Bài kệ thứ 46-50
GIẢNG LUẬN DUY BIỂU HỌC
Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản 1996
KỆ
THỨ 46
Nhận
diện để chuyển hóa
Nội
kết và tùy miên.
Khi
tập khí còn,
Quả
chuyển y hiển hiện.
Trước
hết có danh từ nhận diện. Là nhận diện sự có mặt của
một hiện tượng đang xảy ra. Sự nhận diện này bắt đầu
bằng chánh niệm. Nhờ có chánh niệm chúng ta thấy rõ từng
tâm hành đang diễn tiến trong ta. Sự nhận diện này không
mang tính chất trách móc, hay chào đón vui vẻ, không khen, không
chê và không phán xét. Đây chỉ là một sự nhận diện đơn
thuần, tức là biết nó có mặt đó thôi, không đem theo sự
vồ vập hay xua đuổi. A tôi biết anh đứng đó, anh có đó.
Nhận diện vô tư như vậy thôi. Reconnaissance pure et simple.
Mere recognition.
Ví
dụ khi mình giận và mình có chánh niệm thì chánh niệm làm
chuyện nhận diện cái giận của mình: “A mình đang giận
đây”. “A mình vẫn còn giận đây”. Ví dụ như mình có
sự ganh ghét. Nhận diện: “A tôi đang ganh tị đây”. Đó
là việc đầu tiên của chánh niệm. Nhận diện đơn thuần,
không theo phe và cũng không chống đối. Không chào đón mà
cũng không xua đuổi. Nó phát xuất từ cái nhìn bất nhị.
Tại vì cái đối tượng nhận diện đó không phải là kẻ
thù không là ai khác mà là chính mình. Mình nhận diện nó
như là nhận ra con của mình, em mình, bạn mình hay là chính
bản thân mình. Khi mà mình có hiện tượng sợ trong mình thì
mình nhận diện cái sợ đó. Khi mình có cái buồn thì mình
nhận diện buồn. Mà mình không nói rằng cái sợ cái buồn
là xấu, cái vui là tốt. Chỉ nhận diện đơn thuần thôi.
Khi mình thở vào mà ta có chánh niệm thì ta nhận diện hơi
thở vào. Tôi đang thở vào và biết rằng hơi thở vào có
đó. Đó là nhận diện hơi thở mà không phán xét hơi thở
đó ngắn quá, không ráng làm cho nó dài hơn? Đó không phải
là nhận diện đơn thuần. Hơi thở vào dài thì nhận diện
đây là hơi thở vào dài. Tất cả những gì xảy ra cho thân
thể, cho cảm thọ, cho tri giác, cho những tâm hành và cho nhận
thức của mình, mình đều nhận diện hết. Mình không để
cho sự kiện nào của thân thể hay không để cho một tâm
hành nào lọt khỏi chánh niệm mình.
Trong
kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm tức là Kinh Niệm Xứ, ta thấy
có bốn lãnh vực đê thực tập. Lĩnh vực thứ nhất là Thân,
lĩnh vực thứ hai là Thọ, thứ ba là Tâm, thứ tư là Pháp.
Thân là sắc, thọ là thọ. Còn tâm là tất cả những tâm
hành của mình từ tri giác đến năm mươi mốt tâm sử trừ
thọ ra thì thọ để được riêng một khuôn khổ.
Quán
thân trong tâm. Contemplation of the body in the body. Quán thọ trong
thọ. Contemplation of the feeling in the feelings. Quán tâm trong tâm.
Contemphation of Mind in Mind. Tâm này gồm 50 tâm sở. Tại sao
50? Tại vì thọ hết là một tâm sở rồi. Năm mươi tâm sở
này nó nằm trong tám tâm vương. Tám tâm vương là tám dòng
sông và năm mươi mốt tâm sở là tất cả nước trong tám
dòng sông trên.
Quán
pháp trong pháp. Pháp là đối tượng của tâm. Thành ra (contemplation
of Mind in tho Objects of Mind), Tâm và Pháp đây tuy hai mà một
vì tâm thì luôn luôn có phần chủ thể và đối tượng. Và
Tâm là kiến phần và pháp là tướng phần của tâm. Cái này
không rời cái kia mà có. Pháp bất ly tâm. Chữ pháp này dịch
là Objects of Mind. Vạn pháp có nghĩa là mười ngàn đối tượng
của tâm thức. Tâm là Mind nhưng mà Mind và Objects of Mind không
thể tồn tại độc lập được. Tâm và Pháp không thể tách
rời và tồn tại độc lập với nhau được. Đây là bốn
lĩnh vực của bốn sự quán niệm. Ta biết rằng chia làm bốn
như vậy nhưng sự thật cũng không chia ra như vậy một cách
rành rọt được vì Thân cũng là Pháp. Pháp là đối tượng
của tâm. Thân từ tâm mà phát hiện. Thọ cũng từ tâm mà
phát hiện. Vì vậy cho nên trong bốn lĩnh vực đó. Lĩnh vực
nào cũng có cái tương tức hết. Lĩnh vực nào cũng có cái
chứa đựng ba cái kia. Bất cứ hiện tượng thuộc thân, thuộc
thọ, thuộc tâm hay thuộc pháp nào xảy ra trong giây phút hiện
tại, mình cũng nhận diện hết. Nhận diện là công việc
chính của người tu hành. Công việc nhận diện là công việc
của người lính gác cửa. Hễ có người đi vào là mình biết
ngay người đó đi vào. Hễ có người đi ra thì mình biết
là người đó đang đi ra. Biết nhưng không ngăn cản.
Khi
nào ta nói chuyện hộ trì sáu căn. Chúng ta nói đến chuyện
giữ cửa thì phải biết ta có sáu cửa: mắt, tai, mũi, lưới,
thân, và ý. Thành trì có sáu cửa nhưng chúng ta không để
cho lính gác ở các cửa thì nguy hiểm. Thành trì với sáu
cửa đó mà không có lính gác thì hành trì đó có thể bị
xâm nhập. Sáu giác quan của chúng ta mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân và ý cần phải thắp lên ngọn đèn chánh niệm để
ngọn đèn chánh niệm đó có thể nhận diện được “A tôi
thấy cái đó” “A tôi nghe cái đó” “A tôi nếm cái đó”.
Như vậy thì nó anh minh vì chánh niệm là ánh sáng nó trấn
ở những cửa đó.
Ta
có bài hát: “ Mắt là đại dương sâu với những ngọn sóng
ngầm, với những loài thủy quái với những trận cuồng phong,
thuyền tôi đi trong chánh niệm xin nguyện nắm vững tay chèo
để không đắm mình trong biển sắc mênh mông”. Đó là hộ
trì nhãn căn. Cùng hơi thở nhiệm mầu tôi hộ trì nhãn căn,
giữ gìn cho anh và giữ gìn cho tôi, để cho ngày hôm nay vẫn
còn tươi sáng và để ngày mai chúng ta sẽ vẫn còn có nhau.
Đó là hộ trì nhãn căn.
Nhĩ
căn cũng vậy. “Tai cũng là đại dương với những đợt
sóng ngầm, với những loài thủy quái với những trận cuồng
phong, thuyền tôi đi trong chánh niệm xin nguyện nắm vững
tay chèo để không đắm chìm trong biển tiếng mênh mông”.
Và Mũi cũng vậy, Lưỡi cũng vậy, Thân cũng vậy Ý cũng vậy
với những ngọn sóng ngầm, với những loài thủy quái, với
những trận cuồng phong, thuyền tôi đi trong chánh niệm xin
nguyện nắm vững tay chèo để không đắm mình trong biển
hương, biển vị, biển xúc mênh mông”.
Tu
là người biết hộ trì sáu căn. Hộ trì sáu căn là một
phương pháp rất nhiệm mầu mà Bụt cứ nói đi nói lại hoài.
Người tu mà không biết thắp ánh sáng chánh niệm để hộ
trì sáu căn thì không phải là người tu. Ngày xưa anh Võ Đình
Cường có viết một bài báo trong báo Giác Ngộ: “Một ông
Thầy tu không tu” tức là ông Thầy tu không có hộ trì sáu
căn. Vậy thì trong lĩnh vực của thân, mỗi khi có việc xảy
ra trong thân mình thì mình nhận diện. Ví dụ mình nói: “Tôi
đang thở vào thì biết rằng tôi đang thở vào” thì đó
là một hiện tượng thuộc về thân. Khi chúng ta cúi xuống,
đi, đứng, nằm, ngồi, hành động, khoác áo Tăng Già Lê,
ta rửa mặt mà ta có chánh niệm, ta nhận diện được những
gì đang xảy ra trong thân thể ta thì ta có thể nói là ta đang
“quán thân trong thân” là nhận diện về thân. Còn nếu
mà chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc, rửa mặt nấu
cơm mà chúng ta không biết là chúng ta đang làm những việc
đó thì chúng ta là một ông Thầy tu không tu. Chúng ta phải
hộ trì sáu căn.
Khi
chúng ta có một cảm thọ như buồn, vui, giận, sợ, ghét,
thất vọng hay cau có thì những hiện tượng đó khi phát hiện
thì chúng phải được nhận diện. Nếu chúng không bị phát
giác và nhận diện thì chúng có thể hoành hành ta mà ta không
biết (Ví dụ như mình trở nên người cau có gắt gỏng, la
em la anh, nói nặng nhẹ với người mình thương mà không biết).
Còn nếu chúng được nhận diện thì nó sẽ nằm hoặc là
ngưng tăng trưởng theo chiều hướng có thể chuyển hóa. Nếu
mà chúng ta biết như vậy thì chúng ta sẽ không bao giờ than
phiền là ta không có thì giờ để tu. Tại vì trong khi làm
việc đi đứng nằm ngồi nói cười chúng ta có thể phát
triển chánh niệm tức là phát triển sự nhận diện. Nhận
diện tất cả những hiện tượng về thân, về thọ, về
tâm, về pháp thì chúng ta biết tu rồi. Bữa nọ có một nhà
triết học tới hỏi Bụt là các Thầy trong tu viện này tu
học như thế nào. Nói cách khác các Thầy làm cái gì? Sống
như thế nào? Bụt mới nói thì chúng tôi cũng đi, đứng,
nằm, ngồi, ăn cơm, rửa bát, cũng quét nhà. Ông triết gia
kia nói: Như vậy thì có khác gì người thường đâu? Người
không tu người ta cũng đi, đứng, nằm, ngồi, quét nhà, ăn
cơm, rửa bát như mấy Thầy vậy? Bụt nói: Có khác chứ,
tại vì chúng tôi làm những chuyện đó, chúng tôi có chánh
niệm, chúng tôi biết nhận diện và hộ trì sáu căn. Câu
nói như vậy thật đơn sơ nhưng cũng thật căn bản. Thành
ra mình đừng có ngại là tu ở trong chùa mình phải làm việc
nhiều quá và không có thì giờ tu tập. Tại vì mình làm việc
với chánh niệm và có sự thanh thản đó là tu. Chỉ sợ mình
làm quá mau và muốn làm cho mau xong việc nên đánh mất chánh
niệm khi làm mà thôi. Và sự chuyển hóa có thể xảy ra khi
có sự nhận diện. Tại vì có nhiều loại chuyển hóa, khi
có chuyển hóa để nó lớn hơn và trở thành quan trọng hơn.
