Bài kệ thứ 00-05
GIẢNG LUẬN DUY BIỂU HỌC
Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản 1996
KỆ
THỨ 1
Tâm
là đất gieo hạt
Mọi
hạt giống gieo đầy
Tâm
địa cũng chính là
Toàn
thể hạt giống ấy
(The
mind is the Field
In
which all kinds of seeds are sown
What
is callet the mind field
Is
also the totality of these seeds).
Bài
tụng này có nguồn gốc trong nhiều tác phẩm. Chúng ta đã
từng học kinh Tạp A Hàm (Samyutta Nikaya) trong đó nói rất
nhiều về hạt giống. Hạt giống tức là khả năng tiếp
tục của các pháp. Nếu chúng ta nhìn sâu vào thực tại nhìn
sâu vào sự sống và vào lòng sự vật thì ta thấy hạt giống
trong nhiều hình thái khác nhau.
Câu
thứ nhất của bài tụng “Tâm là đất gieo hạt”. Nếu
muốn giữ gìn những hạt giống, không để mất mát đi thì
phải có cái gì để cất chứa. Không có gì cất chứa hay
bằng đất. Chúng ta trồng những kinh giới, địa tô, đến
mùa thu cây trổ hoa và hạt giống chín rơi xuống đất. Nếu
chúng ta bận việc quên cất giữ chúng đi thì đất vẫn cất
giữ cho chúng ta. Đến tháng tư sang năm ta thấy lú nhú những
cây tía tô, kinh giới nho nhỏ. Vì vậy đất có khả năng
giữ gìn và bảo trì những hạt giống. Danh từ Duy Thức là
năng tàng. Năng tàng là có khả năng có thể tàng trữ lại.
Như là Tàng Cổ Viện là nơi tàng trữ cất chứa những tác
phẩm nghệ thuật trong quá khứ.
Tâm
có tính năng tàng. Năng là khả năng, công năng giữ gìn và
tàng là bảo trì cất chứa giữ gìn duy trì những hạt giống.
Và hình ảnh tuyệt diệu đã sử dụng là đất.
Trong
bài mởi đầu kinh Địa Tạng có bài ca ngợi Đức Bồ Tát
Địa Tạng rất hay “Khế thủ từ bi đại giáo chủ. Địa
ngôn kiên hậu quãng hàm tàng”. Cuối đầu trước bậc Giáo
chủ lớn đầy lòng từ bi. Đất có nghĩa là (kiên) chắc
chắn, vững bền, (hậu) dày, nó bao trùm giữ gìn rất rộng
rãi. Khả năng đất là có thể ôm, bao hàm giữ gìn rất rộng
rãi. Nhờ có tánh chất kiên và hậu. Kiên là kiên cố, Hậu
là dày, người có hậu là người có đức dày. Còn người
mà sáng thế này chiều thế khác gọi là người vô hậu.
Đức Địa Tạng (Jiso, Ksitigarpha) là người hay tìm những
chốn địa ngục mà tới để cứu giúp những kẻ khổ đau.
Tạng là danh từ (Store House), tàng (storing) là động từ cùng
nghĩa. Ngôn ngữ Việt cũng dùng chữ tâm địa. Tâm địa của
người đó như vầy như kia. Ta có Thiền Sư Thảo Đường
Tổ Sư của một trong những phái thiền Việt Nam. Gốc người
Trung Hoa, trước khi sang Việt Nam ngài có đi học với Thiền
Sư Bách Trượng. Một hôm khi Thầy Bách Trượng đang giảng
dạy cho đại chúng thì có một vị học trò đứng lên hỏi
về con đường giải thoát, giác ngộ… Thầy Bách Trượng
trả lời bằng một câu thơ “Tâm địa nhược thông, tuệ
nhật tự chiếu”. Khi mà mặt đất của tâm được cởi
mở thông suốt thì mặt trời trí tuệ tự nhiên chiếu tới.
Khỏi phải đi tìm mặt trời trí tuệ. Thí dụ mặt đất
của tâm, nếu mà được thanh thản thì mặt trời trí tuệ
tự nhiên tìm tới, nó chiếu mình khỏi đi tìm, khỏi cực
nhọc chạy tới Làng Hồng để tìm.
Tâm
địa là một danh từ rất phổ thông. Tâm là đất gieo hạt.
Trong tâm ta không biết có bao nhiêu là hạt giống. Tâm của
chúng ta có thể phát hiện đủ loại hạt giống, đủ loại
hiện tượng. Hạt giống của Ma, hạt giống của Bụt. Hạt
giống của Thánh Hiền, hạt giống của côn đồ, hạt giống
của sự trung kiên, hạt giống của sự phản bội. Chúng ta
có thể thành thánh nhân vì chúng ta có hạt giống thánh nhân
trong lòng. Chúng ta cũng có thể trở thành đạo tặc vì có
những hạt giống này trong lòng. Chúng ta có hạt giống của
sự chung thủy trong lòng mà cũng có hạt giống của sự phản
bội. Vấn đề là chúng ta biết chăm sóc hạt giống chung
thủy thì chúng ta trở nên người chung thủy. Nếu chúng ta
không chăm sóc hạt giống chng thủy thì ngày nào đó chúng
ta sẽ trở nên người phản bội. Phản bội cha mẹ,vợ chồng.
Và vì vậy cho nên tâm của mình chứa đựng trong lòng nó
tất cả những hạt giống.
Khi
người nào đó được mô tả như người trung kiên. Chúng
ta biết người đó là người trung kiên. Không có nghĩa là
trong người đó không có hạt giống của sự phản bội. Người
có tâm niệm cởi mở và tha thứ ta biết người đó có nhiều
hạt giống cởi mở tha thứ nhưng điều đó không có nghĩa
là người đó không có sự hận thù và nhỏ nhen. Nhưng mà
tại vì những hạt giống đó quá nhỏ nên nó không phát hiện
ra được. Khi một người đang tươi cười vui vẻ, ta biết
rằng người đó có rất nhiều hạt giống của niềm vui nhưng
điều đó không có nghĩa là người đó không có hạt giống
của niềm đau. Nó có nhưng lúc đó chưa phát hiện. Vì vậy
ta biết rằng tâm là đất gieo hạt. Mọi hạt giống chứa
đầy. Vậy thì trong một người phàm phu có hạt giống của
phàm phu mà cũng có hạt giống của thánh nhân. Ngược lại
cũng vậy, trong một thánh nhân có nhiều hạt giống thánh
nhân nhưng cũng có hạt giống phàm phu. Nếu chúng ta cẩn thận
thì hạt giống phàm phu sẽ nhỏ đi, sẽ trở thành không quan
trọng, nó không bao giờ phát hiện được. Nếu chúng ta không
cẩn thận thì những hạt giống phàm phu sẽ được tưới
tẩm và lớn lên.
Nếu
ta để mỗi ngày có người đến tưới tẩm hạt giống phàm
phu, chúng ta cho phép những hạt giống phàm phu của ta được
tưới tẩm thì ta sẽ trở nên một người phàm phu. Điều
này có thể xảy ra rất nhanh chóng trong vòng vài tuần lễ.
Không tưới thì thôi, tưới thì mọc rất nhanh. Học tới
đây cũng đủ cho ta tu tập rồi. Biết tưới tẩm giữ gìn
những hạt giống tốt đẹp nơi ta và những người xung quanh
ta. Khi gặp người xấu xa, đạo tặc ta cũng không nản lòng
vì biết thế nào trong người này cũng còn những hạt giống
thánh nhân mà vì có quá ít dịp tưới tẩm. Tu tập là làm
sao để những hạt giống tốt của mỗi người mà ta nghĩ
là quá tệ được tưới tẩm.
“Tâm
địa cũng chính là toàn thể hạt giống ấy”.
Hai
câu trên của bài kệ nói về ý nghĩa Năng Tàng. Năng tàng
là khả năng cất giữ. Hai câu dưới nói về nội dung của
sự cất giữ là Sở Tàng. Năng tàng là chủ thể của sự
cất giữ và sở tàng là đối tượng của sự cất giữ.
Đó là hai phần của tâm. Tâm được nhận thức làm hai phần:
phần chủ thể và phần đối tượng. Phần chủ thể tức
là khả năng cất giữ và phần đối tượng là đối tượng
của sự cất giữ. Ví dụ ông giám đốc của bảo tàng viện
là người có bổn phận giữ gìn rất kỹ những đồ cổ
của quốc gia. Đó là năng tàng. Bảo tàng viện không phải
chỉ là ông giám đốc và cái nhà cất chứa đồ cổ mà bảo
tàng viện còn gồm luôn các món đồ cổ đang được giữ
gìn nữa. Đó gọi là sở tàng, đối tượng của sự bảo
trì.
Tâm
của ta vừa là năng tàng vừa là sở tàng. Tâm này là tâm
căn bản gọi là Tàng Thức. Ta có định nghĩa tâm là gì:
Tâm là tàng thức. Tâm có nhiều tác dụng nhưng tác dụng
đầu tiên là tàng. Tàng là cất giữ. Vừa nghe đến danh từ
tàng ta phải ý thức là tàng thức (Alayavijnana), gồm hai phần:
phần chủ thể cất giữ và phần đối tượng cất giữ.
Sở tàng gồm những hạt giống được cất giữ như một
đĩa cứng của máy điện não. Cất giữ rất màu nhiệm rất
kỹ lưỡng những hạt giống và nếu ta biết cách ta chỉ
cần nhấn đúng nút thì nó hiện ra đầy đủ hết, không
khác gì một đĩa của máy điện não.
Tâm
cũng còn một tên khác là “nhất thiết chủng thức” (Sarvabkijaka),
tức là cái thức chất chứa tất cả hạt giống. Sarva là
tất cả (nhất thiết). Bija là hạt giống (chủng). Savabijavijnana.
Nó còn nhiều tên nữa. Tên kế là “ngã ái chấp tàng”.
Lý do có tên này là vì cái tàng thức này, cái tâm này có
thể bị nô lệ, bị nhận lầm là cái ngã của người ta.
Chúng ta sẽ thấy là trong các thức có một cái thức gọi
là mạc na (Manas). Anh ta cần có một cái gì để nhận là
cái “ta” của anh. Nếu không có thì anh ta khổ lắm. Vì
vậy anh ta ôm quàng ôm xiên ôm lấy tàng thức và coi cái này
là của ta. Tàng thức vì vậy đôi khi bị kẹt. Tàng thức
có khi bị kẹt và mất tự do. Tàng thức là đối tượng
của một chủ thể đang ôm áp, đang yêu quý nó và cho nó
là mình. Trong tình yêu này, người yêu ở đây là thức thức
bảy. Mạc na thức và người được yêu là tàng thức, thức
thứ tám. Tàng thức là đối tượng của sự thương yêu của
sự ôm chặt do mạc na chủ trương và trong kinh gọi là ngã
ái. Tự nhiên mình (tàng thức) là đối tượng của sự ôm
chặt. Cái phần chủ thể ôm chặt đó, cái thức thứ bảy
đó được gọi là ngã ái chấp. Còn thức thứ tám, cái thức
bị ôm chặt gọi là ngã ái tàng (the object of attachment as a
self). Chấp là ghì chặt lấy, làm cho nó dính vào như mủ
mít. Thành ra thức thứ tám, thức căn bản có những tên sau
đây: năng tàng, sở tàng, ngã ái chấp tàng và nhất thiết
chủng.
Tâm
được ví dụ như đất. Đất là một hình ảnh vi diệu để
diễn tả về tâm. Ta có thiền sư Tăng Hội vào thế kỷ thứ
ba, Sơ tổ của Thiền Tông Việt Nam, lớn hơn tổ Bồ Đề
Đạt Ma cỡ ba trăm tuổi. Thiền sư Tăng Hội ví dụ tâm như
biển (tâm hải), vì ngàn sông đều chảy về biển cả. Bởi
vì những gì chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, chúng
ta đau khổ, vui sướng, đều trở về biển cả của tâm.
Vì
vậy tâm của ta chứa được nước của muôn sông. Nếu ta
phân tích nước của đại dương thì chúng ta thấy được
nước của muôn ngàn con sông. Nhìn vào tâm thì biết hết,
thấy hết. Đây là hình ảnh đặc thù nói về tâm mà ta chỉ
thấy ở giáo lý của Thầy Tăng Hội thôi. Còn nói về tâm
như đất thì cũng có nhiều người nói. Nói tâm như biển
thì vào đầu thế kỷ thứ ba Thiền sư Tăng Hội nói trong
bài tựa của kinh An Ban Thủ Ý do SC Viên Quang dịch.
Khi
mà chúng ta nói về tâm như năng tàng, sở tàng, ngã ái chấp
tàng, nhất thiết chủng thì ta mới chỉ nói vài công dụng
căn bản của tâm thôi. Tâm còn nhiều công dụng khác nữa.
Đó là những danh từ được sử dụng trong Đạo Phật Đại
thừa. Đạo Bụt thời Bụt còn tại thế thì được gọi
là Đạo Bụt nguyên thỉ (Original buddhism, Primitive Buddhism).
Sau khi Bụt nhập diệt một trăm năm sau thì đạo Bụt chia
ra làm nhiều phái. Sau này ít nhất là thành hai ba chục phái.
Thời này gọi là Đạo Bụt bộ phái. Nó kéo dài tới bốn
năm trăm năm. Tới thế kỷ đầu trước Thiên Chúa giáng sanh
thì ta bắt đầu có Đạo Bụt Đại thừa. Vì có chữ Đại
thừa nên có khi người ta gọi đạo Bụt Bộ Phái là Tiểu
thừa. Gọi như vậy là không được, đạo Bụt Bộ Phái không
chịu đâu. Vì vậy nói về lịch sử đạo Bụt ta có thể
chia làm ba thời: thời đạo Bụt nguyên thỉ (khó nhọc lắm
mới phát hiện được vì nó bị che lấp bởi đạo Bụt Bộ
Phái và đạo Bụt Đại Thừa). Chúng ta phải học Đạo Bụt
Bộ Phái và Đạo Bụt Đại Thừa cho giỏi thì ta mới phát
hiện được Đạo Bụt Nguyên Thỉ.
Đạo
Bụt Nguyên Thỉ chỉ có bốn mươi lăm năm trong thời Bụt
tại thế và khoảng một trăm năm sau khi Bụt nhập Niết Bàn.
Tất cả khoảng một trăm năm mươi đến hai trăm năm thôi.
Sau đó có sự chia rẽ giáo đoàn thành hai phái chính: Đại
Chúng Bộ rất đông và Thượng Tọa Bộ. Sau đó có sự phân
phái ra thành hai mươi bộ phái nữa gọ là đạo Bụt bộ
phái kéo dài bốn trăm năm. Rồi khoảng một trăm năm trước
Thiên Chúa Giáng Sinh phát sinh Đạo Bụt Đại Thừa với cách
nhìn mới, cái nhìn sâu về Đạo Bụt. Vì vậy muốn biết
rõ Đạo Bụt Nguyên Thỉ thì phải nghiên cứu Đạo Bụt Bộ
Phái và Đạo Bụt Đại Thừa với tinh thần khoa học, với
trái tim rất là rộng mở thì ta mới phát hiện ra Đạo Bụt
Nguyên Thỉ nguyên chất.
Những
danh từ như năng tàng, sở tàng, ngã ái chấp tàng, nhất thiết
chủng được dùng trong Đạo Bụt Đại Thừa nhưng mà nội
dung của nó cũng có trong Đạo Bụt Nguyên Thỉ. Ví dụ như
trong truyền thống Hữu bộ (Sarvastivada) đóng đô ở Kashmire
gần một ngàn năm, từ đó Đạo Bụt bộ phái được truyền
sang Trung Hoa, thì trong truyền thống Hữu Bộ (Savastivada) đóng
đô ở Kashmire gần một ngàn năm, từ đó Đạo Bụt Bộ Phái
được truyền sang Trung Hoa, thì trong truyền thống Hữu Bộ
(Asti: có, vada: thuyết, ism) chủ trương rằng tất cả mọi
cái đều có. Học phái này sử dụng danh từ căn bản thức
mulavijnana. Mula là căn bản, là gốc rễ. Không dùng chữ Chủng,
Nhất thiết chủng, mà dùng chử Căn bản là hạt giống là
rễ chứ gì đâu. Gốc rễ của tất cả mọi pháp đều có
trong đó có cả gọi là Căn Bản Thức.
Còn
trong phía Đồng Diệp bộ, Tamrasatiya (sau này là Theravada) có
tên Hữu Phần Thức (hữu là sự có mặt), Bhavangasota. Sota
là dòng nước. Mà trong tàng thức của Phật giáo Duy Thức
cũng ví dụ Thức cho một dòng nước. “Hằng chuyển như
bộc lưu”: thường trôi chảy như một dòng nước.
