật. Như là bông hoa, chúng ta đừng có
nhìn thất niệm, chúng ta nhìn bằng chánh niệm để có thể
thấy được tự tính y tha của bông hoa. Nhìn vào Mẹ, nhìn
vào Cha, vào bạn bè, chúng ta cũng phải nhìn để thấy được
tính y tha. Em bé nó giỏi, nó ngoan là tại vì làm sao đó.
Chúng ta thấy được cái nguyên do, những cái gốc rễ của
cái giỏi, cái ngoan của em bé. Em bé mà hư hỏng, em bé mà
du đảng, em bé mà khó dạy thì khi chúng ta nhìn vào em bé
chúng ta cũng thấy được tự tính y tha khởi của em bé. Tức
là những cái hoàn cảnh gia đình, xã hội, học đường, bạn
bè, tổ tiên của nó. Phải thấy được nguyên do đã khiến
em bé trở nên du đãng như vậy. Nhìn em bé mà thấy được
cái đó tức là chúng ta đã quán chiếu y tha khởi. Còn nếu
không có nhìn bằng con mắt quán chiếu y tha khởi thì chúng
ta nhìn cách khác và chúng ta chỉ có giận, có buồn, có trách
móc, có la rầy thôi chứ ta không hiểu; mà không có cái hiểu
thì không thể nào đạt tới cái chấp nhận, thương yêu và
chuyển hóa nó được. Cho nên nhìn những hiện tượng thiên
nhiên chúng ta cũng phải nhìn bằng con mắt quán chiếu y tha
khởi, nhìn vào những hiện tượng con người chúng ta cũng
phải nhìn bằng con mắt quán chiếu y tha khởi.
Nhìn
vào những hiện tượng tâm lý của chúng ta và của những
người khác chúng ta cũng phải nhìn bằng con mắt quán chiếu
y tha khởi. Ví dụ người đó hay giận hay buồn và cái giận
cái buồn đó làm cho mình không có được an lạc lắm và
mình trách người đó hay giận hay buồn, nhưng mà nếu chúng
ta nhìn cái giận, cái buồn của người đó bằng con mắt
quán chiếu y tha khởi thì chúng ta hiểu được những gốc
rễ gần và xa của cái tâm trạng đó là tự nhiên chúng ta
hiểu, chúng ta không còn trách móc người đó nữa mà chúng
ta có thể chấp nhận được người đó, thương người đó
và giúp đỡ người đó thì tự nhiên người đó và chúng
ta cũng bớt khổ liền. Hậu quả có thể có ngay được là
do cái thấy về y tha khởi. Ví dụ như khi mà chúng ta quắn
chiếu cái hình phạt gọi là tử hình (death penalty) bằng con
mắt quán chiếu y tha khởi, thì chúng ta thấy rằng áp dụng
cái hình phạt tử hình không có đúng. Tại vì con người
làm ra cái tội ác đó có những nguyên do xa gần: có những
hạt giống trao truyền, những hạt giống được gieo trồng,
những hoàn cảnh xã hội, các nhà giáo dục, các nhà kinh tế,
cha mẹ, bạn bè, anh em đã không làm gì để giúp người đó
có thể chuyển hóa được; và vì vậy cho nên chúng ta tỏ
ra sự bất lực của chúng ta, chúng ta nghĩ rằng: để đối
xử với người đó, để đối trị với người đó chỉ
có một phương pháp duy nhất là đem giết người đó không
muốn người đó đi mà thôi. Đó là sự thua trận của chúng
ta. Có thể người đó không muốn giết người, không muốn
phá phách, nhưng mà có cái sức mạnh gì nó lớn quá ở trong
con người đó, nó kéo người đó phải đi tới cái chuyện
giết người, chuyện hãm hiếp, chuyện này kia. Thành ra nếu
mà nhìn vào sâu trong con người đó thì thấy được tính
y tha chúng ta có thể khởi được tâm từ bi mà thông thường
chúng ta không thể khởi được. Nhưng người mà cắt xén
chúng ta, giẫm đạp lên chúng ta như là giẫm đạp lên con
giun, con dế thì chúng ta không thể tha thứ được, chúng ta
giận hờn, chúng ta thù hận; nhưng mà nếu chúng ta có thể
nhìn được bằng con mắt quán chiếu y tha khởi thì chúng
ta có thể thấy rằng: nếu chúng ta được sinh ra, được
lớn lên, được giáo dục bằng những điều kiện của người
đó thì chúng ta cũng sẽ làm như vậy. Và cái hiểu đó đưa
tới cho chúng ta một sự bao dung và chúng ta không có giận,
không có thù hằn người đó và trong tâm của chúng ta nó
nhẹ nhàng, chúng ta có thể chết một cách bình yên hơn và
ít thù hận hơn. Đó là kết quả thứ nhất.
Ngày
xưa khi còn nhỏ, đọc kinh, tôi thấy trong những kiếp trước
của Bụt là những vị Nhẫn Nhục Tiên Nhân bị người ta
đem thân thể cưa ra mà vị Bồ-tát vẫn mĩm cười như thường,
tôi nghĩ đây không phải là người, mà là một vị Thánh.
Làm sao mà người ta hành hạ, người ta cưa thân xác mình
ra như vậy mà mình vẫn tha thứ được? Do vì có trẻ quá
mình không hiểu. Tại vì trong con người của người đó có
con mắt quán chiếu, thấy được những cái nguyên do xa gần
đã đưa tới một chất liệu trong con người của Bồ-tát,
gọi là chất liệu đại bi, tức là xót thương lớn. Thành
ra khi đối diện với con người độc ác vô cùng đó mà chất
liệu đại bi trong người thì mình không có đau khổ, mình
không có hờn oán và mình có thể chết rất là an lành, mình
có thể chết rất là an lành, mình có thể tha thứ được
cho người đó. Và vì vậy cho nên người nào không có quán
chiếu, và chưa nếm được chất liệu của đại bi thì không
thể nào hiểu được cai hành động của vị Tiên nhân nhẫn
nhục kia. Nhưng mà người nào đã có một chút ít từ bi,
đã có một chút quán chiếu, đã có thể hiểu và thương
được những người độc ác thì những người đó có thể
hiểu được hành động của vị Bồ-tát đó. Ở trong giai
đoạn chiến tranh Việt Nam, thanh niên và các vị xuất gia
trẻ tuổi họ tham dự các công tác cứu trợ đồng bào, giúp
đỡ những nạn nhân chiến tranh, phát triển nông thôn, họ
làm việc trong những hoàn cảnh hết sức là khó khăn, thì
có nhiều tác viên vẫn chết trong sự hận thù trong sự đen
tối. Mình đứng ở giữa để làm công tác của tình huynh
đệ thì mình có thể bị nghi kỵ, hiểu lầm và nhiều tác
viên của mình đã bị tàn sát trong hoàn cảnh đó. Có một
lần, một số tác viên của mình trong đó có một sư huynh
tên là Thật Trí - viết chữ giống hệt như Thầy đã chết.
Thì lúc đó Thầy đã đi ra ngoại quốc rồi và khi mà nhận
được những cái tin bị tàn sát, bị bắt cóc và thủ tiêu
như vậy Thầy rất là đau khổ và thương những tác viên
của Thầy, không biết là đã có chất lượng tha thứ trong
người chưa. Nếu mà có thì trong khi chết không có đau khổ
lắm, còn nếu không có chất liệu đại bi mà chết trong sự
hờn oán thì rất là đau khổ. Cho nên Thầy mới viết bài
thơ “Dặn Dò”. Hồi đó Sư cô Chân Không cũng còn ở nhà,
chị Nhất Chi Mai, một trong sáu người Tiếp Hiện đầu tiên,
người đã tự thiêu cho hòa bình cũng đang còn ở nhà. Thì
Thầy mới viết bài “Dặn Dò” về để cho các tác viên
quán chiếu. Tại vì Thầy rất thương những người tác viên
còn trẻ của mình trong đó có các chú đi làm việc vì tình
thương, vì đồng bào, vì đất nước có thể chết trong sự
tàn bạo, tỵ hiềm, cho nên Thầy quán chiếu rất nhiều và
Thầy làm ra bài thơ đó, gọi là bài thơ Dặn Dò, nếu mà
em chưa chết thì phải như thế này:
“Xin
hứa với tôi hôm nay
Trên
đầu chúng ta có mặt trời
Và
giữa trưa đứng bóng
Rằng
không bao giờ em thù hận con người
Dù
con người có đổ chụp lên đầu em
Cả
ngọn núi hận thù, tàn bạo
Dù
con người giết em
Dẫm
lên mạng sống em
Như
là dẫm lên giun dế
Dù
con người móc mật, mọi gan em
Đày
ải em vào hang sâu tủi nhục
Em
vẫn phải nhớ tới lời tôi căn dặn
Kẻ
thù chúng ta không phải con người
Xứng
đáng chỉ có tính xót thường
Vì
tôi xin em đừng đòi điều kiện
Bởi
vì không bao giờ oán hơn lên tiếng
Đối
đáp với sự tàn bạo con người
Có
thể ngày mai trước khuôn mặt bạo tàn
Một
mình em đối diện:
Hãy
rót cái nhìn dịu hiền từ đôi mắt
Hãy
can đảm dù không ai hay biết
Và
nụ cưòi em hãy để ở trong cô đơn,
Trong
đau thương thắm thiết
Những
người yêu em dù lênh đênh
Qua
ngàn trùng sinh diệt
Vẫn
sẽ nhìn thấy em
Tôi
sẽ đi một mình
Và
dầu tôi cúi xuống
Tình
yêu bổng trở nên bất diệt
Đường
xa và gặp ghềnh muôn dặm
Nhưng
đôi vầng nhật nguyệt
Sẽ
vẫn còn soi bước cho tôi”.