Có khi chuyển hóa để nó biến chuyển và trở thành lợi
lạc hơn. Khì mà ta ngắm một cây tùng, ta có thể có lạc
thọ và hưởng được màu xanh, cái tính chất tươi mát của
cây tùng. Nhưng nếu mà ta tăng cường năng lượng chánh niệm
trong ta khi ta ngắm cây tùng, thì cái niềm vui đó, cái nhẹ
nhàng đó, cái lạc thọ đó nó tăng gấp bội. Mình nhận
diện cây tùng nhận diện cái lạc thọ mình có đối với
cây tùng. Thì tự nhiên cây tùng đó nó sáng rỡ lên. Đó
là chuyển hóa theo cái chiều phát triển. Ở những xứ như
Nhật hay Gia Nã Đại khi mùa thu thì rừng đẹp lắm và người
ta tổ chức những chuyến như hành hương vậy để đi coi
lá. Gặp tuần đổ lá, gặp tuần coi lá. Cố nhiên là ta đóng
tiền và đi xe buýt với những người khác để coi lá như
những người khác. Nhưng mà lá đẹp nhiều hay ít, niềm vui
lớn hay nhỏ là tùy theo cái trình độ thanh thản và tự do
của chúng ta. Nếu tâm chúng ta thanh thản, chánh niệm chúng
ta lớn thì chúng ta có khả năng thưởng thức được cái
đẹp của rừng thu, có thể bằng mười lần, bằng trăm hay
ngàn lần hơn những người ngồi trên chiếc xe với chúng
ta cũng trả tiền như chúng ta và cùng nhìn với chúng ta. Nhưng
mà họ nhìn tới đâu họ cũng thấy nỗi buồn muôn thuở
của họ mà thôi. Đó là một thứ chuyển hóa. Có thể cùng
một khung trời sử dụng một số tiện nghi như nhau nhưng
có người thì an lạc hạnh phúc hơn những người khác. Có
thể trong đại chúng tu tập, chúng ta cùng được hưởng một
thứ phòng ốc, một thứ mái nhà, một thứ trà, một thứ
cơm, một thứ tăng thân nhưng có người thì hạnh phúc nhiều
hơn có người hạnh phúc ít hơn. Đó là tại vì khả năng
chánh niệm, tại vì cái trình độ tự do trong tâm của chúng
ta, cái giới hạn tự do trong tâm ta nó rộng lớn hơn. Vì
vậy cho nên chánh niệm là căn bản và chánh niệm trước
hết là để nhận diện. Nếu cây tùng đẹp mà mình không
có nhận diện cây tùng thì cây tùng có cũng như không, cây
tùng đẹp cũng như là không đẹp. Cây tùng nằm trong phạm
vi của pháp. Niềm vui đó nằm trong phạm vi của tâm. Sự
đau khổ hay hạnh phúc nằm trong phạm vi của họ. Vì vậy
cho nên chúng ta chỉ thực tập hộ trì sáu căn được khi
ta thực tập chánh niệm. Khi mà chúng ta biết nhận diện thì
tự khắc chúng ta biết đường đi. Dù không chủ ý, khi nhận
diện được thì ta đã phân biệt được rồi, dù ta không
muốn chú ý thì khi nhận diện xong rồi ta cũng biết ngay được
cái đang xảy ra là lành hay dữ, lợi lạc hay không lợi lạc.
Lợi lạc gọi là thiện (bienfaisant, wholesome), không lợi lạc
là bất thiện (malfaisnt, unwholesome). Khi nhận diện ra thì biết.
Khi Tâm ta có một nỗi buồn dâng lên, ta nhận diện: “đây
là cái buồn” và mĩm cười với cái nỗi buồn đó. Mỉm
cười là đủ rồi, tại vì nụ cười đó chứng tỏ rằng
chúng ta nhận diện được nỗi buồn và chúng ta biết rằng
cái buồn có thể không lợi lạc, có khi lại lợi lạc. Tùy
theo cách sử dụng khi nỗi buồn có thể trở thành chất liệu
của niềm vui sau này. Không hẳn là nỗi buồn luôn luôn không
lợi lạc. Cũng như đi ngoài trời lạnh, ta biết rằng cái
lạnh không dễ chịu. Nhưng khi bước vào bếp thì cái ấm
sẽ dịu hơn nhiều. Nhờ cái lạnh chúng ta tiếp nhận cái
ấm của nhà bếp rất là sâu sắc. Mùa xuân và mùa hè nhà
bếp rất ấm mà chúng ta đau có sướng gì mấy? Tại vì không
có cái lạnh sau lưng để chúng ta trân quý cái ấm. Nhận
diện để chuyển hóa. Có những nỗi lo, nỗi sợ nó làm cho
ta khổ. Chỉ cần nhận diện những nỗi lo sợ và mỉm cười
với chúng ta thì là chúng ta đã bắt đầu chuyển hóa liền.
Giống như “buồn ơi ta chào mi” vậy. Trong khi có những
nội kết và tùy miên. Nội kết là những khối vui buồn khổ
đau được kết tụ trong lòng ta, những khối mà không có
tính cách lợi lạc. Khi mà nó được kết thành cục thì nó
không được lành mạnh lắm. Những gì lành nó không kết
thành cục. Nội kết là những cái rút thắt trong tâm của
chúng ta. Kết là nó thắt lại. Nếu mà ta không hộ trì sáu
căn thì thế nào cũng có nội kết. Đó là lời dạy của
Bụt. Khi con mắt chạm vào sắc mà phát sinh nhãn thức đó.
Nếu không hộ trì nhãn căn thì thế nào cũng bị nội kết.
Ban đầu chúng ta không ghiền thuốc, ghiền rượu và ghiền
ớt. Khi mà lưỡi chúng ta chạm vào những đối tượng là
hương trần và vị trần mà chúng ta có chánh niệm thì chúng
ta có nội kết. Nội kết nó tới từ từ. Đó là những nội
kết êm ái. Nó tới từ từ và thường là chúng ta không biết
là ta bị nội kết hồi nào tại vì nó tới từ từ. Chứ
nó tới cái rầm thì chúng ta biết ngay. Chúng ta ghiền thuốc,
ghiền rượu hồi nào chúng ta không biết. Chúng ta ghiền cái
người đó hồi nào chúng ta không biết. Nội kết nó len lén
đi vào. Nếu mình có hộ trì sáu căn, khi vừa có một cảm
thọ êm ái dịu dàng là mình biết liền. Mình biết rằng
mình đang có một cảm thọ êm ái dịu dàng khi cầm lên một
ly rượu bia hay một điếu thuốc hay là một người nào đó
mà đáng lý không nên gần gũi lắm. Biết thì chánh niệm
và biết nếu cảm thọ êm ái nầy cứ tiếp tục, thì mình
sẽ đưa tới đâu? Hễ có chánh niệm có nhận diện thì không
đến nỗi có chuyện vướng mắc mà không biết gì cả, cho
đến khi mình giật mình là đã có cục nội kết lớn rồi.
Như Xuân Diệu nói về tình yêu:
Làm
sao cắt nghĩa được tình yêu,
Có
nghĩa gì đâu một buổi chiều,
Nó
chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng
mây nhè nhẹ gió hiu hiu.
Tức
là khối nội kết êm ái đi vào ta lúc nào ta không biết.
Nhưng mà nội kết êm ái luôn luôn đưa tới chỗ không êm
ái. Tại vì mình ghiền rồi thì mình sẽ khổ về cái ghiền
của mình. Về phương diện nội kết không êm ái. Người
ta nói gì mình giận, thấy một cái gì mình buồn. Khi nào
cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái xúc chạm của
mình nó gây ra một nút thắt trong lòng mình thì gọi là một
nội kết. Samyojana. Ngày xưa dịch là nội kết. Giận một
lần, giận nhiều lần, buồn nhiều lần thành những cục
nội kết giận và buồn thật lớn. Sau đó lại dịch ra kết
sử. Sử có nghĩa là có tác dụng sai khiến sử mình, sai sử
một cách âm thầm. Ma đưa lối, quỷ dẫn đường. Cứ tìm
những lối đoạn trường mà đi. Là tại vì có cục nội
kết. Lạ quá tại sao cứ đi về phía đó? Tại vì có ma quỷ
nó dẫn đường. Ma quỷ đó nó không có nằm ở ngoài. Nó
nằm trong alaya thức của mình dưới hình thức những cục
nội kết, những kết sử chứ có gì đâu? Ngày xưa khi học
trò đi học bằng xe đạp thì mình lựa con đường gần nhất
để đến trường nhưng nếu mình có nội kết êm ái với
cô nào đó thì nhà cô có dù hơi xa mình cũng đi sớm chừng
mười lăm phút để đi cái đường đó. Dù đi mà không gặp
cũng cứ đi. Đi đường đó mình thấy yên hơn tại vì mình
bị sai sử. Đôi khi vừa ra khỏi nhà chưa tính toán gì cả
thì cái chân cũng đạp về hướng đó. Tại vì mình bị sai
sử. Tham, sân, si, mạn, nghi, kiến đều là những nội kết
cả. Kiến là một trong những căn bản phiền não Thân kiến,
biên kiến, tà kiến và giới cấm thủ kiến. Thân kiến là
thói quen nhận ra cái thân này là mình. Chỉ cái thân này mới
là mình thôi.
Biên
kiến thì quen theo phe bên này là mình, bên kia không phải là
mình. Sư chú này là bạn mình Sư chú kia không phải là bạn
mình. Chia biên giới cắt xén rành rọt. Tà kiến là những
cái nhìn sai lạc. Kiến thủ là nắm chặt cái thấy, cái nghe
của mình, cho những cái thấy, cái nghe cái hiểu của mình
là chân lý và không chấp nhận những quan điểm khác. Attachment
to views. Khi kẹt vào kiến thủ thì không tiến bộ nữa. Mình
cho là mình nắm được sự thực rồi. Nhưng sự thực thì
không thể cho mình nắm đâu. Giới cấm thủ kiến kẹt vào
cái giới. Giới cấm đặt ra để hành trì để giúp mình
vượt những tai nạn khổ đau. Nhưng đôi khi mình bị vướng
vào hình thức và không nắm được bản chất của giới.
Giới cấm này đôi khi là những tập tục lâu đời, những
tabouts. Ví dụ như bên Ấn mình phải quý trọng con bò không
được quyền đụng tới nó. Đôi khi nó lung tung húc trúng
con nít chết mình không đụng tới nó được. Hay là khi trẻ
con mình nó ấm đầu nó sốt, các bà mẹ quê cứ nghĩ tại
nó đi chơi ở gàn gốc đa rồi vạch quần đi tiểu ở dưới
gốc đa cho nên ông bà quở. Thành ra thay vì cho con uống aspirine
hay quinine thì bà mẹ lại đi mua trầu cau xôi chuối tạ lỗi
vơi thần gốc cây đa. Đó là những cái thuộc về giới cấm
thủ kiến. Giới cấm thủ là kẹt vào những cái kiêng kỵ
và kẹt cả ngay những giới cấm nữa. Như vậy thì ta tỏ
ra không thông minh và không thấy được bản chất của giới
nữa. Cái khối kia nó nằm yên trong alaya thức nhưng nó phát
hiện và sai sử chúng ta. Thình thoảng nó phát hiện. Thường
thường nó nằm yên dưới đó nhưng nó sai sử ta. Đôi khi
chúng ta hành động nói năng, hành sử như những tên nô lệ
của những cục kết sử bên dưới. Đôi khi chúng ta nói rằng:
Trời ơi nó mạnh hơn cả tôi nữa. C’est plus fort que moi.
It is stronger than me. Mình muốn đỏ mặt tía tai đấm bàn đấm
ghế nhưng cái đó nó mạnh hơn mình nó vẫn khiến cho mình
đỏ mặt tía tai đấm bàn đấm ghế. Nó là ai? Nó là kết
sử. Mình thua liểng xiểng. Cho nên mình phải nhận diện nội
kết của mình, nó có đó và nó đang tìm cách sai sử mình.
Và nếu mình có chánh niệm thì mình có cơ hội nhận diện
được cái nổi ghét của mình và tiếp tục trôi lăn theo
buồn, thương, giận, ghét. Nếu sống có chánh niệm thì cảm
thọ không dễ chịu kia vừa dấy lên là mình nhận diện liền.
Tôi có một khổ thọ khi nhìn thấy người nầy. Tôi nhận
diện nó. Nếu mình có thói quen tu tập thì mình không để
cho những cảm thọ đó lặn xuống mà quán sát sâu thêm. Nhận
diện rồi mình nhìn thêm sâu hơn thì có thể mình khám phá
ra rằng người đó nó có những đường nét hơi giống với
một người đã làm mình đau khổ trong quá khứ. Cho nên vừa
trông thấy là mình mất cảm tình liền dù ông ta chưa nói
gì làm phiền lòng mình hết. Vừa thấy đã mất cảm tình
liền và con ma nội kết trong mình nó ló đầu lên sai sử
mình. Khi thấy được điều đó thì mình giải thoát liền
lập tức. Mình có thể tới nói chuyện với người ấy mà
không có vấn đề với ba mình. Mình có nội kết với ba.
