14/02/2013 20:44 (GMT+7)
Nhà khảo cổ kể: Tháp Nhạn nằm ở xã Hồng Long, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An, nay chỉ còn là gạch vụn. Tháp được xây từ đời nhà Đường,
nửa đầu thế kỷ thứ VII, khi dân ta hãy còn Bắc thuộc, Nghệ An hãy còn là
châu Hoan. |
08/09/2012 16:02 (GMT+7)
Với
Hòa thượng Minh Châu, một đại sư đã ra đi. Một đại sư cỡ ấy, thế hệ
chúng ta chỉ có vài vị. Vài vị, nhưng là những ngọn đuốc soi sáng đường
đi cho cả một nửa thế kỷ. Hôm nay, ngọn đuốc gần như là cuối cùng ấy đã
tắt. Đã tắt, để nói với chúng ta, như Phật đã nói khi nhập diệt: Hãy tự
thắp đuốc lên mà đi. |
18/08/2012 18:48 (GMT+7)
Trong khuôn khổ
Tuần Văn hóa Phật giáo 2012 tại Nghệ An, GS. Cao Huy Thuần từ Cộng hóa
Pháp về tham dự và đã có buổi thuyết trình về đề tại "Tại sao Phật giáo
ảnh hưởng ở Phương Tây" tại nhà Văn hóa Lao Động tỉnh Nghệ An. Buổi
thuyết trình đã thu hút hàng nghìn người tham dự, sau đây là toàn văn
bài thuyết trình, BBT xin đăng tải để giới thiệu cùng quý độc giả: |
29/03/2012 09:33 (GMT+7)
Giáo sư Cao Huy Thuần thuyết trình trong buổi lễ Tốt nghiệp khóa II Học viện PGVN tại Huế vào 8/2005Trước
hết, tôi chân thành cảm tạ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt
Nam tại Huế đã dành cho tôi vinh dự đọc một bài thuyết trình trong buổi
lễ mãn khóa long trọng này. Tuy dạy học ở xa, tôi vẫn luôn luôn gần gũi
Học viện, tưởng như đây là nơi gắn bó nhất với cuộc đời của mình. |
17/03/2012 20:04 (GMT+7)
Tuần
vừa qua [2003], một cuốn phim Ðại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen
ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Ðông … rồi Xuân
(1). |
30/01/2012 15:46 (GMT+7)
Dù đêm tăm tối bao nhiêu, mặt trời vẫn lại mọc. Sự thực đó,
thế giới đang thấy ở Myanmar. Nhưng có một sự thực khác nữa thế giới
cũng vừa thấy qua con người của bà Aung San Suu Kyi: cường bạo đàn áp
bao nhiêu, sức mạnh tinh thần vẫn thắng. Bà nói như thế từ lâu, nghe khó
tin. Nhưng sự thực đã là sự thực. Ai cho bà sức mạnh đó? Cái hồn của
nước bà. Cái hồn ấy, ai cũng biết: đạo Phật của bà. |
09/11/2011 08:43 (GMT+7)
Trí thức của tôi cũng chỉ là sa mạc: tôi sẽ chết khát trong
đó như chết khát trong bài thơ lớp ba, và sẽ không bao giờ nhảy vọt đến
câu cuối nếu không có sự giao cảm của lòng tin. Trí tuệ sẽ khô cứng nếu
không có lòng tin tươi mát. |
09/11/2011 08:41 (GMT+7)
Trong thiền không có đầu đuôi, khúc chiết, lý luận. Nó đập vỡ
lý luận. Đó là thế giới lý tưởng của câu thơ lớp ba mồ côi luận lý. Thế
giới của những câu cuối lấc cấc, mẹ gà con vịt. Đừng bắt tôi giải
thích; hãy lang thang với tôi trong câu cuối của dăm ba chuyện thiền nổi
tiếng. |
20/06/2011 07:27 (GMT+7)
Cùng
với trong nước, "Hội Văn Hóa Trịnh Công Sơn" ở Pháp vừa tổ chức một đêm