Nhất
Chi Mai trước khi tự thiêu và kêu gọi hai phe lâm chiến ngồi
lại với nhau để chấm dứt chiến tranh, Chị có đọc hài
đó hai lần. Thì khi mà quán chiếu cái tính y tha và thấy
được rằng con người cũng là nạn nhân của gia đình, của
xã hội, của hoàn cảnh thì tự nhiên có cái hiểu, có cái
hiểu thì tự nhiên có sự thương xót và tha thứ. Và cái
hiểu đưa tới cái thương. Thương đây từ bi. Và khi mà có
chất liệu từ bi thì mình không có cái đau khổ và cái giận,
và có tuệ giác. Những cái sợ, những cái lo, những cái buồn,
những cái thất vọng, những cái tuyệt vọng tất cả những
cái đó làm cho mình đau khổ. Nhưng mà nếu mình biết quán
chiếu tự tính y tha của cả mọi sự, mọi vật thì mình
sẽ thấy được, sẽ hiểu được và sẽ có đại bi, sẽ
có chấp nhận, sẽ có thương yêu và vì vậy cho nên mình
sẽ không đau khổ. Có chất liệu đại bi ở trong trái tim
thì cũng giống là như có Cam lộ. Có nước Cam Lộ thì mình
sẽ không đau khổ, dầu người đó có phụ bạc mình, dầu
người đó phản bội mình, dầu người đó tàn sát mình,
mình vẫn có thể thương được như thường. Và vì vậy cho
nên người ta nói rằng đại bi là chất liệu của vị Bồ-tát.
Có chất liệu đại bi thì mình đã là vị Bồ-tát rồi, dầu
là một vị Bồ-tát nhỏ, khi chất liệu đại bi còn ít.
Khi
mà
mình đi thiền hành thấy được rằng chân mình sắp dẫm
đạp lên giun mà mình ngưng lại thì biết rằng trong con người
mình đã có chất liệu đại bi dù chất liệu đó đang còn
nhỏ bé. Và nếu quán chiếu, sống đời sống hằng ngày của
mình cho tỉnh thức thì chất liệu đại bi đó càng ngày càng
lớn. Trong kinh Pháp Hoa có một câu năm chữ tóm tắt lại
cách sống đó là mắt thương nhìn cuộc đời (từ nhãn thị
chúng sanh), tức là mắt thương yêu để nhìn cuộc đời:
nhìn cây, nhìn đá, nhìn mây, nhìn trời, nhìn người, nhìn
thú vật, nhìn tất cả mọi hiện tượng trong cuộc sống
bằng con mắt thường là từ bi. Mà chúng ta biết rằng mắt
thương chỉ có được khi mà con mắt hiểu nó có. Hiểu nó
sinh ra thương. Và hiểu là gì? Hiểu là hoa trái của sự quán
chiếu. Tức là sống chánh niệm, nhìn mọi hiện tượng bằng
con mắt quán chiếu của y tha thì tự nhiên hiểu được. Hiểu
được thì tự nhiên có con mắt thương yêu. Vì vậy mắt
thương có nghĩa là mắt hiểu. “Từ nhãn thị chúng sanh”
có nghĩa là Trí nhãn thị chúng sanh. Nếu hiểu nó đưa đến
thương tức là hiểu và thương là một.
“Quán
chiếu tính y tha
Vô
minh thành tuệ giác”
Cái
không hiêu nó trở thành cái hiểu. Vô minh là cái không hiểu,
tuệ giác là cái hiểu, cái thấy, cái nhìn thông tục của
con người là cái nhìn thường và ngã, cái nhìn đó là cái
nhìn sai lầm, cái nhìn có tính cách biến kế. Nó là nền
tảng của bao nhiêu hiểu làm và bao nhiêu khổ đau: cái nhìn
biểu lộ ra cái sinh, cái diệt, cái có, cái không, cái một,
cái nhiều, cái đi, cái tới. Thì bây giờ muốn thoát khổ
thì chúng ta phải dùng chìa khóa vô thường, vô ngã. Vô thường
và vô ngã không phải là những lý thuyết mà là những chìa
khóa, những phương pháp thực tập, gọi là vô thường quán
và vô ngã quán. Còn giáo lý vô thường và giáo lý vô ngã
chưa phải là tuệ giác về vô thường, vô ngã. Mình có thể
hiểu rất rõ, nói rất hay về vô thường, vô ngã thì cái
đó mới là giáo lý về vô thường và vô ngã thôi. Còn mình
dùng chánh niệm mà sống đời sống hàng ngày quán chiếu
từng sự vật để chứng nghiệm được cái tự tính vô thường,
vô ngã của sự vật thì cái đó gọi là tuệ giác vô thường,
tuệ giác vô ngã. Ý niệm vô thường, ý niệm vô ngã
không phải là tuệ giác vô thường và tuệ giác vô ngã.
Khi
mà có tuệ giác vô thường và vô ngã rồi thì chúng ta thấy
được cái tính chất y tha khởi của sự vật. Khi mà tiếp
xúc được với tự tính viên thành thật của sự vật thì
chúng ta tiếp xúc được với Niết-bàn ngay trong giờ phút
hiện tại. Niết-bàn không phải làmột hiện tượng tương
lai. Niết-bàn tức là tự tính viên thành thật của sự vật
mà chúng ta không có tiếp xúc được là tại vì chúng ta kẹt
vào thường và ngã. Nếu chúng ta quán chiếu sự vật bằng
vô thường quán và vô ngã quán thì chúng ta tiếp xúc với
Niết-bàn ngay bây giờ và ở đây.
Trước
đây chúng ta có đem một ví dụ đồng France. Đồng France
nó có mặt trái và mặt phải và đồng France cả mặt trái,
mặt phải đều làm bằng chất liệu kim khí. Chúng ta ví dụ
Vô thường là mặt trái của đồng France, Vô ngã là mặt
trái của đồng France và Niết-bàn là chất kim khí của đồng
France. Một bên đứng về phương diện tướng, một bên đứng
về phương diện thể. Vô thường và vô ngã là tướng và
Niết-bàn là thể. Nhưng mà khi chúng ta chạm vào mặt trái
hay chạm vào mặt phải của đồng France thì đồng thời chúng
ta chạm vào chất kim khí của đồng France. Và vì vậy cho
nên khi mà chúng ta chạm vào được cái tự tính vô thường,
vô ngã của sự vật thì chúng ta chạm ngay vào Niết-bàn.
Cũng như khi chúng ta quán chiếu tính y tha thì chúng ta chạm
vào tính viên thành thật. Vì vậy cho nên tự tính y tha, tự
tính Niết-bàn tuy hai là một chạm vào một cái là chạm vào
cái kia. Cũng như là sóng và nước. Mình chạm vào sóng thì
mình sẽ chạm vào nước. Ở trong 30 bài tụng Duy Biểu có
nói lên ý nghĩa nầy; Tự tính viên thành thật là tự tính
y tha khởi không phải khác mà không phải không khác: “Cố
thử giữ y tha, phi dị phi bất dị”. Hai tự tính đó, tự
tính viên thành của sự vật, tức là tự tính Niết-bàn của
sự vật, nó cũng là một với tự tính y tha khởi của sự
vật. Nhờ y tha khởi mà đi vào được viên thành thật. cũng
giống như là nhờ cửa mà mình đi vào được nhà và cửa
cũng là nhà. Ở đây chúng ta thấy rõ ràng cái chìa khóa của
sự tu tập, con đường tu tập. Tóm tắt lại mấy chữ thôi,
từc là sống đời sống hằng ngày như thế nào để thắp
lên ánh sáng của chánh niệm. Lúc ngồi thiền, lúc nấu cơm,
lúc giặt áo, lúc lau nhà, lúc ăn cơm phải làm tất cả những
điều đó như thế nào mà có chánh niệm, mà dùng chánh niệm
đó làm ánh sáng để tiếp xúc với vạn sự, vạn vật ở
trong mình và xung quanh mình (tâm lý, sinh lý, vật lý) và thấy
được tính y tha của tất cả những gì mình tiếp xúc, ở
trong đó có bản thân mình. Thì đó là con đường duy nhất
có thể giúp mình chuyển vô minh thành tuệ giác, chuyển hận
thù thành ra tình thương, chuyển đau khổ thành ra hạnh phúc.