Và khi tới chùa mình ghét Thầy tại vì mình thấy có vài
cái hơi giống ba. Đôi khi ở trong chùa thì Thầy thế nào
cũng có một lượng uy tín nào đó, cũng có sự kính trọng
của mọi người. Cái nầy sao giống ba mình quá thì mình đâm
ra ghét Thầy. Nhưng nếu mình nhận diện ra “A đúng rồi,
mình không có cảm tình với Thầy tai vì mình có nội kết
với ba, nhưng mà Thầy không phải là ba và mình được giải
thoát và giữa Thầy và mình không có vấn đề nữa. Mình
có thể hưởng được sự có mặt của Thầy và Thầy cũng
hưởng được sự có mặt của mình. Đó là sự giải thoát
nhỏ. Sự giải thoát đó có được là do công phu nhận diện.
Hay là mình thấy một chàng trai hay một cô gái mà tự nhiên
mình có cảm tình liền. Đôi khi chàng trai đó có những nét
hao giống ba mình mà mình rất thương hay cô thiếu nữ đó
có nét tương tợ như mẹ của mình mà mình thương mẹ lắm
nên mới gặp là thích liền. Mình có cảm tình với một người
tóc dài trong quá khứ thì khi mình gặp một cô tóc dài trong
quá khứ thì khi mình gặp một cô tóc dài mình có cảm tình
với cô này ngay. Khi mình thực tập nhận diện được rồi
thì mình có thói quen là khi nhận diện được rồi thì mình
theo đuổi để nhìn cho kỹ cái đó. Cố nhiên là mình dùng
quán chiếu để nhìn kỹ nhìn sâu vào cái đó thì thế nào
mình cũng hiểu. Mà hiểu thì được giải thoát. Và như vậy
thì sự nhận diện đó có giúp cho mình hộ trì được sáu
căn của mình, mình giữ được phần tự do độc lập của
mình, mình không bị cái kia nó len chèn nó tới xâm chiếm
mình dù cái kia là cái thương hay cái ghét.
KỆ
THỨ 47
Phút
hiện tại thu nhiếp
Quá
khứ và vị lai
Bí
quyết của chuyển y
Nằm
trong giây hiện tại.
Hai
câu đầu là giáo lý của Hoa Nghiêm. Tại vì trong kinh Hoa Nghiêm
chúng ta được học được rằng: Cái một nó chứa đựng
cái tất cả và thời gian nó chứa đựng không gian. Cái “Cái”
mà nó nằm trong tầm tay là cái giây phút hiện tại. Điều
này là một điều kiện căn bản mà tất cả chúng ta có thể
thấy được, nắm được. Cái “Cái” mà nó nằm trong cái
tầm với của chúng ta là giây phút quá khứ và những giây
phút tương lai. Tại vì theo giáo lý này phút hiện tại nó
thu nhiếp được cả quá khứ và vị lai. Và hơn nữa, nếu
mà thời gian nó chứa đựng không gian, như là giáo lý Hoa
Nghiêm cho chúng ta thấy, thì giây phút hiện tại nó chứa
đựng được cả cái ở đây và không gian ở những chỗ
khác. Chúng ta đứng trên mặt đất mà chúng ta an trú được
trong giây phút hiện tại thì miếng đất dưới chân chúng
ta là cái mà ta tiếp xúc được. Nhưng mà miếng đất đó
không có biên giới, tuy rằng chúng ta đứng ở Loubes Bernac
nhưng mà chúng ta thấy rằng miếng đất đó nó dính liền
với cả lục địa Âu châu, thành chúng ta có thể thở vào
và chúng ta thấy chúng ta đứng trên cả Âu châu. Thành ra
không phải chúng ta chỉ tiếp xúc được với một mảnh đất
nhỏ Loubes mà chúng ta tiếp xúc luôn được với cả Âu châu
rộng lớn. Hơn nữa, nếu chúng ta an trú vững chãi trong giây
phút hiện tại thì chúng ta thấy chúng ta đạp lên trên cả
trái đất và tất cả chúng ta thấy rõ ràng rằng là trái
đất nó tồn và cái chân chúng ta nó đặt lên trên cả trái
đất tròn. Và như vậy không chỉ giây phút hiện tại nó
chứa đựng cái ở đây mà nó chứa đựng tất cả. Thành
ra nước Trung Hoa, nước Việt Nam, nước Nhật Bản đều dính
vào trong cái bàn chân của chúng ta ở trong giây phút đó.
Và vì vậy cho nên nắm được giây phút hiện tại và chúng
ta nắm được tất cả mọi giây phút và chúng ta nắm được
cái ở đây và cái ở kia, và cái ở kia nó dính liền với
cái ở đây. Có một trường phái trị liệu tâm lý nó chuyên
chú về vấn đề đi tìm quá khứ, mở cho được cái cánh
cửa của quá khứ để tiếp xúc được với những cái gì
nó nằm ở trong quá khứ thì mới trị liệu được. Đó là
trường phái Phân tâm học (Sycho Analisic). Theo trường phái
đó là trong thời thơ ấu hay là trong quá khứ chúng ta đã
có những đau khổ vì những sự xâu xé, vì những sự chống
đối giữa những khuynh hướng khác nhau trong nội tâm mà chúng
ta không giải quyết được. Chúng ta có nội kết - nói theo
danh từ Phật học - từ hồi thơ ấu, những cái đau buồn,
những giận hờn, những xâu xé, những chống đối, những
mâu thuẫn ở trong nội tâm của chúng ta, nhưng tại vì ý
thức của chúng ta không chịu đựng được những đau khổ
đó cho nên nó tìm cách đè nén những đau khổ đó vào trong
cái vô thức (unconsicious), nó tương đương với một phần
của thức alaya. Cái vùng ý thức không chịu đựng được
sự đau khổ, cho nên nó âm thầm, nó đẩy lùi những niềm
lo lắng, khổ đau đó ra khỏi cái giới hạn của nó. Và vì
vậy cho nên tất cả những cái đau buồn đó, những cái mâu
thuẫn đó bị đè nén ở trong cái vùng vô thức. Và những
cái bị đè nén đó luôn luôn tìm cách trỗi dậy, nó biến
hình và nó sai sử cái bản thân ta, cái ý ta và cái miệng
ta nói ra những cái điều nghĩ và bất thường. Mình không
có an lạc ở trong cái bản chất, mình không có an lạc ở
trong cái chiều sâu. Cho nên ở cái mặt phẳng nó có những
hiện tượng bất thường. Ở trường hợp nầy phái Phân
Tâm Học, Freud, tìm cách làm thế nào cho chúng ta tiép xúc
được với những cái đau khổ đó, cái uẩn ức, cái bị
đè nén đó trong tiềm thức và vì vậy cho nên tìm cách trở
về quá khứ. Và khi mà mình rọi cái ánh sáng của ý thức
vào những cái vùng u uẩn của quá khứ đó rồi, mình làm
cho những cái vô thức nó trở thành ra ý thức rồi thì từ
từ cái bệnh của mình nó sẽ thuyên giảm. Cho nên cái phương
pháp trị liệu của Phân Tâm Học là để cho chúng sinh người
bệnh họ ngồi hay nằm trên một cái đi-văng rất là thoải
mái và nhà phân tâm học (the analis) thì phục kích ở phía
sau, tức là không để cho người đó thấy mặt, thấy mặt
thì người đó mắc cở hay là có thể không chịu nói thành
ra người đó ngồi đằng sau và người đó nói những câu
xúi người này diễn tả ra những cái gì nó xảy đến trong
đầu người đó. Nằm thoải mái buông xuôi hai tay và cứ
để cho đầu óc nó tự do hễ bất cứ một cái hình ảnh
nào hiện ra trong đầu thì nói cho ông ta biết, tin tưởng
ông ta hoặc là có ý niệm nào hiện ra trong đầu thì nói
cho phân tâm gia biết. Ông ta có thể bắt đầu nói rằng bây
giờ đây ông hay bà kể lại một vài kỷ niệm thời thơ
ấu ấy có thể những chi tiết trong tiềm thức nó đi ra mà
cái người bệnh đó không biết là cái chi tiết đó quan trọng,
nhưng mà nhà phân tâm học có thể thấy và hỏi thêm một
vài câu để người kia nói ra. Hoặc là nói người kia kể
lại một chuyện xảy ra gần đây, những chuyện có thể làm
cho mình đau khổ, làm cho mình chú ý, những cái thất bại
của mình, những cái vụng về của mình. Khi mà nói về những
cái này, nói về những giấc mộng của mình hay là nói những
cái gì vừa mới xảy ra cho mình thì người này có thể thỉnh
thoảng tiết lộ ra những tài liệu, những cái tài liệu,
những cái dữ kiện về vô thức. Tại trong khi nói như vậy,
thỉnh thoảng nó lòi ra những cái tư liệu như vậy và nhà
phân tâm này đứng sau lưng nhờ có sự hiểu biết thành ra
nắm đầu được những con rắn ở trong vô thức. Và vì vậy
cho nên hai người cùng nhau tìm về quá khứ để có thể có
những cơ hội tiếp xúc được với những con rắn của vô
thức, nó làm cho mình đau khổ lâu nay và những con rắn đó
nó bị ém, bị chôn chặt ở dưới tiềm thức một cách rất
là tự nhiên bởi ý thức. Mình nằm đó và mình không có
suy nghĩ gì cả. Mình cố để cho nó tự nhiên rồi khi nào
có tư tưởng gì hiện ra thì mình báo cho ông kia tại mình
có niềm tin nơi ông kia, mình tin nơi ông kia, mình tin tưởng
rằng ông kia có thể giúp mình được thành ra mình báo cáo
cho ông kia, hay là có hình ảnh nào tự nhiên nó hiện ra mình
nói cho ông kia biết. Thì công việc đó, ban đầu mình tưởng
như là nó dễ nhưng kỳ thực nó không có dễ. Là tại vì
có những tư tưởng có những hình ảnh nó hiện ra trong đầu
mình mà mình không có dám nói cho người kia biết. Tại vì
đôi khi có những hình ảnh có sỗ sàng, những hình ảnh nó
xấu, nó thô tục và mình không dám nói cho người kia biết;
những tư tưởng cũng vậy. Thành mình cũng có nói nhưng mà
mình kiểm duyệt. Mình dùng con dao kiểm duyệt thành ra cái
người kia không có thể thấy sự thật. Và càng nói sự thật
chừng nào thì người kia càng có dữ kiện, càng có tài liệu
để giúp cho mình có thể thấy được và tiếp xúc được
với những tài liệu, những sự thật về nhận thức. Những
phương pháp thường dùng mình đi tới tiếp xúc với những
cái về vô thức. Bác sĩ Freud là người đầu tiên ở Tây
phương khám phá ra được vô thức và có ảnh hưởng rất
lớn trên lĩnh vực về văn học, về triết học về tâm lý
học ở Tây phương.