Trong
những học phái gọi là Đạo Bụt bộ phái cũng có những
danh từ ý niệm tương đương về tàng thức. Ta vừa mới
nghe là trong Hữu bộ có danh từ Căn bản thức nó tương đương
với tàng thức và trong Duy Thức Tam Thập Tụng (Ba Chục Bài
Tụng Duy Thức của Thầy Thế Thân) cũng có chữ Căn bản
thức: “Y chỉ căn bản thức, ngũ thức tùy duyên hiên, hoặc
câu hoặc bất câu, như đào ba y thủy”. Vậy thì danh từ
Căn bản thức nó cũng có trong Ba Mươi Bài Tụng Duy Thức.
Nếu có danh từ Căn bản thức thì cũng có những từ không
phải là Căn bản thức gọi là Chuyển thức. Tức là thức
chuyển hiện từ thức căn bản mà ra. Nó có cái thức căn
bản rồi lại có những thức khác phát sinh căn cứ từ thức
căn bản mà ra. Tức là ta có thể hình thái nhận thức, và
nhận thức căn bản của chúng ta là Tàng. Rồi từ đó có
những nhận thức khác nữa. Chúng ta học như vầy không phải
là học trong kinh mà là học trong tâm của ta, học để nhìn
vào tâm của ta để thấy cái vận hành của tâm ta như thế
nào, để nắm được cái tâm mà tu học
Giờ
ta hãy coi cái địa vị của Căn bản thức ở trong năm thành
phần gọi là ngũ uẩn, năm yếu tố tạo nên con người của
chúng ta. Ví dụ ta vẽ trên bảng một vòng tròn tượng trưng
cho một trái quít và năm múi quít. Phân tích con người chúng
ta thấy trong đó có năm uẩn skandax (yếu tố, tụ tập, chứa
nhóm lại: heap, aggregates). Múi quít đầu tiên gọi là sắc
(rupa), phần sinh lý cơ thể chúng ta. Thân thể của tôi là
sắc: tim, cang, tì, phế thận, mắt, tai mũi lưỡi, thân là
sắc (form, shape). Múi quít thứ hai là thọ, những cảm thọ,
(feelings). Ta biết rằng cảm thọ của chúng ta gồm ba loại
(cảm thọ dễ chịu gọi là lạc thọ như khi được ăn ngon
hay khi được khen, còn cảm thọ khó chịu như khi bị chê
hay bị đau răng gọi là khổ thọ, và loại thứ ba là cảm
thọ trung tính, gọi làxả thọ không dễ chịu). Trong một
ngày chúng ta có không biết bao nhiêu là cảm thọ, ta sống
với một dòng sông cảm thọ. Người nào có nhiều lạc thọ
là người có hạnh phúc nhưng mà lạc thọ nhiều khi chỉ
là khổ thọ trá hình, nó sẽ đưa đến khổ thọ khác. Ví
dụ như khi mình uống rượu cay cay thì mình có cảm tưởng
là lạc thọ nhưng sau đó thì lá gan của mình lãnh đủ hết.
Thành ra khổ thọ dài dài. Suốt hai mươi bốn giờ trong một
ngày không có lúc nào mà ta không có cảm thọ: Lạc thọ,
khổ thọ và xả thọ.
Hôm
nay chúng ta chưa học về Thọ. Chúng ta chỉ cần biết là
không có lúc nào mà chúng ta không cảm thọ. Chỉ cần nhớ
là khi có một cảm thọ ta có chánh niệm về cái thọ ấy
hay không mà thôi. Trong khi ngồi thiền ta có thể có lạc thọ,
khổ thọ và xả thọ. Thực tập chánh niệm về những cảm
thọ của mình là khi có xả thọ ta biết ta có lạc hay khổ
thọ. Đó là biết sơ khởi những khi chánh niệm vững thì
ta thấy được bản chất, cái gốc rễ của xả thọ hay khổ
thọ đó. Đó là thiền quán về cảm thọ, mình nhận diện
được cái thọ đó. Nhờ nhận diện ra nó mình tiếp xúc
với cái thọ đó trong chiều sâu của nó, biết nó phát sinh
từ gốc rễ nào, điều kiện nào. Tại sao mà có cái lạc
thọ đó hay cái khổ thọ đó? Người tu không bao giờ ngồi
đó mà chịu chết cũng với cái khổ thọ hay lạc thọ của
mình. Người tu không tự để cho lạc thọ, khổ thọ, xả
thọ nó kéo mình đi như lục bình trôi riu ríu trên dòng sông
vậy được. Cái biết đó sẽ giúp mình tiếp xúc sâu sắc
hơn để biết cái gốc rễ của nó mà chuyển hóa về hướng
nhẹ nhàng hơn, giải thoát hơn. Cái chìa khóa của sự tu học
là như vậy, mình nắm lấy cảm thọ của mình, mình không
là nạn nhân của các cảm thọ đó.
Uẩn
thứ ba là Tưởng, tôi vẽ múi quít thứ ba. Tưởng đây không
phải là tư tưởng (samjna) mà có nghĩa là tri giác. Đây là
một tác dụng trong những tác dụng chính của thức, nghĩa
là mình nhận biết được cái đối tượng của nhận thức
mình. Ví dụ mình nhìn một cặp mắt kiếng, mình biết rằng
đây là một cặp mắt kiến. Đây là một tri giác (a congition,
a perception) tôi biết đây là tờ giấy, đây là Làng Hồng
xóm Thượng chứ đâu phải là xóm Hạ, đây là khóa tu mùa
đông. Tất cả những cái biết, cái nhận thức đó gọi là
Tưởng. Thường ta cứ nghĩ là không có tri giác, không có
tưởng thì chúng ta chết rồi. Không đúng. Có những sinh vật
nó không cần có tưởng mà nó vẫn sống sống đôi khi nó
còn sống vui hơn nữa. Đó là sinh vật gọi là vô tưởng,
phi tưởng. Có những trạng thái thiền định gọi là Vô Tưởng
Định. Điều đó không có nghĩa là mình không có đó. Mình
không nhận thức, nhưng mình có những cái khác. Nhận thức
chỉ là một phần trên mặt của Thức thôi. Có một cõi trời
mà trong đó mình không cần nhận thức nhưng vẫn có mặt
như thường. Đó là cõi Trời Vô Tưởng (Vô Tưởng Thiên).
Cõi trời đó mình không cần đi máy bay mới tới. Khi mình
đạt tới một trạng thái thiền định nào đó thì mình có
thể nhập vào vô tưởng thiên, không còn thấy, không còn
nghe. Chúng ta thấy cái hình một người mà hai mắt và hai
cái tai bít lại. Điều đó không có nghĩa là mình chống lại
tri giác nhưng trường hợp đó mình ngưng tác động của Thức
về tri giác. Mình không có tri giác nữa. Nhưng mình có những
cái khác. Không có tri giác không có nghĩa là mình không sống.
Ví dụ khi mình đang vào trạng thái thiền định chú tâm vào
một cái nào mà không phải là tri giác đó, thì lúc đó mình
không còn tiếp nhận những đối tượng bên ngoài nữa nhưng
không có nghĩa là mình không có mặt. Đôi khi mình có mặt
vững chãi lơn. Thỉnh thoảng, trong một đám đông, những
cái mình thấy, mình nghe làm cho mình bị tán loạn và tuy rằng
mình có đó nhưng không còn vững chãi, không có mặt nữa.
Đôi khi không nghe, không thấy nhưng có mặt rất vững chãi.
Thành ra trạng thái vô tưởng chưa chắc nó yếu mềm, vắng
mặt hơn trạng thái hữu tưởng. Đó là một cái ý niệm
thôi. Có nhiều người khổ quá vì những cái họ nghe, thấy.
Họ nói thà rằng tôi điếc và tôi mù đi thì tôi đỡ khổ
hơn “trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy
mà đau đớn lòng”.
Tri
giác (tưởng) là cái thấy, cái biết của mình về một việc
hay một sự kiện nào. Giữa cái Tưởng với cái thực tại
luôn luôn có một khoảng cách. Phải tập chánh niệm, nhận
diện, nhìn sâu tiếp xúc tận gốc rễ từng sự kiện thì
các tri giác của mình mới dần đi gần thực tại. Bởi vì
Bụt cho biết phần lớn những tri giác của ta đều sai lầm.
Hành
(samskara) múi quít thứ tư có nghĩa là những hiện tượng
được tập hợp thành, tiếng Anh gọi là formations. Chư hành
vô thường là tất cả mọi hiện tượng được tập hợp
nên đều là vô thường cả. Formations, conditions, dharmas, những
sự vật hình thành nên do nhân và duyên gọi là formations.
Ví dụ như hoa, lá được hình thành vên đều lo nhiều nhân
và duyên (physiologica formations). Nhưng múi quít thứ tư nói
về tâm hành (citta samskara), tức là những hiện tượng tâm
lý thôi (mental formations). Thọ là những cảm thọ, tưởng
là những tri giác của chúng ta, hai thứ này cũng là những
hiện tượng tâm lý của ta. Vậy thì hành là gì? Hành là
tất cả những hiện tượng tâm lý khác mà không phải thọ
và tưởng. Tại vì phạm trù về thọ và tưởng quan trong
quá nên chư Tổ chia nó nằm riêng, thành hai múi quít riêng.
Vì thật ra thọ cũng là hành mà tưởng cũng là hành. Cái
sợ, giận, buồn, vui, lo đều là hành cả. Trong đạo Bụt
Duy Thức Đại Thừa có năm mươi mốt loại hành. nhưng Thọ
là một loại Hành và Tưởng là một Hành khác. Những cái
còn lại gồm bốn mươi chín hiện tượng tâm lý khác (metalfomations
hay mental concommittlences).
Múi
quít thứ năm được gọi là Thức (Vijnana). Khi ta chia trái
quít ra làm năm múi thì mục đích là để thực tập cho dễ
chứ không phải là để miêu tả thực tại mà thôi. Miêu
tả thực tại thì có nhiều cách. Nhà họa sĩ miêu tả con
cá khác với nhà sinh vật học, khác với người đầu bếp.
Vấn đề ở đây không phải để miêu tả. Ta phân tích như
vậy để hiểu và thực tập. Vì vậy có khi ta chia chía trái
quít làm hai múi thôi: sắc và danh (mana &rupa). Có khi chia
thành một múi thôi (thức). Thành ra có nhiều cách chia. Mỗi
cách chia đều có mục đích cả. Mục đích chia là để cho
ta thực tập, Danh là phần Tâm và Sắc là phần Thân. Khi chia
làm hai thì ta có thể nối là Thân và Tâm ( soma & psicho:
sinh tâm lý). Múi quít đầu thuộc về sắc (soma) và bốn múi
chót thuộc về danh (psicho). Danh đây không có nghĩa là tên
gọi, nó là Tâm. Danh và Sắc là trái quít hai múi. Sắc, Thọ,
Tưởng, Hành, Thức là trái quít năm múi và một trái quít
không chia múi là Thức. Tất cả những phân tích đó là để
đi tới một cái thấy rất là chủ chốt. Nếu ta nhận thức
rằng cái múi thứ nhất về sinh lý thì bốn cái múi còn lại
là về tâm lý. Ta có thể thấy rõ là ba cái múi đầu (thọ,
tưởng, hành) là tâm hiện khởi và múi chót là tâm căn bản.
Căn bản thức. Chúng ta chỉ cần vẽ năm múi quít như vậy
thôi ta có thể thấy được đại khái thì múi thứ năm là
căn bản của những múi khác. Khi nói đến Năng tàng, Sở
tàng, thì múi thứ năm mới là tàng chứ ba múi thọ, tưởng,
hành kia hiện khởi rồi nó trở về. Thọ, Tưởng, Hành là
những dòng sông nó phát khởi từ múi quít thứ năm tức là
Thức và nó sẽ mang tất cả những hiện khởi của nó trở
về Thức.
Giống
như là TÂM HẢI, biển cả của tâm thức (danh từ của Thầy
Tăng Hội). Khi ta buồn vui sung sướng khổ đau. Đó là những
biểu hiện phía trên của tâm thức. Khi ta buồn hay vui cũng
từ Căn Bản Thức mà phát hiện. Cho nên dù mình là Đạo
Bụt Bộ Phái hay Đạo Bụt Đại Thừa thì mình cũng thấy
múi quít thứ năm của Thức có tính cách Căn Bản Thức. Nó
có tính chất của đất. Cây Tía Tô, cây Anh Đào dù cho nó
vươn lên bao cao, có làm ra bao nhiêu triệu hạt giống thì
rốt cuộc rồi nó cũng trở về với đất và đất sẽ ôm
lấy nó. Dù ta có thấy cái này vui cái kia buồn rầu tất
cả những cái đó đều trở về với Căn Bản Thức dưới
hình thức hạt giống. Vì vậy cho nên chữ thức là tâm căn
bản. Còn cảm thọ tri giác và 49 loại tâm hành khác đều
là những biểu hiện của tâm thức; từ tâm thức mà sinh
khởi và sẽ trở về. Mang hết tất cả những vốn liếng
quy hướng cho tâm căn bản thức. Thành ra khi mình có niềm
vui thì mình mang niềm vui ấy về nhà, mình nhẹ nhàng giải
thoát thì mình cũng đem những cái ấy về nhà. Về Căn Bản
Thức.
Ta
cẩn thận đừng đem những cái tàn phá ngôi nhà mình. Căn
Bản Thức, Tàng Thức nó cất giữ tất cả những hạt giống
đó, đồng thời nó cũng là những hạt giống đó. Nó vừa
là Năng tàng vừa là Sở tàng. Và tới đây ta đi tới những
danh từ rất căn bản. Tâm của ta gọi là cittta hình dung bởi
đất và biển và những hiện tượng phát hiện từ tâm nó
giống như hoa trái, cây cối phát hiện từ đất hoặc như
những đợt sóng phát hiện từ biển, những cái đó gọi
là tâm sở (caitasika). Tâm (tâm vương) là citta và tâm sở
là caitaska. Khi mình nói về Tâm Vương citta thì nghĩ tới biển
hay đất và nghĩ đến Tâm Sở như cây cối hoa trái hay những
đợt sóng. Một bên là gốc một bên là ngọn và tất cả
đều phải trở về gốc. Thức gồm có hai phần: Tâm và Tâm
Sở. Tâm như dòng sông và Tâm Sở là những giọt nước trong
dòng sông. Trong kinh chúng ta thấy có ba danh từ nói về tâm;
tâm (citta), ý (mana) và thức (vijnana). Trong kinh có khi dùng
chữ Tâm, có khi dùng chữ Ýcó khi dùng chữ Thức. Nhưng khi
đi vào chuyên môn về Duy Thức thì mỗi chữ được dùng trong
một trường hợp quy định hẵn hòi. Về bản chất và nguồn
gốc của đất và biển thì ta nên dùng chữ TÂM (citta) nhiều
hơn. Về phương diện tác dụng tri giác, cảm thọ, suy tư,
tưởng tượng, buồn đau vui, khổ thì ta nên dùng chữ THỨC
(vijnana) và khi nói về cái biển trung tâm, cái động lực
làm phát hiện nhận thức của thức thì chúng ta sử dụng
danh từ Ý. Sau này ta sẽ thấy thức có tất cả tám tác dụng.
Tác
dụng thứ nhất là Tâm nó mang phận sự căn bản là duy trì
là Tàng. Tác dụng thứ hai là Ýù, nó mang tác dụng ôm ấp,
ghì chặt nắm giữ. Nó chính là anh chàng làm công tác ôm
ấp chấp chặt của tình yêu đó. Nó là anh chàng chuyên môn
ôm ghì lấy một cái gì mà cho đó là cái ta, nó là manas =
mạt na thức. Anh chàng đó ta phải sờ mó được, bắt mạch
được và làm quen với nó. Ta đừng để cho anh chàng sống
và hoạt động một mình. Ta phải cho Chánh niệm đi chung với
nó. Và thức thứ sáu có sáu tác dụng khác (nhãn thức, nhĩ
thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức). Vì vậy
cho nên phận sự của Tâm (citta) là Tàng. Sau này ta sẽ học
một công dụng của nó là Dị thục. Công dụng của Ý là
Tư Lương (mentation). Tức là cả ngày cả đêm không lúc nào
không nói. “Anh là tôi đó, tôi là em đó, em là của tôi”.