Chỉ có một con đường đó mà thôi!
“Luân
hồi và chân như, tuy hai mà thành một”
Tại
vì luân hồi có gốc rễ nơi ý niệm nhận thức về thường
và ngã. Luân hồi có gốc rễ ở nơi biến kế chấp, và vì
vậy cho nên không có tuệ giác, có nhiều vô minh. Và vô minh
nó đưa tới luân hồi khổ. Trong khi đó quán chiếu tự tính
y tha khởi của vạn vật thì chúng ta thấy được tự tính
viên thành thật và cái nhìn của chúng ta, cái hiểu của chúng
ta đem tới sự giải phóng của chúng ta, chúng ta không còn
bị kẹt vào những ý niệm về thường, về ngã, về có,
về không, về sinh, về diệt, về một, về nhiều, về tới,
về lui nửa. Ví dụ như cái chết. Cái chết là một cái đe
dọa thường xuyên, nó thuộc về cặp sinh và diệt. Lâu lâu
chúng ta nhớ rằng: ngày mai chúng ta thế nào cũng phải chết.
Và có khi chúng ta không nhớ lại đi nữa thì cái ý niệm
sợ chết, cái ý niệm sợ chết nó vẫn thăm thẳm nó nằm
trong chiều sâu tâm thức của chúng ta và nó điều khiển
một cách âm thầm những cách hành xử của chúng ta trong ngày.
Thì tu tập tức là dùng chánh niệm soi vào trong thực tại
để thấy rằng không có sinh và không có diệt. Chúng ta đã
nói nhiều lần rằng sinh tức là từ không có cái gì cả
mà mình thành một cái gì, không là ai cả mà trở thành một
người nào đó. Và diệt là từ cái chỗ mình là một người
nào đó trở thành không có cái gì hết. Ý niệm đó là ý
niệm về sinh diệt. Và nếu chúng ta dùng con mắt quán chiếu
y tha khởi mà đi sâu vào lòng sự vật thì chúng ta thấy rằng
cái ý niệm về sinh và diệt đó là một cái vô minh, một
cái sai lầm. Không có cái sự thật là từ cái không trở
thành cái có được. Như nhà bác học Pháp nói rằng là: “Không
có gì sinh mà cũng không có gì diệt”, đó là đứng về
phương diện khoa học, người ta cũng nói vậy. Khoa học người
thấy như vậy huống hồ là trong đạo học nhờ quán chiếu
tính y tha. Và khi mà mình đập tan cái ý niệm về sinh và
về diệt rồi, thì cái sợ chết nó không còn ở trong người
mình nữa, và tự nhiên mình thảnh thơi, mình khỏe. Và cái
luân hồi trở thành cái chân như. Luân hồi tức là có sinh
và có diệt. Và nó có tiếp tục sinh và diệt. Nó chấm dứt
nhưng mà nó không có mất đi cái gì hết. Ví dụ như là không
có sóng, nước nó vẫn còn hoặc là có sóng thì có sóng mà
mình vẫn không bị sóng, bị cái sợ hãi nữa mà mình cỡi
lên trên sóng mà đi. “Luân hồi và chân như, tuy hai mà thành
một”. Bài tụng này mình phải đọc chung với bài 40 thì
thấy trong đó có hai danh từ luân hồi và chân như. Bài 40
thì nói tới Biến kế và viên thành, đưa chúng ta từ biến
kế sang viên thành.
“Biến
kế huân vô minh
Kéo
theo luân hồi khổ
Viên
thành mở tuệ giác
Hiển
lộ cảnh chân như”.
“Quán
chiếu tính y tha,
Vô
minh thành tuệ giác,
Luân
hồi thành chân như
Tuy
hai mà thành một”.
Ban
đầu thấy có hai: một là vô minh và luân hồi, một là viên
thành và chân như.
Bây
giờ cái thứ ba: y tha khởi, nó đi vào nó chuyển vô minh thành
tuệ giác, chuyển luân hồi thành chân như. Và vì vậy cho
nên luân hồi và chân như tuy hai mà thành một.
Có
một vị đệ tử tới hỏi một Thiền sư đời Lý, thấy
nói rằng tu học thì phải tinh tấn để thoát ra sinh diệt.
Vị thiền sinh hỏi:
“Bạch
Thầy, đi tìm cái chỗ bất sinh bất diệt ở ở chỗ nào?”
Thầy
nói:
“Tìm
ngay ở cái chỗ sinh diệt đó”.
Nó
có nghĩa là chân như, chẳng qua là cái luân hồi nó chuyển
thành thôi, không có cần phải bỏ cái gì hết. Chúng ta đi
sang bài 42.
KỆ
THỨ 42
Trong
rác có sẵn hoa
Trong
hoa có sẵn rác
Hoa
và rác không hai
Mê
và giác tương tức.
Hình
ảnh hoa và rác là để đem ra làm ví dụ cho giác ngộ và
mê mờ. Thường thường chúng ta cứ nghĩ rằng: “Giác ngộ
đâu có dính gì tới mê mờ đâu?”. Và chúng ta có khuynh
hướng cho mê mờ sang một bên, hai cái không được dính với
nhau! Nhưng mà thật sự giác có nghĩa là giác cái gì? giác
đối với mê mà có. Nếu không có mê thì không có giác. Cũng
như là một cây bút mình đưa lên và mình nói có phải, có
trái. Mình muốn cái phải tồn tại không hề có cái trái
thì không thể được. Hể có phải là có trái, có trái là
có phải. Chính vì vậy cho nên phải và trái tương tức. Cái
phải chứa đựng cái trái ở trong đó ở trong lòng nó, vì
vậy cho nên nó mới gọi là phải. Cái trái chứa đựng cái
phải ở trong lòng nó và vì vậy cho nên nó mới gọi là cái
trái. Nó là y tha. Cái này do cái kia mà thành, cái kia do cái
này mà thành. Đó là tự tính y tha. Phải thấy được điều
đó. Cho nên nói rằng tôi muốn chấm dứt luân hồi và tôi
chỉ chấp nhận giá trị thôi thì câu nói đó chứng tỏ mình
chưa thấy được tự tính y tha.
Các
vị Tổ đã nói nhiều lần rằng: Tịnh độ nó nằm ngay ở
trong tâm. Nếu cái tâm của mình thanh tịnh thì cõi này tự
nhiên thành tịnh độ. Và vì vậy cho nên cái chuyện bỏ một
cái để chạy theo một cái khác không phải là phương pháp
của Phật học. Nó trái chống hết với tất cả những giáo
lý căn bản của đạo Bụt. Ví dụ như giáo lý về vô tác.
Vô tác tức là không có chạy theo một cái. Khi mình chạy
theo một cái có nghĩa là mình muốn bỏ một cái. Ví như là
mình muốn thành Phật chẳng hạn. “Tôi muốn không làm phàm
phu nữa, tôi muốn làm Phật thôi”. Thì đó là một cái đòi
hỏi chánh đáng của người tu. Người tu mà muốn thành Phật
là đúng rồi. Nhưng mà quan niệm đó nó chứng tỏ là mình
chưa tu. Tại vì đạo Bụt dạy rằng là mình phải thực tập
vô tác. Nếu mình muốn bỏ một cái gì mà mình đi kiếm một
cái khác thì mình tìm cái khác không được. Tại vì cái khác
đó Bụt dạy là phải tìm ở trong cái này. Cái Niết-bàn
phải tìm ở trong cái luân hồi. Cái nước phải tìm trong
cái sóng. Và vì vậy cho nên chúng ta có những câu nói khá
phổ thông nhưng mà ít người hiểu được. Phiền não tức
Bồ đề. Phiền não tức là những tâm trạng khổ đau của
mình. Những tâm sở bất thiện: tham, sân, si, mạn, nghi, kiến
nó là Bồ đề đó. Vì vậy cho nên muốn đi tìm bồ đề
thì phải nắm lấy những cái phiền não đó mà chuyển hóa,
còn nếu không thì không có bồ đề đâu. Đó là giáo lý
tương tức.