Còn
vô thức của đạo Bụt đã có 2600 năm nay. Bác sĩ Freud nhận
thấy có những người tự nhiên bàn tay nó tê liệt, nó không
có cảm giác; có những người mà tự nhiên mắt nó mờ đi
không thấy nữa và tai nó điếc đi không có nghe nữa, nhưng
khi mà đem tới các nhà bác sĩ thần kinh học thì họ nói
rằng thần kinh thị giác, thần kinh thính giác của người
này không có sao cả, không có hư hao gì cả. Thì lúc đó bác
sĩ Freud mới dùng phương pháp thôi miên để cho người kia
nằm trong cái vùng thôi miên của mình và bác sĩ bảo người
kia nói. Thì người kia nói ra những cái điều mà trong lúc
thường thường không bị thôi miên thì không có nói. Bác
sĩ Freud mới nói rằng tất cả những cái đau khổ đó, cái
sự điếc, cái sự câm đó, cái sự đui đó, cái sự tê liệt
đó, nó từ những triệu chứng tâm thức mà ra, chứ nó không
có nguồn ở những thần kinh hệ. Và người ta nói rằng bác
sĩ Freud đã khám phá ra cái vùng vô thức là nhờ những phương
pháp như vậy. Có những em bé, năm tuổi, bảy tuổi, tự nhiên
nó điếc đặc, nó không nghe nữa. Những khi mà người ta
đem ra khám thì người ta thấy thần kinh thính giác của nó
vẫn còn y nguyên. Thì sự thật là tại vì những cái chuyện
nói qua nói lại của cha mẹ nó làm cho nó khổ. Nó khổ, nó
chịu không có được thành ra tự động nó điếc đi để
khỏi phải nghe những điều cha mẹ nó nói. Đó là bệnh tâm
lý. Con mắt của mình đôi khi nó bị mù để mình khỏi nhìn
những gì mà mình không trông thấy hàng ngày. “Những điều
trông thấy mà đau đớn lòng”. Và bàn tay của mình, đôi
khi một người lớn họ lợi dụng mình, họ dùng bàn tay mình
để thỏa mãn những dục tính của họ. Con nít mà bị lợi
dụng về phương diện dục tính rất nhiều, nhất là Tây
phương. Và vì vậy cho nên có những đứa bé tự nhiên cái
bàn tay nó bị tê liệt lại, tại vì nó sợ. Nó động chạm
vào cái bộ phận sinh dục của người lớn, hay là chính của
nó nó cũng sợ, vì vậy cho nên nó tê liệt. Và những cái
đó không có lý do về sinh lý. Nó có lý do về tâm lý. Và
vì vậy cho nên cái trường phái này là cái trường phái chuyên
môn đi tìm quá khứ để có thể khám phá được những cái
gốc rễ của những đau khổ trong hiện tại.
Nhưng
màtheo ánh sáng của Duy Biểu Học thì mình không cần phải
phục kích để nắm đầu những cái quá khứ, tại vì cái
quá khứ của chúng ta, chúng ta biết rằng cái giây phút hiện
tại nó chứa đựng cả quá khứ và tương lai. Thì phương
pháp của chúng ta là phải tiếp xúc cái giây phút hiện tại
trước. Và tiếp xúc một cách đơn thuần, chưa cần phải
có một cái ý niệm tìm tòi gì cả. Chúng ta phải tiếp xúc
được với nó. Rồi khi mà chánh niệm nó gia tăng thì tự
nhiên mình thấy được những cái yếu tố đó nó làm ra giây
phút hiện tại, trong đó có những cái yếu tố về quá khứ,
những cái yếu tố về tổ tiên, những yếu tố về xã hội.
Tại vì cái nỗi đau buồn, nỗi lo sợ, một chúng sinh nỗi
bực dọc, nó được làm bằng những chất liệu mà nếu mình
tiếp xúc rồi thì mình bắt đầu trông thấy được cái bản
chất của nó. Tức là những cái nguyên nhân nó từng làm
bằng những chất liệu mà nếu mình tiếp xúc được một
lần, hai lần, ba lần, và mình quen tiếp xúc rồi thì mình
bắt đầu trông thấy được cái bản chất của nó. Tức
là những cái nguyên nhân nó từng làm ra hiện tượng đó.
Cho nên câu “phút hiện tại thu nhiếp, quá khứ và vị lai”,
nó cho chúng ta thấy rằng con đường thực tập của chúng
ta không cần phải đi tìm về quá khứ, không cần đi tìm
phương pháp phân tâm học hoặc đi tìm về cái thời thơ ấu.
Chúng ta hãy tiếp xúc những cái gì đã xảy ra trong giây phút
hiện tại, và nếu chúng ta tiếp xúc được sâu sắc, ta tự
nhiên thấy được quá khứ nó nằm trong hiện tại. Tại cái
phương pháp phân tâm học nó tốn kém lắm, ít nhất cũng
phải một năm hay là hai năm, có khi tới năm bảy năm, có
khi tới mười năm. Mà mỗi tuần như vậy thì người bệnh
phải tới gặp bác sĩ một lần, hai lần, có khi ba lần mà
cả nhiều năm. Rất là tốn kém.
Gần
đây ở Tây phương có trường phái Nhân Bản (Approach). Trường
phái nhân bản đó nói rằng: chúng ta không cần phải đi tìm
về quá khứ, chúng ta phải lo về cái hiện tại nhiều hơn.
Thì cái trường phái này được được đại diện bởi vô
số những nhà trị liệu trong đó có Karl Groger. Thì những
chủ trương của ông ta:
Thứ
nhất là hãy chú tâm đến cái hiện tại thay vì chú tâm tới
cái quá khứ.
Thứ
hai khi nào có một cảm thọ nào nó trổi dậy, thì chúng ta
ý thức cái cảm thọ hơn là đi tìm nguyên do của nó. Thì
ta thấy cái trường phái này nó đã đi sát gần với phương
pháp của Duy Biểu học.
Thứ
ba là sử dụng những cái nguyên liệu của ý thức, khỏi
cần phải đi tìm những cái nguyên liệu của vô thức.
Thứ
tư là phải chịu trách nhiệm, phải lãnh trách nhiệm lập
tức về những cái gì nó xảy ra cho mình trong địa vực cảm
thọ.
Thứ
năm là mình lo về cái chuyện làm sao sống cho an lạc,cho hạnh
phúc hơn là chữa bệnh. Không cần chữa bệnh, tìm cách lo
sống bây giờ cho nó an lạc đi thì tự nhiên bệnh nó sẽ
bớt.
Chúng
ta thấy trường phái Nhân Bản tới gần cái phương pháp mà
chúng ta thấy ở trong phương pháp thực tập của Làng Hồng.
Hôm trước đây chúng ta có nói tới ba phương pháp để đối
trị lại với những giống đau khổ trong quá khứ đó, thì
phương pháp đầu tiên là hãy tiếp xúc những cái gì lành
mạnh, tươi mát, đẹp đẽ trong cái giây phút hiện tại.
Chúng ta hãy nhớ cái điều này hôm trước trả lời cái câu
hỏi làm sao chúng ta có chuyển hóa được những hạt giống
khổ đau trong quá khứ đó, thì chúng ta đưa ra ba phương pháp.
Phương
pháp thứ nhất là chúng ta gieo trồng, tưới tẩm những hạt
giống của hạnh phúc trong hiện tại, thì tự nhiên những
hạt giống đó nó lớn lên, nó mạnh ra và tự động chuyển
hóa những hạt giống của khổ đau. Đó là phương pháp mà
bên phía trị liệu Nhân bản họ đề nghị. Nhưng mà chúng
ta còn hai phương pháp khác.
Phương
pháp thứ hai là thực tập chánh niệm. Thực tập chánh niệm
để có thể nhận diện được những cái hạt giống đau
khổ mỗi khi chúng nó biểu hiện ra. Tại vì chúng nó luôn
luôn tìm cách biểu hiện ra. Có khi nó biến hình, nhiều khi
nó biến hình, nó biểu hiện ra nhưng mà nó trá hình chút
đỉnh. Thành ra trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc,
nói chuyện, tiếp xúc thì đôi khi những cái đau khổ đó,
những cái trầm luân đó, nó phát hiện. Và tại vì chúng
ta có cái thói quen là sống ý thức rồi cho nên chúng ta nhận
diện những cái đó. Ban đầu chúng ta chỉ nhận diện thôi,
nhưng mà nhờ cái công tác nhận diện đó mà từ từ chúng
ta thấy được cái bản chất của nó. Chúng ta thấy được
cái căn cứ của nó. Chúng ta biết nó là cái khối nội kết
đang nằm sâu xa ở trong tiềm thức của chúng ta. Và mỗi
khi chúng ta nhận diện được một cái hiện tượng như vậy
đó, thì tự nhiên cái hiện tượng đó nó bớt đi cái sức
mạnh của nó. Nó yếu đi, danh từ Tây phương là discharge,
tức là một vùng năng lượng mà mỗi khi chánh niệm vào và
nhận diện nó thì tự nhiên năng lượng của nó bớt đi.
Phương
pháp thứ ba của chúng ta là mời nó lên. Khi mà chúng ta đã
nhận diện rồi, chúng ta biết là nó có ở dưới đó rồi
thì thỉnh thoảng chúng ta mời lên để ngồi uống trà chung
và nói chuyện. Phương pháp thứ ba là để chuyển hóa nó
thành ra những cái nguồn năng lượng khác.
Thành
ra khi mà nó trở thành hiện tại - tại vì bất cứ một cái
tâm niệm nào, bất cứ một cảm thọ nào, bất cứ một tâm
hành nào mà phát hiện rhì nó cũng chứa trong nó quá khứ
và tương lai. Mình nhìn vào đó thấy được quá khứ, tương
lai và vì vậy cho nên nắm được hiện tại là mình nắm
được quá khứ. Và hơn nữa mình tiếp xúc được hiện tại
thì tự nhiên đã có sự chuyển đổi ở trong đó rồi. Huống
hồ là mình còn phương pháp thứ ba. Tức là khi nào mình nhận
diện ra rằng ở trong mình nó có những cái như vậy thì thỉnh
thoảng mình mời nó lên để mình nói chuyện với nó. Thành
ra đối với những người theo trường phái gọi là Nhân Bản
đó, mình có thể nói chuyện cho họ biết rằng: “Ông chú
ý tới phút hiện tại là phải, tôi đồng ý. Tôi khuyến
khích ông đi trên con đường đó. Nhưng mà tôi xin nói cho
ông biết rằng, tuy nói nó là hiện tại nhưng kỳ thực nó
chứa đựng tất cả những quá khứ ở đó. Tuy rằng ông
nghĩ rằng ông phải từ bỏ cái phương pháp gọi là tìm về
quá khứ của trường phái Phân Tâm Học, nhưng mà kỳ thực
trong khi ông tiếp xúc với hiện tại thì ông cũng có cơ hội
thấy được cái quá khứ trong hiện tại. Tại vì cái hiện
tại luôn luôn chứa đựng cái quá khứ”. Đó là tương tức.
Điều
thứ hai mà ông chủ trương là phải ý thức được những
cảm thọ khi nó xảy ra trong tâm tư mình, điều đó chúng
tôi cũng thấy rất là đúng. Tại vì phương pháp tu học của
đạo Bụt là phải ý thức được những cái gì xảy ra ở
trong giây phút hiện tại, trong đó có những cái cảm thọ
của mình: những cái vui, cái buồn, cái bực, cái giận của
mình, mình phải ý thức hết. Nhưng mà ý thức như vậy không
phải là chỉ là ý thức suông. Tại vì khi mình ý thức được
những cái cảm thọ đó thì có lực lượng chánh niệm nó
nằm ở trong con người của mình. Và khi mà cái năng lượng
của chánh niệm tiếp xúc được với năng lượng của cái
cảm thọ kia thì cái cảm thọ kia nó sẽ được chuyển hóa
một phần nào. Tức là nó có hiện tượng yếu đi. Mình nói
thêm cho họ biết rằng chánh niệm là rất quan trọng. Năng
lượng của chánh niệm là rất quan trọng. Có năng lượng
của chánh niệm đó thì không những mình nhận diện được
nó mà từ từ mình thấy được bản chất sâu sắc của nó.
Tức là mình dùng cái phương pháp mà trong đạo Bụt gọi
là quán. Quán tức là nhìn sâu và nhìn kỹ. Mà quán cũng là
công trình của chánh niệm. Chánh niệm trước tiên là mà
công việc nhận diện, khi quen rồi thì làm được một cách
sâu sắc. Mình nhận diện rồi nhưng mà mình nhìn thấu được
cái cội nguồn của nó thì gọi là quán, cũng là chánh niệm.
Chánh niệm khi yếu chỉ có thể là nhận diện được thôi,
nhưng mà chánh niệm khi mạnh có thể thấy được cội nguồn
cái mình nhận diện. Ví dụ như mình có chánh niệm yếu thì
khi gặp một Sư huynh đi ngang qua mình biết đó là Sư huynh
của mình. Nhưng nếu mà chánh niệm mạnh, mình có một cái
năng lượng vững vàng không những mình thấy Sư huynh của
mình mà mình còn thấy được cái tình trạng Sư huynh mình
sáng hôm nay khi mà đi ngang qua. Thấy được rất rõ. Và đó
là yếu tố quán.