Đó là Ý (metation). Cái này là tôi là thân tôi tâm tôi, danh
dự của tôi. Động tới là không được. Nhưng tự ái giận
hờn ganh tỵ, danh lợi đều xuất phát từ Tư Lương. Và cái
tác dụng của thức là Liễu Biệt. Liễu biệt cảnh tức
là nhận thức được cảnh vật. Thức có sáu cái, ý có một
và tâm có một. Tâm có tác dụng cất giữ duy trì và làm
cho chín (dị thục) những hạt giống của mình. Ý có tác
dụng âm thầm ôm chặt cho cái đó của tôi, danh dự của
tôi bản ngã của tôi không được động tới. Liễu Biệt
Cảnh có nghĩa là nhận htức được cảnh vật bên ngoài.
Khi mà chúng ta nói thức thì chúng ta thấy có ba phạm trù,
ba loại. Có khi gọi là Dị Thục tức là Tàng Thức có khi
gọi là Tâm. Hai là Tư Lương là Ý, người yêu đó. Thứ ba
là Liễu Biệt Cảnh. Thức có ba tác dụng. Tác dụng thứ
nhất là là tác dụng của thức Alaya, tác dụng thứ hai tác
dụng của thức Mạt na và tác dụng thứ ba là tác dụng của
sáu thức còn lại, có năm thức cảm giác và thức thứ sáu
là Ý thức.
Ta
phải luôn luôn nhớ rằng ba loại thức này chia nhỏ ra thành
tám, loại nào cũng phải được nhìn qua Tâm và Tâm Sở. Cái
nào được gọi là Tâm và cái nào được gọi là Tâm Sở.
Tâm là nói tổng quát, nói phần căn bản, Tâm Sở là nói
về phần chi tiết, phần hiện tượng, biểu hiện. Tuy là
những chữ tâm và thức mình dùng lộn xộn như vậy nhưng
mà mình hiểu, mỗi chữ nó có nghĩa đặc biệt của nó. Khi
mà nói nó với tư cách căn bản thì mình gọi là Tâm Vương
(vua) và khi mình nó về hành tướng của nó và những tâm
lý nó biểu hiện ra thì gọi là Tâm Sở. Ví dụ như ý thức
của mình khi nó buồn thì Tâm Sở vui không biểu hiện. Điều
đó không có nghĩa là ý thức chỉ là buồn không, nó có vui
nữa nhưng mà lúc đó nó lén đi nó không phát hiện.
Có
năm tâm sở, năm hiện tượng tâm lý (Mehntal formations) hiện
diện cùng khắp, đi theo đủ tám thức gọi là năm Tâm Sở
Biến Hành (universally operating) nó hiện hành hoạt động (sarvatraga)
đủ cả ở nơi Tàng thức, Mạc na thức, và sáu loại thức
cảm giác.
Năm
Tâm Sở Biến hành: Xúc, tác y, thọ, tưởng, tư là năm trong
số 51 chàng tâm sở. Là người tu phải nhận diện cho được
khi các anh chàng này xuất hiện.
Xúc
(sparsa) tức là tiếp xúc. Khi nào ta cũng học tiếp xúc hết.
Xúc là sự xúc chạm giữa tâm và cảnh vật, thân và cảnh
vật, tâm và tâm. Mình có thể xúc chạm nỗi buồn của mình
những hiện tượng trong thiên nhiên. Nếu không có xúc thì
không có nhận thức. Nếu con mắt tôi mà không có tiếp xúc
với tờ giấy thì tôi sẽ không có tri giác về tờ giấy
ấy. Cái tri giác đây là tờ giấy nó có được là nhờ sự
tiếp xúc giữa con mắt tôi và tờ giấy, giữa cái nhận thức
và đối tượng của sự nhận thức.
Tâm
sở thứ hai là tác ý (manaskara). Có chữ manas trong nầy là
chú ý. Chàng nghe một mùi hương chàng thấy một sắc diện,
chàng chú ý liền lập tức. Chàng thấy nó đang chú ý, nếu
không thì gặp nhau rồi thì cũng phớt lờ qua thôi. Tại sao
nó chú ý? Mình phải tìm cái gốc ở trong tàng thức. Tại
sao mới gặp lần đầu mà đã chú ý rồi? Tại vì trong tàng
thức của mình nó chứa sẵn những âm thanh, những hình ảnh
nào đó mà khi vừa tiếp xúc đã bị nó hút hồn lập tức.
Khi mình ở trong một cuộc triển lãm xem tranh, hay là đi chợ
mua áo quần hay là đi thăm một trung tâm bán cây cảnh, nó
cũng vậy, tất cả đã được an bài trong tàng thức rồi.
Cho nên tới bức tranh đó không thể không mua được, tới
cái áo đó là không thể nào đi được. Đi ra rồi lại đi
vô tất cả đã được quyết định trong này hết rồi, không
phải là mưu mô của người làm áo đó. Như bên Mạc Tư Khoa
có anh chàng khoảng gần bốn mươi tủôi, anh ta tới nghe Thầy
giảng, đi học một ngày quán niệm và tới ngày hôm sau nữa
thì anh ta xin quy y với Thầy. Sau khi thọ năm giới rồi thì
anh ta tuyên bố một câu: “Tôi biết mà, tôi biết từ năm
tôi mười bốn tuổi là thế nào tôi cũng gặp Thầy và tôi
sẽ quy y với Thầy”. Anh ta cũng đã bốn mươi tuổi mà năm
mười bốn tuổi làm gì mà đã gặp Thầy Nhất Hạnh và anh
đã biết trước rồi thế nào tôi cũng gặp Thầy Nhất Hạnh
và sẽ quy y với Thầy. Đó là vì anh ta đã gặp Thầy, một
ông Thầy mà theo định nghĩa của tàng thức anh ta là phải
như vầy, như vầy, tất cả đều đều được viết trong
sổ tàng thức của anh. Anh ta nói một cách rất cương quyết,
chắc chắn như vậy. Đó là Tác ý. Tác ý là bổng nhiên mình
chú ý đến cái đó. Cái đó nó bắt mình được. Dính, Ca
colle! Tự nhiên nó dính. Đâu phải dính cái xấu thôi. Dính
cái tốt nữa. Tại sao gặp Thầy lần đầu mà anh đã thương
Thầy rồi, mà đã biết rằng đây là Thầy mà mình đã kiếm
từ mấy kiếp nay? Cái đó là Tác ý. Đối với giáo pháp
cũng vậy, đối với Bụt cũng vậy. Thương gia Cấp Cô Độc
mới nghe chữ Bụt thôi chưa thấy Bụt mà đã dính. Nghe chữ
Bụt mà thương quá, sướng quá, ông ta ngủ không được,
chờ đến sáng hôm sau để đi gặp Bụt liền. Đêm đó không
ngủ cứ mơ mơ màng màng thức dậy và trông cho mau đến sáng
để được đi gặp Bụt ở tu viện Trúc Lâm. Thành ra cái
hạt giống phước đức tromg mình rất là quan trọng. Cùng
đi với một người khác tới Làng Hồng, người đó ba ngày
sau bỏ Làng đi, còn mình thì ở luôn, sự khác nhau nó không
nằm ở Làng Hồng đâu mà nó nằm ở tàng thức.
Thọ
(vedana)… Tưởng (samjna)….
Tư
(centana). Tư đây không phải là suy nghĩ. Suy nghĩ trong danh
từ đạo Bụt là Tầm và Tứ. Nó là hai cái hành khác. Vitaka
và viccara. Còn Tư ở đây là sức mạnh quyết định. Tôi
sẽ mua cái đó, tôi sẽ cưới cô ấy, nếu không thì tôi
sẽ không bao giờ cưới vợ hết. Đó là anh chàng Kim Trọng
vừa thấy cô Kiều thì xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư liền
tức thì. Nếu quý vị chưa đọc nguyên văn bằng chữ Hán.
Bản này rất tầm thường nhưng khi nó vào tay thi hào Nguyễn
Du thì nó trở nên rất tuyệt diệu. Trong bản chữ Hán, anh
chàng Kim Trọng thầy nàng Kiều lần đầu thì xúc, tác ý,
thọ, tưởng, tư liền ngay tức thì. Nếu mà ta không lấy
được cô này thì suốt đời ta không lấy vợ nữa. Tư là
một quyết định, một động lực nó đưa mình dính hẳn.
Tác ý mới là chủ ý thôi, dính thôi nhưng Tư là một quyết
định hẳn hòi rồi. Tiếng Anh là volition. Đó là một thứ
nghiệp rồi. Mình biết là mình đi về hướng đó rồi. Nó
có thể là tốt, nó có thể là xấu. Khi mà mình nghe tụng
giới Tiếp Hiện hoặc năm giới hoặc sa di, khi ta nghe mình
đã tác ý. Càng nghe càng cảm nhận sự sâu sắc, nó đáp
ứng được tiếng gọi sâu kín trong tâm thức của mình thì
mình sẽ có Tư. Mình phát nguyện mình sẽ thọ giới, mình
tự nhủ mình sinh ra là để thọ giới này. Tất cả những
điều đó đều đã được ghi chép sẵn trong tàng thức của
mình. Vậy thì năm tâm sở này nó luôn đi đôi với chúng
ta. Thọ là một tâm sở Biến hành, Tưởng là một tâm sở
Biến hành. Hai tâm sở này quan trọng vô cùng. Mình tu là phải
đi theo Thọ và Tưởng. Hễ có Thọ là phải tiếp xúc với
Thọ chứ đừng để cho Thọ và Tưởng đi ngang qua và bị
lôi cuốn theo. Phải nhận diện các Thọ và các Tưởng để
thấy được cái bản chất cái nguồn gốc của nó trong tàng
thức thì mình mới làm chủ được mình. Mình mới chuyển
hóa được. Nếu quý vị tới Làng Hồng thì quý vị phải
biết công việc đó là công việc căn bản. Quý vị có thể
phục vụ đại chúng một cách tận tình. Quý vị có thể
làm vườn rất giỏi, nấu cơm rất hay, làm việc rất giỏi,
làm việc không biết mỏi mệt, không kể gì thời giờ của
mình làm được những điều cực nhọc nhất mà đại chúng
bỏ không chịu làm. Điều đó là điều hay nhưng điều đó
là điều không phải là điều căn bản của Làng Hồng. Điều
căn bản là mỗi khi mình có Thọ và mình có Tưởng, thì mình
biết phải tiếp xúc với cái Thọ, Tưởng đó. Mình phải
lấy ngọn đèn chánh niệm để soi cái Thọ và cái Tưởng
đó để biết được nó, để nhận diện được nó. Lúc
đầu thì chỉ nhận diện nó mà thôi. Mình đang buồn đây
nè: “Buồn ơi chào mi. Tức là mình dùng ngọn đèn chánh
niệm để nhận diện từng cái Thọ cái Tưởng của mình.
Ban đầu thì nhận diện nó gọi tên được nó nhưng dần
dần sẽ thấy được nội dung bản chất của nó. Đó là
việc chính phải làm ở Làng Hồng. Vì vậy trong khi rửa nồi,
rửa chén, lặt rau, nấu cơm, chặt củi, đốt lò, công việc
chính của mình là phải luôn luôn nhận diện Thọ và Tưởng.
Tại vì Thọ là một dòng sông, Tưởng là một dòng sông,
nó trôi chảy mỗi ngày, đừng để nó trôi một mình, đừng
để nó cuốn mình đi theo, mình phải nhận diện từng cái
Thọ từng cái Tưởng.
Có
Chánh niệm là có Tuệ. Ban đầu ánh sáng của chánh niệm
chỉ dù cho mình nhận diện thôi nhưng từ từ chánh niệm
lớn lên thì mình thấy được mặt mũi bản chất và gốc
rễ của Thọ và Tưởng đó, thì mình mỉm cười được.
Khi mà mình mỉm cười được thì nó không làm lung lạc được
mình nữa, cái đó mới gọi là tu. Nếu không thì tới Làng
Hồng để mà làm phước thôi, làm công quả thôi. Đó chỉ
là tu phước thôi, mà tu phước thì không đi xa được bao
nhiêu. Phải tu huệ. Tu huệ là phải có chánh niệm. Chánh
niệm thì soi sáng được. Nhưng mà khi mình tu huệ như vậy
thì cũng có phước mà cái phước lại lớn hơn cái phước
kia nhiều lắm. Mình có thể làm bao nhiều công tác lớn hơn
cái phước kia nhiều lắm. Mình có thể làm bao nhiêu công
tác tại Làng nhưng nếu mà không có Chánh niệm thì phước
đó rất nhỏ. Nếu mình làm ít như từng cử động đều
làm trong Chánh niệm, có Tuệ thì cái phước đó mới lớn
hơn nhiều. Ý nghĩa này chúng ta đã học trong kinh Kim Cương.
Khi chùi nồi mà chùi trong chánh niệm thì phước đức khó
mà đo lường, nhưng nếu khi chùi nồi mà phiền não thì phước
đức chỉ to bằng cái nồi hay có khi nhỏ hơn cái nồi nữa.
Thành ra phận sự của người tu học là phải theo dõi dòng
sông cảm thọ hay là dòng sông tri giác. Tại vì tri giác của
mình thường thường là sai lầm. Tri giác về mình cũng rất
là sai lầm nữa, chưa biết rõ mình là ai, thì không biết
rõ được chiều sâu của mình. Cái phòng khách của chính
mình còn chưa biết rõ huống chi là cái nhà kho của mình nữa,
trong khi đó mình không nhìn thấy được. Nếu mình thấy được
mình, thì mình sẽ chấm dứt được không biết bao nhiều
là sự giận hờn, đau khổ, buồn rầu và trách móc. Tất
cả những đau khổ của mình đều có gốc rễ trong căn bản
thức của mình cả. Vậy thì Thọ là Tâm hành, Tưởng là
một Tâm hành, xúc, tác ý, tư là ba Tâm hành trong số những
Tâm hành còn lại còn lại, tất cả những Tâm hành đều
là sóng. Mà sóng cũng chính là nước. Ngoài sóng thì không
có nước, mà ngoài nước thì không có sóng. Nước là Tâm
vương còn sóng là Tâm sở. Tâm sở và Tâm vương là hai cái,
tuy hai mà một, tuy một mà hai. Điều này nó đúng cho cả
tám thức. Tám thức chia làm ba loại Tâm, Ý và Thức: Citta,
Manovijnana, Cita Manavijnana. Đây là những danh từ được dùng
trong kinh. Nhưng ở trong kinh người ta hay dùng chữ Duy Tâm
Citta Matrata như trong kinh Hoa Nghiêm. Sau này chỉ có những kinh
như kinh Lăng Già mới dùng tới Duy Biểu, Duy Thức mà thôi.
Trước thì chỉ dùng tới danh từ Duy Tâm mà Duy Tâm cũng có
nghĩa là Ý, cũng có nghĩa là Thức. Tâm đó bao gồm cả ý
và thức. Vì vậy cho nên ta cũng có danh từ Citta matra là duy
tâm, vijnanavada là Duy Thức, vijnaptimatra là Duy Biểu. Có nhiều
danh từ như vậy nên dùng cho thống nhất. Tâm là dị thục
là năng tàng là sở tàng là ngã ái chấp tàng là nhất thiết
chủng. Ý là Tư lương, ghì ôm chặt dính mắc vào.
Thức
là Liễu biệt cảnh tức là nhận thức về cảnh vật.
Trong
51 anh chàng tâm sở kể trên có những anh chàng rất hiền
lành, tốt đẹp, lợi lạc cho sự giác ngộ giải thoát của
mình, gọi là Tâm sở thiện có những anh chàng không hiền,
anh chàng mà nếu mình cứ tưới tẩm và để cho người ta
tưới tẩm gọi là tâm sở không hiền (trong kinh dùng chữ
tâm sở không hiền chứ không dùng chữ ác) gọi là Tâm sở
bất thiện. Có những tâm sở không phải không hiền mà cũng
không phải hiền. Nó tùy thuộc từng hoàn cảnh cho nên gọi
là Tâm sở bất định. Trong trường hợp suy nghĩ miên man
càng suy nghĩ là càng buồn rầu cuống cuồng lên là Tầm Tứ
lúc đó bất thiện. Nhưng có những khi càng suy nghĩ càng thông
suốt phấn chấn thấu rõ. Sự việc hiểu và thường thì
tầm tứ lúc đó là tâm sở hiền. Đó là Tâm sở bất định.
Công
đức của hai Thầy Vô Trước và Thầy Thế thân đối với
Đại Thừa rất là lớn. Thầy Vô Trước theo đại thừa đã
lâu trong khi Thầy Thế Thân đang còn nghiên cứu học hỏi
theo Đạo Phật Bộ Phái. Thầy Thế Thân rất giỏi về Hữu
Bộ và Kinh Lượng Bộ, Thầy đi con đường của Thầy và
nghĩ rằng Đại Thừa không chính thống Phật giáo. thầy đã
không đọc các tác phẩm Đại Thừa mà còn chê bai Đại Thừa
rất nhiều.