Giác
với mê một. Cũng như mình sắp chết khát mà người ta đưa
một ly nước ở trong đó có bùn, uống không được, mình
biết rằng chỉ uống được khi mà ly nước đó trong, nhưng
mà nếu liệng ly nước bùn đi thì không bao giờ có ly nước
đó cả, phải tìm cách lọc ly nước bùn đó để uống. Vì
vậy cho nên tất cả những phiền não, tất cả những cái
gì có mặt hôm nay trong thế giới của chúng ta, trong cái thân
tâm của chúng ta, chúng ta chấp nhận hết để chuyển hóa,
chúng ta đừng có ý niệm trốn chạy để tìm một cái khác:
một cõi tịnh độ, một cõi thiên đường, nó nằm ở một
địa phương khác. Và như vậy thì mới đúng con đường của
Bụt dạy. Tại vì không những địa, thủy, hỏa, phong, không
gian, thời gian mà phương hướng nó cũng nằm ở trong thức.
Và chúng ta nghĩ rằng làtịnh độ nó nằm ở phía Tây nhưng
mà chúng ta không biết rằng phía Tây nó cũng nằm ở phía
Đông. Tại vì phía Tây không thể nào có được nếu không
có phía Đông. Phía Đông và phía Tây nó tương tức. Mình
không có thể thoát khỏi cái mà mình đang ghét được, chỉ
có thể chuyển hóa nó thành ra cái thương mà thôi. Khi làm
vườn mà thấy được cái tương tức của sự vật có nghĩa
là khi có rác, mình giữ rác lại chuyển hóa rác để rác
thành hoa.
Những
cái phiền não, những cái hoàn cảnh khổ nhục, đau thương
mình phải chấp nhận, mình phải nắm lấy và mình phải chuyển
hó tất cả những cái dó thành ra an lạc, thành ra giá trị,
thành ra hạnh phúc. Và vì vậy cho nên giác và mê tương tức.
Nó có nghĩa là chúng ta không phải bỏ một cái gì để tìm
một cái khác. Giác nó nằm trong mê. Bồ đề nó nằm trong
phiền não. Nếu chúng ta nhận thức được điều nay, chúng
ta sẽ thấy được cái khác biệt giữa đạo Bụt và một
số rất lớn các tôn giáo khác. Trong đạo Bụt chúng ta được
Bụt dạy rằng: chúng ta phải chấp nhận cái bây giờ và
ở đây. Dầu cái bây giờ và ở đây nó chứa đựng những
cái đau khổ, những cái phiền não. Tại vì nếu không chấp
nhận thì chúng ta đánh mất cái chúng ta đang tìm. Vì cái
giác nó được làm bằng cái mê. Cái hạnh phúc được làm
bằng cái khổ đau. Cái chân như được làm bằng cái luân
hồi, vì vậy cho nên chấp nhận cái bây giờ và cái ở đây
là cái điều kiện tiên quyết của sự thực tập. Mà chấp
nhận được rồi thì tự nhiên chưa thực tập mà bắt đầu
có an lạc được rồi.
Ở
đây chúng ta thấy rằng bài tụng thứ 42 đem cái ý niệm
tương tức ra áp dụng vào sự tu học. Tôi đã từng thấy
những người tu Tịnh độ 20, 30 năm nhưng mà vẫn không có
đạt được, vẫn không có nắm bắt được nguyên tắc này
và cứ nghĩ rằng Tịnh độ là một cái hoàn toàn khác biệt,
xa cách không có dính líu tới cõi này. Và sống trong cõi Ta-bà
này có nhiều khổ đau, có nhiều bất như ý thì sinh ra cái
tâm chán ghét và chỉ mong cầu tới cõi kia thôi, cái cõi nó
nằm ở trong không gian, một cái không gian khác. Và xét cho
cùng thì thấy rằng quan niệm đó nó không có phù hợp với
giáo lý căn bản của đạo Bụt.
Trong
trại học tập cải tạo, tất cả mọi người đều phải
vâng theo những cái điều mà ông linh gác, những ông cán bộ
đưa ra. Nếu mà mình cứ tiếp tục nghĩ rằng cái hạnh phúc
của mình nó chỉ có được khi mà rời cái trại học tập
cải tạo này thì những giờ phút mình ở trong trại học
tập cải tạo này sẽ vô cùng đau khổ. Con người đang ở
trong trại học tập cải tạo mà nói rằng: “Bây giờ ta
đang ở trong trại học tập cải tạo, ta không có cơ hội
để thoát ra cái trại này bây giờ, vậy thì ta phải chấp
nhận cái trại này và làm cho cái trại này thành cái chỗ
dễ chịu nhất mà ta có thể làm” thì người đó bắt đầu
có an lạc, có hạnh phúc. Người đó có thể thực tập hơi
thở, thực tập bước chân chánh niệm và người đó có thể
có được sức khỏe, và an lạc mà những người khác không
thể nào có. Đã có những người báo cáo rằng là trong trại
tù họ thực tập ngồi thiền để cho cái tâm nó yên , nhưng
mà cán bộ thấy mình ngồi thiền, họ không thích. Ngồi thiền,
ngồi bất động nhắm mắt lại và ngồi rất vững, nó giống
như là một hình thái thách đố. Mình phải co rúm người
lại, mình phải tỏ ra sự sợ hãi thì những người cai ngục
mới hài lòng. Còn nếu mình ngồi thiền rất vững, rất an
lạc, dầu là mình có quyền trong cái thời gian không có đi
làm việc ở ngoài mình ngồi, nhưng mà điều đó cũng được
họ nhìn như là một cái hình thức thách đố: “Tôi không
sợ anh, tôi vẫn có an lạc ở trong trại.” Và cho nên những
người đó không có được quyền ngồi thiền ngay ở trong
cái phòng giam của mình. Thì những người đó đợi đến
khi họ tắt đèn dậy ngồi thiền. Và khi mà ngồi trong tư
thế kiết già thì tự nhiên cái thế giới của khổ đau nó
biến thành cái thế giới của sự an lạc. Và dầu không có
ở trong cái tư thế kiết già đi nữa mà nằm xuống cho thẳng
và tâm nó khoan khoái là đã đỡ khổ hơn những người khác
rất nhiều rồi. Cho nên chấp nhận cái bây giờ và ở đây
không có nghĩa là bó tay chịu chết. Chấp nhận cái bây giờ
và ở đây là để mình có thái độ khôn ngoan, để có một
cái thấy sâu sắc và để cái khả năng chuyển hóa được
tới chưng nào hay chừng đó cái hoàn cảnh trong đo mình đang
sống. Và đó đích thực là sự tu học. Còn nếu mình cứ
nghĩ rằng: sau này thoát ra khỏi trại cải tạo về nhà, mình
sẽ không có lo danh lợi, mình sẽ lập một cái chùa, cái
am mình tu thì đợi như vậy không bao giờ tới cả. Mình phải
thực tập ngay trong cái giờ phút hiện tại và ngay ở đây.
Cho nên cái điều mình được học ở đây trước tiên là
phải chấp nhận cái bây giờ, ở đây và chuyển hóa. Chúng
ta đi sang bài 43.
KỆ
THỨ 43
Không
trốn chạy sinh tử
Quán
chiếu cần niệm lực
Thấy
được tính y tha
Là
chứng nhập tương tức.
“Không
trốn chạy sinh tử”. Đây là một kết luận tất yếu của
những bài tụng trước. Tại vì bất sinh bất diệt nằm ở
trong sinh tử, vì vậy cho nên mình trốn chạy sinh tử là không
bao giờ mình nắm cái bất sinh bất diệt. Đó là nguyên tắc
tương tức. “Không trốn chạy sinh tử, quán chiéu cần niệm
lực”. Đây là những bài tụng rất thực tế. Công việc
của quán chiếu, cần phải có năng lực và năng lượng, đó
là chánh niệm, gọi là niệm lực. Nếu không có niệm lực
thì không làm ăn gì cả. Cho nên phải tập như thế nào để
trong đời sống hằng ngày mình tạo ra được cái niệm lực.
Cũng như một cái máy điện nó tạo ra được điện. Thì
có điện mới có ánh sáng, mới có thể nấu cơm được,
mới có thể làm nhiều việc khác. Và vì vậy cho nên chánh
niệm là cái năng lượng cần có để làm công việc này,
tức là công việc quán chiếu.