nhạc kỷ niệm mười năm vắng Trịnh Công Sơn vào đêm 11-6 tuần trước. |
10/06/2011 10:00 (GMT+7)
Hôm nay là lễ thành hôn của hai cháu. Hai cháu sắp đeo nhẫn cho
nhau. Tập tục cưới hỏi gần đây đồng hóa chiếc nhẫn với chữ “nhẫn”, bác
muốn nhân dịp này nói với hai cháu về chữ “nhẫn” trong Phật giáo để hai
cháu phân biệt với chữ “nhẫn nhục” mà xã hội thường dùng qua cách
giảng của Nho gia ngày trước. |
09/06/2011 09:41 (GMT+7)
“Tại sao ông Sáu Dân để lại nhiều tình cảm đặc biệt nơi người
trí thức? Chỉ đứng trên lĩnh vực trí thức mà thôi, câu trả lời là: Tại
vì, ở cương vị quyền hành, ông đã biết nhìn và nhận người trí thức như
vậy. Và tại vì, ở cuối đời, khi chỉ còn cây bút và hai bàn tay không,
ông đã làm nhiệm vụ của một người trí thức - một người trí thức như thế”
– GS Cao Huy Thuần. |
04/06/2011 16:43 (GMT+7)
"Phải có gì của riêng ta thì mới dung thông được với cái của
người. Khi ta không biết ta là ai mà mở cửa đón nhận thì mất luôn cả
mình. Điều đáng sợ nhất trong văn hóa VN là đánh mất bản sắc của mình,
vậy nhưng, hình như ta còn chưa nhất trí được bản sắc của mình là gì
nữa" - GS Cao Huy Thuần. |
28/05/2011 10:07 (GMT+7)
Câu chuyện chiến tranh mà tôi sắp kể ra đây xảy ra
trên một đỉnh núi cao của dãy Hy-mã-lạp-sơn cách đây hơn một phần tư thế
kỷ. Phe tôi và phe địch chạm trán nhau trên một quảng núi mà biên giới
cũng vô định như mây trên trời. |
22/05/2011 10:20 (GMT+7)
Kính lạy đức Phật tôi tớ, đức Phật chủ đạo, đức Phật hộ trì của riêng
tôi, của riêng chúng ta, của tuổi trẻ ngày hôm nay, của Thánh Vương Yên
Tử, của non sông bất khuất, kính lạy đức Phật danh hiệu: "Bóp nát trái
cam ". |
19/02/2011 15:00 (GMT+7)
Buổi sáng yên tĩnh, tôi ngồi với chén trà, đọc một trang trà
đạo. Trang sách dẫn tôi vào một trà thất truyền thống cạnh một ngôi chùa
nhỏ bên xứ Phù Tang. Đường vào trà thất là một lối đi nhỏ, thoai thoải
uốn khúc giữa một khu vườn, trước mặt là đồi núi. Khu vườn xinh xắn, đơn
giản. Một dòng nước róc rách chảy ngược chân khách, rêu phủ trên đá,
hoa dại lác đác mọc ven bờ. |
17/11/2010 04:26 (GMT+7)
Trong câu chuyện đạo chiều chủ nhật hôm nay, tôi làm một việc giản dị là đọc quyển Kinh 42 Bài
do Hòa Thượng Trí Quang dịch và chú giải (1). Hòa Thượng Thiện Siêu
cũng đã dịch kinh nầy từ năm 1959, nhưng ở xa, tôi không có bản dịch của
Hòa Thượng Thiện Siêu. |
23/09/2010 03:51 (GMT+7)
Tôi học lớp ba trường huyện cách đây hơn nửa thế kỷ. Vốn liếng trí thức,
văn chương của chúng tôi thời đó nằm gọn trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư.
Đây là một bài thơ tôi thuộc lòng từ thời đó đến bây giờ: bài " Lính thú đời xưa". |
07/09/2010 20:44 (GMT+7)
Tất cả bài
nhạc của Trịnh Công Sơn đều ngắn hoặc rất ngắn. Riêng một bài duy nhất
mang dáng dấp một trường ca: bài Đóa hoa vô thường. |
|