Đêm
đó trời có trăng, Thầy đan đi thiền hành thì gặp người
anh là Thầy Vô Trước đang ngắm trăng và đọc bài kệ về
Đại thừa. Và lúc ấy những hạt giống trong tàng thức của
Thầy đã chín mùi nên thầy tác ý, thọ, tưởng và tư luôn
ngay lúc ấy, và Thầy chuyển sang Đại Thừa một cách rất
là im lặng. Thầy hối hận là lâu nay Thầy đã công kích
Đại Thừa quá mạnh vì chưa thấy được giá trị của Đại
Thừa. Trong sách chép lại là Thầy hối hận và Thầy bẻ
một cây ngứa, định cắt lưỡi của Thầy. Nhưng thầy Vô
Trước quay lại và hỏi: “Em đó hả? Đang làm gì vậy?”
Thầy Thế Thân nói: “Em hối hận quá đinh cắt lưỡi của
em để trừng phạt tội em đã nói xấu Đại Thừa”. Thì
Thầy Vô Trước nói “Em đừng có cắt cái lưỡi của em
uổng lắm. Tại vì biết bao nhiêu người trong đó có anh đang
cần cái lưỡi của em để xiển dương Đại Thừa”. Lúc
đó Thầy Thế Thân mới giữ cái lưỡi đó lại và đã phục
vụ Đại Thừa một cách rất sâu sắc và hữu hiệu. Mỗi
người là một cây đuốc rất là cự phách trong làng Phật
giáo Đại Thừa Asanga: Vô Trước là không có dính mắc, không
có bị kẹt. Và người em đã đọc, đã chú thích Nhiếp Đại
Thừa Luận (Mahayansangraha). Vì vậy bản Nhiếp Đại Thừa
Luận đã được dịch, chú giải bằng chữ Hán rất nhiều
lần và bản chú giải của Thầy Thế Thân cũng đã được
Thầy Huyền Trang dịch ra chữ Hán. Ta có bản dịch Nhiếp
Đại Thừa Luận bằng chữ Hán. Bản chữ Hán của Thầy Huyền
Trang. bản chữ Pháp của Etienne Lamotte do trường Đại Học
Louvain xuất bản năm 1973 Editons Peters. Rất mong quý vị nên
đọc ít nhất là một chương của Nhiếp Đại Thừa Luận
tên và Sở Tri Y, tức là thức thứ tám của mình. Tất cả
những nhận thức của mình đều có nền tảng trong thức
thứ tám cả. Đây là lần đầu ta mới biết được cái gốc
gác của Duy Thức học, lần đầu ta mới được hệ thống
hóa. Ở Việt Nam ta có đức Tăng Thống Thích Tịnh Khiết
có người anh là Thích Tịnh Hạnh cũng đi tu và hai anh em đi
tu rất thành công, rất xuất sắc, đều tu một chùa, rất
thương nhau và khi nhìn hai Thầy, người ta hay nghĩ đến hai
Thầy Vô Trước và Thế Thân.
Có
một điều rất căn bản mà ta cần biết về thức là nhận
luôn luôn gồm chủ thể nhận thức và đối tượng nhận
thức. Biết thì luôn luôn có người biết và đối tượng
được biết đến. Ý thức thì phải biết ý thức về cái
gì. Đó là điều căn bản ta cần biết để bắt đầu mà
cũng để thực tập cho tới nơi. Điều này không dễ hiểu
đâu, có thể ta chỉ mới hiểu chút xíu thôi. Vì vậy tôi
mong quý vị nuôi dưỡng ý thức chánh niệm đó, thực tập
cho tinh chuyên và rồi một ngày nào đó quý vị sẽ có trực
nhận đích thực bằng kinh nghiệm sống của quý vị chứ
không phải bằng ý niệm.
Nhận
thức thì luôn luôn gồm chủ thể và đối tượng. Mình có
khuynh hướng nghĩ rằng mình chỉ có cái chủ thể nhận thức
thôi, mình cất sẵn trong túi khi nào cần đem cái chủ thể
nhận thức ra xài giống như cây thước bỏ trong túi. Muốn
đo cái gì cứ lấy ra đo dễ hiểu. Ví dụ khi mình giận.
Giận là một biểu hiện của tâm mình, nhưng biểu hiện thành
hai phần: Chủ thể giận là mình đang giận và Đối tượng
giận là những nguyên nhân nào đó, hay ai đó bằng hành động
hoặc lời nói nào đó đã tưới tẩm những hạt giống giận
đang nằm ngủ trong tàng thức mình. Phải có chủ thể và
đối tượng của cái giận. Thành ra khi mình nói cái nhận
thức của tôi hình như sai lầm. Phải nói cái nhận thức
của tôi về cái gì mới đúng. Một nhận thức phải được
nhận diện khi chủ thể và đối tượng chạm nhau và biểu
hiện ra cái nhận thức đó. Có thể nó chỉ kéo dài chừng
một giây. Và trong thời gian biểu hiện đó ta thấy có chủ
thể và đối tượng chạm nhau và biểu hiện ra cái nhận
thức đó. Có thể nó chỉ kéo dài chừng một giây hay ngắn
hơn một giây. Và trong thời gian biểu hiện đó ta thấy có
chủ thể và đối tượng, đồng thời phát sinh và cùng sinh.
Như là khi có bên trái thì có bên phải phát sinh đồng thời.
Không bào giờ có một bên phải mà không có bên trái. Và
phút giây kế tiếp thì có thể có một nhận thức mới khác,
phát sinh cũng như trên nhận thức kế tiếp này cũng có hai
phần vừa chủ thể nhận thức vừa đối tượng nhận thức.
Vì
đối tượng chuyển biến nên chủ thể nhận thức dĩ nhiên
cũng chuyển biến. Nhận thức có nhiều nhiệm vụ vì vậy
ta có thể nói nhận thức gồm một thức, hai thức, ba thức,
bốn thức, năm thức, sáu thức hay tám thức… Vì vậy nói
thức chỉ có một cũng đúng, nói thức có hai cũng đúng,
nói ba cũng đúng, nói thức có tám hay có chín cũng đúng.
Các điều này không có chống đối nhau. Ví dụ như khi mình
nói Thầy Nhất Hạnh có ba phần vừa là ông Thầy tu vừa
là Thi sĩ vừa là Tác viên xã hội vừa là người làm vườn.
Nhưng lời tuyên bố đó không chống đối nhau. Vì vậy có
những nguồn tuệ giác khác nhau. Tùy theo tuệ giác và cách
trình bày của người diễn dịch về thức và những tuệ
giác đó không hẳn chống đối nhau mà nó sẽ bổ túc cho
nhau.
Chúng
ta nên biết vai trò căn bản nhất của tâm thức là giữ gìn,
bao trùm và giữ trọn vạn vật chung lại với nhau. Thông thường
người ta vẫn nghĩ là thức tức là khả năng phân biệt,
tri giác, là hiểu, là tưởng tượng nhưng thật ra khả năng
căn bản nhất của tâm thức là giữ trọn vạn vật quy tụ
chung vào nhau để giữ gìn. Nếu khả năng giữ trọn chung
vào nhau ấy mà không có, quý vị sẽ thấy mọi vật bắt
đầu tan rã. Giống như một khối nam châm nó hút vào nhau
tất cả những hạt giống, tất cả những kinh nghiệm, nó
diễn tả một thứ tổng thể có hòa điệu nhịp nhàng đó
là vai trò căn bản của tâm thức. Vì vậy ta có danh từ kho
chứa. Nhưng tâm thức ở đây không có nghĩa chỉ là cái nhà
kho. Đôi khi mình gọi là citta, là tâm. Đó là vai trò thứ
nhất của tâm thức, vai trò thứ hai là như vầy. Đôi khi
tâm thức bị hiểu sai như là nó có một cái ngã riêng biệt.
Vai trò thứ hai của tâm thức là ôm lấy cái nhà kho và đồ
đạt trong kho (alayavijnana: tàng thức) như của riêng mình,
cái phần này của tâm thức có cái tên là Manas (Mạt na) và
Alayavijnana trở bổng trở thành nạn nhân của Manas. Tàng thức
đâu có muốn nhưng vẫn là nạn nhân của anh chàng quá chấp
ngã Manas này. Rất nhiều cách suy nghĩ, phán xét, suy đoán
từ những tri giác của chúng ta đều sai lầm vì chúng ta bị
anh chàng Manas này ảnh hưởng, vì vậy khi kéo theo những hành
động sai lầm và những hậu quả sai lầm gây đau khổ dài
dài cho ta. Đó là Ý Mentation, là biết, là luôn luôn tin rằng
ôm ấp rằng mình có một cái ngã, cogitating, always believing,
always embracing, recongizing as a self, as it me, ti is mine. Vai trò
thứ ba là vai trò nhận thức về cuộc đời, về thiên nhiên,
nhận thức về thân thể, về thế giới và về nhiều thứ
khác nữa. Đó là vai trò của sáu thức như nhãn thức, nhĩ
thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức, sáu thức
này mình gọi chung là thức (vijnana) Mid: cita, manas and vijnana.
Bây
giờ ta hãy quan sát cây sồi trước mắt ta. Ta có khuynh hướng
nghĩ rằng cây sồi nó hiện hữu độc lập với tâm thức
ta. Ta lấy tâm thức ra mà nhận diện cây sồi. Cái mà ta có
thể chắc chắn là cây sồi ta đang quan sát chính là đối
tượng của nhận thức và vì vậy nó là một phần của nhận
thức, bởi vì nhận thức có hai phần, phần chủ thể và
đối tượng và vì vậy cây sồi đang đứng trước mắt ta,
nó thật ra đang đứng trong tâm thức ta. Và khái niệm về
thời gian không gian cũng vậy và những cái đó là đối tượng
của nhận thức của ta. Nếu ta tin tưởng rằng cây sồi nọ
đang đứng trong không gian của ta. Nếu ta tin tưởng rằng
cây sồi nơi đang đứng trong không gian và thời gian hoàn toàn
độc lập với cái biểu hiện của tâm ta thì không chắc
đâu. Ta cần phải suy gẫm lại điều điều đó. Tâm thức
biểu hiện thành hai phần, phần chủ thể và phần đối tượng.
Và nếu mình tin rằng phân nữa của nhận thức luôn luôn
nằm trong mình, độc lập hẳn với phần kia thì ta sai lầm.
Ví dụ như ăn (chủ thể) thì ta phải nói rõ ăn cái gì (đối
tượng). Uống (chủ thể) uống cái gì (đối tượng). Nhận
thức cũng vậy. Nhận thức (chủ thể) về cây sồi hay về
người nào hay sự kiện nào (đối tượng). Thành ra người
mình thương hay mình ghét đều là đối tượng của tâm thức
mình. Giống như cây sồi vậy thôi. Người ấy không là một
thực thể độc lập với tâm thức mình. Mình có thể nói
phần lớn cái người kia là biểu hiện của tâm thức của
chính mình. Ví dụ như khi mình bị tiếng sét ái tình với
ai đó. Cái đối tượng của sự yêu thương của mình, tức
làhình ảnh của người mình yêu đều hoàn toàn tự vẽ ra
trong tâm mình, mình vẽ một hình ảnh về người đó hoàn
toàn xa lạ với thực tế người đó. Mình cần phải sống
chung nhìn sâu thấy kỹ người đó ba năm sau, sáu năm mình
mới nhận ra rằng cái hình ảnh đó hoàn toàn do mình tự
dựng lên. Nhưng nếu mình khám phá ra những điều mà mình
không thấy lúc ban đầu thì đó cũng là đối tượng của
cái nhận thức của mình.
Tâm
thức của mình nó có phần cá biệt mà cũng có phần cộng
đồng. Ví dụ về cái đẹp. Có những cái gì được mình
và một người khác xem là đẹp bởi vì có phần tâm thức
cộng đồng chen vào. Ví dụ như mình đi ban đêm mình thấy
một con ma hay một con rắn và mình la hoảng lên nhưng Sư anh
mình nói đó chỉ là biểu hiện của tâm mình chứ không thật.
Mình tức lắm và mình dẫn sư em tới, Sư em cũng thấy y như
mình. Nhưng Sư anh nói dù hai hay ba bốn người thấy thì cũng
là biểu hiện của tâm thức cộng đồng của các em thôi.
Chúng ta nên nhớ không phải ba bốn người có khi hàng trăm
ngàn người, thị trường chứng khoáng ở Paris New York đều
như thế cả, cứ suy luận tính toán hô hoán lên, tuyên truyền…
Thế là giá cả tăng vọt hay hạ thấp từ vàng tới đô la
tới các thứ khác. Chỉ cần suy luận tính toán rồi tạo
thành một loại tâm thức cộng đồng ảnh hưởng dây chuyền
tạo không biết bao nhiều là đau khổ. Tâm thức cá nhân và
tâm thức cộng đồng là những gì ta sẽ từ từ học sau.
Kỳ
trước chúng tôi vẽ 5 múi quít để chỉ năm uẩn trong ta:
sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Mỗi một nhóm như một
dòng sông biến chuyển không ngừng. Tu học là nhận diện
và từng giọt nước trong những dòng sông ấy. Ta tiếp xúc
với thân, quán sát những gì xảy ra trong thân. Kế đó là
tiếp xúc với từng cảm thọ trong ta. Sự phát sinh của một
cảm thọ, sự chuyển biến của cảm thọ đó. Ta cũng tập
tiếp xúc với từng tri giác trong tâm hành. Ta cũng tập tiếp
xúc thật sâu sắc, từng hiện tượng sinh và tâm lý. Bụt
có dạy ta phương pháp tiếp xúc rất sâu sắc từng hiện
tượng. Điều này ta đã học bằng các sử dụng ba cái chìa
khóa pháp ấn: Vô thường, Vô ngã và Niết bàn để mở khóa
thực tại. Vì vậy khi ta tiếp xúc với một hiện tượng
trong dòng sông Sắc. Ta tiếp xúc bằng Chánh Niệm. Bởi vì
Chánh Niệm là năng lượng duy nhất mà mình có thể sử dụng
để tiếp xúc. Khi mình dùng Chánh Niệm để tiếp xúc thì
mình thấy sâu hơn cái đối tượng của nhận thức mình.
Ví dụ như ta tiếp xúc với lá gan của ta. Nếu ta tiếp xúc
bằng chánh niệm, ý thức sự hiện diện lá gan mình. Khi mình
tiếp xúc với lá gan bằng chánh niệm, như thế thì lá gan
cảm nhận được và nghe sướng lắm vì được chú ý. Nếu
ta tiếp xúc sâu hơn thì mình thấy được tính cách vô thường
của lá gan, chuyển biến không ngừng. Gan mình mạnh khỏe
hồi ba tháng trước không có nghĩa là nó mạnh hoài nếu mình
không giữ gìn chăm sóc nó. Đồng thời mình cũng thấy được
tính cách vô ngã của lá gan. Sự khỏe mạnh của lá gan tùy
thuộc vào sự mạnh khỏe của nhiều yếu tố không phải
là gan như là một bộ phận tiêu hóa của mình, như là các
thức ăn thức uống của mình. Khi mình thấy được tính cách
vô thường và vô ngã của lá gan mình và mình thấy được
những khó khăn của nó và mình bắt đầu hiểu và thương
và chăm sóc nó. Chỉ khi hiểu sâu sắc, mình mới có thể
chăm sóc lá gan mình kỹ lưỡng hơn. Thành ra khi ta dùng ba
cái chìa khóa mà Bụt trao để mở cửa thực tại về lá
gan của ta, ta mới hiểu nó sâu sắc và mới thương mà chăm
sóc thật sự và hành động có thể chuyển hóa tình trạng
của lá gan mình. Điều này cũng đúng với lá phổi hay trái
tim hay các bộ phận khác. Mình sẽ không hút thuốc, uống
rượu và ăn uống bừa bãi đẻ làm mệt gan, dơ phổi, nghẽn
tim… Nếu mình tiếp xúc sâu sắc thì mình mới tiếp xúc
được chìa khóa thứ ba là Niết bàn và khi đó mình mới
đạt tới tình trạng nhẹ nhỏm là không còn sợ hãi. Vô
thường và Vô ngã giúp mình khám phá hiện tượng về mặt
phần Tích môn. Và nếu mình tiếp xúc sâu hơn mình sẽ tiếp
xúc được Bản môn của lá gan mình. Phương pháp này có thể
dùng để tiếp xúc với các bộ phận khác của cơ thể, của
cảm thọ của tri giác và của tâm hành. Cảm giác đau buồn,
cảm giác buồn giận, lo lắng.. tất cả những cảm thọ đều
có thể được tiếp xúc bằng chánh niệm và ta nên đem ba
chìa khóa trên ra mà sử dụng để mở khóa thực tại về
từng tâm hành. Như thế ta mới có thấy sâu sắc về Vô thường,
Vô ngã và Niết bàn của từng tâm hành. Đó là cốt tủy
của thiền tập theo lời Bụt dạy và sự thực tập trở
nên dễ dàng thôi. Chính sự nghiên cứu về tâm thức có thể
gtiúp mình làm việc này dễ hơn. Thế kỷ thứ ba mười Thiền
sư Thường Chiếu nói rằng: “Nếu mình hiểu sự vận hành
của tâm thức mình thì sự tu học trở nên dễ dàng hơn nhiều”.