Sống
chánh niệm và quán chiếu mọi sự vật ở trong ta và xung
quanh ta và khi mà chúng ta chứng nhập được tính y tha là
chúng ta chứng nhập được tính tương tức, tương nhập của
mọi sự, mọi vật, tức là tự tính Niết-bàn. Vì vậy Niết-bàn
không phải là bây giờ không có và sẽ có trong tương lai.
Niết-bàn nằm ở trong cái bây giờ và cái ở đây. Nó nằm
trong cái bàn, nó nằm trong cái ghế, nó nằm trong cái nhà,
nó nằm trong cái núi, nó nằm trong đám mây, nó nằm trong
mỗi tế bào cơ thể của chúng ta. Và nếu chúng ta đưa ngón
tay ra cho khéo, chúng ta sờ mó thì chúng ta tiếp xúc được
với Niết-bàn. Và ngón tay đó là y tha khởi, tức là vô thường
quán và vô ngã quán. Vô thường quán, vô ngã quán mở cửa
Niết-bàn, nó khiến chúng ta có thể sờ mó được tự tính
Niết-bàn của sự vật. Có thể là trong những tôn giáo khác,
họ cũng có ý niệm về Niết-bàn nhưng mà họ có thể gọi
Niết-bàn là Thượng đế hay Niết-bàn là nước Chúa.
Nhưng mà có những nhà thần học nói nước Chúa nó nằm ở
đây trong lòng mình có thể tiếp xúc bất cứ lúc nào thì
Niết-bàn nó cũng vậy. Niết-bàn là tự tính viên thành của
tất cả vạn sự vạn vật, nó có ngay bây giờ và ở đây.
Nhưng mà tại vì chúng ta bị kẹt về ý niệm thường và
ngã cho nên chúng ta không sờ mó được. Vì vậy cho nên sử
dụng vô thường quán, vô ngã quán, y tha khởi quán thì chúng
ta có thể sờ mó được Niết-bàn ngay trong hiện tại. Sờ
mó được Niết-bàn tức la thoát ra được sanh tử ngay bây
giờ, ở đây. Sờ mó được sóng thì đồng thời sờ mó
được nước. “Không trốn chạy sanh tử, quán chiếu cần
niệm lực, thấy được tính y tha, là chứng nhập tương tức”.
Niệm lực là một trong năm lực. Lực tức là năng lượng,
energy. Lực thứ nhất là niềm tin, gọi là Tín lực. Lực
thứ hai là Tấn lực. Tấn tức là sự hăng hái, nồng nhiệt,
mong cầu, ý chí. Niệm lực là thứ ba. Lực thứ tư là Định
lực và thứ năm là Tuệ lực. Và chúng ta biết rằng trong
năm lực. Niệm lực là căn bản. Tín là faith, tức là minh
có niềm tin. Mình tin là mình có thể sờ mó được tới cái
chân như Niết-bàn, viên thành thật đó. Và đây không phải
là một niềm tin mù quáng. Tại vì năm lực nên được vẽ
thành vòng tròn. Tín, đưa tới sự tinh tấn. Khi mà mình không
có tin gì hết thì mình rã rời tay chân, cho nên muốn có năng
lượng để làm cái gì thì phải có một niềm tin. Tin ở
bản thân tin nơi tuệ giác của mình, tin nơi tuệ giác của
Bụt. Thì niềm tin đó đưa lại cho chúng ta rất nhiều năng
lượng, năng lượng đó gọi là tấn. Rồi chúng ta mới chế
biến năng lượng đó thành ra chánh niệm. Mà hễ có niệm
tức là chúng ta có định. Chúng ta sống trong chánh niệm thì
đi tới, đi lui, làm cái này, làm cái khác, nhìn người này,
thấy người kia đều ở trong định hết. Định tức là định
quán chiếu. Lúc này là chúng ta có khả năng thấy được
tính y tha của sự vật xung quanh ta và trong ta. Và nếu chúng
ta định ít thì thấy được y tha của một cái rồi thì mất
luôn đi vào thường và ngã liền. Mà tuệ giác nó giúp cho
tín tâm của chúng ta vững hơn. Và vì vậy năm cái đó nó
cũng tương tức. “Thấy được tính y tha, là chứng nhập
tương tức”. Tương tức, tức là cái này là cái kia, cái
này có trong cái kia.
KỆ
THỨ 44
Nương
hơi thở chắnh niệm
Tưới
hạt giống bồ đề
Chánh
kiến là đóa hoa
Nở
trên vùng ý thức.
Đối
tượng của niềm tin là hạt giống hiểu, hạt giống Bồ
đề nó nằm ở trong tâm thức của chúng ta. Đây không phải
là niềm tin không căn cứ, một niềm tin vu vơ, không kiểm
chứng. Tại vì hạt giống của hiểu và thương nằm trong
tâm thức của tất cả chúng ta. Hạt giống đó gọi là hạt
giống Giác ngộ. Hạt giống Bồ đề. Boddhi có nghĩa là tỉnh
thức, giác ngộ, nó cùng là một với chánh niệm. Khi mà chúng
ta tin tưởng vào khả năng giác ngộ của chúng ta như là Bụt
đã khai thị, thì phương pháp của chúng ta là dùng hơi thở
để nuôi dưỡng chánh niệm và chánh niệm đó là thức nước
tưới rất mầu nhiệm. Nó tưới lên hạt bồ đề càng lớn.
Cho nên ở trước tôi có nói rằng: Nếu chúng ta trong một
cộng đồng tu học mà muốn lớn lên, muốn có cái tuệ giác
đừng có ốm yếu, nghèo khổ, muốn cho tuệ giác và hạnh
phúc lớn lên thì chỉ chúng ta phải tưới cái tuệ giác đó,
cái hạnh phúc đó. Mà cái chất liệu để tưới là chánh
niệm. Thành ra đi, đứng, nằm ngồi, nói chuyện trong tất
cả những công tác đó là phải có chánh niệm. Mình tin rằng
mỗi ngày mình đều phải lớn lên. Còn nếu không, mình còn
đi, và không có lớn lên. Và lớn lên được là nhờ chánh
niệm, biết sống chánh niệm mỗi ngày. Mình phải tin tưởng
như vậy và mình kiểm chứng cái tin tưởng của mình. “Nương
hơi thở chánh niệm, tưới hạt giống bồ đề”. Hạt giống
bồ đề ở trong mình, tức là hạt giống nó hiểu nó đưa
tới hạt giống thương, hạt giống bừng tình. Bừng tỉnh
tức là chợt hiểu. Và chỉ có chánh niệm mới làm được
chuyện đó. “Chánh kiến la đóa hoa, nở trên vùng ý thức”.
Ở đây chúng ta đề cập tơi tám con đường tám sự hành
trì chân chánh gọi là Bát Chánh Đạo. Chánh kiến tức là
sự hành trì chân chánh đầu tiên, tức là cái thấy đúng
với sự thật (right understanding). Chánh kiến là tuệ. Nhưng
mà tuệ này không phải là cái tuệ mà nó nằm ở trong alaya
thức. Tại cái này là cái thấy rõ ràng, cái thấy ở trên
ý thức. “Chánh kiến là đóa hoa, nó nở trên vùng ý thức”.
Đây là thức alaya, ở đây chúng ta có hạt giống bồ đề,
hạt giống hiểu, hạt giống thương yêu. Ở trên này chúng
ta có thức thức bảy và thức thứ sáu và năm thức khác.
Thức thứ sáu đóng vài trò của người làm vườn, và vì
vậy cho nên nó phải tưới tẩm những hạt giống này. Người
làm vườn thì phải tưới những những hạt giống và chúng
ta có những hạt giống của bồ đề, hạt giống của hiểu,
của thương, chúng ta phải tưới. Người làm vườn phải
tin tưởng ở nơi đất, đó là tin. Người làm vườn phải
siêng năng tưới tẩm, gọi là tấn. Người làm vườn phải
tưới hằng ngày bằng chánh niệm mà muốn tưới hằng ngày
thì phải chuyên tâm, mà cái gì cũng là để tưới những
hạt giống. Tôi ăn cơm, tôi uống nước, tôi đi thiền hành,
tôi rửa nồi, tôi nấu cơm, tất cả những cái đó là để
tưới tẩm những hạt giống bồ đề ở trong tôi. “Lên
non vùi hạt bồ đề, xôn xao để lại dưới kia bụi hồng”,
không lo những chuyện khác chỉ lo một chuyện thôi là vùi
hạt bồ đề xuống và tưới thôi. Thì tự nhiên mai mốt
cái hạt này nó lớn lên và tự nhiên nó nở một bông hoa
ở trong vùng ý thức, tự nhiên sự giác ngộ bừng ra mà mình
không cần phải kêu gọi. Ví dụ như là trong thiền viện
mỗi khi Thầy cho mình một bài học, một bài tập, một công
án thì cái công án đó mình phải vùi ở trong đất của tàng
thức.