Chủ
trương thứ ba của trường phái Nhân Bản là chỉ cần những
tư liệu trong ý thức thôi mà khỏi phải cần những tư liệu
trong vô thức thì mình nói rằng: “Đừng có lo những cái
tư liệu ý thức đó nó chứa đựng hết những cái tư liệu
trong vô thức. Và vì vậy nếu quý vị tu tập chánh niệm
- cả người trị liệu, cả con bệnh tu tập chánh niệm -
thì tiếp xúc với những cái tư liệu trong hiện tại và trong
ý thức cũng đủ rồi”.
Thứ
tư là cái trường phái này chủ trương phải chịu trách nhiệm
những cái gì nó xảy ra cho mình. Cái này rất là hay. Ví dụ
như là có sự bực bội nó xảy ra cho mình, có một sự thất
vọng xảy ra cho mình thì trước hết mình phải lãnh trách
nhiệm về cái đó. Mình đừng có đi tìm những cái nguyên
do, mình hãy chịu trách nhiệm những cái đang xảy ra cho mình
trước.
Đứng
về phương diện Phật học, chúng ta thấy như thế này, mỗi
cái hiện tượng như vậy nó xảy ra là có nhiều nguyên do.
Nhất là trong Duy Biểu học, hiện tượng nào cũng có tính
cách tự biến và cộng biến. Cái giận của tôi, tôi chịu
trách nhiệm. Nhưng mà anh cũng chịu trách nhiệm một phần
nhỏ nào đó. Tại vì đây là cái giận của tôi thành tôi
chịu trách nhiệm nhiều hơn, nhưng mà không phải anh không
chịu trách nhiệm phần nào. Anh đã nói ra một câu làm cho
tôi giận, thì tôi biết rằng tôi chịu trách nhiệm về cái
giận của tôi mà anh cũng công trình một phần nào về cái
giận của tôi. Còn chị, tuy rằng chị không có nói gì hết,
chị không có làm gì cho tôi giận hết, nhưng mà chị cũng
có dự phần vào trong cái tính cộng biến. Và vì vậy không
có ai là không có trách nhiệm trong phần xảy ra trong tôi cả.
Và cái mức trách nhiệm nó tùy thuộc. Nhưng mà tôi thấy
một điều rất rõ là tôi là người chịu trách nhiệm nhiều
nhất. Tại cái giận đó là cái giận của tôi. Trong trường
phái tâm lý này, người ta không có nói tới trách nhiệm cho
người khác. Người ta nói tới mình phải lãnh cái trách nhiệm
những gì xảy ra cho mình. Trên thực tế là chúng ta chịu
trách nhiệm chung. Tuy nhiên, cái giận của tôi tự biến nhiều
hơn là cộng biến, và vì vậy cho nên tôi là người chịu
trách nhiệm chính. Những người kia có thể giúp đỡ tôi
được nhưng mà chính tôi phải chịu trách nhiệm về cái
đau khổ của tôi trước hết. Tại vì khi mà mình biết rằng
mình phải chịu trách nhiệm những gì đang xảy ra cho tâm
lý của mình thì nó chó nhiều cái lợi:
Cái
lợi thứ nhất là mình khỏi phải mất thời giờ đi tìm
những cái nguyên do của nó trong quá khứ, mình lo xử lý bao
nhiêu năng lượng và thời giờ của mình để lo xử lý cái
giận của mình.
Thứ
hai là mình không đổ lỗi cho những cái yếu tố ở ngoài.
Những cái yếu tố ở ngoài đôi khi nó có dự phần trực
tiếp hay gián tiếp vào cái giận của mình. Nhưng cái phần
chịu trách nhiệm chính tới 90%, ít nhất là 90% là của mình.
Thành ra tôi chịu trách nhiệm về cái giận của tôi trước
và tôi không có đổ lỗi trách nhiệm đó cho anh, cho chị
và cho quá khứ nữa. Ví dụ như là cái giận của mình, cái
buồn của mình có thể do ba mình, do mẹ mình hay là do quá
khứ làm ra, nhưng mà mình biết rõ rằng không có cái gì đơn
phương một phía mà nó ra, nó do từ nhiều phía trong đó phía
mình là cái chánh. Và vì vậy cho nên khi mà mình có một niềm
đau khổ thì trước tiên mình phải có thái độ chấp nhận
rằng mình chịu trách nhiệm về cái đau khổ của mình trước.
Rồi những người khác họ có thể giúp được mình từng
nào thì hay từng đó, nhưng chính mình là người chịu trách
nhiệm đầu tiên.
Và
điều thứ tư là trường phái này dạy là đừng có lo chữa
bệnh, đừng có lo trị bệnh, lo sống cho hạnh phúc thôi.
Thì cũng đúng là tại vì trong xã hội này khi mà có cái gì
không suông sẽ thì người ta mới nói thôi, còn khi mà mọi
việc nó đi một cách êm đẹp thì người ta không có nói.
Tức là người ta không có chú ý tới những cái tin vui, chỉ
chú ý những cái tin buồn thôi. Ví dụ như là sáng nay mà
có một người điểm một nụ cười rất là tươi thì không
có đăng báo và khi người đó giận dữ la hét, giết người
thì đăng báo. Tức là báo chỉ đăng những tin xấu thôi,
không bao giờ đăng những tin tốt cả. Hay là khi mình không
có đau răng thì mình không có sướng, đến khi mình đau răng
mình mới khổ thôi. Và vì vậy cho nên cái phương pháp của
mình làm thế nào để sống cái ngày hôm nay cho nó hạnh phúc
và an lạc thì tự nhiên những cái bệnh của mình, những
cái đau khổ của mình nó bớt đi. Và phương pháp đó là
tiếp xúc với những cái gì tươi mát, lành mạnh, đẹp đẽ
trong giờ phút hiện tại. Và cái đó chỉ có thể làm bằng
chánh niệm được.
Trong
khi đi thiền hành chẳng hạn mà nếu mình có chánh niệm thì
mình tiếp xúc được không bao nhiêu là yếu tố mát lành
ở trong con người của mình và xung quanh mình. Tuy nhiên là
mình không có chữa bệnh gì cả nhưng mà đó là hình thái
chữa bệnh gián tiếp. Khi nào mình có niềm vui, mình có sức
khỏe tự nhiên những cái buồn rầu, những cái bệnh tật
từ từ nó tiêu. Điều này cũng đúng. Nhưng mà Duy Biểu Học
còn đi xa hơn là ngoài phương pháp thứ nhất là tìm cách
sống trong hiện tại thì mình còn có thể dùng chánh niệm
để mà nhận diện những cái đau khổ khi nó xuất hiện để
làm cho nó yếu đi, và thứ ba là mình có thể mời nó lên
để mình quán chiếu và chuyển hóa.
“Phút
hiện tại thu nhiếp, quá khứ và vị lai”, và vì vậy cho
nên “bí quyết của chuyển y, nằm trong giây phút hiện tại”.
Bí quyết của sự chuyển hóa gốc rễ mình. Y đây tức là
alaya thức, những cái đau khổ, những cái vô minh trong alaya
thức nó nằm trong giây phút hiện tại. Thành ra phương pháp
tu học thông minh nhất là phương pháp xử lý hiện tại. Tức
là nắm cái giây phút hiện tại, tiếp xúc với nó mà cho
tươi, cho nó mát, làm cho nó đẹp, chuyển hóa nó. Đừng có
nói rằng ngày hôm nay mình phải khổ cực thì ngày mai mình
mới có an lạc được, và cái chỗ của mình không phải là
ở đây, cái chỗ của mình là ở bên Tây Phương Cực Lạc
Thế Giới. Chỗ này là cái chỗ mình phải bỏ, chỗ kia là
chỗ mình phải tới, như vậy mình hoàn toàn đầu tư vào
tương lai, hay mình chìm đắm trong quá khứ. Mình mơ tới tương
lai thì đó không phải là đường lối mà Bụt dạy.
Kinh
Người Biết Sống Một Mình là cái bản văn xưa nhất của
nhân loại, dạy chúng ta phải an trú trong hiện tại. Và vì
vậy cho nên chúng ta thấy rằng trong đạo Bụt dạy cái giây
phút mà nó nằm trong cái tầm tay chúng ta là giây phút hiện
tại, và chúng ta phải sống cái giây phút đó cho sâu sắc.
Sống như thế nào để nó an lạc, hạnh phúc. Và sống như
thế nào để cho những cái đau khổ có thể chuyển hóa trong
giây phút hiện tại và sẽ có an lạc thì tương lai tự nhiên
nó sẽ an lạc. Và một cái nét độc đáo của giáo lý đạo
Bụt là thực tập như thế nào để hiện tại được an lạc.
Và như vậy thì không còn nghi ngờ gì nữa: hiện tại an lạc
thì tương lai an lạc. Hiện tức là bây giờ, có thể thấy
được, có thể sờ mó được, gọi là hiện. Pháp là những
cái hiện tượng. Lạc có nghĩa là hạnh phúc. Trú tức là
ở. Có khi gọi là hiện pháp lạc cư. Tiếng Phạn là dharma
sukha vihari. Dharma là pháp, là hiện, là thấy được, sờ mó
được, chứng nghiệm được ngay bây giời. Hiện pháp tức
là những cái gì nó thấy được, sờ mó được, đó có nghĩa
là hiện tại. Sukkha là an lạc, ngược lại với dukha. Dukkha
là khổ. Vihari là trú, là cư. Vihari là cái chỗ ở. Vihari
cũng có nghĩa là tu viện Buddhist vihara là tu viện. Vkhari cũng
có nghĩa là cái chỗ người ta ở, người ta chơi. Có vẻ
thảnh thơi, có vẻ vui thú, gọi là vihara. Nhận xét cho kỹ
chúng ta thấy rằng trong hiện tại nó có những cái điều
kiện nội tại và những cái điều kiện ngoại tại, nó đủ
làm cho chúng ta Phật. Cố nhiên là nó có những cái yếu tố
của đau khổ nội tại và xung quanh. Nhưng nó không có nghĩa
là những yếu tố của hạnh phúc không có. Nếu mà chúng
ta suốt ngày cứ tiếp xúc với những yếu tố bệnh tật
khổ đau thôi thì chúng ta sẽ gầy mòn từ từ, sẽ chết.
Và có người như vậy. Có người giam hãm trong cái thế giới
bệnh hoạn, trong thế giới sầu khổ. Ngó cái gì cũng thấy
đau buồn hết. Và những người như vậy không có sống sót
được. Thành ra những người đó mình phải giúp họ làm
thế nào để tiếp xúc được với những cái lành mạnh,
những cái đẹp đẽ trong họ và xung quanh họ. Có người
than phiền rằng; cây rừng người ta đốn hết cây cối chết
hết, thành ra không có gì vui tươi hết. Nhưng người đó
không có thấy rằng cũng còn có những cây đẹp, cũng có
những cái rừng đẹp, và mình phải thưởng thức những cây
đẹp, những cái rừng đẹp đó. Mà càng thưởng thức, mình
càng thấy những cái cây đẹp, những cái rừng đẹp đó
càng quý và mình có sức mạnh để giúp bảo vệ những cái
cây khác, những cái khu rừng khác đang bị chết. Thành ra
tiếp xúc với đau khổ chưa đủ, phải tiếp xúc với những
cái mầu nhiệm, lành mạnh. Có một điều chúng ta thấy rõ
là trong đạo Bụt, trong truyền thống Nam Phương, người ta
nói nhiều quá đến dukkha, tức là đến khổ. Cứ nói cái
gì cũng khổ hết. Nói một hồi người ta khổ thêm. Trong
khi đó thì đạo Bụt Bắc Phương, Đạo Bụt Đại thừa,
muốn sửa cái sự sai lầm đó, cho nên chỉ cho chúng ta thấy
và giúp cho chúng ta tiếp xúc được với những cái sukkha,
với những cái hạnh phúc. Do đó cho nên trong truyền thống
đại thừa, chúng ta thấy có các Thiền sư họ làm thơ ca
ngợi hoa vàng, trúc biếc, bạch vân, minh nguyệt. Họ ca ngợi
pháp thân bất diệt, tức là họ nhấn mạnh tới cái chân
như duyên khởi, chứ họ không phải chỉ nói tới cái vô
minh duyên khởi mà thôi. Vô minh đuyên khởi thì nó biểu hiện
ra những cái đau khổ, những cái đen tối. Nhưng chân như
duyên khởi, nó biểu hiện ra những cái tươi vui đẹp đẽ.