Vì vậy khi ta học về sự vận hành của tâm, điều này giúp
cho sự thực tập tu học trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn
nhiều.
KỆ
THỨ 2
Hạt
giống có nhiều loại
Mê
ngộ và khổ vui
Sanh
tử va niết bàn
Danh
xưng và Tướng trạng
Hạt
giống có đủ loại: đủ loại có nghĩa là không có loại
hạt giống nào mà không có trong ta. Dù nó yếu hay mạnh, quan
trọng hay không quan trọng đều có đủ hết. Hôm trước tôi
có nói rằng chúng ta có hạt giống của sự trung kiên; điều
đó không có nghĩa là không có hạt giống của sự phản bội,
sinh tử và niết bàn, mê và ngộ và khổ vui. Tức là ta có
hạt giống của sinh tử và niết bàn. Sinh tử ở đây có
nghĩa là trôi lăn ngụp lặn trong khổ đau chứ không có nghĩa
là sinh ra rồi chết đi. Đây có nghĩa là luân hồi là khổ
cách này rồi khổ cách khác. Nói theo con nít Việt Nam “Giờ
là khổ dài dài” không thoát ra được. Trôi lặn trong sinh
tử.
Chúng
ta không phải đợi năm sáu chục năm mới sinh tử một lần
đâu. Mỗi ngày chúng ta có thể sinh tử hàng triệu lần. Sinh
tử trong thân, sinh tử trong tâm, đau khổ lắm. Trong một giờ
mà ta có thể sinh tử biết bao nhiêu kiếp. Chết rất nhiều
lần trong một giờ đồng hồ khổ đau vô lượng. Thành ra
sinh tử là khía cạnh khổ đau của sự sống trong đó có
sự sợ hãi, căm thù, buồn khổ thì gọi là sinh tử. Niết-bàn
là cái ngược lại là sự chấm dứt sinh tử, sự mát mẽ,
sự không sợ hãi, sự vững chải. Chúng ta có đủ hạt giống
của sinh tử, đủ hạt giống của niết bàn. Hai loại hạt
giống đó không hẳn nó chống bán nhau trong ta có đánh giặc
với nhau. Đừng có tưởng tượng là Niết-bàn và sinh tử
đang đánh giặc trong ta. Cũng giống như ta không nên tưởng
hoa và rác đang đánh giặc với nhau. Tại vì rác khác với
hoa. Nhìn sâu thì ta thấy rằng trong rác có hoa. Ta cũng biết
trong hoa có rác nếu ta không khéo không sống cho có chánh niệm
thì hoa biến thành rác rất mau chóng. Không những trong hoa
có rác mà ngay trong rác có hoa. Nhưng mà rác chưa biểu hiện
đó thôi. Nếu mình người phàm phu thì đợi mười ngày sẽ
thấy hoa là rác. Còn người thực tập tỉnh thức thì đã
thấy ngay trong hoa có rác, ta thấy rác ngay trong tự tính bất
nhị niết bàn của nó. Thành ra người người mê nhìn hoa
chỉ thấy hoa thôi, người ngộ thì thấy trong hoa có rác.
Không sợ rác gì hết, tại vì biết rằng nếu không có rác
thì làm gì có hoa. Thành ra khi cầm hoa trong tay thì biết ơn
rác chớ không hẳn mình phải thù rác vì vậy hoa không thù
rác đâu, chỉ có mình u mê cho nên mình mới thù rác.
Chúng
ta nhìn Bụt và nghĩ rằng Bụt với Ma là hai kẻ thù không
nhìn mặt nhau. Đó là ta nhìn bằng con mắt phàm tục. Nếu
ta nhìn bằng con mắt tĩnh táo thì ta có thể thấy Bụt và
Ma Vương có thể nắm tay nhau đi thiền hành rất là thân ái.
Ngày xưa tôi dã viết một bài về cuộc viếng thăm Bụt và
Ma Vương. Hồi đóThầy A Nan chưa giỏi nên không muốn Bụt
gặp Ma nhưng bây giờ Thầy giỏi rồi. Trong khi Đại Thừa
có nói “Niết bàn sinh tử thị không hoa” có nghĩa là Niết-bàn
và Sinh Tử là hoa đốm giữa hư không. Trước hết là chính
tại ý niệm sai của mình cho là hai cái đó chống bán nhau.
Thật ra mình phải sử dụng chất liệu Sinh Tử để làm Niết-bàn
và Niết-bàn làm chất liệu để làm ra Sinh Tử. Cũng giống
như hoa và rác. Nếu thấy được như vậy thì mình không còn
sợ hãi nữa.
Trong
tâm thức của mình có chứa đựng những hạt giống của
Niết-bàn và Sinh tử mà mình chỉ có thể tìm Niết-bàn trong
Sinh Tử thôi. Có một Thiền sư Việt Nam thời Lý vào một
hôm tới hỏi Thầy: “Thầy dạy con phải tìm cảnh giới
không sinh tử thì con phải đi tìm cảnh giới không sinh tử
ở đâu?” vị Thiền sư trả lời: “Con đi tìm ngay ở chỗ
sinh tử đó”. Tại vì anh trốn chạy rác nên không bao giờ
anh tìm ra hoa cả. Thành ra những cái buồn của mình có thể
tạo ra sự an lạc hạnh phúc của mình. Trong cái buồn cái
giận cái khổ của mình, nếu mình biết sử dụng ba cái chìa
khóa mà Bụt trao cho là Vô thường, Vô ngã, Niết-bàn để
mở cửa thực tại thì mình sẽ tìm thấy Niết-bàn, vững
chải, an ổn ngay trong cái sợ hãi sầu khổ của mình. Vì
vậy trong Đại Thừa có câu: Phiền não tức Bồ đề. Thường
thường phiền não là ngược lại với Bồ đề, là u mê tham
giận, kiêu căng. Bồ đề là sự giác ngộ nhưng chính trong
cái phiền não mình mới thấy được sự giác ngộ an lạc
vững chãi. Cho nên khi nói rằng tôi đi tìm an lạc đi tìm
Niết-bàn thì phải diệt cho hết những phiền não của tôi
đi, như vậy là người chưa thấy được nguyên tắc của
sự hành đạo. Như vậy là sai, giống như khi người làm vườn
vừa có cọng rác nào là đem vứt đi hết tới khi muốn có
phân để trồng trọt thì không còn gì. Như vậy người đó
không biết làm vườn. Khi biết được điều đó thì mình
không còn sợ phiền não nữa.
Hạt
giống có nhiều loại, sinh tử và Niết-bàn, mê, ngộ và khổ,
vui. Chúng ta có hạt giống mê, nhưng cũng có hạt giống ngộ.
Nếu chúng ta ham tưới những hạt giống mê thì nó sẽ mọc
lên tươi tốt. Sống trong đời ai mà không có đi qua những
cơn mê. Nhưng những cơn mê đó được nuôi dưỡng hoài bởi
sự tươi tắn. Nhưng mê hoài rồi thì cũng đến giai đoạn
tỉnh. Tỉnh tức là có Ngộ. Sở dĩ ta tỉnh được vì có
những hạt giống ngộ trong mình. Theo giáo lý Duy Biểu thì
ta có hạt giống ngộ, ta đừng có lo. Đôi khi những đau khổ
do cơn mê nó giúp ta tiếp xúc được những hạt giống của
ngộ nên chúng ta tỉnh dậy, mê và ngộ không hẳn là kẻ
thù. Thương thường đại mê là đại ngộ. Càng mê nhiều
thì ngộ càng lớn. Đại nghi thì đại ngộ, đại mê thì
đại tỉnh. Chúng ta có hạt giống của mê ngộ và khổ vui.
Hạt giống, đủ thứ khổ và đủ thứ hạt giống của niềm
vui. Những vui thật sâu sắc, những vui thật cạn cợt che
dẫu những nỗi khổ lâu dài.
Danh
xưng và tướng trạng. Danh xưng là một loại hạt giống.
Tướng trạng là một loại khác. Danh xưng là tên gọi của
một sự vật. Trong tâm thức, tàng thức của ta, ta có đủ
thứ hạt giống về tên gọi, ví dụ ta có một hạt giống
của tên gọi cái này là núi cái kia là sông người tỉnh
là Bụt, người mê là Ma, người như vầy thì gọi là cha,
người kia là mẹ. Đó là những hạt giống về danh xưng.
Đối với loại người những hạt giống về danh xưng rất
quan trọng. Mỗi hạt giống về danh xưng có thể làm phát
khởi trong ta những hạt giống khác. Gọi là hạt giống về
tướng trạng. Danh xưng có gốc từ nhĩ thức (audio) và tướng
trạng có gốc từ nhãn thức, hình ảnh (visue). Bản dịch
tiếng Anh bài kệ thứ hai There are different varieties of seeds:
seeds of samsara of nirvana, of delusion, of elightenment, seeds of sufferings,
of happiness, seeds of names and words, seeds of perceptions (images).
Ví
dụ trong tàng thức chúng ta đang có hạt giống vừa danh xưng
Paris mà cũng vừa tướng trạng Paris. Vừa có người động
đến chữ Paris tức là họ động đến hạt giống danh xưng
Paris thì ta có thêm về hình ảnh Paris như là tháp Eiffel, nhà
thờ Notre Dame. Đó là hạt giống tướng trạng ta đang nằm
trong tàng thức ta đầy đủ hết. Đứng về phương diện
Phật học thì chúng ta có rất nhiều hạt giống về danh từ
Phật giáo. Có những danh thì rỗng nó không có nội dung, có
những danh từ ta không hiểu hay hiểu lầm ví dụ như danh
từ thức đó, ta chưa hiểu hoặc hiểu sai lầm về thức.
Những tướng trạng những đối tượng của tri giác nó nằm
trong tâm thức của chúng ta có thể là nó rất xa vời sự
thực, có thể nó hoàn toàn do sự tạo dựng, tưởng tượng
của tâm thức ta. Ta không biết được không thấy được
ranh giới giữa cái sự thực và những điều mà mình tiếp
nhận bằng tri giác. Ví dụ khi ta nói đến danh từ Bụt đó
hiện ra từ một hạt giống mà ta tiếp nhận khi nhìn một
tượng Bụt lúc còn bé thơ, những điều mà ta đọc được
trong sách về Bụt. Nội dung của tri giác chúng ta về Bụt
nó được cất chứa trong tâm chúng ta. Nhưng mà bụt đó có
phải là Bụt tự thân hay là hình ảnh của Bụt mà chúng
ta có trong tâm và chúng ta gán cho đó là Bụt của thực tại.
Ta vì hồi ba bốn tuổi chúng ta có một ý niệm về Bụt.
Nhưng ta đi vào chùa được nghe dạy về Bụt thì cái ý niệm
ngây thơ về Bụt biến mất và cho ta có ý niệm rõ rệt hơn
về Bụt nhưng chưa chắc ý niệm đó đã phù hợp của thực
tại. Cho nên đối tượng của những tri giác của chúng ta
mà ta cất giữ trong tâm, có tính chất “Thức biến” tạo
tác của tâm thức nhiều hơn sự thật. Ví dụ người mà
ta thương, đối tượng của sự thương yêu của chúng ta có
thể là nó không giống với cái người trong thực tại. Chúng
ta tạo ra những hình ảnh này hình ảnh nọ về người đó,
chúng ta lý tưởng hóa người đó, chúng ta thấy người đó
đẹp hơn là trong thực tại.
Khi
mà ta ghét cũng vậy, ta tạo tác ra một hình ảnh về người
ta ghét trong tâm ta. Nghe đến tên người đó thì sân si đùng
đùng nổi dậy và những hình ảnh dễ ghét của người đó
nổi dậy. Nhưng mà cái hình ảnh đó chưa chắc nó đã phù
hợp với thực tại. Thành ra ta cất chứa tất cả cái hình
ảnh sai đó. Có thể ta đang sống trong một vũ trụ đầy
dẫy những sai lầm ảo tưỏng vậy mà chúng ta cứ tưởng
rằng chúng ta đang tiếp xúc thật sự với thế giới, với
loài người và những loài khác. Có thể là chúng ta rất thương
kính Bụt và ta nghĩ rằng khi gặp Bụt ta sẽ lạy xuống liền
và đi theo Ngài không rời một giây phút nào hết để nghe
Ngài thuyết pháp dạy dỗ… nhưng có hể rằng ngày mai chúng
ta đi gặp bụt ở Sainte Foy thì chúng ta không thèm nhìn, tại
vì chúng ta có một hình ảnh về Bụt khác. Mà Bụt chúng
ta gợp ở Sainte Foy có thể là Bụt thật nhưng chúng ta không
thèm để ý tới. Bụt nói câu gì chúng ta cũng cải lại,
chúng ta nói ông nói tầm bậy tầm bạ, tại vì mình có trong
tâm những hạt giống tri giác sai lầm mà mình chắc mẩm là
đúng. Ví dụ như mình chắc mẩm là Bụt thì có hào quang,
mặc áo vàng khoát y thật đẹp. Tới chừng khi gặp Bụt mặc
áo sơ mi thì mình đâu có chịu. Bụt gì mà mặc áo sơ mi?
Bụt gì mà không có hào quang? Vì vậy cho nên ta nên biết
cái tri giác, cái tưởng của chúng ta đưa vào trong tâm thức
chúng ta nhiều hạt giống về danh xưng về tướng trạng và
chúng ta sống với thế giới đó. Và chính vì cái thế giới
mà chúng ta tự tạo tác bằng những ảo giác đó, nó ngăn
che không cho ta tiếp xúc với sự thật khi sự thật đến
gần.
Ngay
chính nhận thức của ta đối với chúng ta cũng vậy. Ta có
thể có một tri giác rất sai lầm về chính ta. Có khi ta thù
ghét ta, ta khinh miệt ta mà thật ra có thể ta không như vậy.
Ta có những khả năng những tài ba những yếu tố mà ta vì
những trở lực ngăn che nào đó ta không tiếp xúc được.
Vì vậy, thường thường là ta có một cái hình ảnh rất
méo mó về chính ta, rất méo mó về người và về sự vật.
Này nhé ta thử xem xét vại cái kho tàng thức của ta xem có
bao nhiêu danh từ (danh xưng) và hình ảnh (tướng trạng) về
người và về vật. Ví dụ như ông Bush. Ta biết gì về ông
Bush? Chúng ta có những tri giác trực tiếp nào về ông Bush?
Những cái thương cái ghét của chúng ta về ông Bush có rất
nhiều. Đôi khi cũng cái thương ghét đó căn cứ tren một
ý niệm do sách báo do tuyên truyền mà có. Ta nghe nói về Lý
Thường Kiệt, về Tổng thống Miterand, về núi Alpes, núi Pyrenées,
núi Phú Sĩ, về sông Cửu Long. Tất cả những thứ đó đều
có danh xưng và tướng trạng cả; Và hễ chúng ta có danh xưng
thì chúng ta tin chắc rằng chúng ta có cái thực tại mà cái
danh xưng đó đại diện. Đó là điều rất sai lầm. Hễ chúng
ta có cái danh xưng cất ở trong lòng ta thì ta có ảo tưởng
rằng ta có sự thật mà danh xưng đó đại diện. Tổng thống
Bush à? Tôi biết quá mà! Thật ra thì ta không biết gì hết
về ông Bush hết. Mình chỉ có tên ông Bush và một vài cái
người nói qua nói lại về ông Bush. Bụt cũng có thể như
vậy. Có thể mình chưa biết được về Bụt ra sao cả. Mình
chỉ nghe nói và có danh từ về Bụt và dựng lên một hình
ảnh về Bụt khác xa thực tại về Bụt. Đối với chính
mình cũng vậy, chính mình cũng chưa biết thấu đáo về mình.