Còn cái công án đó mình giữ trong thức thứ sáu thì mình
chỉ có cái cách là đánh bóng chuyền với công án đó thôi,
đó không phải là tu học. Dùng cái trí năng mình để mà
mình suy nghĩ công án đó không phải là tu, chỉ có thể nói
thôi, lý luận thôi. Thành ra khi mình tiếp nhận một công
án hay một đề tài tu học thì mình phải đem cái đó mà
vùi xuống đất của alaya thức; Tôi gởi bạn, bạn giữ giùm
cho tôi, nuôi nấng cái đó cho tôi. Sau khi vùi cái hạt giống
bồ đề đó rồi thì mình phải tưới. Mỗi ngày đi, đứng,
nói cười làm việc phải có chánh niệm tưới cái đó, chỉ
tưới thôi. Chỉ cần có chánh niệm thôi thì tự nhiên alaya
có khả năng nuôi dưỡng, làm lớn lên và một ngày nào đó
tự nhiên mình thức dậy hoặc mình nghe câu nói gì tự nhiên
bừng ra cái hiểu biết, đó gọi là giác ngộ, đó gọi là
Satori theo người Nhật. Satori có nghĩa là ngộ. Ngộ là tự
nhiên hiểu được. Có những điều mình mờ mịt không biết
bao nhiêu năm, tự nhiên một buổi sáng thức dậy hay nghe một
tiếng động gì dó, mình bừng tĩnh và hiểu được cái đó.
Cũng như tụng kinh, có những kinh tựng mười năm, hai mươi
năm tự nhiên có một buổi đó, đọc tới câu đó, mình hiểu.
cái đó là tuệ giác, là đóa hoa nở trên vùng ý thức. Trước
đó mình cứ nghĩ rằng tụng mười năm rồi, mình không thấy
chuyện gì hết. Tại vì mình không có tưới, mình chỉ tụng
không thôi. Trong khi mình tụng, mình phải có ý thức những
câu mình tụng và mình phải dồn chánh niệm vào, thì tự
nhiên một bữa đó, đọc cái câu đó mình hiểu. Biết bao
nhiêu câu kinh, mình đọc qua mà không hiểu gì hết. Như là
mình đi vào trong rừng tìm bông hoa Ngọc Lan. Nó có nhiều
bông hoa lan rất là đẹp, sờ sờ đó mình đi ngang mình tìm
mà không thấy. Ăn thua là có chánh niệm. Trong đời sống
hàng ngày mình phải có chánh niệm và mình tưới những hạt
giống ở trong tàng thức của mình bằng chánh niệm. Trong
đời sống hàng ngày mình phải có chánh niệm và mình tưới
những hạt giống ở trong tàng thức của mình bằng chánh
niệm, thì một ngày nào đó không tìm nó cũng hiển hiện
ra. “Chánh kiến là đóa hoa, nở trên vùng ý thức”. Vùng
ý thức là thức thứ sáu. Khi mình học về con đường bát
chánh, tám sự hành trì chân chánh, mà mình nói chánh kiến
là sự khởi đầu của tu học cũng không đúng lắm. Chánh
kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn,
chánh mạng, chánh niệm, chánh định. Thì thường thường
mình nói là phải có cái thấy chân chính rồi mới bắt đầu
tu được, nhưng mà kỳ thực cái này cũng là hoa trái. Mình
bắt đầu bằng một cái thấy nhỏ bé như vậy đó, rồi
mình mới tu tập theo những cái đó nhưng mà càng tu tập thì
những cái này nó làm cho cái thấy của mình càng ngày càng
lớn. Và cái thấy dó càng ngay càng lớn thì những hành trì
khác của mình cũng càng ngày càng lớn. Vì vậy cho nên chánh
kiến đồng thời nó vừa là nhân, nó vừa là quả. Cái thấy
của mình nó giúp cho mình tu đúng nhiều hơn hay đúng ít.
Và những sự tu học của mình giúp cho chánh kiến của mình
càng lớn lên. Chánh kiến là hoa trái của sự tu học chứ
không phải chỉ là cái vốn liếng ban đầu thôi. Và vì vậy
cho nên càng tu tập chánh niệm, chánh định, chánh tinh tấn
(cái này nó có ngũ lực ở trong) thì cái thấy này của mình
nó càng sáng và cái thấy đó ở đây có thể gọi là đóa
hoa, mà alaya thức nó cống hiến cho chúng ta. Nó cống hiến
ở trên bình diện ý thức. Ở dưới này nó có hoa rồi, nhưng
mà dưới này có hoa rồi thì tự nhiên ở trên này thế nào
cũng có hoa. “Nương hơi thở chánh niệm tưới hạt giống
Bồ đề”, đây là những pháp hành trì rất là thực tiễn.
“Chánh kiến là đóa hoa, nở trên vùng ý thức”. Chánh kiến
càng lớn thì hành trì càng giỏi. Hành trì càng giỏi thì
chánh kiến càng lớn.
KỆ
THỨ 45
Như
ánh sáng mặt trời
Chiếu
soi loài cây cảnh
Chánh
niệm khi thắp lên
Chuyển
hóa mọi tâm hành.
Hai
câu đầu là ví dụ nói về mặt trời và loài thực vật.
Mặt trời - hình như không có làm việc gì nhiều, ngoài cái
việc soi chiếu loài thảo mộc. Nó không có làm gì cả, nó
chỉ soi chiếu thôi. Nhưng mà chính nhờ sự có mặt của mặt
trời mà loài thảo mộc nó lớn lên được. Cái màu xanh của
loài thảo mộc là do mặt trời hiến tặng. Những loài thảo
mộc mà lớn lên được, làm hoa, làm trái đều là do ánh
sáng của mặt trời cả. Cố nhiên nó có những tăng thượng
duyên khác như là mưa, như là phân v.v… nhưng mà mặt trời
nó rất quan trọng. Mặt trời là một nguồn năng lượng nó
giúp tất cả mọi loài sinh trưởng và chúng ta biết rằng
mặt trời là một nguồn thực phẩm của chúng ta. Mặt trời
nuôi chúng ta bằng năng lượng của nó. Tại vì không có mặt
trời cây cỏ không có mọc được. Những người ăn thịt
thì họ cũng ăn mặt trời là tại vì thú vật nó ăn cây
cỏ và mình ăn thú vật thì cũng là mình ăn mặt trời như
thường.
Ngày
xưa mình nói là “Trời che đất chở”, đất chở thiệt,
nhưng mà trời không những che mà còn nuôi mình nữa. Quán
chiếu rất rõ thì thấy mặt trời là cha đi làm về nuôi
con. Tất cả chúng ta dù ăn chay hay ăn măn cũng ăn mặt trời
hết. “Như ánh sáng mặt trời, chiếu soi loài cây cảnh”
Nó chỉ làm công việc duy nhất là chiếu soi thôi nhưng mà
nó nuôi hết. “Chánh niệm khi thắp lên, chuyển hóa mọi
tâm hành”. Khi mà chúng ta thắp chánh niệm lên chúng ta có
vùng năng lượng đó có khả năng chuyển hóa mọi tâm hành.
Tâm hành tức là tâm sở (cita samkara), tức là những hoạt
động của tâm ý. Chánh niệm là những tâm hành trong những
tâm hành mà niệm là một tâm sở được liệt vào trong năm
tâm sở biệt cảnh (dục, thắng giải, niệm, định, huệ).
Vậy thì niệm chẳng qua là một tâm hành thôi. Chúng ta đã
học tương tức rồi, một tâm hành nó chứa đựng những
tâm hành khác ở trong nó. Tâm hành này nó ngộ nghĩnh lắm.
Khi mà nó phát hiện, nhất là khi nó mạnh, thì nó chuyển
hóa được tâm hành khác cũng như là ánh sáng mặt trời nó
chuyển hóa các loài cỏ cây và nó thay đổi bộ mặt của
sự sống, của trái đất. Ở Hòa Lan trồng nhiều hoa Tulipe.