Cố nhiên nói rằng ở trong cuộc sống nó có cái đẹp, cái
hay, cái lành mà người ta phải tiếp xúc; nhưng mà nếu con
người chúng ta bị kềm kẹp trong cái thế giới khổ đau
thì cũng khó lòng tiếp xúc được với những cái đẹp đó.
Trên nguyên tắc mình thấy bông hoa rất đẹp, thấy cảnh
mặt trời lặn rất huy hoàng. Nhưng mà trên thực tế mình
tiếp xúc không được. Tại vì mình có một nỗi sầu đau
nó quá lớn. Và có một cái gì nó giống như một bức tường
ngăn cản không cho mình tiếp xúc được với bông hoa, tiếp
xúc được với những cái mầu nhiệm với thiên nhiên. Trong
trường hợp đó chúng ta phải cần tới Tăng thân. Chúng ta
phải ở trong một Tăng thân mà trong đó có những người
có thể mỉm cười được, có thể bước những bước chân
thảnh thơi, có thể cầm lấy bàn tay ta bằng cái sự trìu
mến, để chia sẻ, để có thể hiểu được ta, và chúng
ta có thể được kéo ra khỏi cái thế giới u buồn, đen tối
của chúng ta. Cho nên Tăng thân là một cái dụng cụ rất
quan trọng.
KỆ
THỨ 48
Tu
tập và chuyển hóa
Trong
đời sống hàng ngày
Nương
tựa vào Tăng đoàn
Công
phu mau nhìn thấy.
Nương
tựa vào Tăng đoàn, công phu mau nhìn thấy, là ở chỗ đó,
là chúng ta phải nương dựa vào Tăng đoàn. Chúng ta thường
ca ngợi những người tu một mình, sống một mình; lên núi
đóng cửa lại, sống một mình. Mà chúng ta cho họ là những
người tu duy nhất, tu thiệt. Nhưng mà kỳ thực ra, tu mà không
có Tăng thân thì khó lắm. Tại vì con người là một sinh
vật xã hội, và vì vậy cho nên những cái buồn đau, những
cái niềm vui, những cái hy vọng những con người nó lệ thuộc
tới xã hội. Và vì vậy cho nên chính ở trong cái xã hội
loài người mình mới thấy được rằng là mình đã chuyển
hóa hay chưa.
“Tu
tập và chuyển hóa, trong đời sống hằng ngày”. Câu này
nó có nghĩa là mình tu nhưng mà mình vẫn sống bình thường
cuộc sống hàng ngày của mình. Mình sống đời sống hàng
ngày của mình một cách bình thường nhưng mà mình có thể
tu tập và chuyển hóa ngay trong đời sống hàng ngày đó. Cố
nhiên ta phải thực tập chỉ và quán. Tại vì trong đời sống
hàng ngày, chúng ta bị kéo theo, chúng ta đánh mất chúng ta,và
vì vậy cho nên chúng ta phải tu tập chỉ. Chỉ tức là ngưng
lai. Ngưng, ở đây chúng ta phải hỏi câu hỏi thông minh là:
“ngưng cái gì?” Ngưng cái sự phóng thể, ngưng cái sự
chạy như bị ma đuổi. Ở trong cuộc sống hàng ngày của
chúng ta, chúng ta bị kéo theo, chúng ta chỉ là một nạn nhân
thôi. Chúng ta bị kéo theo những người xung quanh. Chúng ta
bị kéo theo bởi hoàn cảnh. Chúng ta bị kéo theo bởi tư tưởng,
bởi những cái tâm tư buồn giận của chúng ta và chúng ta
không có đời sống của chính chúng ta, và vì vậy chúng ta
phải chỉ. Chỉ có nghĩa là dừng lại. Có những người họ
sống không có cưỡng lại được với cái sự kéo theo đó,
cho đến một ngày kia họ bị tai nạn và họ cũng phải bị
bắt buộc nằm trong nhà thương 15 ngày hay là một tháng. Và
tại vì bác sĩ hay là y tá bắt họ phải nằm, không cho cựa
quậy cho nên họ mới có cơ hội nhìn lại cuộc đời của
họ. Và họ mới bắt đầu thấy được là họ đã điên
rồ như thế nào trong những năm vừa qua. Đôi khi cái phương
pháp chỉ đó không phải do mình muốn mà nó có, mà do cái
tai nạn, cái hoàn cảnh nó bắt buộc phải như vậy.
Chỉ
ở đây là cái chỉ tự nguyện. Tức là mình phải ngưng lại,
cái sức mạnh, cái năng lượng nó giúp mình, ngưng lại gọi
là chánh niệm. Còn ví dụ như mình đang suy nghĩ miên man,
mình đang buồn thương, giận ghét một cách thông tục tự
nhiên nghe tiếng đồng hồ đánh lên, nhạc đồng hồ đánh
lên. Thì nhạc do đồng hồ là một trong những cái hiện tượng
của sự sống, nhưng mà chúng ta đã chấp nhận với nhau rằng
là nhạc đồng hồ nó phải có cái công dụng là giúp ta chỉ,
ngưng lại, thở và chúng ta mỉm cười: “A, chúng ta đang
phiêu lưu trên cái dòng quên lãng, trên cái dòng buồn ghét.
Chúng ta đang tự đánh mất mình”. Và tiếng đồng hồ trở
nên tiếng gọi của Bụt. Và Bụt ở đây không phải là Bụt
ở ngoài, Bụt ở đây trong tự tâm của chúng ta gọi: “Này
con ơi! Con đang đi đâu vậy? Con hãy trở về”. Cho cái câu
kệ của chúng ta về chuông đó là: lắng lòng nghe, lắng lòng
nghe, tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm. Và tiếng
Anh chúng ta dịch là listen, listen, this wonderful sound bring me
back to my true home. True home, tức là ở đó mình an trú. Hiện
pháp lạc trú. Mình là một đứa con hoang, bỏ nhà ra đi và
khi nghe tiếng chuông thì trở về cái nhà của mình. Giờ phút
hiện tại có thể có an lạc, có thể có hạnh phúc, có giác
ngộ ở trong đó. Và vì vậy cho nên chỉ là cái pháp tu của
tất cả chúng ta. Còn nếu như chúng ta ở trong một cái Tăng
thân mà mọi người đều có tu tập chỉ, thì tu chỉ nó trở
thành ra một cái điều tự nhiên và đơn giản. Khi mà chúng
ta đi thiền hành chúng ta chỉ. Đi mà không cần tới. Khi mà
chúng ta rửa nồi hay là chúng ta quét nhà, chúng ta tắm, mà
nếu chúng ta chỉ thì chúng ta sống rất sâu sắc cái giây
phút đó. Còn trong khi quét nhà, nấu ăn hay là tắm mà không
chỉ thì chúng ta không có sống sâu sắc trong giây phút đó.
Đó
là ngày tháng nó đi qua cho chúng ta sống được đời sống
của chúng ta một cách đích thực. Anh đã làm gì đời anh?
Ta đã làm gì đời ta trong mấy chục năm qua? Tại vì ta không
có tu chỉ, cho nên những cái năm qua nó đã đi qua như giấc
mộng. Ta chưa bao giờ sống một cách sâu sắc, một cái giờ
phút để đứng để ngắm một cái ngôi sao hay là nâng một
cái cành hoa trên tay, và như vậy thì cuộc sống nó quá uổng.
Do
đó cho nên chỉ là cách thực tập đầu tiên để chúng ta
có thể dừng lại. Và dừng lại chúng ta có thể trở về
nhà ngay lập tức, nhà của ta trong đó có hạnh phúc, có giác
ngộ, có giải thoát. Chỉ là samatha. Đang khi mà tôi đi vào
bếp, tôi thấy một thiền sinh đang gọt cà rốt thì tôi mới
hỏi, “À, con đang làm gì đó?” Thì đó là một tiếng chuông.
Và thiền sinh đó nếu mà thông minh thì chỉ cần mỉm cười
thôi tại vì Thầy giúp mình chỉ, mình có thể đang phiêu
lưu trong khi cắt cà rốt, và tiếng hỏi của Thầy “con làm
gì đó?” nó có tác dụng giúp mình chỉ và mình trở về
nhà của mình, trở về an lạc của mình. Còn nếu như mình
trả lời: “Dạ thưa Thầy, con đang cắt cà rốt.” Thì là
hỏng. Đó chứng tỏ rằng mình không hiểu câu hỏi của Thầy.
Tại vì rõ ràng Thầy đang thấy mình cắt cà rốt, tại sao
mình lại phải còn trả lời như vậy. Trả lời như vậy
thì không hiểu mình và cũng không hiểu Thầy. Thành ra khi
mình là một người có chánh niệm đang tu học theo chỉ và
sự có mặt của mình tạo ra cái chỉ xung quanh mình. Ban đầu
mình phải nhờ tiếng chuông, mình phải nhờ tiếng đồng
hồ, mình phải nhờ tiếng điện thoại, nó giúp mình chỉ
rồi từ từ mình nhờ một Sư anh, một Sư chị, một Sư em.
Sự có mặt của họ giúp mình chỉ và nếu mình an trú trong
cái chỉ đó nhiều hơn ba hơi thở. Tại vì theo nguyên tắc
là mỗi khi mình được nhắc là mình phải an trú ít nhất
là trong ba hơi thở trong khi chỉ. Còn nếu mình học giỏi,
mình học giỏi thì cái chỉ của mình có thể kéo dài cả
mấy chục phút giây đồng hồ đó, mình có cái gọi là tam
muội, nhiều chừng nào thì chánh niệm của mình vững chừng
đó. Và khi mình đưa con mắt của mình quét qua như một luồng
ánh sáng thì mình nhìn thấy nó sâu sắc hơn. Chúng ta biết
rằng cái đèn pin của chúng ta mà nếu pin mạnh, thì nó như
một cái chổi quét ngang tới đâu thì chúng ta thấy rõ ràng
tới đó. Mà nếu như đèn pin của chúng ta yếu thì chúng
ta chỉ thấy lờ mờ thôi. Cái chánh niệm của chúng ta cũng
như vậy. Chúng ta chỉ thì chúng ta có pin, có năng lượng
chánh niệm thì chúng ta bắt đầu thấy. Nhưng mà nếu chúng
ta thực tập chỉ nhiều hơn là ba hơi thở, nó kéo dài được
hai phút, nó kéo dài được năm phút, nửa giờ thì cái chỉ
đó trở thành ra một cái năng lượng ánh sáng rất là mạnh,
chiếu vào đâu thì chúng ta thấy được cái đó, gọi là
quán. Cái năng lượng giúp chúng ta chỉ là chánh niệm. Niệm
tức là đem cái tâm chúng ta trở về trong giây phút hiện
tại. Chữ “kim” là giây phút hiện tại. Chữ “tâm” là
cái tâm của mình. Tâm trở về giây phút hiện tại. Thành
ra tu chỉ là một phần quan trọng của chúng ta ở Làng Hồng.
Tu
chỉ có nghĩa là ngưng lại cái sự phiêu lưu, ngưng lại cuộc
phiêu lưu của chúng ta và trở về nhà sống an lạc trong giây
phút hiện tại, không có tìm cầu, không có mơ ước gì cả.