Cho nên tập quán sát về cái tưởng, về cái tri giác của
mình rất quan trọng. Nước Pháp là một danh xưng. Danh từ
nước Pháp làm hiện trong ta một quốc gia, hình ảnh của
quốc gia đó, tri giác về quốc gia đó, đứng về phương
diện lãnh thổ, dân chúng tính tình phong tục tập quán, kinh
tế có thể ta không biết nhiều nhưng tại vì chúng ta có
đặt chân trên nước Pháp nên ta có cảm tưởng ta biết nước
Pháp là cái gì. Có thể cái biết đó rất sai lầm, rất xa
lạ với cái thực tại nước Pháp.
Ngay
chính nước Việt Nam cũng vậy, có thể cái tri giác của chúng
ta về nước Việt Nam rất là sai lạc nhưng ta cứ chắc là
ta biết nước Việt Nam là gì. Tướng là hình ảnh về thực
tại mà hình ảnh đó ta nắm được là do tưởng, tức là
tri giác (chủ thể). Tướng của núi Phú Sĩ, núi Pyrénées
núi Hy Ma. Tướng là tri giác và tướng là đối tượng của
tri giác. Perceptino, tri giác ta có hai phần chủ thể và đối
tượng. Đối tượng sai lạc thì chủ thể cũng sai lạc. Đối
tượng méo mó thì chủ thể cũng méo mó. Khi mà ta có tri giác
sai lầm thì nó tạo không biết bao nhiêu vấn đề. Chúng ta
hiểu lầm, nhận lầm. Tất cả những đau khổ của chúng
ta đều phát sanh ra từ những nhận thức sai lầm của chúng
ta về sự vật chúng ta có được bao nhiêu đâu, chúng ta chỉ
có một số danh từ về cái đó. Còn hình ảnh mà ta có về
cái đó thì quá xa lạ và sai lạc với sự thật về cái đó.
Vậy mà chúng ta cứ cương quyết là chúng ta biết rõ rồi,
biết thật rồi, chúng ta nắm vững về sự thật đó, là
chúng ta biết tất cả rồi! Tất cả những đau khổ của
chúng ta đều từ chỗ đó mà phát sinh, chỗ tri giác (Wrong
Perceptions). Tri giác sai lầm gây ra cảm thọ khổ đau. Người
đó ghét mình, không có thèm nhìn mình, người đó không công
nhận sự có mặt của mình, người đó muốn tiêu diệt mình.
Toàn là những tạo tác cường điệu của tâm thức mà thôi.
Cho nên Thiền tập là để đi tới những tri giác chính xác
hơn. Và nếu tin chắc tri giác mình là đúng thì rất nguy hiểm.
Luôn luôn phải khiêm nhường tự hỏi: tri giác tôi đã chính
xác chưa? Nó gần với sự thật được mấy mươi phần trăm?
Luôn luôn phải cho mình một không gian để cho tri giác mình
được sâu sắc vững chãi hơn.
Có
hai loại tướng: tướng riêng là tự tướng và tướng chung
là cộng tướng. Có nhiều loại tướng. Có khi ta nói đến
sáu tướng có khi nói đến bốn tướng và có khi nói đến
hai tướng. Hôm nay ta chỉ nói đến hai tướng thôi: tự tướng
và cộng tướng. Ví dụ khi ta nói ngựa. Ngựa là cộng tướng.
Bất cứ con ngựa nào cũng đều được gọi là ngựa. Nhưng
khi người ta nói đến con Kiền Trắc hoặc Xích Thố thì nó
đặc biệt ta không coi là cộng tướng được vi chỉ có một
con ngựa tên Kiền Trắc hay Xích Thố thôi. Trong triết học
Trung Hoa người ta nói ngựa trắng không phải là ngựa. Tại
vì có nhiều loài ngựa: ngựa ô, ngựa đen, ngựa vàng… ngựa
trắng là một loại ngựa quá đặc biệt nó không phải là
ngựa nữa. Ngựa là cộng tướng nhưng ngựa trắng đã có
tính cách tự tướng rồi. Chúng ta sẽ đi từ từ vào ý niệm
về tướng chung và tướng riêng trong những bài sau.
KỆ
THỨ 3
Hạt
giống của thân, tâm
Giới
địa và thế gian
Tất
cả được cất chứa
Nên
thức gọi là tàng
Trong
bài kệ thứ hai ta thấy hạt giống của sinh tử niết bàn,
của mê ngộ của khổ vui, hạt giống của danh xưng và hạt
giống của tri giác. Bây giờ đây có hạt giống của thân,
của tâm, của giới, của địa, và của thế gian… hạt giống
của thân có nghĩa là cái sắc thân của chúng ta cũng có hạt
giống ở trong thức của ta. Tại vì chúng ta đã nghe những
cảm thọ, tri giác và tâm hành phát hiện trong tâm chúng ta
đều có gốc rễ, có hạt giống trong thức cả.
Ba
múi quít thọ, tưởng và hành có hạt giống trong múi quít
thứ tư là thức. Ta sẽ nói đến một sự thực không chấp
nhận hơn. Đó là cái thân thể của chúng ta cũng được phát
hiện ra từ trong thức của chúng ta. (Căn thân phát hiện từ
chủng tử bản hữu). Nếu ta nghĩ là thức xuất phát căn
thân này là thức thứ sáu hay thức thứ bảy thì ta khó chấp
nhận. Nhưng nếu căn thân xuất phát từ nhất thiết chủng
thức thì hiểu được. Tại vì tàng thức nó chứa được
tất cả những hạt giống trong đó có hạt giống của thân.
Trong tàng thức gồm có tàng thức của cá nhân và tàng thức
của tập thể. Ta nhớ lại ngày xưa ở Việt Nam khi các cô
cậu bắt đầu mặc áo dài ngắn ngủn gọi là mini áo dài
thì có nhiều người đi Pháp mới về thấy áo dài sao mà
xấu quá, tại vì khi họ lìa quê hương áo dài rất tha thướt.
Anh ta không chấp nhận được áo dài có thể ngắn củn cởn
như vậy được. Nhưng ở Việt Nam một thời gian thì anh ta
thấy áo dài ngắn rất đẹp. Đó là tâm thức cộng đồng
đã ảnh hưởng đến anh ta. Nó tạo ra cái mốt. Mốt là sản
phẩm của tâm thức cộng đồng. Có những cái là sản phẩm
của tâm thức cá nhân và sau đó có thể trở thành sản phẩm
tâm thức cộng đồng. Có nhiều cái mà nhìn kỹ thì mình
thấy đó là sản phẩm của tâm thức cộng đồng. Ví dụ
một nền dân chủ, một thể chế quốc hội lập hiến hay
một phong trào nào đó. Ai cũng muốn làm cái đó cả. Tất
cả những cái đó đều do tâm thức cộng đồng tạo nên.
Có những lúc trên thế giới nước nào cũng muốn chứng tỏ
mình thương những người thuyền nhân. Thành ra hồi đó giúp
đỡ thuyền nhân là một phong trào nhưng rồi sau đó bỏ rơi
luôn. Phong trào đó là tâm thức cộng đồng của một số
nhà báo nhà nhân bản nhà chính trị xướng xuất. Nhiều cái
như thị trường chứng khoán, giá đồng đô la, giá đồng
Mark, giá vàng… cũng là những tạo tác của tâm thức cộng
đồng một số người trong giới tài phiệt. Có tàng thức
của cá nhân của cộng đồng. Ta biết rằng ý niệm về đẹp,
về xấu, về vui, về khổ của chúng ta không phải là cá
nhân đâu. Nó phản chiếu ý niệm về đẹp về xấu, về
vui về khổ của nhiều người. Nếu tất cả đều nói cái
đó không đẹp thì tự nhiên ta thấy cái đó không còn đẹp
nữa. Kỳ lạ vậy đó. Nếu ai cũng nói cái đó đẹp quá
mà thì tự nhiên ta thấy đẹp. Vì vậy cho nên cái núi Phú
Sĩ, cái thân thể chúng ta cũng do tâm thức biểu hiện. Tất
cả đều nằm trong tàng thức cộng đồng. Điều này ban đầu
chúng ta không hiểu được nhưng từ từ rồi chúng ta sẽ
hiểu, tức là không những cảm thọ tri giác những tâm hành
của chúng ta đều có hạt giống ở tàng thức mà sắc cũng
có hạt giống ở tàng thức nữa. Sắc thân của ta cũng do
tâm thức nó biểu hiện ra rồi sự mạnh khỏe hay sự đau
yếu của cái thân của ta cũng do tâm thức nó tạo ra luôn.
Nếu chúng ta không thấy được hôm nay thì sau này học và
tu từ từ chúng ta sẽ thấy.
Giới
là cõi mà ta ở cũng do tâm thức của ta biểu hiện luôn.
Giới (dhatu) thì ta nói có ba giới: dục giới, sắc giới và
vô sắc giới. Có ba cõi: cõi dục là cõi ham muốn (realm of
desire). Đi ra siêu thị thì biết liền. Cõi của chúng ta ở
đó. Cõi sắc (the realm of form) là cõi vật chất nhưng nhẹ
nhang tinh tế hơn cõi dục. Còn cõi vô sắc (the realm of no form)
là cõi trong đó vật chất (matters) không có mặt nhưng chỉ
có những cái không phải vật chất như năng lượng. Năng
lượng cũng là một thứ vật chất khá loãng. Nhiều nhà khoa
học nói vật chất là năng lượng cô đọng lại và năng
lượng là vật chất pha loãng ra. Thành ra cõi vô sắc là cõi
có nhiều năng lượng hơn. Cái tâm của mình, cái giận của
mình, cái khổ của mình cũng là năng lượng. Vậy thì ba cõi
đang bốc cháy là từ tâm thức của chúng ta biểu hiện. Chúng
ta nên nghĩ là từ tâm thức cộng đồng chúng sanh biểu hiện.
Ai tạo ra cái cõi lửa cháy. Ta chứ ai nữa? Cứ nghe nói Làng
Hồng thôi, Làng Hồng mà thanh tịnh, an lạc, vui vẻ, có hạnh
phúc là do ai tạo ra? Do cái tâm thức cộng đồng của chúng
ta. Mà nếu Làng Hồng bốc cháy là do ai tạo ra? Cũng ta tạo
ra phải không? Làng Hồng là một cái địa nho nhỏ, do tâm
thức cộng đồng của người cư trú tại Làng tạo ra. Cái
địa đó dễ chịu hay khó chịu đều do tâm thức cộng đồng
tạo ra hết, không có gì khó hiểu hết. “Tam giới bất an
do như hỏa trạch”, nghĩa ba cõi nó không yên giống như nhà
lửa là vì tâm thức của ta có nhiều lửa quá.
Có
tất cả mười địa (bumi) tức là những cõi mà các vị Bồ-tát
đi ngăng qua. Cõi đầu là hoan hỉ địa. Nếu mới bước vào
Làng Hồng là nghe vui khỏe liền, nếu Làng Hồng mà tạo được
không khí như vậy thì có thể gọi là hoan hỉ địa, sơ địa
của các vị Bồ-tát. Còn tới Làng Hồng mà thấy ai cũng
quạu hết thì làng chưa phải là hoan hỉ địa. Chúng ta sẽ
từ từ đi ngang qua những địa như là viễn hành địa, pháp
vân địa trong đó có rất nhiều hạnh phúc, rất nhiều trí
tuệ, rất nhiều từ bi. Và những địa đó từ đâu mà phát
hiện. Nếu chúng ta tu học giỏi, có nhiều an lạc thì chúng
ta phát hiện ra những địa rất dễ thương. Những cái tịnh
độ nho nhỏ mà chúng ta lập ra để tu học và để làm hạnh
phúc cho người là những cái địa nho nhỏ phát sanh từ tâm
thức của chúng ta. Ví dụ như có năm bảy người tu học
có kết quả, có an lạc, có hạnh phúc, đi ra lập một trung
tâm tu học, đem cái hạnh phúc của mình biểu hiện ra thành
khung cảnh cho người khác tới để tham dự. Thì đó là tạo
một cái địa. Và cái địa ấy từ tâm mà ra. Giới, địa
và thế gian. Thế gian đây gồm có hai loại: tình thế gian
và khí thế gian. Tình thế gian là thế giới của loài hữu
tình. Nghĩa là loài người, cầm thú và cây cỏ tất cả loài
đó thuộc về thế gian của loài hữu tình. Xã hội loài người,
xã hội các loài khác cũng đều do tâm thức cộng đồng từ
A lại gia mà biểu hiện. Khí thế gian là khung cảnh mà trong
đó các loài hữu tình đang sinh sống: núi, sông, không khí,
trái đất, lớp ozone. Những cái đó cũng là sáng tạo phẩm
của tàng thức. Tàng thức duy trì hết những cái đó. Nó
biểu hiện ra và nó duy trì lại. Tất cả đều vận hành
theo cái quy luật nhịp nhàng, tất cả đều phát hiện từ
thức A lại gia gọi là tàng. Trong tác phẩm Bát Thức Quy Cũ
của thầy Huyền Trang (The Standard Verses of the Eight Vijnana) mà
ta gọi tắt là quy cũ, tức là những bài tụng mẫu mực về
tám thức, thì Thầy Huyền Trang ở thế kỷ thứ bảy có dùng
câu: thọ huân trì chủng căn thân khí, (thầy đã dịch xong
những bài học mẫu mực về tám thức, dịch rất hay nhưng
vì quá cô đọng nên đọc lên nếu không cắt nghĩa sẽ không
hiểu). Câu của Thầy Huyền Trang về tám thức có nghĩa là
thức này nó tiếp nhận và nó huân tập những kinh nghiệm,
những tri giác của mình đi vào từ cái giác quan nghe, thấy,
ngửi, nếm, xúc… tất cả những cái nghe, cái ngửi, cái
nếm, cái xúc, đó đều bị tiếp nhận bởi tàng thức để
tạo nên những hạt giống gọi là thọ huân. Huân là ướp,
cất, chứa. Ví dụ sáng nay ta đi học một bài Duy thức, tất
cả những cái đó đi vào tàng thức ta và như vậy gọi là
thọ huân. Thọ huân là tiếp nhận và huân tập. Trì chủng
tức là duy trì bảo tồn lại nó không không mất nữa. Đôi
khi mình nghĩ là mình quên nhưng nó không mất. Căn tức là
những cơ quan cảm giác như mắt tai mũi lưỡi thân ý. Ta có
sáu căn, thân là một căn trong sáu căn, khí là khí thế gian,
thiên nhiên vạn vật. Tất cả những cái này: căn thân, khí
thiên nhiên, con người các loại tất cả đều được tiếp
nhận và duy trì bởi các thức này. Công việc của thức này
là tiếp nhận, duy trì hạt giống, duy trì căn thân và khí.
Ở
tâm lý học ngoài đời ta chỉ học về ba múi quít ở giữa
nhiều hơn. Nhưng khi ta học về thức là ta học từ cái căn
bản của nó là thức thứ tám. Có những cái mà ta chưa bao
giờ ta được học ở tâm lý học ngoài đời. Tác dụng đầu
tiên của thức là giữ gìn, duy trì. Mà duy trì ở đây là
duy trì cả vũ trụ, duy trì cả thế giới duy trì hết tất
cả những hạt giống.
KỆ
THỨ 4
Có
hạt giống sẵn có.
Có
hạt giống trao truyền
Huân
tập thời thơ ấu
Cả
thời gian thai nghén
Cố
nhiên là trong tàng thức chúng ta có tất cả các loại hạt
giống. Nhưng ở đây có sự phân biệt, có hai loại hạt giống:
Hạt giống sẵn có (Bản hữu chủng tử). Bản hữu và vốn
có gốc sẵn có từ thời vô thỉ, trong tuệ giác Bụt dạy,
không có cái giây phút bắt đầu. Luôn luôn nói về vô thỉ
và vô chung. Điều này hơi khó hiểu cho chúng ta sống trong
một khung cảnh thời gian và không gian và khung cảnh khuôn
khổ đó do trí óc mình tạo ra. Mình tạo ra một khung thời
gian và không gian, cái gì cũng được đặt vào khung đó. Mình
đòi hỏi phải có cái lúc bắt đầu và lúc chấm dứt mình
đòi tất cả nằm trong khung thời gian mà tâm thức mình tạo
tác và đóng khung lại. Nhưng Bụt nói rất rõ thời gian và
không gian là những sáng tạo của tâm thức. Thật ra thời
gian và không gian làm ra nhau. Mãi đến khi Einstein trình bày
thời gian và không gian không là hai thực thể riêng biệt,
không có thời gian thì không có không gian, hai thứ này làm
ra nhau, chừng đó khoa học mới bắt đầu thấy chút xíu nào
những trình bày của Duy Thức.