Ở Việt nam chúng ta có hoa Sen. Buổi sáng thức dậy, những
bông tulipe, những bông sen úp lại và khi mặt trời lên thì
nó chiếu vào những bông tulipe, bông sen, đó là công việc
của mặt trời. Chánh niệm cũng làm như vậy. Nó không làm
gì hết. Ánh sáng nó chỉ chiếu thôi. Nhưng mà ánh sáng mình
có thể hiểu nó như là một nguồn năng lượng. Khoa học
nói rằng ánh sáng được làm bằng những hạt nhỏ gọi là
những quang tử (proton) và những cái quang tử đó làm ra năng
lượng và ánh sáng. Nó không phải đi xung quanh bông sen mà
chơi. Nó không có đi xung quanh mà nó đi vô. Tại những hạt
quang tử đó thắm vào trong từng cánh sen đi vào bông sen,
tức là tiếp xúc nguồn năng lượng khác. Và chúng ta đã
học trong bài đầu là khi mà hai nguồn năng lượng tiếp xúc
nhau thì sẽ có một hiện tượng xảy rra. Hiện tượng đó
có thể là tích cực hay tiêu cực. Một hai giờ đồng hồ
sau thì những quang tử đó vào trong bông sen khá nhiều rồi
và nó có cái sức mạnh chuyển hóa, nó làm cho bông sen từ
từ hé ra, nở ra. Phải có mặt trời lên nó mới nở. Vậy
thì năng lượng của mặt trời chuyển hóa tất cả mọi loài
cây cỏ. Các loài cây cỏ đó gọi là photosensitive. Tất cả
mọi loài thảo mộc đều có khả năng tiếp nhận ánh sáng
mặt trời. Thì tâm hành cũng vậy. Tâm hành cũng như một
loài cây cỏ. Tất cả những tâm hành đều có khả năng tiếp
nhận cái năng lượng của chánh niệm và thay đổi hết. Cho
nên khi thắp lên ánh sáng chánh niệm thì tâm hành nào khởi
lên cũng lãnh cái năng lượng của chánh niệm. Chánh niệm
là mặt trời. Khi mà mình thắp được cái mặt trời chánh
niệm ở trong ý thức thì bất cứ một tâm hành nào mà khởi
lên đây thì nó sẽ tiếp xúc. Nó sẽ chuyển hóa. Buồn thì
có buồn nhưng mà phải có chánh niệm. Giận thì giận đi
nhưng mà phải có chánh niệm. Tôi đang thở vào và biết rằng
tôi đang giận. Tức là ban đầu mình giận thì chưa có niệm.
Mà khi mình tu tức là cái giận nó khởi lên mình không có
đập lại cái giận mà mình mời chánh niệm lên để săn
sóc cái giận đó của mình. Cho nên mới nói rằng tôi đang
giận và tôi biết rằng tôi đang giận. Tức là có chánh niệm
nó cùng ở chung với cái giận. Và nếu mà nuôi chánh niệm
được lâu thì cái giận sẽ được chuyển hóa. Nó chuyển
hóa ít hay nhiều tùy theo cái sức mạnh của chánh niệm lớn
hay nhỏ. Thành ra tất cả những bí quyết của sự tu học
là thắp lên một mặt trời chánh niệm ở trong vùng ý thức
cho đến khi những tâm hành khác phát hiện lên thì nó được
tưới tẩm và có chánh niệm đứng ra để săn sóc, để đỡ
đầu, để chuyển hóa. Cho nên không có chánh niệm thì mình
lưu lạc, mình trôi lăn theo sinh tử mà có chánh niệm thì
bắt đầu có hướng đi được chuyển hóa.
Phương
pháp tu không phải là đánh dẹp những tâm niệm phiền não,
không phải đuổi nó đi. Tại vì đuổi nó đi thì nó đi đâu.
Nó đi xuống dưới này (alaya) chớ nó đi đâu. Mà càng ép
thì nó càng lớn, thành ra đừng có đuổi nó đi. Chấp nhận
nó và dùng ánh sáng chánh niệm để mà xúc tiếp. Xúc tiếp
thì nó tạo ra những sự chuyển hóa. Hôm trước Sư anh Từ
Chơn có hỏi câu: “Những hạt giống đau khổ mà mình tiếp
nhận từ hồi thơ ấu thì mình phải làm thế nào để chuyển
hóa?” Thầy có trả lời nhưng mà trả lời chưa đủ. Câu
trả lời của Thầy là: Cứ để nó nằm yên ở dưới đó
và mình cứ tiếp xúc và gieo trồng những hạt giống an lạc,
hạnh phúc thì tự nhiên những hạt giống an lạc, hạnh phúc
lớn lên nó sẽ tới, nó sẽ chuyển hóa dùm. Và đó là chuyển
gián tiếp. Thức thứ sáu gởi những người bạn đi và những
người bạn đó tới chuyển hóa dùm những cái hạt giống
đau khổ kia. Phương pháp thứ hai là phương pháp mỗi khi hạt
giống đó hiện lên thì mình phải đón tiếp nó bằng ánh
sáng chánh niệm và mỗi khi nó chạm ánh sáng chánh niệm thì
nó yếu đi một chút. Nó yếu đi một chút, lạ kỳ vậy đó,
đừng có đuổi nó. Mà có chánh niệm thì nó ló đầu ra thì
mình biết nó là cái gì. Không có chánh niệm, thì nó ló đầu
ra mười lần, trăm lần một ngày mình cũng không có nhận
diện được. Mình không có nhận diện được rằng đó là
những hạt giống đau khổ mà đã gieo trồng vào trong con người
của mình khi mình còn là em bé. Có chánh niệm thì mình có
thể nhận diện nó ra được, mà nhận diện nó rồi thì mời
chào nó và cho nó ở lại trong cái phòng khách này. Nó muốn
ngồi chơi với mình bao lâu cũng được với điều kiện là
mình có ngọn đèn chánh niệm ở đó. Nó ngồi càng lâu càng
tốt nếu mà có chánh niệm, tại vì ngồi càng lâu thì cái
sức chuyển hóa càng dài. Như là mặt trời, nếu không có
mây được hai giờ đồng hồ, thì hai giờ đồng hồ những
cái bông hoa tiếp nhận được năng lượng mặt trời.
Không
có sợ. Trong kinh có nói tới điều tâm niệm mà Bụt dạy
cho Thầy, các Sư cô làm mỗi ngày để mà quán chiếu, để
mà chuyển hóa cái sợ. Thường chúng ta có năm cái sợ:
1)
Sợ già. Mai mốt tôi già, tôi đi lụm khụm rồi có ai đỡ
tôi không.
2)
Sợ bệnh.
3)
Sợ chết.
4)
Sợ phải xa cách những người mình thương và những cái gì
mình thương.
Những
cái sợ đó nó luôn luôn nó nằm ở dưới này. Mình có cố
đè xuống, mình có cố quên thì nó cũng nằm ở dưới này.
5)
Sợ là không biết mình phải đi đâu.
* Có
năm điều quán niệm như thế này:
1.
Tôi thế nào cũng già. Tôi không thể nào tránh được cái
già. Mỗi ngày, người tu phải đọc câu đó. Nghĩa là mỗi
ngày ông Thầy tu phải mời cái hạt giống sợ già đi lên,
mà biết rằng mời nó lên phải tiếp nó bằng chánh niệm.
Thành ra các Sư cô, Sư chú có thể đưa năm cái điều quán
niệm này vào trong nghi thức tụng niệm mỗi buổi sáng và
một người đọc cũng được (I am of the nature to giow old. I
an not escape old are). Phương pháp Bụt dạy chúng ta quán chiếu
cái sợ chúng ta có thể hiểu được dễ dàng dưới ánh sáng
Duy Biểu học. Tức là mỗi ngày chúng ta phải mời cái hạt
giống đó lên mà không có chánh niệm thì chúng ta khổ lắm,
chúng ta không tự làm chủ. Và vì vậy cho nên chúng ta phải
thắp sáng chánh niệm: tôi thế nào cũng phải già. Tôi biết
rằng tôi không thể nào tránh khỏi cái già.
2.
Tôi thế nào cũng bệnh. Tôi không thể nào không bệnh. Tôi
không thể tránh khỏi bệnh.
3.
Tôi thế nào cũng chết. Tôi không thể nào tránh khỏi chết.
4.
Những điều tôi thương và những điều tôi trân quý ngày
hôm nay một mai thế nào cũng phải từ giã.
5.
Tôi sinh ra từ hành động của tôi. Chỉ có hành động của
tôi đi theo tôi mà thôi.