Chỉ cần mấy tuần lễ nữa thôi mình đi Việt Nam nhưng mà
mình vẫn có thể an trú trong Làng Hồng như thường gọi là
chỉ. Còn nếu mà mình bị thu hút hoàn toàn bởi chuyến đi,
không thấy chị, thấy em, an lạc, uống trà và an cư thì mình
không có tập tu chỉ. Chỉ là an trú trong hiện tại. Và an
trú trong hiện tại như vậy thì chánh niệm ngày càng lớn
và hạnh phúc ngày càng lớn. Và khi cái năng lượng đó ngày
càng lớn thì mình thực tập quán rất là dễ. Quán là nhìn
kỹ, nhìn sâu. Quán nó đối với chỉ. Quán là vipassana. Khi
mà có lực lượng chỉ rồi thì chúng ta có thể tu quán một
cách dễ dàng. Nhìn sâu và nhìn kỹ để có thể thấy được
cái chân tướng của nó, gọi là quán. Nhưng mà chúng ta cũng
biết rằng chỉ và quán nó không có thể rời nhau được.
Trong chỉ đã có một ít quán rồi. Ngưng lại và nhận diện
tất nhiên là bắt đầu thấy. Không thể nào không thể có
cái thấy trong chỉ. Và khi mà có quán, có cái thấy rồi thì
nhất định rằng là có chỉ.
Không
thể có quán mà không có chỉ. Khi mà mình có cái thấy (insight),
mình thấu hiểu cội nguồn của một cái gì rồi tức là
có chỉ. Ví dụ như bây giờ mình nhìn vào cái bông và mình
thấy được mặt trời, thấy được đám mây, thấy được
tính chất nguyên sinh của cái bông, thấy cái đó chứng tỏ
mình có chỉ, tu tập quán. Và cái mà gọi là đạo Phật đi
vào cuộc đời, đạo Phật nhập thế (Engage Buddhism) nó lấy
cái câu này làm bản chất.
Mình
sống cuộc sống bình thường như mọi người nhưng mà trong
đó chỉ và quán tiếp tục được thực hiện.
“Nương
tựa vào Tăng đoàn, công phu mau nhìn thấy”. Tu tập mà không
có Tăng đoàn rất là khó, nhất là khi mà mình bị giam hãm
trong cái vũ trụ đau thương, tối đen, mình không có cái khả
năng tiếp xúc được với những cái lành mạnh tươi vui có
tính cách trị liệu ở trong mình và xung quanh mình. Chúng ta
thấy có những cái trung tâm tu học mà họ tới nơi không
có sự liên lạc giữa những người tu với nhau. Mỗi người
hạ thủ công phu gắt gao, tu cho thật rục nhưng mà không có
chuyển hóa gì cả, tại vì Tăng đoàn không hẳn là một Tăng
đoàn. Tăng đoàn có nghĩa là sự nâng đỡ lẫn nhau. Ở Đông
phương chúng ta có chùa chiền tổ chức như là một gia đình,
trong đó Thầy được coi là một người cha, người mẹ, còn
người Sư huynh của mình như một người anh, Sư đệ như
là một người em còn có Sư bác, Sư chú, Sư cô, Sư dì. Và
như vậy thì trong truyền thống của chúng ta, chúng ta đã
biết rõ ràng rằng là cái môi trường Tăng thân rất là quan
trọng. Nếu Tăng thân không được thiết lập như một gia
đình tâm linh, trong đó mỗi người là một thành phần gia
đình thì công phu của chúng ta khó thành đạt lắm. Chúng
ta biết rằng ở Tây Phương có những người tới với Tăng
thân từ một gia đình đổ vỡ, từ một xã hội thác loạn
và những người đó không có gốc rễ. Và Tăng thân đó được
thành lập như một sự tụ họp của những hòn đảo riêng
biệt và không có tình người, không có sự ấm áp của một
gia đình, thì các thiền sinh kia tu tập mười năm, hai mươi
năm cũng không có kết quả. Tại vì con người là một sinh
vật xã hội mà trong gia đình, người đó không có gốc rễ,
mà đi vào một Tăng thân lạnh lẽo như vậy thì cũng không
thể nào có gốc rễ. Thành ra Tăng thân phải được tổ chức
như một gia đình trong đó có sức ấm, có hạnh phúc, có
sự hòa hợp, mọi người đều tiếp nhận mình như là một
người em, một người chị, một người anh thì tự nhiên
mình có cái cơ hội mọc ra những cái rễ đầu tiên trong
cuộc đời mình. Và vì vậy cho nên Tăng đoàn phải là một
gia đình, có thể giúp cho những người chưa bao giờ có gia
đình cảm được cái có và có được những cái gốc rễ
đầu tiên.
Vấn
đề này rất quan trọng ở Tây phương. Thành ra những năm
vừa rồi Thầy đi giảng dạy. Thầy luôn luôn kêu gọi các
trung tâm tu học nên tổ chức những Tăng thân có tính cách
gia đình. Tại vì những người mất gốc, họ tới mà không
có cái không khí đầm ấm đó thì họ mất cái cơ hội cuối
cùng của họ. và khi mà mọc rễ rồi và họ chấp nhận cái
Tăng thân đó như là gia đình của họ thì tự con người
họ trở thành ra bình thường có thể vui được, hạnh phúc
được. Lúc đó sự tu tập để đi xa hơn mới thực hiện
được. Một Thầy dầu có giỏi cách mấy, một Đạo Sư có
giỏi cách mấy mà nếu không có Tăng thân thì cũng không có
làm gì nhiều.
Ngày
xưa, Tăng thân của Bụt thiết lập thỉnh thoảng cũng có
những vấn đề lớn, đôi khi có chia rẽ, có khi Tăng thân
tách ra làm hai, đã xảy ra nhiều lần như vậy. Nhưng mà biết
làm sao hơn, con người nó là như vậy. Tại Kosambi, Tăng thân
tách ra làm đôi. Bụt can thiệp vào cũng không giải quyết
được thành ra Bụt phải bỏ đi. Ở thành Vương Xá, Đề
Bà Đạt Đa tổ chức một giáo hội mới tách rời ra, Bụt
cũng không làm gì được, có làm nhưng mà cũng không can thiệp
vào một cách trực tiếp. Nhưng mà những cái khó khăn đó
giáo đoàn đã vượt qua được và Tăng thân của Bụt có
uy tín là người ta nhìn vào cái đoàn thể Tăng thân người
ta có niềm tin nơi phương pháp hành trì giáo lý của Bụt.
Thành ra vua Ba Tư Nặc, vua nước Kosala, có một lần chắp
tay lạy mà thưavới Bụt câu này mà được chép vào trong
kinh: “Bạch đức Thế Tôn, nhìn và Tăng thân con có đức
tin nơi đức Thế Tôn. Nhìn vào các vị khất sĩ đi qua, đi
lại, ngồi xuống, đứng lên thực tập, con có đức tin nơi
đức Thế Tôn. Tại vì con thấy Thế Tôn ở trong Tăng thân
Thế Tôn”. Cái khả năng của một vị Đạo Sư có thể nhìn
thấy trong cái Tăng thân của mình, là nếu mà Tăng thân dở
thì Đạo Sư đó cũng dở. Sự thật là như vậy.
Do
đó cho nên một trong cái mà mình phải học trong cái thời
gian mình thọ huấn là môn học xây dựng Tăng thân, gọi là
Dựng Chúng (community bulding, sangha buiding). Tại vì khi mà mình
học nghệ thuật dựng chúng rồi thì mình mới có thể tạo
dựng được một cái chúng có hạnh phúc và làm cơ sở và
niềm tin cho rất nhiều người.
Cho
nên, Thầy mơi nói rằng là nếu một vị Đạo Sư không có
Tăng thân thì cũng như là một nhà nghệ sĩ mà không có tư
liệu, một nhạc sĩ mà không có đàn, một chiến sĩ mà không
có súng. Và vì vậy cho nên Tăng thân rất quan trọng. Nếu
Tăng thân mà có được một ít yếu tố của sự hòa hợp,
có hạnh phúc thì khi một người tới với Tăng thân chưa
tu đã bắt đầu hưởng lợi ích rồi. Cho nên xây dựng Tăng
thân là công trình quan trọng nhất của sự tu tập. Và mình
biến thành ra một cái yếu tố tốt của Tăng thân.
Ngày
xưa, bây giờ cũng vậy, có nhiều người ví dụ như ông Chánh
Trí, có lần ông chán các Thầy, ông giận các Thầy rồi ông
nói rằng tôi chỉ quy y nhị bảo thôi, Phật bảo & Pháp
bảo, Tăng bảo tôi không có thích. Có nhiều người nói rằng
tôi chỉ quy y Thánh Tăng thôi tức là Xá Lợi Phất, Mục Kiền
Liên, Văn Thù, Phổ Hiền thôi, còn mấy Thầy, mấy Sư cô
đang sống ở đây chưa phải là Tăng thân.
Nói
như vậy không có đúng. Tại vì cái Tăng thân mà ta có thể
sờ mó được, có thể thừa hưởng được là Tăng thân này
tức là phàm Tăng. Và cái giá trị của Tăng thân là do ta
xây dựng ra chứ không phải tự nhiên mà nó có được. Tăng
thân này là một đoàn thể mà trong đó mọi người đều
có ý chí tu học, có thiện chí muốn tu học. Còn tu học thành
hay không thành, thành công tới mức nào là do cái nghệ thuật
tu học nữa chứ không phải có cái thiện chí mà được,
có thiện chí chưa đủ; cũng như là thương, muốn thương
chưa chắc đã là thương.
Thành
thử ra, Tăng thân không cần phải hoàn hảo. Sangha does not
have to bi perfect. Một cái Tăng thân không cần phải toàn hảo
mới được. Chỉ cần phàm Tăng thôi chứ không cần Thánh
Tăng mà mình đã hưởng được nhiều lợi lạc được rồi.
Nếu mà mỗi cá nhân của Tăng thân có ý thức rằng mình
cần nương tựa vào Tăng thân để tu học, thì mình phải
biết rằng Tăng thân đó là phải là tự mình xây dựng cho
nó tốt đẹp. Nếu Tăng thân chưa đẹp như mình muốn thì
mình phải làm cho nó đẹp như mình muốn. Và phương pháp
làm cho Tăng thân đẹp thì trước hết là làm cho mình đẹp,
tại vì mình là một phần tử của Tăng thân. Và cái phần
tử nằm trong cái tầm tay mình, gần gũi nhất là chính mình.
Cho nên mình mỉm một nụ cười, mình thở một hơi thở,
đó là mình làm cho tất cả Tăng thân. Mình đi thiền hành
cho đàng hoàng đó là mình phục vụ Tăng thân. Chứ đừng
có nói là mình phải tới mình dạy cho người này, chỉ cho
người kia gọi là xây dựng Tăng thân.
Xây
dựng Tăng thân trước hết là phải mỉm cười là phải đi
thiền hành, là mình phải chỉ, là mình phải an trú trong hiện
tại. Căn cứ trên cơ bản đo mình mới có thể giúp được
một Sư anh, một Sư chị, một Sư em. Chứ nếu không có căn
bản đó thì mình có xây dựng cách mấy cũng không đi tới
đâu cả. Một tăng thân mà có hạnh phúc nó quan trọng vô
cùng, nó nuôi dưỡng mình làm cho mình vững chải, tại vì
cá nhân có khi lên khi xuống nhưng mà nguyên một Tăng thân
thì không đến nỗi như vậy, tại vì khi mà người này xuống
thì luôn luôn những người kia nó nâng dậy. Đó là cái sự
quan trọng của Tăng thân. “chị ngã em nâng” làm như vậy
thì mình có quyền lung lay, mình có quyền xuống nhưng mà Tăng
thân luôn luôn ở đó để nâng đỡ mình dậy. Và đến khi
người khác hơi lung lay, hơi xuống thì đã có mình đây. Và
vì vậy cho nên con về nương tựa Tăng không phải là một
vấn đề tín ngưỡng, không phải là vấn đề đức tin.
Mình
đọc quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng như là một cái sự
tỏ lộ niềm tin, nhưng mà quy y Tăng không phải là vấn đề
đức tin, đó là vấn đề thực tập. Quy y Phật cũng vậy,
đó là vấn đề thực tập. Quy y Phật là luôn luôn sống
trong chánh niệm. Chánh niệm tức là Phật, nó soi sáng cho
mình.