Trong
Duy Thức học thời gian, không gian và tâm thưc là một. Trong
đạo Bụt ngày xưa những yếu tố tạo ra sự sống tạo ra
vũ trụ vạn vật gồm có: Địa, thủy, hỏa, phong, không,
thời, phương, thức. Tức là đất, nước, gió, lữa, không
gian, thời gian, phương hướng và tâm thức. Tám cái nhưng
trong mỗi cái nó chứa đựng bảy cái kia. Vì vậy khi bác
Học Einstenin nói rằng thời gian và không gian không phải là
những thực thể độc lập. Thời gian nó làm bằng không gian,
không gian nó làm bằng thời gian, thì nhà bác học thấy được
điều đó nhưng nhà bác học không nói rõ ra là tâm thức
cũng làm ra yếu tố thời gian và không gian. Thành ra khi mình
bắt buộc vũ trụ có một cái bắt đầu tức là mình giả
định không gian và thời gian là những thực tại khách quan.
Nhưng khi mình học Duy Thức thì mình biết rằng không gian,
thời gian không là những thực tại khách quan. Nó là những
sáng tạo phẩm của thức. Vì vậy cho nên thuyết tương đối
của khoa học bây giờ giúp ta hiểu giáo lý vô thỉ vô chung
của đạo Bụt. Tại vì khoa học nó có giá trị thực nghiệm
nên nó có uy tín và người ta tin nhưng mà đạo học cũng
là một khoa học thực nghiệm, nhưng thực nghiệm đây không
phải là ở phần vật thể mà về tâm linh nên cũng đáng
tin lắm. Có điều người dạy đạo phải thật sự sống
kinh nghiệm tâm linh đó thì mới soi thấu được ngọn ngành
của tâm thức một cách rất thực nghiệm. Các nhà khoa học
mới họ cũng nương vào tuệ giác của đạo học để đi
tìm. Vì vậy hạt giống gọi là hạt giống sẵn có nó không
có cái bắt đầu. Nó có sẵn từ vô thỉ tức là lúc không
có bắt đầu. Nếu mình nói nó có sẵn từ lúc bắt đầu
thì mình kẹt vào ý niệm về thời gian. Tôi thường nói nó
có sẵn từ lúc không bắt đầu Non beginning. Nói như thế
giúp người ta vượt thoát ý niệm về bắt đầu. Một hồi
sẽ thấm. Cho nên nói rằng những hạt giống đó không phải
chỉ là kết quả của kinh nghiệm, tại vì kinh nghiệm là
kinh nghiệm trong sự sống hằng ngày và những hạt giống
đó được gieo trồng vào tâm thức của mình trong đời sống
hằng ngày thì đối tượng những kinh nghiệm chỉ là một
phần nhỏ của tổng số hạt giống trong ta thôi. Trong ta có
những hạt giống có sẵn rồi. Có những hạt giống được
trao truyền cho chúng ta. Ai trao truyền? Có thể là ông bà ta
trao truyền lại. Điều này có tính cách khoa học. Những tài
ba của ta, những đức hạnh của chúng ta, những khả năng,
những vụng về, những nỗi khổ đau của chúng ta đều có
thể là những hạt giống của ông bà trao truyền lại. Chúng
ta có những hạt giống của Lý Thường Kiệt của Trần Hưng
Đạo nhưng cũng của Trần Ích Tắc. Chúng ta có đủ hạt
giống hết, hạnh phúc, đau khổ, tài ba, vụng về. Điều
này nhờ Di Truyền Học người ta mới thấy được thôi chứ
Bụt nói từ lâu rồi, đôi khi nuôi chuột đến chín mười
thế hệ thì tới thế hệ thứ 7, con chuột mới thể hiện
đặc tính của ông bà chúng. Di truyền học cho ta thấy những
đặc tính trong thân và trong tâm của chúng ta nó bắt nguồn
từ những hạt giống từ ông bà xa xưa, tổ tiên cách chúng
ta đến nhiều đời. Vì vậy khi chúng ta giải thoát an lạc
thì ông bà tổ tiên cũng được giải thoát. Ta thực tập
không riêng cho ta mà cho tổ tiên nữa. Chúng ta thực tập cho
không những bao thế hệ tổ tiên mà chúng ta còn thực tập
cho bao thế hệ con cháu tương lai đang có sẵn trong ta. Giống
như cây chanh tuy chưa có hoa có trái, nhưng hoa chanh và trái
chanh nó có sẵn trong cây chanh rồi, chỉ còn chờ thời gian
biểu hiện thôi. Thì các thế hệ con cháu cũng sẵn có trong
chúng ta rồi, nếu ta tu học có an lạc giải thoát thì con
cháu ta tuy chưa biểu hiện nhưng cũng đã thấm nhuần công
trình tu học là kết quả an lạc giải thoát. Cho nên một
người tu học thì cả tổ tiên dòng họ và ngay cả con cháu
đều hưởng thụ ngay trong giờ phút hiện tại. Đó là cái
nhìn của đạo Bụt. Cho nên mình nắm lấy một ngày mà tu
học cho an lạc cho tinh tấn cho hạnh phúc thì trong hai mươi
bốn giờ đó ta mang lại an lạc hạnh phúc cho cả tổ tiên
và cho cả con cháu chúng ta. Tại vì một ngày nó chứa cả
thời gian vô cùng và không gian vô tận mà nếu mình để cho
một ngày trôi qua oan uổng thì tội nghiệp cho tổ tiên và
cho con cháu. Trong chúng ta biết bao nhiêu người phí phạm để
cho những ngày tháng trôi qua oan uổng.
Có
hạt giống sẵn có, có hạt giống trao truyền, huân tập thời
thơ ấu, cả thời gian thai nghén.
Những
hạt giống trao truyền đó là Tân huân chủng tử. Huân là
ướp và gieo vào, tân là mới. Chúng ta phân biệt ra hai loại
chủng tử: chủng tử sẵn có và chủng tử mới trao truyền
và chúng ta có ý niệm rằng chủng tử mới trao truyền đó
chúng ta không có sẵn, chúng ta chỉ mới có khi vừa được
huân vào thôi. Điều này không được đúng lắm. Có thể
nói những hạt giống mà ta tiếp nhận từ sự trao truyền
mà nó đã có sẵn trong ta nhưng nó không được quan trọng,
không được to lớn. Trao tuyền ở đây là trao truyền làm
cho hạt giống đó trở nên quan trọng. Thí dụ như quý vị
không biết hát và nghĩ rằng mình không có hạt giống của
sự ca hát, nhưng khi về Làng Hồng một thời gian thì chẳng
những hát được mà còn thích hát nữa. Hạt giống hát nơi
mình, mình tưởng nó là hạt giống tân huân, mới trao truyền,
kỳ thực sự thật không hẳn như vậy. Mình đã có hạt giống
biết hát sẵn có trong mình nhưng hạt giống đó rất yếu
và hàng năm năm, mười năm, hàng trăm năm rồi chưa được
tưới tẩm và phát triển. Bây giờ vừa được tăng thượng
duyên, trợ duyên, những điều kiện thuận lợi, những hạt
giống đó được tưới tẩm và mình bổng thích ca hát và
mình nghĩ đó là những hạt giống thuần túy tân huân trao
truyền. Nhưng sự thật có phần bản hữu của nó nhưng vì
nhờ những điều kiện thuận lợi, những tăng thượng duyên
giúp mình phát triển những hạt giống sẵn có trong mình.
Điều này phù hợp với những điều Bụt dạy về cái giác
tính của mình. Mình tới với thầy, với bạn, với giáo lý
giác ngộ và giải thoát và nghĩ rằng những giáo lý giác
ngộ và giải thoát là những điều tân huân mới trao truyền.
Nhưng kỳ thật mình cũng có những hạt giống đó trong bản
thân bản tâm và Thầy hay bạn chỉ giúp mình những điều
kiện để trở về tiếp xúc với những hạt giống đó và
làm cho những hạt giống đó lớn mạnh. Quý vị nhớ câu
Bụt nói ngày Ngài mới giác ngộ không? Lạ thay! Tất cả
mọi chúng sanh đều có khả năng tỉnh thức, giác ngộ, hạnh
phúc, an lạc, nhưng mà họ cứ để mình trôi lăn trong chốn
khổ đau từ kiếp nầy sang kiếp khác. Nói như vậy có nghĩa
là những hạt giống đó có sẵn trong mình hết rồi, bây
giờ Bụt và Tăng đoàn chỉ giúp mình trở về chạm vào,
tiếp xúc với những hạt giống đó. Bụt và giáo đoàn chỉ
làm vai trò tăng thượng duyên, tức là những điều kiện
thuận lợi. Vì vậy khi phân biệt hai loại hạt giống cũng
là một loại tạm thời phân biệt để hiểu và để tu thôi,
chứ hai loại loại hạt giống đó không chống đối cách
biệt nhau nhiều đâu.
Huân
tập thời ấu thơ. Cả thời gian thai nghén. Khi mình mới bắt
đầu được thai nghén trong bụng mẹ và lúc đó thức alaya
của mình bắt đầu hoạt động. Thức alaya này đã bắt đầu
tiếp nhận những hạt giống hạnh phúc và khổ đau và người
trao truyền cho mình những hạt giống đó chính là mẹ mình
hay cha mình. Khi một thiếu phụ có mang một em bé, thiếu phụ
đó hàng ngày đang gieo vào trong tàng thức của mình và vào
tàng thức của em bé: ăn cho hai người, uống cho hai người,
gieo trồng trong tàng thức của hai người. Cho nên một bà
mẹ tương lai phải hết sức cẩn thận. Tất cả những gì
mình ăn uống, buồn vui, khổ đau lo lắng mình đều có tác
dụng gieo vào những hạt giống trong tàng thức của em bé
và của mình. Cho nên bà mẹ tương lai phải tu nhiều lắm:
khi đi đứng nằm ngồi, ăn uống, xem ti vi, nói chuyện phải
hết sức cẩn thận. Tại vì những gì mình tiếp nhận bằng
tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý đều là những con sông đưa
những hạt giống vào tàng thức của em bé và của mình. Cho
nên phải tu thật nhiều. Phải nuôi con không phải từ lúc
con còn thơ mà nuôi từ lúc con chưa sinh. Phải có những cái
trường huấn luyện các bà mẹ trong tương lai, các thiếu
phụ mà thấy rằng mình bắt đầu có em bé là những người
phải đi học những phương pháp đi đứng nằm ngồi, giữ
gìn cảm thọ, những tri giác của mình, tiếp xử với người
khác vì đó là những nghệ thuật rất cao để tránh gieo vào
tàng thức của con những hạt giống xấu và chỉ để gieo
vào những hạt giống hạnh phúc an lạc mà thôi. Giá dụ mình
có mang em bé mà mình đi đứng nằm ngồi đều có chánh niệm,
thở và mĩm cười, buông nhẹ những bực bội lo âu chỉ tụng
kinh Pháp Hoa thì em bé có thể hưởng ngay những hạt giống
như vậy. Còn người cha tương lai cũng phải ý thức thật
nhiều mới được. Tại vì những cử chỉ đối với vợ
mình đều gieo vào tàng thức em bé, một câu nói nặng, một
cái nhìn trách móc, một cử chỉ lạnh nhạt, hay một không
khí bực bội, ngột ngạt trong gia đình do cha mẹ em bé gây
nên là em bé lãnh đủ. Thành ra ta cần phải ý thức rằng
tàng thức em bé rất mong manh và tàng thức em bé có mặt đó
và nó tiếp nhận tất cả những gì xảy ra trong đời sống
gia đình. Ta nên nhớ khi ta còn bé ta học gì, làm gì cũng
dễ nhớ, cũng tiếp nhận, những kỷ niệm ấu thơ rất sâu
đậm nhưng khi ta lớn tuổi, học trước quên sau. Thì cũng
vậy, những cử chỉ thô bạo thiếu chánh niệm của người
lớn thường nặng nề gieo vào tâm em bé khi bé còn ngây thơ.
Những hành động hay lời nói nặng nề đó ảnh hưởng suốt
cả cuộc đời của em. Nếu chúng ta đem áp dụng những giáo
lý về huân tập thì ta có thể tổ chức sự dạy dỗ những
lớp tu học cho những người làm cha làm mẹ trong tương lai
biết đường. Tại vì họ không biết rằng khổ đau của
một người bắt đầu từ những hạt giống khổ đau ngay
từ khi mình còn trứng nước, ngay từ khi mình mới tượng
hình trong bụng mẹ. Nếu thế hệ tương lai mà giỏi thì các
vị có thể có những trường huấn luyện như thế giúp cho
nhiều ông bà, cha mẹ tương lai biết cách cư xử với nhau,
giữ gìn trong tinh thần chánh niệm để sau này em bé không
khổ. Tại vì đưa ra đời một sinh mạng mới là chuyện rất
lớn. Có những người không tu, không học gì hết mà sinh
con quá nhiều, mỗi năm đưa ra đời một đứa. Rốt cuộc
có mười đứa mười hai đứa. Hai vợ chồng rất đau khổ
vì mình ngu dốt không biết cách tu học giữ gìn cho nhau, trách
móc giận dỗi nhau dài dài. Rồi thì mình gieo vào trong tâm
thức mười mấy đứa con đó toàn là những hạt giống khổ
đau. Thế là lớn lên dĩ nhiên những người con đó khổ đau
và làm khổ đau những người khác. Vì vậy cho nên thế hệ
tương lai nếu giỏi thì phải viết sách, tổ chức những
khóa tu tập dạy dỗ cho các bậc làm cha mẹ tương lai. tại
vì họ thấy cái tầm quan trọng của sự nuôi con và nuôi
con ở đây là một nghệ thuật huân tập. Ngăn ngừa những
hạt giống khổ đau được gieo vào trong con và tìm cách gieo
vào tâm địa của con những hạt giống hạnh phúc. Có hạt
giống trao truyền, huân tập thời thơ ấu, cả thời gian thai
nghén. Khi em bé sinh ra em chưa hiểu tiếng người nhưng câu
chuyện giữa cha mẹ, em bé chưa hiểu nhưng điều đó không
có nghĩa em bé không tiếp nhận những hạt giống. Khi cha mẹ
nói chuyện với nhau, những tình cảm của mình được biểu
hiện trong ngôn ngữ. Nói một câu mà cái giọng nói chuyên
chở sự bực bội, tuy em bé không hiểu lời nói nhưng nó
tiếp nhận ngay sự bực bội của câu nói. Nếu trong nhà mà
không khí thanh tịnh an lạc thì em bé được hưởng. Còn nếu
trong nhà không khí nặng nề thì em bé cũng lãnh đủ. Đừng
nghĩ, còn ở trong thai hay sinh ra mà còn nhỏ thì không biết
gì. em bé là một dĩa cứng của máy điện tử đang còn mới
tinh. Thành ra cái gì thoáng qua trong không khí là nói cảm nậhn
và thu vào hết. Có những em bé bệnh ngay từ nhỏ tại vì
cha mẹ làm khổ nhau khi nó còn ở trong bụng mẹ và cha mẹ
tiếp tục làm khổ nhau khi em bé ra đời nên chúng nó sợ
người lớn lắm. Ở Tây phương người ta thường để em
bé trong một phòng riêng cho nó nhiều đồ chơi. Nếu người
ta quan sát thì họ thấy có một số các em bé rất tự nhiên
vui chơi khi vắng mặt người lớn trong phòng riêng ấy, nhưng
khi chúng vừa nghe tiếng mở cửa người lớn bước vào thì
nó im lặng và mềm ra như một cọng bún, tại vì nó sợ người
lớn. Tâm lý học Tây phương gọi đó là những em bé mềm
(les enfants mous) tại vì người lớn đã làm cho nó đau khỏi
ngay từ trong bụng mẹ. Người lớn có cúi xuóng ôm, nựng
nịu nó cũng không phản ứng gì hết vì những hạt giống
sợ người lớn quá rồi. Khi người lớn vừa mở cửa đi
ra nó lại cười giỡn chơi lại với những trái banh màu của
nó. Khổ đau đó bắt đầu từ trứng nước.