Không
có cái gì đi theo tôi hết dầu là người Cha, người Mẹ,
người yêu hay là con cái, hay là quyền hành, hay là tiền bạc,
không có gì đi theo tôi hết chỉ có nghiệp, tức là hành
động, đi theo tôi thôi, và người tu sĩ hay là thực tập
đạo giải thoát sáng nào cũng mời nó lên, mỉm cười và
nó là ta biết các ngươi nằm ở trong đó, mời các ngươi
lên đây chơi. Và mỗi ngày như vậy chiếu một ít ánh sáng
chánh niệm vào thì nó yếu từ từ. Và một ngày nào đó,
nó sẽ được chuyển hóa. Những niềm đau của chúng ta mà
chúng ta sợ nó, chúng ta phải làm như vậy thì nó mới chuyển
hóa được. Nếu chúng ta không làm như vậy thì nó có thể
có những phương pháp khác, nhưng mà chúng ta làm được cả
ba phương pháp thì rất hay.
Phương
pháp thứ nhất là gieo trồng và tưới tẩm những hạt giống
hạnh phúc để những hạt giống này tới chuyển hóa dùm
những hạt giống đau khỏ. Chúng ta khỏi đụng chạm tới
tiếp xúc.
Phương
pháp thứ hai là chánh niệm suốt ngày để khi nào nó ló đầu
lên là mình nhận diện nó. Nó ló đầu lên hoài nhưng mà
mình không biết đó thôi. Ví như mình đi vào trong restaurant,
nhìn một vòng ròi cuối cùng rồi mình chọn cái bàn ở góc
đó mình ngồi, trong khi đó nó có nhiều chỗ. Nếu mình có
chánh niệm mình sẽ buồn cười mình hỏi: “Tại sao mình
chọn cái bàn đó mình không chọn cái bàn này?” Tất cả
đều nằm sẵn ở trong, nó an bày, nó đã viết sẳn rằng
mình chọn cái bàn đó. Chúng ta có những cái tập khí như
vậy. Ngồi trong phòng học cũng vậy. Tại sao quý vị tới
mà không ngồi chỗ này, mà ngồi sau đó? Tất cả những cái
đó đều đã viết sẳn trong alaya thức của mình hết. Đó
là trường hợp “cái đó” nó phát hiện mà nếu có chánh
niệm thì mình biết: “À, đúng cái chỗ này là cái chỗ
mình muốn rồi mà mình phải nhìn kỹ tại sao mình ưa nhìn
chỗ đó”. Nó phải có lý do mà hạt giống đó trao truyền.
Những con chim đã bị thương một lần rồi thì mỗi khi nó
thấy một cành cây cong nó không muốn tới đậu vì cành cây
cong làm cho nhớ tới cây cung đã bắn mũi tên vào nó. Chim
bị tên thì thấy cành cây cong cũng sợ. Hồi thơ ấu mình
có thể đau khổ bởi những cái này cái khác. Rồi bây giờ
đây những cái hạt giống đau khổ đó nó còn, thành ra mình
tiếp xử với sự sống hiện tại trên cơ bản những đau
khổ những hạt giống đau khổ đó nó còn, thành ra mình tiếp
xử với sự sống hiện tại trên cơ bản những đau khổ
những hạt giống đó. Và vì vậy cho nên trong đời sống
hằng ngày những hạt giống đau khổ trong quá khứ của mình,
cái mặc cảm này kia, kia nọ nó xuất đầu lộ diện nhiều
lần lắm, nhưng mà tại vì chúng ta không thắp mặt trời
chánh niệm cho nên chúng ta không thấy đó thôi. Vì vậy cho
nên phương pháp thứ hai là sống chánh niệm suốt ngày đến
khi những hạt giống đó ló đầu ra chúng ta nhận diện được:
“À, mày đó hả, tao biết”. Thì tự nhiên nó mất đi sức
mạnh của nó. Tại vì nó là một vùng năng lượng mà chánh
niệm là một vùng năng lượng khác mà hai cái vùng năng lượng
gặp nhau một cái là nó có sự chuyển hóa. Cái buồn, cái
sợ đều là năng lượng và khi màtiếp xúc với năng lượng
chánh niệm đó thì có chuyển hóa.
Phương
pháp thứ ba là khi chánh niệm chúng ta vững rồi thì chúng
ta đừng có đợi nó lên, chúng biết rằng nó ở dưới thành
“mời anh lên chơi,tôi rảnh”. Những cái sợ, những cái
buồn, những cái thất vọng, những cái ước mơ không thành
tựu của mình làm cho mình nuối tiếc đau khổ, mời nó lên!
“Bây giờ đây tôi rảnh, mời anh lên chơi. Hai đứa mình
ngồi nói chuyện, mình là bạn cũ với nhau lâu đời rồi”.
Phải thắp đèn lên cho đàng hoàng, mời lên. Thì đó là trường
hợp năm cái sợ mà Bụt dạy mình làm. Đối diện trực tiếp
với nó và đừng coi nó như kẻ thù, nó là mình. Cái hạnh
phúc của mình là mình. Cái đau khổ của mình cũng là mình.
Cái thương của mình là mình. Cái giận của mình cũng là
mình. Thành ra mình phải đối xử với tất cả những cái
tâm hành đó với cái thái độ bất nhị. Còn thái độ đánh
đuổi, kỳ thị nó không phải là bất nhị. Và tu học không
phải biến mình thành ra bãi chiến trường: phe chánh đánh
với phe tà. Có thể là trong những truyền thống khác, họ
nghĩ là tu học tức là chia con người mình ra thành hai phe:
một phe chánh và một phe tà. Phe chánh đánh phe tà. Nhưng mà
trong đạo Bụt, cái mà mình gọi là phe tà chính là mình và
mình phải chăm sóc cái đó, mình phải chấp nhận cái đó.
Tại vì phiền não tức là bồ đề. Mình phải chấp nhận
cái phiền não và phải chăm sóc cái phiền não để mà chuyển
hóa cái phiền não. Không phải là vấn đề đánh. Càng đánh
thì nó càng mạnh. Càng đè ép thì nó càng lớn. Ở đây mình
thấy rất rõ cái nguyên tắc tương tức, bất nhị củasự
tu học.
Thứ
nhất là nhờ những hạt giống tốt nó chuyển hóa giùm.
Thứ
hai là nhận diện chúng khi mà chúng xuất hiện ở trên bình
diện của ý thức (thức thứ sáu)
Thứ
ba mời nó lên.
Có
ba phương đó để đối phó với những hạt giống khổ đau
ở trong người của mình mà nếu làm được cả ba cái thì
rất vững. Thường khi mà người ta khổ quá gần chết chìm
rồi, chưa thực tập chánh niệm, niệm lực yếu, thì chưa
nên làm cái thứ ba. Làm cái thứ nhất thật nhiều. Rồi khi
mà cái thứ nhất làm được khá rồi, năng lượng chánh niệm
đã khá nhiều rồi thì lúc đó ráng làm cái thứ hai, tức
là ráng nhận diện cái đau khổ khi mà nó xuất đầu lộ
diện. Nhận diện được chừng nào thì những cái đau khổ
yếu đi chừng đó. Và khi mà mình biết rằng mình có đủ
sức mạnh rồi thì mình có đủ sức mạnh rồi thì mình mời
nó lên. Giống như mình biết trong vườn mình có cái lỗ,
dưới đó có con rắn. Mình biết rằng mình chưa có khả năng
bắt con rắn đó thành ra mình lấy cục đá, mình chận lại
đừng có cho nó lên. Rồi mình đi học : “Bây giờ, tôi có
một con rắn độc ở dưới đó, phải làm thế nào?” Khi
mình học, mình đã mạnh, vững chãi, thực tập xong rồi thì
mới bê cục đá đó ra, rồi mới mời nó lên, nếu không
thì nó cắn chết. Cái niềm đau trong tiềm thức của mình
cũng vậy. Mỗi khi nó lớn quá, mỗi khi nó lên một cái, mình
tê liệt, mình không làm ăn gì được hết. Thành ra không
có nên mời nó lên sớm. Không có mời niềm đau của mình
lên sớm mà mình phải thực tập phép thứ nhất, thực tập
phép thứ hai. Khi mình mạnh rồi, mình biết ở dưới đó
con rắn bị giam nhiều ngày ở dưới đó yếu rồi thì lúc
đó mình mời nó lên. Mời nó lên thì nắm cổ được nó.
Cái niềm đau của mình cũng như vậy.
Chúng
ta học lại:
“Như
ánh sáng mặt trời, chiếu soi loài cây cảnh, chánh niệm khi
thắp lên, chuyển hóa mọi tâm hành”.
Chuyển
hóa chứ không phải là tranh đấu với nó hay tiêu diệt nó.
Thành ra quý vị thấy rằng qua bài tụng này của Duy Biểu
học, chúng ta thấy được giáo lý bất nhị, giáo lý tương
tức, cái phương pháp bất bạo động trong sự tu học cũng
như là trong hành động hàng ngày.