Một
người thiền sinh giỏi, có tương lai là một người biết
xây dựng một Tăng thân. Đừng có đợi đến khi mình tốt
nghiệp rồi mới xây dựng Tăng thân, lúc đó mình sẽ không
thành đâu. Cái Tăng thân hiện tại mình phải sống cho hòa
hợp, cho có hạnh phúc và mình phải xây dựng cái Tăng thân
ngay trong giây phút hiện tại.con về nương tựa Tăng, đó
là vấn đề thực tập không phải vấn đề tín ngưỡng.
“Tu
tập và chuyển hóa,
Trong
đời sống hàng ngày
Nương
tựa vào Tăng đoàn
Công
phu mau nhìn thấy”.
KỆ
THỨ 49
Không
sinh cũng không diệt
Sinh
tử và Niết-bàn
Sở
đắc là vô đắc
Không
nắm cũng không buông.
Bài
học này là kết quả nói về sự tu học, cái sở đắc của
sự tu học. Trong khi bài 48 nói về cái nhân, tức là chính
là sự tu học. Và vì vậy cho nên chúng ta có thể nói bài
48 là nói về tích môn: cần phải tu tập và chuyển hóa, trong
đời sống hàng ngày, còn phải nương tựa vào Tăng đoàn
đó là nói về tích môn. Còn bài này là phải nói về bản
môn. “Không sinh cũng không diệt, sinh tử là Niết-bàn. Sở
đắc là vô đắc. Không nắm cũng không buông”.
Không
sinh cũng không diệt tức là Niết-bàn. Tại vì Niết-bàn tức
là sự chấm dứt, tức là sự vượt thoát khỏi sinh và khỏi
diệt. Nhưng mà sự chấm dứt đó nó không có nghiã là sự
loại trừ ra khỏi một cái gì cả, sự loại trừ của sinh
tử, tại vì sinh tử là Niết-bàn. Tức là cái mà mình gọi
là bản môn. Tuy nói rằng là mình có đắc, nhưng mà kỳ thực
là mình có đắc gì đâu. Nói rằng sóng nó nắm được nước
nhưng mà sóng đâu có cần phải nắm nước nữa. Tại vì
sóng là nước rồi. Chúng ta nói một cách buồn cười là
sóng nó tiếp xúc được với nước. Nhưng mà sóng là nước
rồi đâu cần phải tiếp xúc nữa.
Cũng
như chúng ta sống trong thế giới của sinh-diệt của có -
không, của còn - mất, của đi - tới và chúng ta tiếp xúc
được Niết-bàn, thì nó cũng buồn cười giống hệt như
vậy. Tại vì chúng ta đang an trú trong Niết-bàn.
Niết-bàn
là chân như, là tự tánh của chúng ta. We have been nirvana for
a long time, already. Cũng như là sóng, nó đã là nước từ muôn
vạn kiếp rồi. Thành ra có cái gì đắc đâu. Chúng ta hãy
nhớ lại Tam Pháp Ấn. Tam Pháp Ấn là cái chìa khỏa mở cửa
50 bài tụng Duy Biểu. Tam pháp ấn với cái hình ảnh đồng
quan Pháp.
Đồng
quan có bề trái, đồng quan có bề phải và đồng quan có
cái chất kim khí của nó. Chúng ta sờ vào mặt trái của đồng
France, đồng thời chúng ta sờ vào chất kim khí đồng France.
Chúng ta sờ vào mặt phải của đồng France cũng vậy. Và
vì vậy cho nên cái thế giới hiện tượng nó chính là thế
giới của bản thể. Từ hiện tượng thuyền quay về bản
thể, nhưng kỳ thực là khỏi quay về bản thể.
Ở
đây, chúng ta ôn lại tam vô tánh, tam tánh. Là chúng ta sống
trong cái ý niệm về có, về không, về một, về nhiều, về
tới, đi, sinh, diệt. Tám cái đó là do hai cái này mà ra. Thì
Tam pháp ấn là khai thị cho chúng ta về Niết-bàn. Vô thường,
vô ngã là đứng về phương diện hiện tượng mà nói, tức
là sóng. Chúng ta xét cái tính chất vô thường, vô ngã của
tất cả mọi sự vật cũng như chúng ta nhìn vào sóng để
thấy cái bản chất của nó. Và đó là phương thức để
chúng ta vượt khỏi những cái ý niệm có - không, một nhiều,
tới - đi, sinh - diệt.
Chúng
ta học về Niết-bàn tức là cái pháp ấn thứ ba. Pháp án
thứ ba là Niết-bàn, tức là sự chấm dứt tất cả mọi
khái niệm trong đó khái niệm về vô thường, về vô ngã.
Tại vì khái niệm về vô thường, vô ngã đưa ra để giúp
chúng ta thoát được khái niệm thường và ngã. Nhưng mà nó
vẫn là một khái niệm. Niết-bàn, nó vượt thoát thường
mà nó cũng vượt thoát vô thường. Nó vượt thoát ngã mà
nó cũng vượt thoát vô ngã như là những ý niệm.
Nhưng
nếu không có vô thường, vô ngã, chúng ta có thể tiếp xúc
được Niết-bàn không? cho nên đứng về phương diện ba tự
tánh thì chúng ta thấy như thế này: thực tại trong cái nhìn
của thường, ngã nó là biến kế chấp. Thực tại được
nhìn bằng con mắt vô thường vô ngã là thực tại y tha khởi.
Thành ra y tha khởi tháo gở chúng ta khỏi biến kế sở chấp
và giúp chúng ta tiếp xúc được với Niết-bàn vốn là viên
thành thật. Còn khi mình chạm vào vô thường, thật sự chạm
vào vô thường chứ không chạm vào ý niệm vô thường, tức
là mình chạm vào Niết-bàn.
Chạm
vào sóng tức là chạm vào nước. Nước và sóng là một.
Và vì vậy cho nên nói rằng có đắc nhưng mà kỳ thực có
cái gì đắc đâu. Và vì vậy cho nên không có cái gì mình
phải nắm hết, mà không không cái gì mình buông hết. Không
nắm cũng không buông là chỗ đó. Có gì mà tôi phải nắm
lấy đâu, có gì mà tôi phải bỏ đâu, gọi là vô đắc.
Không nắm được cũng không buông (vô thủ vô xả). Nắm là
thủ, buông là xả. Tại vì khi mà mình nói rằng là nắm lấy
một cái, buông một cái thì cái đó còn là nhị nguyên (dualistic).
Thành ra bài 48 nói về tu tập của chúng ta, nói về nhân.
Bài 49 nói về quả. Bài 48 nói về tích môn và bài 49 nói
về bản môn.
KỆ
THỨ 50
Lướt
trên sóng sinh tử
Thuyền
từ dạo biển mê
Nụ
cười vô úy nở
Phiền
não tức bồ đề.
Bài
này là nói về hạnh môn. Các vị Bồ-tát ban đầu cũng trôi
lăn trong biển sinh tử, thường ngã, nhưng mà nhờ thực tập
vô thường quán, vô ngã quán cho nên từ cái thế giới của
hiện tượng mà tiếp xúc được với thế giới của bản
thể, Niết-bàn.
Do
đó cho nên cái tự do mình vượt thoát bao nhiêu những cái
sợ hãi do có không, một nhiều, tới đi, sinh diệt gây ra,
do đó cho nên mình lướt trên sóng sinh tử, tức là mình cỡi
trên sóng sinh tử mà đi. “Thuyền từ dạo biển mê”, tức
là các vị Bồ-tát sau khi được chứng ngộ rồi, sau khi đã
hết sợ rồi, sau khi đã hết chìm đắm rồi thì trở về
với thế giới của sinh tử mà không thấy có sinh tử. Trở
về thế giới của sóng nhưng mà vẫn an trú trong nước, gọi
là lướt trên sóng sinh tử. “Thuyền từ dạo biển mê”,
đó là những vị Bồ-tát đang hành đạo trong cuộc đời
này như là Bồ-tát Quan Thế Âm, Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi,
Bồ-tát Phổ Hiền, Bồ-tát Dược Vương, Bồ-tát Diệu Âm
mà chúng ta thấy trong kinh Pháp Hoa, mà chúng ta đã nói tới
hạnh môn, tức là cái môn thứ ba.
“Nụ
cười vô úy nở”. Tức là trong cái thế giới mà mình thấy
có đau thương, có sầu não mà mình vẫn thấy các vị nở
nụ cười vô úy, tại vì quý vị dã tiếp xúc được với
cái thực chất của Niết-bàn. Quý vị không còn thấy sinh,
không còn thấy tử nữa. Quý vị thấy rất rõ phiền não
tức là bồ đề. Thấy bất nhị giữa phiền não và bồ đề.
Khi đã thấy được rồi thì thoát khỏi sự sợ hãi rồi
thì bơi lội một cách an nhiên trong cái thế giới mà chúng
ta gọi là sinh tử, mà các vị không còn thấy sinh tử nữa.
Trong cái thế giới mà chúng ta gọi là phiền não, nhưng mà
đối với các vị thì đó là Bồ đề.
Hôm
nay là ngày 21.1.1993, chúng ta đang ở Xóm Thượng và chúng
ta đang học 50 bài tụng nó mới, nhưng mà nó chỉ mới trên
hình thức thôi, trên phương diện nội dung thì nó củ là
tại vì nó được làm bằng những yếu tố của Duy Biểu
học, bắt đầu từ giáo lý của Bụt dạy.
Ví
dụ như trong kinh Pháp Cú thì Bụt nói tâm là căn bản, tâm
là chủ, trong các pháp tâm là Họa sư, có thể vẽ ra tất
cả hình ảnh và có một bài kệ ở trong Hoa Nghiêm mà các
Sư cô, Sư chú học mỗi ngày ở Việt Nam trong cái nghi thức
thí thực cô hồn: “Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhất
thiết Phật, ưng pháp quán giới tính, nhất thiết duy tâm
tạo”. Nếu ai muốn hiểu được, biết được về chư Bụt
trong ba đời thì phải quán chiếu về cái bản tính của pháp
giới và thấy rằng tất cả đều do tâm mình tạo ra (nhất
thiết duy tâm tạo). Đó là căn bản của giáo lý Duy Thức
mà hôm nay chúng ta gọi là Duy Biểu.
Tâm
tạo ra và tâm biểu hiện ra. Nó biểu hiện thành ra hai cái:
chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức. Và vì vậy
cho nên cái tư tưởng Duy Tâm, Duy Tâm đây mình phải phân
biệt với cái danh từ duy tâm triết học ở ngoài đời. Tại
vì tâm ở trong đạo Bụt không phải là tâm ở ngoài đời.
Có khi tâm gọi là ý, có khi tâm gọi là thức, và thường
thường ba chữ tâm, ý, thức dùng ở trong Tam tạng kinh điển.
Có khi ba chữ tâm, ý, thức nó cùng một nghĩa. Có khi chữ
tâm nó có nghĩa khác. Chữ ý nó có nghĩa khác. Chữ thức
nó có nghĩa khác. Và trong Duy Biểu học, tâm là alaya thức,
ý là mạt na và thức là thức thứ sáu (ý thức) và năm thức
đầu.
Thì
tâm, ý và thức chúng ta đã học. Một bên là citta, một bên
là manas, một bên là vijnana thì trong ba mười bài tụng của
Thầy Thế Thân. Tâm tức là dị thục thức, tức là thức
thứ tám. Ý là mạt na gọi là tư lượng. Và thức là biểu
biệt cảnh. Thì Thầy Huyền Trang theo học cái này. Thử năng
biến duy tâm, vị dị thục tư lương, cập biểu biệt cảnh
thức. Biểu biệt thức tức là cái thức này nó biểu hiện
ra cảnh vật đó. Biểu là biểu hiện, biệt là phân biệt.
Thành ra chúng ta nhìn cuộc đời, nhìn thế giới, nhìn non
sông, nhìn vũ trụ bằng thức thứ sáu. Và thức thứ sáu
nó lấy từ thức thứ bảy làm căn cứ, làm cơ quan cũng như
là cái thấy lấy con mắt làm căn cứ. Và ý phát sinh từ
tâm.
HẾT