KỆ
THỨ 5
Từ
gia đình bè bạn
Nơi
xã hội học đường
Hạt
giống nào cũng có
Tính
cách riêng và chung
Những
hạt giống được trao truyền từ ông bà, cha mẹ, từ trong
đời sống gia đình, từ học đường, từ bè bạn. Nếu các
bạn mình chơi thân mà khổ đau trồi sụt lên xuống thì mình
cũng khổ đau trồi sụt lên xuống. Không phải mình bắt chước
nhưng nó đi vào hồi nào không hay, rồi mình cũng có những
hành xử thái độ đó có khi mình không kiểm soát được
vì nó âm thầm huân vào. Cho nên người ta mới nói phải chọn
bạn mà chơi là vậy. Khi mình ngồi nói chuyện với một người
có nhiều tị hiềm, sợ hãi, ganh tị thì sau khi nói chuyện
chúng bốn mươi phút với người đó tàng thức của mình
dã khác rồi tại vì đã tiếp nhận những hạt giống khổ
đau của người đó khi những hạt giống đó biểu hiện,
có khi mình chỉ cần ngồi nói chuyện với một người đó
chừng một giờ đồng hồ thì tâm thức mình bị tê liệt,
mình không muốn làm ăn gì nữa cả. Tại vì tâm thức của
mình tiếp nhận từ những người đó những hạt giống bi
quan, khổ đau. Đôi khi mình rất thương người đó thấy người
đó rất tội nghiệp. Nhưng nếu mình không tu, không biết
giữ chánh niệm trong thời gian mình ngồi nói chuyện với
người đó mình chia sẽ những khổ đau của người đó mình
tiếp nhận hết những hạt giống khổ đau của người kia
đem vào tưới tẩm những hạt giống khổ đau của chính mình
và nghe mệt nhoài. Cho nên mình phải chánh niệm để biết
cái tình trạng sức khỏe của tâm thức mình. Mình cẩn thận
không nên thân cận nhiều, nói chuyện nhiều với người có
quá nhiều khổ đau có quá nhiều hạt giống bất an, nhìn
cái gì cũng toàn màu đen. Không phải là mình kỳ thị họ
nhưng nếu mà mình biết mình đang yếu thì mình phải chọn
bạn mà chơi, để mình có thể tiếp nhận được những hạt
giống an lành và hạnh phúc. Rồi khi mình khá vững rồi thì
khi đó mình có khả năng tiếp xúc với người khổ đau và
có thể giúp họ, nhưng luôn phải biết cái sức khỏe cái
khả năng của mình ranh giới giữa khả năng thu nhận và chuyển
hóa những đau khổ của người kia và sự bị tràn ngập mới
những hạt giống bất an của người kia. Luôn luôn trong một
khóa tu một hai tháng cho những người rất khổ đau và mình
là Giáo Thọ thì mình phải có bổn phận lắng nghe nỗi khổ
của họ, phải hiểu để giúp họ. Cố nhiên là cá vị Giáo
thọ phải mở lòng mình ra để tiếp xúc với người mình
muốn giúp. Nhưng nếu các vị Giáo thọ không tu thì các vị
lãnh đủ. Tại vì những gì mình nghe có thể đánh động
những đau khổ của mình và những đau khổ của mình có thể
lớn lên nếu trong thời gian mình tiếp xúc với người kia
mình không chánh niệm. Cũng như là một bác sĩ về tâm thần
cần tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần của mình. Cố nhiên
bác sĩ phải mở lòng ra để hiểu nỗi khổ của bệnh nhân
mà tìm cách giúp cho đúng mức. Nhưng nếu người bác sĩ đó
không mạnh khỏe về tinh thần thì trong những phút tiếp xúc
đó người bác sĩ bị tưới những hạt giống đau khổ vào
bản thân mình. Một Giáo thọ phải luôn luôn tu tập để
tưới tẩm vào tâm thức mình những yếu tố của an lạc
trị liệu. Khi mạnh thì mình mới giúp được. Cái khả năng
giúp người của vị giáo thọ luôn luôn giới hạn. không
phải mình là Giáo thọ, là Thầy mà mình có thể làm quá
sức mình được. Nếu mỗi ngày mình chỉ nghe và chỉ tiếp
xúc với những khổ đau thì mình cũng sụm luôn, cho nên mỗi
ngày mình chỉ có quyền tiếp xúc với người khổ mà mình
muốn giúp trong giới hạn nào đó thôi. Đừng nên làm quá
giới hạn mình.
Còn
bác sĩ tâm lý cũng vậy. Khi mình tiếp xúc với một người,
nghe người đó, hiểu người đó rồi giúp người đó rồi
thì mình có thể tiếp xúc với người thứ hai. Nhưng mà khi
mình biết rằng công việc ngay hôm nay đã đủ thì mình phải
chấm dứt sự tiếp xúc. Không nên làm quá khả năng của
mình, mình đừng có rán đừng nói cuộc đời khổ quá, tôi
không có quyền nghỉ ngơi được vì nếu mình không nghỉ
ngơi thì mình sẽ bị chuyển theo con đường kia. Sau khi giúp
một người khổ rồi thì mình phải có dịp đi thiền hành,
tạo cơ hội và thì giờ để tiếp xúc cái tươi mát và an
lạc trong mình và xung quanh thì mới có đủ sức khỏe và
khả năng để tiếp tục công việc giúp người. Dù chưa là
Giáo thọ, trong chúng ta ai cũng có dịp lắng nghe giúp đỡ
một người bạn đau khổ. Sau khi lắng nghe niềm đau của
bạn mình rồi phải tập giữ một khoảng cách với người
đó, đi thiền hành riêng hay làm những công tác khác một
mình thật chánh niệm, cho mình có thời gian và không gian tiếp
xúc với cái gì tươi mát trong mình và chung quanh mình thì
mình mới khỏe ra, sáng suốt hơn, có sức khỏe tâm linh, đủ
khả năng giúp bạn mình hữu hiệu được. Nếu mình chỉ
có lòng tốt muốn giúp người thôi mà không biết sức khỏe
của tâm thức mình, cứ tiếp tục thân cận, tiếp tục đưa
vào tâm mình toàn là hạt giống bi quan, trách móc bất an của
người kia thì mình cũng sẽ bị tràn ngập những hạt giống
sân hận, bất an, và mình cũng sẽ từ từ trở nên người
ưa trách móc sân hận theo người kia. Mình phải biết tu cho
mình đưa vào thân tâm mình những yếu tố của sự an lạc,
mạnh khỏe thì mới nắm vững nghệ thuật giúp người lâu
bền được.
Một
bác sĩ tâm thần hay một Giáo thọ cũng vậy, không thể nói
vì có nhiều người bệnh tâm thần quá tôi không từ chối
giúp họ được, tôi không có quyền nghỉ ngơi. Nếu để
cho thân mình mệt mỏi, tâm mình bị tràn ngập những hạt
giống khổ đau của cuộc đời và từ từ đánh mất mình
thì mình không giúp được ai. Thầy cũng thế, mỗi khi tiếp
xúc hai hoặc ba người để giúp họ tìm con đường thoát
khổ thì tôi cũng phải đi thiền hành hay đi chơi với con
nít một thời gian còn nếu không thì mình biết rằng mình
không đi xa được.
Những
hạt giống từ gia đình trao truyền, từ bè bạn trao tuyền,
nơi xã hội, nơi học đường. Mình tiếp xúc với xã hội
cố nhiên là tiếp xúc với đủ hạng người, đủ thứ đau
khổ và xã hội cũng gieo vào rất nhiều thứ ghạt giống.
Gia đình là xã hội đầu tiên, học đường cũng là một
xã hội. Tại vì Thầy và bạn cũng gieo nhiều hạt giống
trong mình. Nhìn sâu vào tàng thức mình sẽ thấy rất nhiều
hạt giống nào là gia đình, bạn bè, Thầy và những người
ngoài xã hội. Tất cả những hạt giống đó, hạt nào cũng
có hai tính cách: riêng (biệt tướng) và chung (cộng tướng).
Nó có nghĩa là mỗi hạt giống vừa có tính cách cá nhân
và cộng đồng. Hạt giống của mình đó nhưng mà nó mang
theo cái con người, hạnh phúc, cái khổ đau của người mà
đã trao truyền cho mình, người đã ảnh hưởng tới mình.
Vì vậy hạt giống đó tuy là riêng của mình nhưng là hạt
giống chung của mình với người đó, với xã hội, với học
đường, với tổ tiên. Bất cứ hạt giống nào cũng có hai
tính chất cộng tướng và tự tướng cả. Ví dụ mình có
một hạt giống tài năng, mình cắm hoa đẹp, khi chưa cắm
hoa thì không ai thấy tài năng đó cả, nhưng khi cắm hoa rồi
thì người ta thấy tài năng đó của mình. Hạt giống tài
năng đó có thể là của ông bà tổ tiên, cũng có thể từ
bạn bè từ học đường hay những sách ảnh nghệ thuật mình
xem. Thành ra cái hạt giống tài năng đó vừa là của mình,
vừa là của tổ tiên, của bạn bè, học đường, xã hội,
hạt giống đó vừa là riêng mà vừa chung. Nhận thức mình
về cái đẹp của một bức họa của một lối kiến trúc,
của chiếc áo dài. Nhận thức đó phản chiếu cái quan niệm
thẩm mỹ của mình mà đồng thời phản chiếu quan niệm của
xã hội mình ông bà mình. Ví dụ dưa cải kho đối với mình
rất ngon. Nhưng cái ngon của dưa cải kho đó vừa có tính
cách riêng vừa chung. Tại vì ông bà mình ăn món đó nhiều
đời rồi mình mới được huân tập cái chuyện ăn dưa cải
kho rồi nên khi nói tới danh từ dưa cải kho thì mình thích.
Nhưng với những người Tây phương ăn dưa cải kho vào họ
không thấy ngon bởi vì ngon là ngon với ai. Còn trong khi đó
những thứ phô mai rất đắc tiền mà người Tây phương rất
thích nhưng người Việt Nam ăn vào là dội liền. Thành ra
cái ngon cái dỡ, cái đẹp cái xấu còn tùy thuộc theo cái
hạt giống, tùy thuộc theo cái tính chất riêng và chung của
hạt giống.
Ví
dụ như núi Phú Sĩ, ta có hạt giống núi Phú Sĩ. Cái danh
ngôn về núi Phú Sĩ hay núi Pyrénés, nó có thể làm biểu
hiện cái hình ảnh về núi Phú Sĩ, cái hạt giống, hình ảnh
nhận thức hay tri giác về núi Phú Sĩ hay núi Pyrénés ở trong
chúng ta nói là của ta, nó không giống của người khác. Nhưng
cái nhận thức đó của chúng ta về núi Pyrénés hay núi Phú
Sĩ nó chứa đựng cái nhận thức của người khác. Cũng như
cái danh ngôn về Bụt có trong ta đồng thời ta cũng có một
nhận thức mà hình ảnh về Bụt trong ta. Nhận thức trong
ta là của ta nhưng đồng thời nói chịu ảnh hưởng những
nhận thức khác của người khác về Bụt. Tại vì Thầy có
nhận thức về Bụt bạn mình có nhận thức về Bụt, sách
vở có nhận thức về Bụt chúng ta học, chúng ta đọc, chúng
ta nghiên cứu, chúng ta đưa những nhận thức ấy vào trong
nhận thức của ta. Vì vậy cho nên hạt giống về Bụt trong
ta vừa có tính cách riêng mà cũng vừa có tính cách chung.
Hạt giống nó như vậy thì tâm thức cũng vậy. Mỗi hạt
giống đều có tự tướng và cộng tướng đều có tính cách
chung và riêng thì tâm thức tức là dòng sông của các hạt
giống nó cũng có tình cách chung và riêng. Vì vậy ta có danh
từ tâm thức cộng đồng (collective cosciousness) và tâm thức
cá nhân. Tâm thức cá nhân nó chứa đựng tâm thức cộng
đồng.
Trong
tâm lý học Tây phương hiện đại người ta đã nói đến
tâm thức cộng đồng và tâm thức cá nhân rồi. Trong ngành
tâm lý trị liệu Tây phương dù nó còn trẻ chỉ độ một
trăm tuổi thôi nhưng người ta đã nó tới tâm thức cộng
đồng. Tây phương có nhà tâm lý học Karl Jung đã nói tới
tâm thức cộng đồng. Hiện nay có nhiều nhà tâm lý trị
liệu đã đi theo đường lối chữa trị của Jung. Nhà tâm
lý học này đã từng có cơ hội tiếp xúc với đạo Bụt
Tây Tạng. Trước đó Tây phương có nàh tâm lý học Freud
đầu tiên khai thác về vô thức nó tương đương với thức
alaya tàng thức. Cố nhiên Jung bị ảnh hưởng triết thuyết
của Ferud nhưng Jung đã đi xa hơn và đã nói đến tâm thức
cộng đồng. Nghĩa là những tình cảm những ninh nghiệm khổ
đau hạnh phúc trong tâm mình có phản chiếu tâm thức cộng
đồng và vì vậy cho nên mình có thể thấy trước rằng tâm
lý học đạo bụt sẽ tiếp tục ảnh hưởng tâm lý học
Tây phương. Và lề lối chữa trị các bệnh tâm lý bây giờ
và sau này nó sẽ từ từ chịu ảnh hưởng sâu sắc của
Duy Biểu Học. Cho nên những khóa tu của ta mở cho các nhà
tâm lý trị liệu Tây phương luôn luôn rất là đông đảo.
Ban đầu họ tưởng là họ đến để học hỏi lý thuyết
nhưng tới khóa tu thì đâu chỉ học về lý thuyết, phải
thực tập hơi thở, thiền tọa, thiền hành cho nên sau đó
họ được thấm nhuần sự thực tập như khi chúng ta nói
tới tâm thức cộng đồng chúng ta hãy nghĩ đến một thời
gian thôi, nghĩa là tâm thức cộng đồng này là của những
người cùng sống trong cùng thời đại của chúng ta. Ta chịu
ảnh hưởng và ảnh hưởng trở lại họ ý niệm về hạnh
phúc, về thành công, về đau khổ về thế giới, về dân
chủ. Tất cả những cái đó trong ta đều chịu ảnh hưởng
rất sâu đậm với cái nhìn cái thấy của những người khác
trong xã hội. Nhưng trong đạo Bụt ta thấy trong suốt chiều
dài của thời gian. Nghĩa là những hạt giống mà chúng ta
có trong tâm ta nó có tính cách cộng đồng không những của
những người sống trong cùng một thời gian mà của những
người sống trong thời gian khác nữa. Có nghĩa là một hạt
giống trong tâm thức của ta nó chứa đựng kinh nghiệm, ý
niệm nhận thức của tổ tiên ông bà nữa.
Vì
vậy cho nên ở đây, điều mà ta có thể nhấn mạnh là tâm
thức cộng đồng không phải chỉ là tâm thức cộng đồng
trong giới hạn không gian. Không những là tánh cách chung của
tâm thức ta nó phản chiếu cái nghe, cái thấy, cái nhìn, cái
hiểu của người đương thời mà là của cả những thế
hệ quá khứ. Cho nên cái danh từ chủng tử bản hữu rất
quan trọng. Chúng ta không những mang theo xã hội của chúng
ta mà cả những xã hội của các thế hệ tổ tiên chúng ta
trong chúng ta nữa. Cho nên phạm vi kinh nghiệm chỉ là một
phần rất nhỏ trong duy biểu mà thôi. Tại vì phạm vi của
kinh nghiệm chỉ là phạm vi của hạt giống trao truyền (tâm
huân), còn trong Duy biểu thì ngoài hạt thì ngoài hạt giống
trao truyền còn hạt giống sẵn có. Hạt giống bản hữu và
vì vậy cho nên Duy biểu học nó vượt ra khỏi biên giới
chủ nghĩa Duy nghiệm. Tại vì tổ tiên của chúng ta đã kinh
nghiệm và những kinh nghiệm của tổ tiên chúng ta đã trao
tuyền lại cho chúng ta trong những hạt giống mà trước khi
sinh ra đời ta đã có sẵn. Khi ta mới đậu thai trong bụng
mẹ, ta nhỏ xíu như một hột mè hay nhỏ hơn nữa. Nhưng đừng
khinh thường. Trong cái hạt nhỏ đó có chứa cả vô lượng
biên kinh nghiệm của bao thế hệ đi trước. Cái vô cùng nhỏ
nó chứa đựng cái vô cùng lớn. Thấy được cái điều đó
rồi, thấy được chúng sinh thai nhỏ hơn hạt cát mà chứa
đựng thời gian vô cùng và không gian vô biên rồi thì mình
mới thấy rằng cái việc giữ gìn một thai nhi nó quan trọng
biết mấy. Khi mà ý tưởng phá thai nó xuất hiện thì ta biết
rằng vũ trụ rung rinh, bởi vì cái hạt cát kia chứa đựng
bao nhiêu thế hệ tổ tiên trong đó và chứa đựng bao nhiêu
thế hệ tương lai. Vậy mà trong thời đại chúng ta chuyện
phá thai là chuyện cơm bữa, xảy ra quá dễ dàng và không
cần quán chiếu sâu sắc.